Rối loạn tiểu tiện

Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì?

Đi tiểu đau là một triệu chứng có thể gặp phải ở cả nam lẫn nữ trong bất kì độ tuổi nào và nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời. Vậy đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì và nên làm gì nếu gặp phải, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì?1.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu1.2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục1.3. Sỏi bàng quang1.4. Viêm bàng quang1.5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc1.6. Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, virus1.7. Viêm teo âm đạo trong thời kỳ mãn kinh1.8. Trầy xước âm đạo do quan hệ tình dục1.9. Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân1.10. Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến1.11. Viêm tuyến tiền liệt2. Có nguy hiểm không?3. Nên làm gì nếu gặp phải?4. Điều trị đi tiểu bị đau Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì? Đi tiểu đau là tình trạng một người cảm thấy buốt, đau, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu. Sự đau buốt, khó chịu này có thể xuất hiện khi dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể hoặc có thể cảm nhận được bên trong cơ thể. Đi tiểu đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí, thường gặp là: Ở cả hai giới Nữ giới Nam giới Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Bệnh lây truyền qua đường tình dục Sỏi bàng quang Viêm bàng quang Sử dụng một số loại thuốc   Viêm âm đạo Viêm teo âm đạo trong thời kỳ mãn kinh Trầy xước âm đạo do quan hệ tình dục Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân Tăng sản tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt   Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đi tiểu bị đau. Theo một thống kê, khoảng 80% bệnh nhân đi tiểu đau là do UTI. Bệnh này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) rồi đi tới các cơ quan khác của hệ tiết niệu (như: thận, niệu quản, bàng quang). Sự phát triển quá mức của vi khuẩn khiến nước tiểu có tính axit. Vì thế, khi nước tiểu thoát ra khỏi niệu đạo, bạn sẽ có cảm giác đau, nóng rát. Bên cạnh việc đi tiểu đau, các triệu chứng khác của UTI thường gồm: Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít Nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu Nước tiểu có mùi hôi Đau mạn sườn Sốt Bệnh lây truyền qua đường tình dục Các bệnh lây truyền/nhiễm trùng qua đường tình dục như chlamydia, mụn rộp sinh dục, lậu cũng có thể là nguyên nhân gây ra đi tiểu bị đau ở cả hai giới. Trong đó: Chlamydia là một bệnh do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) gây ra. Mụn rộp sinh dục (herpes) do Virus herpes simplex gây ra. Lậu là bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường máu, đường âm đạo, hậu môn, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Đôi khi chúng có thể lây truyền không qua đường tình dục, như từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc dùng chung kim tiêm. Bên cạnh việc đi tiểu đau, những bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, như: Ngứa, nóng rát, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét, tiết dịch bất thường,… Sỏi bàng quang Sỏi bàng quang hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu đậm đặc, chúng kết tinh và tụ lại với nhau, tạo thành sỏi. Nếu không điều trị, sỏi có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và các vấn đề lâu dài ở đường tiết niệu, một trong số đó là đi tiểu bị đau. Tiểu bị đau xảy ra khi các viên sỏi kích thích thành bàng quang hoặc chặn dòng nước tiểu. Song song với đó, bạn có thể gặp các triệu chứng khác, như: đau bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, khó tiểu, tiểu gián đoạn, tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc sẫm màu hơn bình thường,… Viêm bàng quang Viêm bàng quang được chia thành hai loại: Viêm bàng quang do biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ niệu đạo lên bàng quang. Triệu chứng thường gặp là đi tiểu đau, tiểu gấp, tiểu thường xuyên, tiểu có mùi nồng, nước tiểu sẫm màu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu,… Viêm bàng quang kẽ. Đây là một tình trạng mãn tính ở bàng quang, nó gây đau, khó chịu dài hạn ở vùng bàng quang (trên xương mu). Triệu chứng thường gặp là tiểu đau buốt, tiểu gấp, tiểu nhỏ giọt, đau ở vùng bàng  quang, khi bàng quang đầy thì cảm thấy khó chịu, áp lực. Tác dụng phụ của một số loại thuốc Một số loại thuốc, như thuốc dùng để điều trị ung thư (hóa trị liệu) có thể gây kích ứng mô hoặc viêm bàng quang khi các thành phần bị phân hủy của thuốc thoát ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây ra tiểu đau, tiểu buốt. Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, virus Viêm âm đạo là một thuật ngữ y tế mô tả các rối loạn khác nhau của âm đạo, nó có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn, nấm men hoặc virus. Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể là do kích ứng hóa chất từ các sản phẩm kem bôi, thuốc xịt. Khi âm đạo bị viêm, bạn sẽ cảm thấy vùng này sưng tấy, khó chịu, ngứa rát xung quanh hoặc bên ngoài âm đạo, dịch tiết có mùi khác với bình thường, kèm theo đó là một số triệu chứng như: đi tiểu bị đau, quan hệ tình dục không thoải mái. Viêm âm đạo ở phụ nữ có thể gây ra triệu chứng đi tiểu bị đau (Ảnh minh họa) Viêm teo âm đạo trong thời kỳ mãn kinh Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen – một loại hormone quan trọng ở nữ giới sẽ giảm xuống một cách tự nhiên, điều này khiến cho thành âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn và dễ viêm nhiễm hơn. Khi âm đạo bị viêm nhiễm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng giống như viêm âm đạo do vi khuẩn, virus. Ngoài ra, do hormone estrogen suy giảm, một số phụ nữ sẽ gặp phải các rối loạn tiết niệu, chẳng hạn như: đi tiểu đau, tiểu thường xuyên, tiểu gấp,… Các triệu chứng của hệ thống đường sinh dục và tiết niệu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi này được gọi chungg là hội chứng cơ quan sinh dục của thời kỳ mãn kinh, hội chứng này đôi khi còn được gọi là teo âm đạo hoặc viêm teo âm đạo. Trầy xước âm đạo do quan hệ tình dục Phụ nữ có thể bị trầy xước âm đạo và kích ứng do tư thế quan hệ tình dục, thời gian quan hệ kéo dài, âm đạo không được bôi trơn tốt hoặc do lâu không quan hệ tình dục. Khi âm đạo gặp vấn đề, bạn có thể bị đi tiểu đau và cảm thấy đau rát ở vùng này. Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân Ở phụ nữ, vùng kín là vùng rất nhạy cảm, vì thế việc sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm, giấy vệ sinh, các sản phẩm thụt rửa hay chất diệt tinh trùng có thể khiến vùng này trở nên kích ứng, viêm nhiễm, dẫn tới đi tiểu đau. Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến Tăng sản tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đi tiểu bị đau ở nam. Tăn sản tuyến tiền liệt là tình trạng tiểu quả (tuyến tiền liệt) của nam giới tăng lớn, chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, gây khó khăn cho việc đi tiểu và có thể gây ra tiểu đau. Bệnh này thường gặp ở nam giới trung và cao niên, tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc. ☛ Chi tiết tại: Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm gây ra bởi sự tăng trưởng của vi khuẩn hoặc virus trong tuyến tiền liệt, đôi khi nó xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng. Khi tuyến tiền liệt bị viêm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau, nóng, đỏ, sưng, tiểu nhiều, đi tiểu đau. Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lành tính và không phải là ung thư. Tuy nhiên, tình trạng viêm do viêm tuyến tiền liệt đôi khi làm tăng mức kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) trong máu – giống như ung thư tuyến tiền liệt. Khác với tăng sản tuyến tiền liệt, nam giới có thể bị viêm tuyến tiền liệt ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, phổ biến nhất là dưới 50 tuổi. Có nguy hiểm không? Như đã thấy ở trên, đi tiểu bị đau thường là triệu chứng báo hiệu bạn có vấn đề không ổn ở hệ tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Tuy nhiên, đây thường không phải là dấu hiệu của bệnh lí hiểm nghèo, các bệnh gây ra triệu chứng tiểu đau đều có thể điều trị được và có sẵn nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan khi đi tiểu bị đau, bởi các bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, chẳng hạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn; gây sinh non, con nhẹ cân nếu mắc trong thai kì; gây nhiễm trùng huyết – một biến chứng cực kì nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt nếu nhiễm trùng đi tới thận. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm vùng chậu; vô sinh; thai ngoài tử cung; ung thư cổ tử cung; sinh non; viêm tuyến tiền liệt; viêm khớp; viêm mào tinh hoàn. Sỏi bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu; nhiễm trùng huyết; nhiễm trùng đường tiết niệu; gây tổn thương vĩnh viễn cho bàng quang hoặc thận. Viêm âm đạo nếu không điều trị có thể gây sinh non; viêm vùng chậu (một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây hại cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và gây vô sinh); viêm nội mạc tử cung. Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến có thể gây ra các vấn đề về bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận. .v.v. Đi tiểu bị đau thường không phải là dấu hiệu của bệnh lí hiểm nghèo, tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan vì bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh minh họa) Nên làm gì nếu gặp phải? Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu nếu gặp phải tình trạng đi tiểu bị đau. Tại đây, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và tiến hành khám cho bạn để chẩn đoán nguyên nhân, trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm kiểm tra, chẳng hạn như: Xét nghiệm hình ảnh: chụp bể thận, chụp bàng quang, chụp CT, siêu âm thận, siêu âm tuyến tiền liệt/trực tràng, chụp mạch thận.  Đo niệu động học Sinh thiết Xét nghiệm nước tiểu 24h Nuôi cấy vi khuẩn .v.v. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo nguyên nhân và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Bạn nên tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Điều trị đi tiểu bị đau Để điều trị đi tiểu đau, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, về cơ bản, mỗi nguyên nhân đều bao gồm các phương pháp sau: Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt Sử dụng thuốc (chi tiết tại: Tiểu đau buốt uống thuốc gì hiệu quả?) Phẫu thuật Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với bạn dựa trên: Sức khỏe tổng thể Tình trạng cụ thể của bệnh Cơ sở vật chất tại nơi khám chữa bệnh Tài chính cá nhân Đối với tình trạng đi tiểu đau do tăng sản tiền liệt tuyến, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Vương Bảo. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đau, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần, đồng thời hỗ trợ giảm tănG sản tiền liệt tuyến, hạn chế khối u xơ phát triển trở lại. Sản phẩm đã có mặt gần 10 năm trên thị trường và nhận được hàng nghìn lượt phản hồi tích cực từ các bác đã sử dụng sản phẩm. Hơn thế nữa, Vương Bảo cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, kết quả cho thấy sản phẩm mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược mà vẫn an toàn và lành tính. >> Để đặt mua Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY >> Để xem danh sách nhà thuốc có Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY Kết luận Đi tiểu bị đau là một tình trạng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, nó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau. Vì thế, để điều trị hiệu quả bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1258 để được tư vấn cụ thể hơn. Chia sẻ14 Tweet Chia sẻ

Thuốc chữa trị tiểu nhiều lần nào hiệu quả nhanh?

