Rối loạn tiểu tiện

Điểm danh dấu hiệu bí tiểu bạn chớ bỏ qua

Bí tiểu, buồn tiểu nhưng không đi được là triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu tường tận về vấn đề sức khỏe khó nói này cùng tham khảo bài viết dưới đây. Mục lụcBí tiểu là gì?Dấu hiệu thường gặp khi bị bí tiểuDấu hiệu bí tiểu cấpDấu hiệu bí tiểu mạn tínhẢnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏeKhi nào bạn cần gặp bác sĩ?Chẩn đoán bí tiểu bằng cách nào?Buồn tiểu nhưng không đi được cần làm gì?Phương pháp điều trị Tây ySử dụng bài thuốc dân gianBấm huyệt chữa bí tiểuTham khảo TPCN Vương bảo Bí tiểu là gì? Bình thường, bàng quang của cơ thể người chứa khoảng 200 – 300ml nước tiểu sẽ gây kích thích buồn tiểu tới hệ thần kinh và con người sẽ dựa vào kích thích đó để đi tiểu kịp thời. Thế nhưng, lúc này người bệnh lại gặp khó khăn khi đi tiểu, không thể đẩy hoàn toàn nước tiểu ra ngoài và có khi phải rặn mạnh hoặc rặn một lúc lâu mới đi tiểu được thì được gọi là bí tiểu (hay còn được gọi với tên gọi khác là tiểu khó). Tình trạng bí tiểu có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới nhưng thường gặp nhất là ở nam giới và đặc biệt là những người lớn tuổi (tỷ lệ nam giới mắc bí tiểu ở độ tuổi 80 chiếm đến 30%). Bí tiểu có 2 loại là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính (mãn tính): Bí tiểu cấp tính: Là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn tiểu, bàng quang căng đầy, tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt nhưng không thể đi tiểu một cách đột ngột, chỉ khi cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu. Bí tiểu mạn tính: Là tình trạng bí tiểu diễn ra trong thời gian dài làm cho nước tiểu tổn đọng trong bàng quang ngày một tăng lên cùng với khả năng tống nước tiểu ra ngoài ngaỳ một kém đi khiến cho bàng quang lớn dần lên, dễ bị căng dãn và lâu dần mất đi khả năng co bóp. Nếu tình trạng bí tiểu mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng toàn bộ hệ tiết niệu bị căng trướng, viêm tiết niệu ngược dòng. Nặng hơn nữa là có thể gây ra dãn thận niệu quản 2 bên gây suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dấu hiệu thường gặp khi bị bí tiểu Ở người khoẻ mạnh, tần suất số lần đi tiểu mỗi ngày là từ 6 – 8 lần và trải đểu cả ngày, số lần đi tiểu đêm thường rất ít. Nếu như tần suất mà mỗi lần bạn đi tiểu gặp nhiều khó khăn để đào thải nước tiểu ra ngoài và đi tiểu nhiều hơn hạn mức trên, đi kèm có dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều lần thì đó là cảnh báo sớm tình trạng bí tiểu. Bí tiểu thường có không có thời gian dài ủ bệnh, ngay khi các bộ phận phụ trách đào thải chất độc trong cơ thể gặp phải vấn đề bất thường, người bệnh sẽ nhận thấy được những triệu chứng của bí tiểu xuất hiện trên cơ thể của mình: Như đã nói ở trên, bí tiểu được chia làm 2 loại. Đó là bí tiểu mãn tính và bí tiểu cấp tính. Triệu chứng gặp phải ở 2 loại này về cơ bản tương tự nhau, cụ thể là: Dấu hiệu bí tiểu cấp Chứng bí tiểu cấp xảy ra đột ngột. Bạn cảm thấy bàng quang đã đầy và cần phải đi tiểu, nhưng bạn không thể đi được. Điều này gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới. Một số người bị bí tiểu cấp tính cũng có những triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh. Bạn cần phải đi cấp cứu ngay lập tức để giải phóng nước tiểu được tích tụ. Dấu hiệu bí tiểu mạn tính Bí tiểu mạn tính phát triển theo thời gian. Những người bị bí tiểu mạn có thể đi tiểu nhưng không thể làm trống bàng quang. Nhiều người bị bí tiểu mạn tính không biết họ có tình trạng này vì họ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của bí tiểu mạn tính thường bao gồm: Khó tiểu, có thể liên tục hoặc lẻ tẻ Dòng nước tiểu yếu Đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn Tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày Tiểu không tự chủ .v.v. Tình trạng bí tiểu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như tiểu không hết, tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Những người lớn tuổi (khoảng 40 tuổi trở lên) là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người còn trẻ. Ảnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏe Không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm lý, công việc, bí tiểu còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Đặc biệt tình trạng bí tiểu về đêm còn gây mất ngủ kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp phù hợp có thể sẽ gây ra các biến chứng sau: Nhiễm trùng đường tiết niệu. Bí tiểu khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được, tồn đọng lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây nhiễm sang đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Tổn thương bàng quang. Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang căng tức, nếu để lâu có thể gây tổn thương cho bàng quang, trường hợp nặng có thể khiến bàng quang bị tổn thương vĩnh viễn và mất đi khả năng co bóp đúng cách. Thận hư. Đôi khi bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược trở vào thận. Đây được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây: Cảm thấy phải đi tiểu thường xuyên, thường là trên 8 lần/ngày. Rất khó khăn cho nước tiểu chảy ra. Dòng nước tiểu yếu hoặc vừa mới bắt đầu và dừng lại. Cảm giác cần đi tiểu một lần nữa ngay sau khi vừa kết thúc đi tiểu. Đi tiểu đêm nhiều lần. Nước tiểu rò rỉ từ bàng quang suốt cả ngày. Tiểu không kiểm soát hoặc cảm giác phải đi tiểu gấp ngay lập tức kèm theo không có khả năng nhịn tiểu. Không biết khi nào bàng quang đầy. Cảm giác khó chịu nhẹ liên tục hoặc cảm giác căng ở vùng xương chậu/bụng dưới. Chẩn đoán bí tiểu bằng cách nào? Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bí tiểu chỉ bằng cách thu thập bệnh sử chi tiết, gồm các triệu chứng và thực hiện khám thực thể bộ phận sinh dục và trực tràng. Khi bác sĩ cần thêm thông tin, họ có thể sử dụng một trong các xét nghiệm hoặc thủ thuật sau đây: Mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu Đo lượng nước tiểu còn sót lại sau khi đi tiểu (PVR) Soi bàng quang Siêu âm và chụp CT Xét nghiệm niệu động học Điện cơ đồ Buồn tiểu nhưng không đi được cần làm gì? Đầu tiên, khi bệnh nhân bị bí tiểu cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám càng sớm càng tốt để có thể được xác định nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị Tây y Đặt ống thông Với trường hợp bí tiểu cấp bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang. Sử dụng thuốc Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,.. như kháng sinh nhóm Quinolone, nhóm thuốc Aminiglycoside, thuốc Allopurinol,… Thuốc kháng virus như Famvir, Famciclovir,…. Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 điều trị cho người hay có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được do u lành tuyến tiền liệt gồm thuốc Alfuzosin, Terazosin, Tamsasmin, Silodosin,… Những thuốc này tuy có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng có những tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm đề kháng. Do vậy không được tự ý sử dụng thuốc Tây điều trị mà phải thăm khám cụ thể và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật Chỉ được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Phương pháp này tiến hành bằng cách chèn dụng cụ thông qua niệu đạo. Sử dụng bài thuốc dân gian Có thể áp dụng mẹo chữa bí tiểu này bằng 3 cách như sau: Cách 1: Lấy củ hành tươi giã nát, dùng vải bọc lại, sao nóng. Sau đó đắp vào rốn (điểm huyệt thần khuyết). (theo sách Bản sự phương) Cách 2: Lấy hành (cả củ và lá) giã nát, thêm mật, đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục) (Theo Bản thảo cương mục) Cách 3: Lấy thịt ốc, bỏ vỏ (ốc nhồi hoặc 4-5 con ốc vặn) trộn với hành giã nát (chỉ lấy củ, 3-4 củ), nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên rốn, lấy băng cố định lại. Sau khi đắp một lúc là đi tiểu được. Khi tiểu tiện đã thông thì không cần đắp lại nữa. Tuy nhiên, nếu áp dụng mẹo này trên 3 giờ đồng hồ mà không đỡ thì cần tìm cách khác. Bấm huyệt chữa bí tiểu Bấm huyệt điều trị bí đái, không còn là mẹo chữa bí tiểu dân gian nữa, mà được coi là một quy trình y học cổ truyền được công nhận. Biện pháp này được chỉ định ở tất cả các trường hợp bí tiểu tiện ở mọi lứa tuổi nhưng không có vết thương hở tại vùng bụng. Liệu trình điều trị là xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, áp dụng từ 5-10 ngày. Kỹ thuật bấm huyệt chữa bí tiểu được mô tả là xoa xát, miết, day, bóp, nhào vụng bụng. Bấm các huyệt: trung quản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quan nguyên, khí hải, quy lại. Và day các huyệt: đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền. Tuy nhiên, đối với quy trình xoa bóp bấm huyệt này, cần được thực hiện bởi những y bác sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền, bài bản và được cấp chứng chỉ hành nghề. Phối hợp rặn tiểu, lặp đi lặp lại 1-2 lần, mỗi lần cách giãn  phút là tiểu được ngay. Tham khảo TPCN Vương bảo Đối với người mắc chứng mắc tiểu mà tiểu không được do mắc u xơ tuyến tiền liệt, ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bí tiểu, bí đái, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được về nguyên nhân, xử lý và sự nguy hiểm của nó gây ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Chia sẻ988 Tweet Chia sẻ

Bí tiểu là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị thế nào hiệu quả?