Uống thuốc chữa trị tiểu nhiều lần là cách làm hay được lựa chọn bởi có hiệu quả nhanh và dễ thực hiện. Nhưng nên uống thuốc trị tiểu nhiều lần nào để đạt hiệu quả nhanh? Mục lục1. Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần1.1. Thuốc Tây y chữa trị tiểu nhiều lần1.2. Bài thuốc Đông y chữa trị tiểu nhiều lần1.3. Phương thuốc trị tiểu nhiều lần từ dân gian2. Những lưu ý khi dùng thuốc chữa trị tiểu nhiều lần3. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục chứng tiểu nhiều lần ở nam giới Hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng chữa trị tiểu nhiều lần như thuốc Tây y trị tiểu nhiều lần, thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian. Mỗi loại thuốc đều có hiệu quả sử dụng và các ưu – nhược điểm khác nhau. Vậy nên, tùy thuộc vào từng mức độ tiểu nhiều lần khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc đưa ra lời khuyên cũng như loại thuốc trị tiểu nhiều lần phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng điều trị tiểu nhiều lần. Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần Thuốc Tây y chữa trị tiểu nhiều lần Một số nhóm thuốc hoặc loại biệt dược có tác dụng chữa trị tiểu nhiều lần phổ biến hiện nay như: ☛ Nhóm kháng sinh Quinolone Nhóm kháng sinh Quinolone là nhóm kháng sinh tổng hợp có khả năng ức chế các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh như: vi khuẩn E.Coli; vi khuẩn Salmonella, Enterococci, Shigella, Enterobacter, P.aeruginosa, Neisseria… và cả vi khuẩn thể tụ cầu, phế cầu. Tác dụng: Nhóm kháng sinh Quinolone ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó dần tiêu diệt các loại khuẩn gây bệnh lý: nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận); viêm vùng chậu, bệnh lậu, bệnh lây truyền qua đường tình dục… – các bệnh lý gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần; tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết; bí tiểu… Tên một số biệt dược nhóm kháng sinh Quinolone như: Thuốc Pefloxacin (Peflacine) Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 2: Ofloxacine (Oflocet) Pefloxacin (Peflacine) Norfloxacin (Noroxin) Ciprofloxacin (Ciflox) Gatifloxacin (Tequin) Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 3: Levofloxacin Trovafloxacin Tác dụng phụ: Có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn Tiêu chảy Dị ứng ngoài da Đau đầu, chóng mặt Có thể xảy ra tình trạng bị ảo giác. … ☛ Nhóm thuốc kháng Cholinergic Tác dụng: Nhóm thuốc kháng Cholinergic hoạt động dựa trên nguyên lý ngăn chặn chất truyền tin Acetylcholine – một chất có khả năng gửi tín hiệu đến não để kích hoạt những cơn co thắt bàng quang bất thường tống nước tiểu ra ngoài (hội chứng bàng quang hoạt động quá mức OAB). Sự hoạt động co thắt quá mức của bàng quang (OAB)  chính là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm theo các chứng tiểu rắt, khó tiểu, tiểu són, tiểu không thành dòng… gặp ở người bệnh. Một số biệt dược nhóm thuốc kháng Cholinergic: Thuốc Solifenacin (Vesicare) Tolterodine (Detrol) Darifenacin (Enablex) Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol) Solifenacin (Vesicare) Fesoterodine (Toviaz) Trospium Tác dụng phụ: Khô miệng và táo bón là 2 tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng nhóm thuốc kháng Cholinergic. ☛ Thuốc Mirabegron (Myrbetriq) Thuốc Mirabegron (Myrbetriq) là một loại thuốc được phê duyệt trong điều trị tiểu nhiều lần, đi tiểu không kiểm soát. Thuốc Mirabegron (Myrbetriq) Tác dụng: Thuốc Mirabegron tác động làm giãn cơ bàng quang đồng thời làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang chứa được. Từ đó làm tăng lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần nhiều hơn, giúp làm trống rỗng bàng quang hiệu quả hơn. Tác dụng phụ: Có thể gặp: Buồn nôn Tiêu chảy hoặc táo bón Nhức đầu, chóng mặt. Có thể làm tăng huyết áp nên cần được theo dõi khi người bệnh có tiền sử về bệnh huyết áp. Thuốc Mirabegron (Myrbetriq) có tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Mirabegron chữa trị tiểu nhiều lần hoặc các chứng rối loạn tiểu tiện khác. ☛ Nhóm thuốc chẹn Alpha-1 Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 là nhóm thường được sử dụng kết hợp trong điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến) thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Tác dụng: Thuốc chẹn Alpha 1 có tác dụng thư giãn các cơ cổ bàng quang và cơ xung quanh tuyến tiền liệt, từ đó làm giảm chứng đi tiểu nhiều lần và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Thuốc Rapaflo (silodosin) Một số biệt dược thuộc nhóm Alpha 1: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin), Hytrin (terazosin), Cardura (doxazosin) Rapaflo (silodosin). … Tác dụng phụ: Có thể gặp phải hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi, kích ứng dạ dày… ☛ Thuốc Imipramine (Tofranil) Thuốc Imipramine (Tofranil) là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tác dụng: Thuốc Imipramine (Tofranil) có khả năng làm cơ bàng quang giãn ra đồng thời khiến cơ trơn ở cổ bàng quang co lại. Từ đó giúp nước tiểu tích nhiều hơn trong bàng quang, làm giảm cảm giác mót tiểu, đi tiểu nhiều lần. thuoc-Imipramine (Tofranil) Tác dụng phụ: Dễ gây buồn ngủ. Thuốc Imipramine thường được dùng trị tiểu nhiều lần vào ban đêm hoặc đái dầm về đêm ở trẻ nhỏ do có tác dụng phụ này. Khô miệng Mắt mờ hơn Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy … ☛ Thuốc Duloxetine (Cymbalta) Thuốc Duloxetine (Cymbalta) là một loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine được chấp thuận để điều trị trong trầm cảm và lo lắng. Tác dụng: Thuốc Duloxetine (Cymbalta) giúp giãn mở cơ vòng niệu đạo từ đó cải thiện tình trạng tiểu đi tiểu nhiều lần ở một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mắc chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu són và trầm cảm. Tác dụng phụ: thường gặp phải buồn nôn, miệng khô, người mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không ngon giấc… Bài thuốc Đông y chữa trị tiểu nhiều lần Ngoài các loại thuốc Tây y trị tiểu nhiều lần thì người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa trị tiểu nhiều lần với nguyên liệu là các vị thuốc Bắc kết hợp. ☛ Bài thuốc 1. Trị tiểu nhiều lần cả ngày và đêm Các vị thuốc: Kim anh tử, thỏ ti tử, ích trí nhân, khiếm thực, phá cố chỉ: mỗi vị 12g Tiểu hồi hương: 5g Xà sàng: 8g Cam thảo: 3g. Kim anh tử Cách làm: Cho các nguyên liệu vào bình hãm với 1 lit nước sôi nóng. Hãm khoảng 30 – 60 phút thì chắt dùng uống trực tiếp. Ngày hãm 2 – 3 lần tới khi nước thuốc nhạt thì thôi. Dùng nước thuốc uống thay nước lọc hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang sẽ thấy chứng đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm giảm dần. ☛ Bài thuốc 2. Trị tiểu nhiều lần, giúp bổ thận, bổ khí Các vị thuốc: Bạch truật, thục địa, ngũ gia bì, phòng sâm, khiếm thực, sơn thù: mỗi vị 12g Bạch linh, thỏ ti tử, trạch tả: mỗi vị 10g Tang diệp (lá dâu tằm): 16g Cách sắc thuốc: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát nước con. Tiến hành sắc cạn còn khoảng 1 bát thì ngừng, chắt nước thuốc ra một tô lớn. Tiếp tục thực hiện sắc lần 2 và 3 (giống lần đầu). 3 bát nước thuốc thu được đem trộn đều rồi lại chia thành 3 phần bằng nhau. Cách uống thuốc: Chia uống 3 lần trong ngày, uống sau ăn 30 phút. Mỗi lần uống 1 bát con thuốc. Ngày uống 1 thang. ☛ Bài thuốc 3. Trị tiểu nhiều lần do bàng quang, thận bị hư hàn Các vị thuốc: Sơn dược (củ mài), Ô dược, Ích trí nhân: mỗi vị 250g. Cách làm: Cho các vị thuốc vào tán nhỏ thành dạng bột rồi trộn đều. Bỏ vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp bảo quản ở nơi mát, khô thoáng. Cách dùng: Mỗi lần đem 8g hỗn hợp thuốc bột vừa làm pha với nước ấm, uống trực tiếp, dùng uống sau ăn. Ngày uống 2 – 3 lần. Kiên trì thực hiện sẽ thấy chứng tiểu nhiều lần dần được cải thiện. Sơn dược (củ mài) tươi ☛ Bài thuốc 4. Bài thuốc từ đảng sâm, tang phiêu tiêu, ích trí nhân,… Các vị thuốc: Đảng sâm, tang phiêu tiêu, phá cố chỉ: mỗi vị 90g. Ích trí nhân, ba kích, thỏ ti tử: mỗi vị 60g. Cách làm: đem nghiền nhỏ tất cả các vị thuốc thành bột mịn rồi trộn đều. Chia bột thuốc thu được thành 10 phần, dùng uống trong 10 ngày. Mỗi phần chia uống trong 3 lần, uống sau ăn. Kiên trì áp dụng sẽ thấy bệnh dần cải thiện. Phương thuốc trị tiểu nhiều lần từ dân gian Trong dân gian cũng có nhiều loại thực phẩm được coi “vị thuốc tự nhiên” có tác dụng trị tiểu nhiều lần hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như: ☛ Uống râu ngô, mã đề Chuẩn bị: Râu ngô, mã đề: mỗi vị 50g. Cỏ mần trầu, kim tiền thảo: mỗi vị 30g. Cách làm: Rửa sạch 4 loại nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 1,5 lit nước. Khi nồi sôi hạ nhỏ lửa và đun âm ỉ thêm 20 phút thì ngưng. Chắt nước sắc râu ngô, mã đề dùng uống trực tiếp thay nước lọc. Có thể đun thêm lần 2 cho tới khi nước thuốc nhạt. Ngày sắc một thang. Kiên trì dùng liên tục khoảng 3 – 4 ngày sẽ thấy chứng tiểu nhiều lần giảm hiệu quả. Bài thuốc Nam trên không chỉ có tác dụng chữa trị tiểu nhiều lần mà có thể áp dụng với những trường hợp bị nóng trong gây ra các rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu, tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt, són tiểu… ☛ Trị tiểu nhiều lần bằng câu kỷ tử Chuẩn bị: 15g câu kỷ tử. Cách làm: Cho câu kỷ tử vào sắc với 600ml nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút thì ngừng. Dùng nước sắc câu kỷ tử thu được chia uống thành nhiều lần trong ngày sẽ thấy chứng đi tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết… thuyên giảm đáng kể. Câu kỷ tử ☛ Sử dụng giá đỗ Chuẩn bị: 500g giá đỗ tươi, rửa sạch + 1 muỗng cafe đường trắng. Cách làm: Cho giá đỗ vào nồi luộc chín với 1 lit nước sạch, sau đó cho đường trắng vào khuấy đều. Dùng ăn hết giá đỗ, uống hết nước luộc trong ngày. Lưu ý chia nhỏ ăn và uống thành nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt. Những lưu ý khi dùng thuốc chữa trị tiểu nhiều lần Một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc trị tiểu nhiều lần người bệnh nên biết như: Đối với việc dùng các loại thuốc Tây y. Người bệnh không tự ý uống thuốc tự trị bệnh tại nhà. Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần cần được sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn của bệnh nhân. Người bệnh không tự ý thay đổi liều dùng thuốc nhiều hoặc ít hơn so với chỉ định, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Đối với các bài thuốc Đông y. Tương tự như thuốc Tây y, trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y cũng cần sự thăm khám, chẩn bệnh từ thầy thuốc. Bởi thuốc Đông y tuy ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y nhưng nếu không sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh thì sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không dùng quá liều lượng và cần kiên trì dùng trong thời gian nhất định mới có thể đạt hiệu quả. Bởi tác dụng thuốc Đông y thường mang lại lâu hơn so với thuốc Tây y. Đối với các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian thường ít có tác dụng với người bệnh mắc tiểu nhiều lần có nguyên nhân do các bệnh lý. Bởi các bài thuốc trị tiểu nhiều lần từ dân gian có chất kháng sinh không mạnh nên thường chỉ phù hợp điều trị tiểu nhiều lần do chứng nóng trong người hoặc các nguyên nhân không phải bệnh lý gây ra. Trường hợp người bệnh bị tiểu nhiều lần mà sử dụng các bài thuốc dân gian không đỡ thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa và lựa chọn các thuốc chữa trị tiểu nhiều khác. Dù lựa chọn điều trị tiểu nhiều lần theo thuốc nào, trước hết người bệnh cũng cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh (Ảnh minh họa) Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc chữa trị tiểu nhiều lần, người bệnh nên kết hợp các thói quen sinh hoạt tốt giúp hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh như: Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lit nước/ngày để hệ tiết niệu hoạt động bài trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Không uống nhiều nước sau 21h để tránh tình trạng tiểu đêm. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và các thực phẩm có tính mát trong thực đơn hàng ngày. Không ăn hoặc hạn chế ăn các đồ ăn tính nóng, các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, các đồ uống không có lợi như: rượu, bia, đồ uống có gas… Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Dành thời gian vận động, luyện tập thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục chứng tiểu nhiều lần ở nam giới Bên cạnh đó, nếu bạn bị tiểu nhiều lần do: U xơ tiền liệt tuyến Tuổi tác gặp phải vấn đề rối loạn tiểu tiện Bạn nên cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo để làm giảm số lần tiểu nhiều lần và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Hai công dụng này đã được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW và được hàng nghìn khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua. Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ các thành phần thảo dược có trong sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu có thể kể tới là Náng hoa trắng và Ngải nhật, kết hợp với các vị Sài hồ nam, Hải trung kim, đơn kim, lá hoa Ban,… Các thành phần này hiệp đồng với nhau, tạo nên tác dụng đa chiều, toàn diện; giúp làm giảm nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới đồng thời giúp hạn chế sự phì đại của khối u xơ. Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Vương Bảo là thuốc gì? >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tổng kết Có nhiều loại thuốc trị tiểu nhiều lần khác nhau, như: thuốc Tây y, thuốc Đông y hay các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, để thuốc đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, trước hết bạn cần đi khám để xác định được nguyên nhân bệnh của mình và trong quá trình điều trị, cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã đề ra. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258. Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Cách thực hiện

Bấm huyệt chữa bí tiểu là phương pháp được nhiều người sử dụng và đã mang đến hiệu quả trong y học cổ truyền. Đây là phương pháp không cần sử dụng nhiều thiết bị, không xâm nhập cơ thể, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh trong quá trình điều trị. Vậy cách thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểu như thế nào? Mục lụcI. Bấm huyệt chữa bí tiểu là gì?II. Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không?III. Cách bấm huyệt chữa bí tiểu3.1 Đối tượng chống chỉ định với bấm huyệt chữa bí tiểu3.2 Quy trình bấm huyệt chữa bí tiểu3.3 Một số thể bệnh thường gặpIV. Hướng dẫn thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểuV. Lưu ý khi chữa bệnh bí tiểu bằng phương pháp bấm huyệtVI. Kết hợp bấm huyệt với Vương Bảo để hỗ trợ điều trị bí tiểu I. Bấm huyệt chữa bí tiểu là gì? Theo một vài số liệu thống kê, tình trạng bí tiểu ở nam giới nhiều hơn gấp 10 lần so với nữ giới. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 40-83 tuổi. Trên 30% nam giới ở độ tuổi 80 có khả năng bí tiểu cấp tính ít nhất một lần. Vậy thế nào là phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu. Hãy đọc tiếp nội dung để tìm câu trả lời. Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, chỉ sử dụng tay tác động lên vị trí của các huyệt đạo trên cơ thể để điều trị bệnh. Các huyệt đạo có mối quan hệ mật thiết với nhau nên bấm huyệt được xem là phương pháp lưu thông khí huyết, giúp người bệnh thư giãn, dễ chịu hơn, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, chữa lành các vùng tương ứng trên cơ thể. Bấm huyệt không những có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bí tiểu hiệu quả mà phương pháp này còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể kết hợp bấm huyệt với các phương pháp chữa bệnh khác như vật lý trị liệu, dùng thuốc để kết quả điều trị khả quan hơn. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt đạo có những công dụng khác nhau, nếu không bấm huyệt đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế người bệnh không nên tự ý bấm huyệt tại nhà. Việc thực hiện phương pháp bấm huyệt cần đến các bác sĩ có chuyên môn và trình độ cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh. II. Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Bấm huyệt chữa bí tiểu mang đến nhiều ưu điểm hiệu quả. Bởi chúng đáp ứng được các nguyên tắc điều trị của chứng bệnh: Điều tiết, cân bằng sự vận hành ở vùng hạ tiểu, bàng quang. Tăng cường khả năng lợi tiểu, hỗ trợ cơ tại vùng bàng quang trở lên co thắt dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm sự căng cứng. Tăng cường chức năng của tạng phủ (tạng thận, bàng quang). Với những lợi ích trên, bấm huyệt chữa bí tiểu được đánh giá là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là bí tiểu. III. Cách bấm huyệt chữa bí tiểu 3.1 Đối tượng chống chỉ định với bấm huyệt chữa bí tiểu Thông thường, bấm huyệt chữa bí tiểu thường phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên áp dụng liệu pháp này: Bị bí tiểu do nguyên nhân cấp tính, đe dọa tới tính mạng và cần phải giải phóng nước tiểu ở trong bàng quang ra ngay Đang có những vết thương lở loét, da không được lành lặn tại các vị trí bấm huyệt. Người bệnh mệt mỏi, không tỉnh táo, đang say rượu, đói bụng,… Phụ nữ mang thai muốn bấm huyệt chữa bí tiểu tại vùng lưng và bụng phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. 3.2 Quy trình bấm huyệt chữa bí tiểu Để chữa bí tiểu bằng bấm huyệt cần phải tiến hành lần lượt các động tác bấm huyệt tại các vị trí: Vị trí các huyệt đạo Trung quản: nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng lên 4 thốn Hạ quản: nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng lên 2 thốn Thiên khu (thiên xu): từ vị trí rốn đo sang 2 bên, mỗi bên 2 thốn Đại hoành: giao điểm giữa đường thẳng ngang qua rốn và đường thẳng dọc qua vú 2 bên. Khí hải: nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng xuống 1,5 thốn Quan nguyên: nằm trên đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng xuống 3 thốn Trung cực: trên đường giữa bụng, từ rốn đo xuống 4 thốn, hoặc từ bờ bên xương mu đo lên 1 thốn. Khúc cốt: nằm ngay chính giữa bờ trên xương mu, hoặc xác định dưới huyệt trung cực 1 thốn. Quy lai: từ dưới rốn 4 thốn (huyệt trung cực), rồi đo ngang ra 2 bên, mỗi bên 2 thốn. Ngoài các huyệt trên thì người thực hiện có thể gia tăng thêm những huyệt đạo khác: Day huyệt: túc tam lý, đản trung, dương lăng tuyền,… Tăng khí hóa, bổ thận, điều tiết bàng quang: thận du, thái khuê, bàng quang du, mệnh môn, ủy dương. Trừ thấp nhiệt: tam âm giaoo, âm lăng tuyền, trung cực,… 3.3 Một số thể bệnh thường gặp Thể phế nhiệt: rối loạn đi tiểu kèm họng khô, phiền khát, rêu lưỡi vàng mỏng,… Bấm huyệt khúc cốt, trung cực, quy lai, hợp cốc, phế du, khúc trì, đản trung,… Thể khí trệ huyệt ứ: sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc khi tình chí uất giận thì đột ngột tiểu tiện khó khăn, đau bụng, đầy trướng, dễ buồn phiền, cáu giận,… Bấm huyệt khúc cốt, Trật biên, trung cực, côn lôn, bàng quang du,… Thể thận hư: người bệnh thường lớn tuổi, triệu chứng lâu ngày, tiểu ít, khó khăn kèm đau mỏi lưng, tóc bạc,… Bấm huyệt trung cực, khúc cốt, quan nguyên, dương lăng tuyền, khí hải, tam lý, tam âm giao,… IV. Hướng dẫn thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểu Cách thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểu như sau: Người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa, hai chân hơi co lên. Sau đó người thực hiện bấm huyệt sẽ xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vụng bụng của người bệnh. Bấm các huyệt: trung quản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quan nguyên, khí hải, quy lại. Day các huyệt: đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền. Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau: Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 – 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp. Để điều trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: châm cứu, uống thuốc,… . Ngoài ra người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dường để bệnh tình được cải thiện nhanh hơn. ➤Xem thêm: Bí tiểu nên uống gì? V. Lưu ý khi chữa bệnh bí tiểu bằng phương pháp bấm huyệt Thực hiện đúng kĩ thuật và đúng huyệt mới đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn cơ sở Y học cổ truyền có uy tín. Người thực hiện bấm huyệt là bác sĩ Đông y có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Không nên tự ý bấm huyệt tại nhà, vì xác định sai huyệt và bấm quá mạnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà thời gian điều trị nhanh hay chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện liệu trình để đạt được kết quả tố t nhất. Nên đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để tiến hành bấm huyệt điều trị Quan trọng là phải xem xét kỹ càng chỉ định và chống chỉ định của bấm huyệt chữa bí tiểu. Hơn nữa, trị liệu này hầu như chỉ hỗ trợ đối với các trường hợp rối loạn tiểu tiện. Đối với tình trạng nhẹ có thể được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không cải thiện mà tình trạng ngày càng nặng thì nên suy xét kết hợp phương pháp điều trị khác như thuốc, đặt sonde tiểu, phẫu thuật… Nếu là nguyên nhân cụ thể như viêm nhiễm, sỏi tiết niệu… bệnh nhân cần được điều trị nguyên nhân tích cực bởi các liệu pháp như thuốc kháng sinh, giảm kích thước sỏi… Bên cạnh thực hiện bấm huyệt điều trị, người bệnh cần có thói quen và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý; như uống đủ nước, tránh rượu bia, thư giãn, vận động phù hợp… Khi thực hiện thao tác phải dựa vào đáp ứng của đối tượng. Không nên quá thô bạo hay quá