Đi tiểu là một hoạt động giúp cơ thể đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, chính vì vậy mà khi tình tạng bí tiểu xảy ra gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây vỡ bàng quang. Vậy tình trạng bí tiểu là biểu hiện của bệnh lý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Mục lụcTình trạng bí tiểu là gì?Triệu chứng thường thấy của bí tiểuBí tiểu là biểu hiện của bệnh lý gì?Bàng quang không tự co bópViêm đường tiết niệuViêm bàng quangPhì đại tuyến tiền liệtUng thư bàng quangẢnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏeCách giúp cải thiện tình trạng bí tiểuSử dụng bài thuốc dân gianSử dụng thuốc TâyNhững lưu ý đối với người bị bí tiểu Tình trạng bí tiểu là gì? Ở người bình thường, lượng nước tiểu trong bàng quang trung bình từ 250ml đến 800ml. Lúc này bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu; lưu lượng nước tiểu khoảng 20ml/giây. Vậy, bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc tiểu không hết mà người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Bí tiểu chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành, kể cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ nam gấp 10 lần nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 80. Bí tiểu thường được chia thành hai loại chính: bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính. Bí tiểu cấp tính là tình trạng đột ngột không thể đi tiểu hoặc đi tiểu mà chỉ đi tiểu được nhỏ giọt, cảm giác vẫn còn tiểu. Đây là trường hợp cấp cứu tiết niệu lâm sàng phổ biến nhất. Ở nam giới, AUR thường xảy ra thứ phát sau tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Ở thể cấp tính, người bệnh thường cảm thấy không tránh khỏi những cơn đau và những cơn co thắt. Bí tiểu mãn tính là tình trạng là bí tiểu không đau. Bệnh nhân bị bí tiểu có biểu hiện kèm theo cảm giác đương tiểu không thông, sau khi tiểu xong bàng quang vẫn chứa nước tiểu. Đến một lúc nào đó, bàng quang sẽ đầy và phình to lên ở phần phía bụng dưới có thể nhìn thấy được. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính Triệu chứng thường thấy của bí tiểu Các triệu chứng của bí tiểu cấp tính có thể bao gồm: Mất hoặc hạn chế khả năng đi tiểu Xuất hiện cảm giác đau ở phần phía bụng dưới Cần đi tiểu gấp, cảm giác co thắt dữ dội để đi tiểu Bụng dưới nhô ra (dấu hiệu cầu bàng quang bị phình to ra) Bí tiểu mãn tính phát triển theo thời gian, có thể có ít hoặc không có triệu chứng nên khó phát hiện và có thể gặp các dấu hiệu sau: Không có khả năng làm rỗng bàng quang Đi tiểu nhiều lần với số lượng ít Khó bắt đầu tạo dòng nước tiểu (khó tiểu) Nước tiểu chảy chậm Có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu Đau bụng dưới Bí tiểu là biểu hiện của bệnh lý gì? Tình trạng bí tiểu xảy ra có thể do những bệnh lý sau: Bàng quang không tự co bóp Để đi tiểu bàng quang sẽ thực hiện việc co bóp để đẩy nước tiểu ra, tuy nhiên vì một số bệnh lý như sỏi bàng quang, chấn thương hay mất liên lạc với hệ thống thần kinh, cơ vòng bị viêm,… từ đó mà dẫn tới tình trạng bị bí tiểu. Viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là bệnh tương đối phổ biến, bệnh xuất hiện là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bộ phận trong hệ thống tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo,…. Khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như bí tiểu, tiểu buốt, sưng niệu đạo, tiểu rắt,… Viêm bàng quang Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng có những dị vật hoặc vi khuẩn gây nên. Khi bị viêm bàng quang người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng bí tiểu Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyền tiền liệt là một bệnh rất phổ biến đối với nam giới đặc biệt là lứa tuổi sau 50, tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ có kích thước khoảng 20gram, chỉ có ở nam giới, nằm sát ở bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt này có chức năng đối với quá trình sinh sản ở nam giới. Khi mà tuyến tiền liệt này phát triển to lên, sẽ làm chèn ép lên niệu đạo, điều nều khiến cho nam giới gặp phải tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt và đau khi đi tiểu. Ung thư bàng quang Nếu như tình trạng viêm bàng quang trở nặng, khi đó ở bàng quang sẽ xuất hiện những khối u ác tính. Những khối u này sẽ gây ung thư bàng quang. Các khối u này sẽ ngày càng phát triển làm tắc lỗ niệu đạo khiến cho nước tiểu khó hay thậm chí không thoát được ra ngoài từ đó gây nên tình trạng bí tiểu. ☛ Tham khảo thêm tại: 8 nguyên nhân gây bí tiểu thường gặp nhất Ảnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏe Triệu chứng bí tiểu khiến người bệnh đứng ngồi không yên hàng giờ, thậm chí hàng ngày, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người bệnh, nhất là về đêm gây mất ngủ kéo dài, mệt mỏi. mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, nếu tình trạng bí tiểu này kéo dài sẽ gây ra các biến chứng sau: Nhiễm trùng đường tiết niệu. Bí tiểu khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được, tồn đọng lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây nhiễm sang đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Tổn thương bàng quang. Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang căng tức, nếu để lâu có thể gây tổn thương cho bàng quang, trường hợp nặng có thể khiến bàng quang bị tổn thương vĩnh viễn và mất đi khả năng co bóp đúng cách. Thận hư. Đôi khi bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược trở vào thận. Đây được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận. Cách giúp cải thiện tình trạng bí tiểu Tùy theo từng bệnh lý gây ra tình trạng bí tiểu mà sẽ có những cách khác nhau giúp cải thiện tình trạng này như sau: Sử dụng bài thuốc dân gian Bài thuốc 1: Chữa trị bí tiểu do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Nguyên liệu: Bồ công anh, cây cối xay, rễ cỏ tranh, cây nhọ nồi mỗi loại 30g Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào ấm sắc cùng 3 bát con nước. Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con nước thì chắt ra. Tiếp tục thực hiện tương tự để thu về nước thuốc thứ 2 và thứ 3. Trộn 3 bát nước sắc thu được vào chung một bát tô to và khuấy đều. Sau đó chia thuốc làm 3 và dùng uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 30 phút. Bài thuốc 2:Cải thiện tình trạng bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt là bệnh do sự phát triển và tăng sinh liên tục của các tế bào lành tính của tuyến tiền liệt. Ngoài bí tiểu, u xơ tuyến tiền liệt còn có các triệu chứng khác như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tiểu ngắt quãng, nước tiểu nhỏ giọt… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Sau đây chúng tôi xin gửi đến các bạn phương pháo hỗ trợ điều trị do phì đại tiền liệt bằng cây thuốc nam: Nguyên liệu: Náng hoa trắng khô 6g, Ké đầu ngựa: 10g, Cây Xạ đen: 40g Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Dùng liên tục liệu pháp này trong khoảng 1-2 tháng là có hiệu quả ** Lưu ý: Náng hoa trắng có chứa hàm lượng cao các alcaloid có tác dụng kháng u rất mạnh. Nhưng các hoạt chất này lại không tan trong nước, dẫn đến hiệu quả khi sử dụng bằng phương pháp đun nước uống thông thường không được cao Vì vậy, sản phẩm Vương Bảo ra đời với vai trò phát huy công dụng giảm kích thước u xơ tuyến tiền liệt đã được nghiên cứu của Náng hoa trắng vào thực tiễn, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại. Giữ nguyên được các hàm lượng alcaloid có trong thảo dược   Ngoài ra, trong Vương Bảo còn có chứa thêm các thành phần như Ngải nhật, Hải trung kim, Rau Tàu Bay, có tác dụng hỗ trợ cùng Náng hoa trắng để mang đến hiệu quả cải thiện triệu chứng cũng như giảm kích thước tuyến tiền liệt được tốt nhất >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY Sử dụng thuốc Tây Nếu bí tiểu do viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đối với nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chẹn alpha-adrenergic, thuốc ức chế 5-alpha-reductase,… để giảm sự cản trở dòng nước tiểu ra ngoài, từ đó làm tăng mức độ làm rỗng bàng quang. ☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà Những lưu ý đối với người bị bí tiểu Bí tiểu cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho đường tiết niệu. Ngoài ra để hạn chế cũng như giúp quá trình điều trị nhanh hơn các bạn cần lưu ý những vấn đề sau Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi như đi bộ, đánh cầu lông, đạp xe … Tránh ăn thức ăn cay, nóng và mặn. Uống đủ nước mỗi ngày nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối. Không nên nhịn tiểu và không nên ngồi lâu vì nước tiểu bị ứ đọng dễ dẫn đến bí tiểu. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy chướng bụng, không đi tiểu quá 48 giờ. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ đặt ống thông tiểu bằng dụng cụ vô trùng. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bí tiểu để áp dụng phương pháp điều trị cho từng bệnh. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. ☛Thông tin hữu ích cho bạn: Bí tiểu ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị Chia sẻ13 Tweet Chia sẻ

Mắc tiểu liên tục ở nam giới: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mắc tiểu liên tục ở nam giới là một trong những triệu chứng của rối loạn tiểu tiện, nó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho tinh thần và sức khỏe bị sa sút trầm trọng. Vậy mắc tiểu liên tục ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới để đây để tìm hiểu những thông tin hữu ích nhé! Mục lụcMắc tiểu nhiều lần ở nam giới là gì?Mắc tiểu nhiều lần ở nam giới nguyên nhân do đâu?1. Bệnh thận yếu2. Bệnh tiểu đường3. Viêm tuyến tiền liệtThói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa họcGiải pháp cho tình trạng mắc tiểu liên tụcSớm thăm khámTuân thủ phác đồ điều trịCách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần ở nam giớiKhắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục do bệnh u xơ tuyến tiền liệt Mắc tiểu nhiều lần ở nam giới là gì? Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ ngày. Mỗi khi bàng quang chứa khoảng 250-300ml nước tiểu sẽ bắt đầu kích thích khiến cơ thể cảm thấy buồn tiểu và cần đi tiểu. Nếu một người đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày sẽ được coi là đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, còn tùy vào thể trạng của từng người cũng như thói quen ăn uống cùng các yếu tố nên không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của mỗi người, đặc biệt là thói quen ăn uống. Người sử dụng nhiều rượu và caffein sẽ có tần suất đi tiểu nhiều hơn so với người không sử dụng các chất này. Đồng thời, độ nhảy cảm của bàng quang cũng ảnh hưởng tới tần suất đi tiểu của người đó. Một số trường hợp chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, tuy nhiên có người lại không. Cảm giác mót tiểu của cơ thể có liên quan chặt chẽ với hoạt động thần kinh của bàng quang. Đây là một cơ quan rỗng được cấu tạo bởi 3 lớp cơ có khả năng co giãn thay đổi thể tích, để chứa đựng nước tiểu. Bình thường bàng quang có thể chứa khoảng 450-500 ml nước tiểu, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt khoảng 150-200 ml, hệ thần kinh bàng quang sẽ bị kích thích và bạn cảm thấy mót tiểu. Với một người trưởng thành, bình thường một ngày sẽ bài tiết khoảng 1,5 lít nước tiểu, vậy nên số lần đi tiểu trong một ngày sẽ từ 4-7 lần. Một người mắc chứng mắc tiểu liên tục sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: Đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày. Có những lúc vừa đi tiểu xong người bệnh lại có cảm giác mắc tiểu. Có những lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít, thậm trí không có nước tiểu. Cảm giác mắc tiểu có thể khiến người bệnh phải đi tiểu ngay lập tức. Phải thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Tình trạng trên diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Mắc tiểu liên tục ở nam giới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhóm tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là một triệu chứng bất thường của cơ thể, có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý hệ sinh dục tiết niệu, vậy nên nam giới khi gặp tình trạng này không nên chủ quan. Mắc tiểu nhiều lần ở nam giới nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bệnh lý hoặc chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới có thể là triệu chứng nhận biết của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Khi đi tiểu thường xuyên kèm theo biểu hiện sốt, cần đi tiểu khẩn cấp hoặc đau, khó chịu ở bụng,… người bệnh nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Bởi có thể bệnh nhân đang mắc các bệnh lý sau đây: 1. Bệnh thận yếu Thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, huyết áp cao hoặc do bệnh ung thư bàng quang gây nên. Thông thường, bệnh thận yếu ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng . Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện thường gặp như giảm ham muốn tình dục ở nam giới, hen suyễn, tay chân lạnh,… Bên cạnh các triệu chứng này, đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới hoặc thường xuyên tiểu đêm cũng là một trong những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh. 2. Bệnh tiểu đường Hầu hết mọi người đi tiểu chỉ 6 – 7 lần trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, nếu nam giới thường xuyên đi tiểu với tần suất tiểu vượt mức bình thường, rất có thể cánh mày râu đã mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này hình thành do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể dẫn đến nồng độ đường trong máu cao. Nguyên nhân khiến nam giới đi tiểu nhiều là do thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ đường trong máu dẫn đến tình trạng tiểu nhiều. Song song với hành động này, cơ thể sẽ cảm thấy khát thường xuyên. Bên cạnh các triệu chứng này, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do hoặc vết thương lâu lành,… 3. Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm, sưng do nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn, rối loạn hệ miễn dịch hoặc do chấn thương tuyến tiền liệt hay các cơ quan vùng lân cận. Bên cạnh triệu chứng đau khi xuất tinh, sốt hoặc đau ở vùng thắt lưng, bìu và hậu môn, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh qua dấu hiệu tiểu khó hoặc tiểu nhiều lần trong ngày. Lý do khiến nam giới tiểu nhiều lần là do tuyến tiền liệt mở rộng gây chèn ép ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể, làm chặn dòng nước tiểu. Điều này làm cho thành bàng quang trở nên khó chịu. Khi đó, bàng quang bắt đầu co lại ngay cả khi chứa một lượng nhỏ nước tiểu khiến việc đi tiểu diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài các bệnh lý nêu trên, đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới cũng có thể là do: Bàng quang tăng hoạt (OAB): Khi bàng quang hoạt động quá mức có thể gây nên hiện tưởng đi tiểu nhiều lần ngay cả ban ngày lẫn ban đêm. Tình trạng này thường gặp ở nam giới lớn tuổi do lão hóa, người béo phì hoặc người sau khi điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt làm chèn ống niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu. Đồng thời chúng kích thích bàng quang co lại dẫn đến tiểu nhiều lần Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng gây kích thích bàng quang co bóp liên tục dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm theo triệu chứng nước tiểu đục, đau rát, có máu hoặc mùi hôi,… Bệnh lý khác: Đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng có thể là do sỏi tiết niệu, bệnh Parkinson hoặc suy tim,… gây nên Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học Uống nhiều nước ngay trước khi đi ngủ: Điều này sẽ làm lưu lượng máu đến thận tăng lên, từ đó khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Hiện tượng đi tiểu nhiều cũng từ đó mà ra. Bạn cũng có thể đi tiểu nhiều lần nếu sử dụng quá nhiều những loại nước lợi tiểu chứa caffein, chất kích thích. Những loại đồ uống này khiến quá trình sản xuất nước tiểu nhanh và nhiều hơn. Hơn thế, chúng còn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chúng ta. Vấn đề về tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu nhiều lần ở nam. Khi tuổi càng lớn khả năng sản sinh hormon chống bài niệu có thể bị suy giảm. Đồng thời, chức năng hoạt động của thận suy giảm có thể làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn. Giải pháp cho tình trạng mắc tiểu liên tục Nếu biểu hiện mắc tiểu liên tục chỉ diễn ra trong 1-2 ngày hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý thì người bệnh không cần quá lo lắng hay điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có thể kèm theo một số triệu chứng bất thường khác về thì các bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà nên chủ động bảo vệ bản thân bằng các việc làm sau đây Sớm thăm khám Thông thường, tình trạng mắc tiểu liên tục hay đi tiểu nhiều chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. Tuy nhiên, chỉ dựa vào triệu chứng, bạn sẽ không thể xác định đúng bệnh mà mình đang gặp phải. Chính vì thế, việc sớm thăm khám để kiểm soát tình hình là rất cần thiết. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật y khoa để thăm khám cũng như chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó có thể đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Sớm thăm khám cũng là cách tốt nhất để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bất cứ bệnh lý nào khi phát hiện sớm cũng sẽ đơn giản hơn trong việc điều trị. Đồng thời tránh được những vấn đề rủi ro phát sinh, tổn hại đến sức khỏe. Tuân thủ phác đồ điều trị Tình trạng mắc tiểu liên tục trong ngày mà bạn đang gặp phải có thể liên quan đến nhiều bệnh lý. Đối với từng bệnh lý mà mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng, phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Đi tiểu nhiều lần thường sẽ được điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, nếu triệu chứng này do bệnh tiểu đường gây nên, việc chữa trị sẽ liên quan đến vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu. Còn đối với tình trạng thận yếu, cần giữ huyết áp và lượng đường trong máu ở mức cho phép. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc theo đơn để bảo vệ thận. Điều bạn cần làm là nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Sử dụng các loại thuốc đúng liều lượng và tần suất. Trong trường hợp thuốc không đáp ứng triệu chứng thì hãy chủ động báo cho bác sĩ để được điều chỉnh.Cùng với đó, hãy thường xuyên tái khám để nắm bắt được chuyển biến của bệnh. Trường hợp bệnh diễn tiến xấu sẽ có thể can thiệp kịp thời. Ngoài dùng thuốc, nam giới cũng nên thay đổi chế độ ăn uống. Tốt nhất nên tránh tất cả các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, cà phê, chất làm ngọt nhân tạo. Đồng thời cũng nên tránh sản phẩm làm từ cà chua, thực phẩm cay. Người bệnh nên ăn nhiều đồ ăn chứa chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón. Bởi đây cũng chính là nguyên nhân gây hội chứng bàng quang hoạt động quá mức. Mặt khác, để kiểm soát tình trạng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cũng có thể áp dụng bài tập Kegel. Những động tác của bài tập này giúp tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo. Từ đó giúp kiểm soát bàng quang và giảm tần suất đi tiểu. Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và chức năng sinh lý. Do đó, để cải thiện triệu chứng này, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết khi tần suất đi tiểu của bản thân nhiều hơn mức bình thường kèm theo các biểu hiện khác. Cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần ở nam giới Để khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống, thói quen ăn uống phù hợp. Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này như: Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều về đêm. Không nên uống nhiều nước khi đang gặp triệu chứng mắc tiểu liên tục. Thay vào đó, bạn hãy chia nhỏ lượng nước uống vào ban ngày tránh uống quá ít hay quá nhiều nước. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu, không tốt cho sức khỏe như: caffein, các chất kích thích như rượu, bia. Tránh sử dụng những thực phẩm gây kích thích bàng quang, thực phẩm cay nóng. Hạn chế các loại đồ ăn, thức uống có tính axit như cam, chanh bưởi và những loại đồ uống có gas bởi chúng có thể gây kích ứng bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chấy xơ để hỗ trợ đào thải acid, trung hòa kiềm, từ đó giúp giảm áp lực hoạt động cho thận. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress,… Cần thăm khám tuyến tiền liệt định kỳ 6-12 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các vấn đề ở trong cơ thể, kịp thời phát hiện khi các bệnh lý xuất hiện. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau sẽ có những cách cải thiện phù hợp. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần sớm đi thăm khám. Đồng thời, nghe tư vấn từ các bác sĩ để có hướng điều trị và dùng thuốc phù hợp. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn có thêm thông tin về hiện tượng đi tiểu nhiều lần ở nam giới. Nếu không điều trị kịp thời, đi tiểu nhiều lần có thể dẫn đến các bệnh các bệnh lý nguy hiểm. Khắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục do bệnh u xơ tuyến tiền liệt Ngoài ra, để hỗ trợ đẩy lùi chứng mắc tiểu liên tục ở nam giới do phì đại tuyến tiền liệt người sử dụng có thể dùng TPBVSK Vương Bảo với các thành phần: Náng hoa trắng, hải trung kim, tàu bay, sài hồ nam. Sản phẩm có tác dụng: Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… sau khoản 1-2 tuần. Hỗ trợ Giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u xơ đại tiền liệt tuyến sau khoảng 2-3 tháng. Ngoài ra, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng có thể sử dụng Vương Bảo để ngăn ngừa tái phát bệnh. Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Vương Bảo luôn có chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Chia sẻ988 Tweet Chia sẻ

Thuốc trị tiểu đêm nhiều lần - Các loại thường dùng

Thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp. Nó thường được chỉ định khi việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần. Mục lục1. Tiểu đêm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe!2. Khi nào cần sử dụng thuốc trị tiểu đêm?3. Các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều3.1. Thuốc kháng cholinergic3.2. Thuốc adrenergic Beta-33.3. Thuốc nội tiết tố3.4. OnabotulinumtoxinA (Botox)3.5. Thuốc lợi tiểu3.6. Thuốc chặn Alpha3.7. Các chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI)3.8. Các chất ức chế Phosphodiesterase-5 (PDE-5)3.9. Thuốc chống trầm cảm4. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đêm5. Tổng kết Tiểu đêm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe! Tiểu đêm là tình trạng một người phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Nếu điều này xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi đêm, nó có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mắc và gây ra các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Tiểu đêm có thể gây ra mất ngủ, khiến bạn khó ngủ lại và làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày, giảm năng suất lao động, học tập. Về lâu dài, nó còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường… Không chỉ vậy, khi phải thức dậy vào ban đêm, bạn còn có nguy cơ té ngã cao. Với người cao tuổi, việc té ngã có thể gây ra những hậu quả khôn lường, như gãy xương, bại liệt hay thậm chí là tử vong. Chứng tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở người lớn tuổ, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng tới giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày (Ảnh minh họa) Khi nào cần sử dụng thuốc trị tiểu đêm? Có nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường, việc điều trị gồm các phương pháp: Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt Vật lý trị liệu Sử dụng thuốc Phẫu thuật Thông thường, thuốc trị tiểu đêm sẽ được chỉ định khi phương pháp thay đổi lối sống khoongg mang lại hiệu quả. Các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều Thuốc kháng cholinergic Nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tiểu đêm nhiều lần là thuốc kháng cholinergic. Trong các nghiên cứu so sánh, tất cả các loại thuốc kháng cholinergic đều có tác dụng điều trị tiểu đêm nhiều lần do bàng quang hoạt động quá mức. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn hormone acetylcholine, từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt ở bàng quang thôi thúc bạn đi tiểu. Một loại thuốc kháng cholinergic Nhóm thuốc này được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau, có thể kể đến là: Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol) Tolterodine (Detrol, Detrol LA) Trospium (Sanctura) Darifenacin (Enablex) Solifenacin (Vesicare) Fesoterodine (Toviaz) Tất cả các loại thuốc này ngoại trừ Oxytrol đều dùng theo đường uống; Oxytrol có ở cả 2 dạng miếng dán trên da và thuốc uống. Nhóm thuốc kháng cholinergic này có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp là: Khô miệng Tầm nhìn mờ Táo bón Trong đó, nhóm bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều nhất, nó cũng có thể gây ra buồn ngủ và tăng nguy cơ té ngã ở người cao niên. Oxybutynin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác trong nhóm này. Tuy nhiên, dùng oxybutynin ở dạng phóng thích kéo dài (miếng dán da) có thể làm giảm một số tác dụng phụ. Thuốc kháng cholinergic cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ vì thế cần được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh này. Thuốc adrenergic Beta-3 Nhóm này có một loại thuốc duy nhất là mirabegron, được bán dưới tên thương hiệu là Myrbetriq. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh điều khiển cơ trơn của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn; đồng thời, thuốc cũng làm giảm các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang, giúp giảm tần suất đi tiểu và tiểu không tự chủ. Myrbetriq Myrbetriq có ở dạng viên nén, sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 1 lần. Tác dụng phụ thường gặp của Myrbetriq là làm tăng huyết áp, táo bón, tiêu chảy, đau đầu,… Bạn cần ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu: Tim đập nhanh, thở dốc, đau ngực nặng Đau rát khi đi tiểu Đau đầu nghiêm trọng Giảm thị lực Chảy máu mũi Lo lắng .v.v. Thuốc nội tiết tố Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần là do bàng quang hoạt động quá mức, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là do sự suy giảm estrogen (thường diễn ra ở giai đoạn mãn kinh). Estrogen suy giảm khiến các mô xung quang bàng quang và niệu đạo của họ bị suy yếu. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể kê một đơn thuốc có chứa estrogen tại chỗ, như: kem bôi estradiol (Estrace) hoặc kem estrogen liên hợp (Premarin). Eatrogen tại chỗ Estrogen tại chỗ có nguy cơ gây ra kích ứng trong một số trường hợp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng estrogen tại chỗ gây ít tác dụng phụ hơn estrogen đường uống, nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này, vì thế người ta vẫn đặt ra một số nguy cơ với loại thuốc này, nó có thể làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, đột quỵ hay đau tim,… OnabotulinumtoxinA (Botox) OnabotulinumtoxinA còn được gọi là botox. Đây là một loại protein có nguồn gốc từ vi khuẩn uốn ván. Thuốc được cho là có thể hữu ích với tình trạng tiểu đêm mất kiểm soát loại nặng. Botox Giống như thuốc kháng cholinergic, thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, đồng thời cũng làm tê liệt cơ bàng quang. Từ đó giúp giảm chứng tiểu đêm nhiều. Botox có thể gây ra một số rủi ro như bí tiểu hoặc làm tê liệt bàng quang, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc những người đã bị suy yếu do các vấn đề sức khỏe khác. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải đặt ống thông tiểu để thoát được nước tiểu. Thuốc lợi tiểu Nhóm thuốc lợi tiểu quai (như furosemide) cũng được dùng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần. Chúng hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước tiểu vào bạn ngày để cơ thể bạn không sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm nữa, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu đêm. Nhóm thuốc này hiện chưa được cấp phép chính thức để điều trị tiểu đêm nhiều lần, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu nếu cảm thấy lợi ích nó mang lại vượt trội hơn. Furosemide Tác dụng phụ thường gặp của nhóm lợi tiểu quai là: Phat ban da Khó thở Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng Tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày Chóng mặt, cảm giác xây xẩm .v.v. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp một trong các vấn đề dưới đây: U tai hoặc giảm thính lực Đau dạ dày nghiêm trọng, buồn nôn và nôn Đau ngực, ho, sốt, khó thở Da tái, tím bầm, chảy máu bất thường Nhịp tim không đều, khó chịu ở chân, yếu cơ Sưng phù, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu .v.v. Thuốc chặn Alpha Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần gây ra bởi bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các cơ của tuyến tiền liệt, cổ bàng quang (khu vực mà bàng quang gặp niệu đạo), từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, tiểu không hết,… Một loại thuốc chặn alpha Một số loại thuốc chặn alpha thường được kê đơn đó là Alfuzosin (Uroxatral) Terazosin (Hytrin) Doxazosin (Cardura) Silodosin (Rapaflo) Tamsasmin (Flomax) Thuốc chặn alpha có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan tới huyết áp, vì thế bệnh nhân dùng thuốc thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp,… Ngoài ra, tác dụng phụ thường gặp khác của nhóm thuốc này là tình trạng xuất tinh ngược. Các chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI) Đây cũng là nhóm thuốc để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, giúp tuyến tiền liệt thu nhỏ lại, từ đó cải thiện lưu lượng nước tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu dắt,… Thuốc có thể mất tới 3-6 tháng để bạn nhận thấy được kết quả điều trị. Các loại thuốc thuốc nhóm này có thể kể tới là: Finasteride (Proscar, Propecia) Dutasteride (Avodart) Dutasteride / tamsasmin (Jalyn) Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các chất ức chế 5-Alpha Reductase là: suy giảm ham muốn tình dục, tăng kích thước vú nhẹ, đau nhức hoặc rối loạn chức năng cương dương. Ngoài ra, 5-ARI cũng có thể làm giảm kháng nguyên PSA, làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các chất ức chế Phosphodiesterase-5 (PDE-5) Thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt, từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần. PDE-5 hoạt động bằng cách làm trơn các cơ ở bàng quang và tuyến tiền liệt,. Thuốc uống theo đường miệng, bác sĩ có thể kê toa liều thấp và bạn uống thuốc hằng ngày. PDE-5 có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến là: đau lưng và cơ, nhức đầu, các triệu chứng như cảm cúm, rối loạn dạ dày sau ăn, thị lực bị ảnh hưởng,… Thuốc cũng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm giảm huyết áp nghiêm trọng nếu dùng chung với thuốc nitrat cho bệnh tim. Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm, tuy nhiên nó cũng có thể làm giảm một số triệu chứng của hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần. Thuốc chống trầm cảm sẽ được kê nếu các loại thuốc điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn không thể dùng các loại thuốc đó. FDA không phê duyệt việc sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, vì thế bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn để sử dụng ngoài nhãn. Một số loại thuốc thường được kê là desipramine, imipramine. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể bao gồm: Buồn ngủ Mệt mỏi Lo lắng Giảm ham muốn tình dục .v.v. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đêm ☛ Trước khi dùng thuốc Các loại thuốc điều trị tiểu đêm đều là các loại thuốc kê đơn, tức là phải được bác sĩ chỉ định và có đơn thuốc mới được sử dụng. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này. Thuốc kê đơn nếu dùng không đúng có thể gây ra những tác dụng phụ cực kì nguy hiểm. Trước khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên nói với bác sĩ các loại thuốc mà mình bị dị ứng, các thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân (có bị dạ dày, gan thận hay không). ☛ Khi bạn có đơn thuốc Đọc kỹ tên thuốc cũng như cách sử dụng, hỏi lại bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các loại thuốc này, chẳng hạn: Hỏi bác sĩ xem trong quá trình dùng các loại thuốc này có làm ảnh hưởng gì tới các loại thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng không. Nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề uống thuốc, có thể hỏi bác sĩ về cách bẻ hoặc nghiền thuốc. Hỏi về việc bảo quản thuốc, bởi một số loại thuốc cần để trong tủ lạnh. .v.v. Hãy đọc kỹ cách sử dụng thuốc (Ảnh minh họa) ☛ Trong quá trình dùng thuốc Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên dưới đây: Làm theo đúng hướng dẫn dùng thuốc, bao gồm: uống thuốc đúng cách, đúng liều, đúng giờ. Việc sử dụng thuốc với liều lớn hơn sẽ không giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn mà thậm chí còn gây tác dụng ngược. Không dùng thuốc trong bóng tối. Hãy mở đèn và đọc đúng tên thuốc trước khi dùng. Không tự ý dừng thuốc giữa chừng. Hãy uống thuốc cho tới khi hết đơn hoặc đến khi bác sĩ bảo có thể dừng lại. Không chia sẻ đơn thuốc của bạn cho người khác và không dùng đơn thuốc của người khác cho bản thân. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc. Tổng kết Trên đây là một số loại thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần, mỗi loại thuốc nhắm tới một nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đây không phải là một danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc khác ngoài danh sách này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Bài viết trên chỉ mang tính chất tìm hiểu thông tin và không thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào. Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Đi tiểu nhiều lần trong ngày - Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trong một ngày người bình thường đi tiểu trung bình từ 6 đến 8 lần. Nếu một ngày bạn đi tiểu nhiều hơn con số này thì có thể được gọi là đi tiểu nhiều lần. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần này là do hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể do các triệu chứng bệnh khác nhau. Mục lục1. Tiểu nhiều lần là thế nào?2. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày2.1. Đi tiểu nhiều lần không do bệnh lý2.2. Đi tiểu nhiều lần do bệnh đường tiết niệu2.3. Đi tiểu nhiều lần do bệnh tuyến tiền liệt2.4. Đi tiểu nhiều do các nguyên nhân khác3. Khi nào tiểu nhiều lần được coi là nguy hiểm?4. Cách khắc phục tiểu nhiều lần4.1. Thay đổi lối sống4.2. Sử dụng thuốc4.3. Phẫu thuật5. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu nhiều lần hiệu quả! Tiểu nhiều lần là thế nào? Hệ thống tiết niệu của chúng ta gồm hai quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Cùng với đó là các dây thần kinh, cơ thắt giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn. Hệ thống tiết niệu làm việc với phổi, da và ruột – là các tất cả bài tiết chất thải chất thải của cơ thể, nhằm giữ cân bằng hóa chất và nước trong cơ thể bạn. Chúng giúp loại bỏ một loại chất thải gọi là urê ra khỏi máu thông quá quá trình đi tiểu. Chất thải urê (hay nước tiểu) được tạo ra từ các loại thực phẩm chứa protein, chẳng hạn như thịt lợn, thịt gà, các loại đậu. Sau đó nó được vận chuyển theo dòng máu đến thận. Từ thận, nước tiểu đi qua niệu đạo để đến bàng quang. Tại đây, bàng quang sẽ lưu trữ nước tiểu cho tới khi đầy và bạn sẵn sàng đi vệ sinh. Khi bạn đi tiểu, não báo hiệu các cơ bàng quang thắt lại, ép nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đồng thời, phát tín hiệu cho các cơ vòng giãn ra để nước tiểu chảy ra một cách thuận lợi. Khi tất cả các tín hiệu xảy ra theo đúng thứ tự, quá trình đi tiểu bình thường xảy ra. Hình minh họa hệ tiết niệu Hầu hết mọi người đi tiểu 6 đến 8 lần một ngày. Đi tiểu nhiều lần hay đi tiểu thường xuyên là khi một người cần đi tiểu hơn 8 lần trong 24 giờ, với điều kiện họ đã tiêu thụ khoảng 2 lít chất lỏng trong ngày đó. Đi tiểu nhiều lần là một tình trạng khá phổ biến. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, nam giới, nữ giới hay trẻ em. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn khi: Bạn đã lớn tuổi Có thai Mắc một số bệnh lý nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần trong ngày ở phần tiếp theo. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày Đi tiểu nhiều lần không do bệnh lý Hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày không do bệnh lý là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Nó có thể xuất hiện khi: Bạn uống quá nhiều nước Sử dụng thuốc lợi tuổi Tiêu thụ các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà, bia, rượu,… Mang thai Nếu đây là hiện tượng sinh lý bình thường thì sẽ không diễn ra quá lâu và thường xuyên, cộng với không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Đi tiểu nhiều lần do bệnh đường tiết niệu Nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn trên đường tiết niệu có thể gây nên sự kích thích ở bàng quang dẫn đến buồn tiểu nhiều lần. Số lần đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu ít và ít dần. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có một số triệu chứng khác như đi tiểu buốt, tiểu ra máu,… Viêm bàng quang kẽ: Ngoài triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong một ngày có thể bị đau bụng, đau ở hố chậu. Hẹp niệu đạo: Nguyên nhân là do phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương niệu đạo, viêm niệu đạo,… Đi kèm với đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu đi tiểu buốt, tiểu ra máu, dương vật sưng to. Hội chứng kích thích bàng quang: Bàng quang co thắt không kiểm soát được dẫn đến việc buồn đi tiểu nhiều lần, đi tiểu kể cả khi bàng quang chỉ có ít nước. Ung thư bàng quang: Khối u ác tính phát triển, chèn ép bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, chảy máu trong bàng quang. Dị vật đường tiểu niệu: Những dị vật hay sỏi di chuyển trong đường tiết niệu có thể cọ xát, kích thích gây đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra các dị vật cũng có thể gây tắc đường tiểu, sinh ra tình trạng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu.   Đi tiểu nhiều lần do bệnh tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt: Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu có dạng màu trắng, tiểu dắt, tiểu buốt. Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt phát triển bất thường có thể chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang gây buồn tiểu nhiều lần ngay cả khi có ít nước. ☛ Chi tiết: Phì đại tuyến tiền liệt là gì?   Đi tiểu nhiều do các nguyên nhân khác Đái tháo đường: Bệnh gây tiểu nhiều, ngoài ra còn một số biểu hiện như thường xuyên khát nước, da khô sạm, sụt cân bất thường. Tổn thương thần kinh: Các dây thần kinh bị tổn thương (va chạm, tai biến, chấn thương tủy,…) khiến hoạt động bàng quang bị ảnh hưởng, dẫn đến không tự chủ đi tiểu nhiều lần. Tâm lý căng thẳng: Sự lo lắng, căng thẳng thường xuyên dẫn đến việc tiểu nhiều lần, tiểu gấp, buồn tiểu dù không có nước trong bàng quang. U ngoài bàng quang: Các khối u nằm ở các nội tạng xung quanh phát triển, chèn ép vào bàng quang cũng gây ra tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Khi nào tiểu nhiều lần được coi là nguy hiểm? Tiểu nhiều lần nếu do các nguyên nhân không bệnh lý thì được coi là bình thường và không nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn không cần phải điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu tiểu nhiều lần xảy ra do các nguyên nhân bệnh lý thì bạn không được chủ quan. Bởi, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nhiều bệnh lý có thể tiến triển, gây ra những biến chứng nguy hiểm, như: Suy thận, sỏi thận, tổn thương bàng quang vĩnh viễn do phì đại tuyến tiền liệt Nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn niệu đạo Bí tiểu cấp tính – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng do tắc nghẽn niệu đạo .v.v. Cách để nhận biết tiểu nhiều lần do bệnh lý thường là bạn bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, kéo dài dai dẳng dù lối sống hoàn toàn bình thường; song song với đó, bạn thường gặp thêm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác, chẳng hạn như: tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu đêm, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu yếu, tiểu không hết,… Trong trường hợp này, bạn nên sớm đi khám để tìm nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu tiểu nhiều lần xảy ra do các nguyên nhân bệnh lý thì bạn không được chủ quan. Hãy sớm đi khám để tìm nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp (Ảnh minh họa) Cách khắc phục tiểu nhiều lần Thay đổi lối sống Hạn chế các loại đồ uống lợi tiểu Rượu và đồ uống có caffeine như cà phê, trà và nước ngọt là những chất lợi tiểu và có thể làm tăng số lần đi tiểu. Vì thế, bạn nên hạn chế các loại đồ uống này. Đặc biệt, không nên sử dụng chúng trước giờ đi ngủ. Thay đổi chế độ ăn uống Một số loại thực phẩm có thể hoạt động như chất kích thích bàng quang, gồm: táo, nam việt quất, trái cây họ cam quýt, đồ cay nóng, nước trái cây,… Bạn nên theo dõi khi ăn các loại thực phẩm này, nếu thấy tần suất đi tiểu của mình tăng lên, hãy hạn chế tiêu thụ chúng. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng khi bị tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa) Tập kegel, đào tạo bàng quang Các bài tập kegel và các kỹ thuật đào tạo bàng quang có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và cơ vòng. Từ đó, giúp bàng quang giữ nước tiểu tốt hơn, hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần. Bạn có thể tham khảo các bài tập này từ các hướng dẫn tại các website uy tín. Lưu ý khi sử dụng thuốc Thuốc giãn cơ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc huyết áp có thể hoạt động như một chất lợi tiểu. Vì thế, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian sử dụng các thuốc này để tránh tình trạng tiểu nhiều. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi việc sử dụng bất kì loại thuốc nào. Sử dụng thuốc Có nhiều loại thuốc có sẵn giúp làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều. Chúng hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau và phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể. Vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ, sau khi đã có kết luận về nguyên nhân gây chứng tiểu nhiều lần của bạn. Một số loại thuốc thường được kê là: Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-alpha reductase, tadalafil, các loại thuốc kết hợp để điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt Thuốc allopurinol, thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc lợi tiểu triamterene để điều trị sỏi thận .v.v. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc chữa trị tiểu nhiều lần nào hiệu quả nhanh? Có nhiều loại thuốc có sẵn giúp làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều (Ảnh minh họa) Phẫu thuật Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật. Các phẫu thuật này thường để điều trị: Sỏi thận Ung thư bàng quang Phì đại tiền liệt tuyến Hẹp niệu đạo Hội chứng kích thích bàng quang .v.v. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu nhiều lần hiệu quả! Nếu bạn bị tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt hoặc mắc các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tuổi già, lão hóa, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Sản phẩm được đón nhận và phản hồi rất tích cực từ hàng nghìn khách hàng trên cả nước. Sở dĩ như vậy là do hiệu quả thực tế mà sản phẩm đã mang lại cho người sử dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới Không chỉ vậy, do có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên Vương Bảo rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,… Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có: Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu. Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo. Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tổng kết Hầu hết các trường hợp tiểu nhiều lần không phải do các nguyên nhân nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây bất tiện tới sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, khi có hiện tượng tiểu nhiều, bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống, hạn chế dùng các chất kích thích và thường xuyên tập luyện tập thể nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, khi các hiện tượng tiểu nhiều đi kèm các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám nghiệm tìm ra nguyên nhân và điều trị một cách tốt nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn về Vương Bảo và tình trạng tiểu nhiều lần, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258. Chia sẻ17 Tweet Chia sẻ

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm

Chứng tiểu đêm làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Để hỗ trợ điều trị bệnh, chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng là một cách hiệu quả. Mục lục1. Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới chứng tiểu đêm?2. Bị tiểu đêm nên ăn gì?2.1. Các loại rau xanh2.2. Ngũ cốc nguyên hạt2.3. Quả mọng2.4. Sữa chua2.5. Uống đủ nước2.6. Món ăn hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm3. Tiểu đêm nên tránh ăn gì?3.1. Caffeine3.2. Rượu3.3. Thức ăn cay3.4. Muối4. Những lưu ý về chế độ ăn uống5. Một vài mẹo khác để giảm tiểu đêm6. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới chứng tiểu đêm? Dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa sức khỏe của mọi giai đoạn trong cuộc đời. Dinh dưỡng tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể để chúng ta có một trạng thái sức khỏe tốt. Mất cân bằng, thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, carbohydrate, chất béo) hoặc vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, vitamin,…) có thể dẫn đến rối loạn bệnh lý. Dinh dưỡng ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả hệ tiết niệu. Có những loại thực phẩm có thể làm giảm nhiễm trùng, viêm sưng ở hệ tiết niệu; cũng có những loại thực phẩm có thể kích thích bàng quang, gây co thắt hoặc tắc nghẽn, làm cho bạn đi tiểu đêm nhiều hơn. Chính vì thế, nếu bạn bị tiểu đêm, chú ý tới chế độ ăn uống cũng là một trong những cách giúp khắc phục phần nào tình trạng này. Lưu ý: Chỉ dựa vào chế độ ăn uống không thể nào điều trị được hoàn toàn chứng tiểu đêm do bệnh lý. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách giúp hạn chế chứng tiểu đêm (Ảnh minh họa) Bị tiểu đêm nên ăn gì? Những loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đêm là những loại thực phẩm giúp hạn chế nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Chúng có khả năng: Chống viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu. Ngăn ngừa táo bón để hạn chế tình trạng tắc nghẽn, kích thích bàng quang. Hỗ trợ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giúp duy trì đường tiết niệu khỏe mạnh. .v.v. Các loại rau xanh Rau xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào, chúng thúc đẩy khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Bao gồm cả việc ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào bàng quang, đường tiết niệu. Không chỉ vậy, rau xanh cũng rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bạn có thể ăn bất kì loại rau nào mà mình yêu thích, nhưng tốt nhất chính là các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, súp lơ xanh, bắp cải, rau muống, rau ngót… Rau xanh giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và táo bón (Ảnh minh họa) Ngũ cốc nguyên hạt Như bạn đã biết, tình trạng táo bón quá mức có thể chèn ép vào bàng quang, làm giảm lưu lượng nước tiểu và ngăn chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu, từ đó gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện, bao gồm cả tiểu đêm. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Như đã nói ở trên, chất xơ giúp tăng khối lượng cho phân và giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa táo bón. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế tình trạng tắc nghẽn gây tiểu đêm (Ảnh minh họa) Quả mọng Theo Hướng dẫn Sức khỏe Gia đình của Trường Y Harvard, Flavonols trong quả mọng có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Một ly nước ép quả mọng mỗi ngày có thể giúp giảm tới 34% nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Journal of Medicinal Food cũng cho thấy rằng: nước ép nam việt quất có thể ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, nếu bị tiểu đêm, bạn hãy tích cực ăn hoặc uống nước ép các loại quả mọng như: mâm xôi, nam việt quất, dâu tây, nho,… Sữa chua Thường xuyên ăn sữa chua và các sản phẩm từ sữa lên men khác có thể giảm tới 80% nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi probiotics – một loại lợi khuẩn có trong sữa chua, có khả năng kháng khuẩn và làm giảm độ pH nước tiểu của bạn. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề ở đường tiết niệu trở nên trầm trọng hơn, bao gồm cả ung thư bàng quang. Mỗi ngày, bạn nên ăn 2 hộp sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giúp các vi khuẩn có lợi trong tồn tại và có thể hoạt động. Lợi khuẩn trong sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho đường tiết niệu (Ảnh minh họa) Uống đủ nước Mỗi người nên cố gắng uống đủ từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Nước cần thiết cho thận hoạt động, đủ chất lỏng thận mới có thể lọc chất thải và vận chuyển nước tới bàng quang. Quá ít nước có thể dẫn tới tình trạng nước tiểu bị cô đặc, gây kích ứng thêm niêm mạc bàng quang và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Bạn không cần uống nhiều nước một lúc mà nên uống rải rác trong ngày. Ngoài ra, cũng nên tránh uống quá nhiều nước khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Lượng nước nạp vào tính bao gồm cả nước canh, nước ép hoa quả và nước lọc. Uống đủ nước giúp thận hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa kích ứng niêm mạc bàng quang và sỏi thận (Ảnh minh họa) Món ăn hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm Ngoài các loại thực phẩm phía trên, nhân dân ta cũng truyền mẹo một số món ăn bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm. – Món ăn từ cật heo Nguyên liệu: Một cái cật heo Đậu dao 1 miếng Cách làm: Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày. Theo Đông y, cật heo có vị mặn, tính lạnh, không độc, có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương (Ảnh minh họa) – Món ăn từ ba ba và thịt gà Nguyên liệu: Thịt ba ba 250g Thịt gà 150g Cách làm: Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn. – Món ăn từ gà mái vàng Gà mái vàng loại nhỏ (500g), làm sạch cho vào nồi cùng 30g hoàng kỳ và 30 thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước – Món ăn từ gan gà trống Gan gà trống 1 bộ Thỏ ty tử 15g Gạo tẻ 60g Nước sạch 750ml Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn. Theo Đông y, gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm, không độc, bổ thận, tráng dương (Ảnh minh họa) Tiểu đêm nên tránh ăn gì? Song song với các loại thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đêm, người bệnh cũng cần chú ý tránh một số loại thực phẩm có thể gây kích thích đường tiết niệu. Chúng gồm: Caffeine Đồ uống có chứa cafein như trà, cà phê và các loại đồ uống có ga người bị tiểu đêm nên tránh tiêu thụ nhiều. Bởi caffeine là một chất gây lợi tiểu. Điều này có thể làm cho các triệu chứng của tiểu đêm trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, để bổ sung nước cho cơ thể, bạn nên sử dụng nước lọc, nước trái cây pha loãng và các loại trà thảo mộc. Rượu Tương tự các loại đồ uống chứa caffeine, rượu cũng hoạt động như một chất lợi tiểu và làm tăng sản xuất nước tiểu. Chính vì thế, nếu đang bị tiểu đêm, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh hoàn toàn việc sử dụng rượu cho tới khi các triệu chứng được cải thiện. Thức ăn cay Thức ăn cay có thể gây kích ứng bàng quang và làm triệu chứng tiểu đêm trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng. Muối Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Đại hội của Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu ở London, nhu cầu đi tiểu vào ban đêm ảnh hưởng đến hầu hết những người trên 60 tuổi có liên quan đến lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Bởi khi bạn ăn đồ ăn nhiều muối, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để có thể thải hết lượng muối thừa ra ngoài, dẫn tới bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Không chỉ vậy, một chế độ ăn quá nhiều muối còn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương, đột quỵ, suy tim,… Các chuyên gia khuyến cáo, những người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 gam muối mỗi ngày. Đặc biệt, những người bị sỏi thận nên có chế độ ăn nhạt. Không nên ăn quá 2 gam muối mỗi ngày (Ảnh minh họa) Những lưu ý về chế độ ăn uống Phần trên là một số loại đồ ăn mà người bị tiểu đêm nên ăn và nên tránh, tuy nhiên bạn cần biết rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu đêm, vì thế danh sách phía trên chỉ mang tính chất tham khảo và bạn nên ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, việc ăn uống đa dạng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau, từ đó sức khỏe mới được nâng cao, hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể mới chống chọi được với bệnh tật tốt hơn. Vậy nên, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng từ 5 nhóm thực phẩm chính. Một vài mẹo khác để giảm tiểu đêm Ngoài chế độ ăn uống, một số lời khuyên dưới đây cũng giúp hạn chế chứng tiểu đêm: Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress Tập các bài tập tăng cường cơ sàng chậu Thường xuyên tập thể dục thể thao Không hút thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả Nếu bạn bị tiểu đêm sinh lý do tuổi già hoặc bị tiểu đêm do tăng sản tuyến tiền liệt, viên uống Vương Bảo là một lựa chọn tốt và hiệu quả dành cho bạn. Với thành phần chính từ các loại thảo dược thiên nhiên, Vương Bảo đã được Viện y học cổ truyền TW chứng minh có tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới trung và cao tuổi Ngoài ra, Vương Bảo còn được bổ sung thêm thành phần cao Ngải nhật – có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Vương Bảo đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Sản phẩm nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng sử dụng (theo một khảo sát của báo Thời đại Kinh tế vào năm 2018). Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tổng kết Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày của bạn. Có nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng này, một trong số đó là chú ý hơn tới chế độ ăn uống để giúp duy trì bàng quang khỏe mạnh, phòng tránh nhiễm trùng và tắc nghẽn. Hãy lắng nghe cơ thể mình và xây dựng một chế độ ăn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Song song với đó, bạn cũng nên thay đổi về hành vi và lối sống, tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra, có như vậy, bệnh mới mau chóng thuyên giảm. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước). Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Loading...