nhẹ nhàng, xác định sai huyệt… Điều này vừa không mang đến lợi ích mà còn gây ra các rủi ro không mong muốn. ☛ Tham khảo thêm: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà VI. Kết hợp bấm huyệt với Vương Bảo để hỗ trợ điều trị bí tiểu Ngoài bấm huyệt để chữa trị bệnh bí tiểu, người mắc bệnh có thể tham khảo thêm TPCN Vương Bảo để hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (trong đó có bí tiểu). Vương Bảo là TPCN với 100% thành phần tự nhiên từ các loại thuốc Nam như: cây Náng hoa trắng, Rau tàu bay, Sài hồ nam, Hải trung kim kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: bí tiểu, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Mua Vương Bảo nhanh nhất, giao hàng tại nhà BẤM VÀO ĐÂY Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY Trên đây là những thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết thêm. Chia sẻ12 Tweet Chia sẻ

Kiến thức cơ bản về tình trạng bí tiểu mãn tính

Bí tiểu nói chung hay bí tiểu mãn tính nói riêng là tình trạng bệnh khá phổ biến mà bất cứ ai cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể gặp phải. Tình trạng bí tiểu mãn tính sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh.Vậy bí tiểu mãn tính là gì? Những thông tin về tình trạng này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mục lụcBí tiểu mãn tính là gì?Nguyên nhân gây bí tiểu mãn tínhDo đang mắc một số bệnh lýDo tác dụng phụ của thuốcDo có vấn đề về thần kinhDo ảnh hưởng của phẫu thuậtTriệu chứng của bí tiểu mãn tínhBí tiểu mãn tính gây nên những ảnh hưởng gì?Cách chẩn đoán bí tiểu mãn tínhĐiều trị bí tiểu mãn tính thế nào hiệu quả?Đặt ống thông tiểuNong niệu đạoSử dụng thuốcSử dụng phương pháp phẫu thuậtCách phòng ngừa bí tiểu mãn tính Bí tiểu mãn tính là gì? Bí tiểu là tình trạng mà bạn buồn tiểu nhưng không thể nào đi tiểu một cách dễ dàng được. Tình trạng bí tiểu gây cảm giác khó chịu, căng tức bàng quang khi người bệnh buồn đi tiểu. Nó có thể gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần. Bí tiểu không chỉ là vấn đề của nam giới mà nó có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, trong đó nam giới trên 80 tuổi dễ mắc bệnh này nhất. Khoảng 30% trong số họ bị bí tiểu ở độ tuổi này. Có hai loại bí tiểu: cấp tính và mãn tính. Cấp tính là tạm thời hơn và mãn tính có thể kéo dài trong một thời gian dài. Nếu bạn bị bí tiểu mãn tính, nó có thể giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn nhưng không làm trống hoàn toàn bàng quang. Nếu các triệu chứng mới hoặc cấp tính, nó được gọi là bí tiểu cấp tính và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không có thể gây bí tiểu mãn tính sẽ khó chữa hơn. Bí tiểu mãn tính không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, bạn cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. ☛ Tham khảo thêm tại: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính Nguyên nhân gây bí tiểu mãn tính Theo các chuyên gia bí tiểu mãn tính được hình thành do bí tiểu cấp tính không được điều trị kịp thời hiệu quả phát triển đến giai đoạn mãn tính. Ngoài ra bệnh còn được gây ra bởi những nguyên nhân sau: Do đang mắc một số bệnh lý Bí tiểu mãn tính kèm theo nhiều biểu hiện rối loạn đường tiểu xuất hiện khi bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý. Cụ thể như: Ở nữ giới: Bí tiểu mãn tính là triệu chứng của viêm đường tiết niệu, phổ biến là viêm niệu đạo, viêm bàng quang Ở nam giới: Ngoài ra những bệnh về tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,…cũng là nguyên nhân gây bí tiểu. Bởi tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang, niệu đạo, khi bị tổn thương sẽ chèn ép niệu đạo, bàng quang. Bên cạnh bí tiểu nam giới còn đau vùng bìu, có máu trong nước tiểu, tinh dục, đau khi xuất tinh. Do tác dụng phụ của thuốc Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây bí tiểu. Phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn cơ và thuốc nội tiết tố. Do có vấn đề về thần kinh Để chúng ta đi tiểu, các tín hiệu được gửi từ não rồi qua tủy sống, các dây thần kinh xung quanh đến bàng quang và cơ vòng, sau đó phản hồi trở lại. Nếu một hoặc nhiều tín hiệu thần kinh này bị lỗi, nó có thể gây bí tiểu. Một số nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề về dây thần kinh ở bàng quang là: đột quỵ, chấn thương não hoặc tủy sống, sinh con, bệnh tiểu đường lâu năm, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson,… Do ảnh hưởng của phẫu thuật Thống kê cho thấy phẫu thuật các vấn đề trực tràng, thay khớp háng, phẫu thuật trĩ hoặc phẫu thuật viêm ruột thừa ở phụ nữ thường có thể dẫn đến bí tiểu ngay sau đó. Một phần của vấn đề là do tác dụng phụ của thuốc mê. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: 8 nguyên nhân gây bí tiểu thường gặp nhất Triệu chứng của bí tiểu mãn tính Tình trạng bí tiểu mãn tính có thể có triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau: Đi tiểu một cách khó khăn Gây cảm giác đau đớn vùng chậu, niệu đạo Đau dữ dội, khó chịu ở bụng dưới Số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần mỗi ngày Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu, dòng nước tiểu yếu hay gián đoạn Cần đi tiểu khẩn cấp nhưng lại rất ít khi thành công Vẫn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa tiểu xong Không cảm nhận được khi bàng quang đầy Khó chịu nhẹ, liên tục ở đường tiết niệu và bụng dưới Có xu hướng tiểu đêm nhiều lần Áp lực tăng lên ở vùng bụng, không tự chủ với việc đi tiểu. Bí tiểu mãn tính gây nên những ảnh hưởng gì? Bí tiểu mãn tính nếu không được khám chữa kịp thời thì có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như: Ảnh hưởng đến cuộc sống: Tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần đều khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có thể mất tập trung trong công việc. Điều này dẫn đến cuộc sống bị đảo lộn và giảm hiệu quả công việc. Ảnh hưởng đến sức khỏe:Bí tiểu mãn tính là triệu chứng của nhiều bệnh lý như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt Tổn thương bàng quang: Hiện tượng này diễn ra lâu ngày khiến bàng quang bị căng quá mức. Kết quả là các cơ mất khả năng co bóp vốn có và bị tổn thương vĩnh viễn. Tổn thương thận: Bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào thận. Điều này có thể khiến thận bị úng nước, suy giảm chức năng và gây tổn thương hoặc sẹo. ☛ Tham khảo thêm tại: Bí tiểu có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán bí tiểu mãn tính Bí tiểu mãn tính có rất nhiều trường hợp không có dấu hiệu rõ ràng khiến cho nhiều người không nhận ra, vì vậy để chắc chắn bạn cần đi khám và được các bác sĩ  chỉ định làm một số vấn đề như sau: Khám sức khỏe: Bác sĩ của bạn thường có thể chẩn đoán bí tiểu bằng cách lấy tiền sử chi tiết về các triệu chứng của bạn và thực hiện kiểm tra thể chất vùng bụng dưới. Nếu có căng tức bàng quang, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị bí tiểu. Siêu âm: Đo lượng nước tiểu còn lại sau khi đi tiểu bằng siêu âm. Bác sĩ của bạn cũng có thể sử dụng ống thông để đo lượng không gian còn lại trong bàng quang của bạn. Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi bàng quang, nó xác định những bất thường ở niệu đạo và bàng quang. Chụp CT: Tìm hiểu xem bạn có bị sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, khối u hay không. Kiểu tra niệu động học bao gồm: đo dòng chảy, Nghiên cứu lưu lượng áp lực và điện cơ ☛ Tham khảo thêm tại: Khám bí tiểu ở đâu? Điều trị bí tiểu mãn tính thế nào hiệu quả? Với tình trạng bí tiểu mãn tính nếu để lâu sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc tệ hơn là gặp phải những biến chứng, với tình trạng này các bác sĩ sẽ có những cách khác nhau, các bạn có thể tham khảo: Đặt ống thông tiểu Đặt ống thông tiểu giúp giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang, nhưng bác sĩ sẽ tránh đặt ống thông tiểu trong thời gian dài để tránh các biến chứng. Nong niệu đạo Dùng điều trị hẹp niệu đạo. Bác sĩ của bạn sẽ thực hiện thủ thuật này bằng cách chèn ống hoặc tiêm một quả bóng nhỏ vào đầu ống thông bên trong niệu đạo. Điều này sẽ mở niệu đạo và giúp đi tiểu dễ dàng hơn. Sử dụng thuốc Thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang. Thuốc ức chế 5-alpha giúp ngăn chặn sự phát triển của tuyến tiền liệt, từ đó cải thiện dòng nước tiểu. Thuốc chẹn alpha điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt bằng cách làm giãn các cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp đi tiểu dễ dàng hơn. Sử dụng phương pháp phẫu thuật Nếu thuốc và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật có thể được chỉ định. Một số thủ tục phẫu thuật thường được thực hiện là: Bạn có thể nói các thủ tục tối thiểu, hoặc lỗ khóa, hoặc ít xâm lấn được thực hiện thông qua khoa tiết niệu Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ phần thịt đã làm hói niệu đạo. Nó thường làm giảm các triệu chứng bao gồm khó tiểu, đau và tiểu đêm Cắt niệu đạo để mở niệu đạo Phẫu thuật nâng bàng quang hoặc trực tràng vào vị trí bình thường ☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà Cách phòng ngừa bí tiểu mãn tính Để  phòng tránh tình trạng bí tiểu mãn tính hiệu quả các bạn có thể tham khảo thực hiện những biện pháp đơn giản như sau: Hình thành thói quen đi vệ sinh tốt: nhiều người có thói quen nhịn đi vệ sinh mà không đi ngay, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến bàng quang cũng như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó hãy đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Tập các bài cơ sàn châu như kegel: bài tập này sẽ giúp tăng sức khỏe cho cơ này từ đó giúp tăng cường chức năng của bàng quang. Có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: ăn nhiều rau xanh, uống đủ lượng nước mỗi ngày đồng thời tránh những chất kích thích, đồ  ăn cay nóng như trà, cà phê, ớt, rượu, bia,… Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng bí tiểu mãn tính mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản về tình trạng bí tiểu mẫn tính này. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp hoặc đang gặp vấn đề với việc đi tiểu, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới số tổng đài miễn phí 1800 1258 để được giải đáp thêm. Chia sẻ12 Tweet Chia sẻ

Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không?

Trong điều kiện bình thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm, nước tiểu chảy thành một dòng và không có bọt. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau, từ chế độ ăn uống, thuốc men đến bệnh tật có thể gây ra tiểu nhiều tia có bọt. Mục lục1. Tiểu nhiều tia có bọt có thường gặp không?2. Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không?3. Tiểu nhiều tia có bọt do bệnh gì?3.1. Sỏi thận3.2. Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm3.3. Tăng sản tuyến tiền liệt3.4. Có protein trong nước tiểu4. Điều trị tiểu nhiều tia có bọt4.1. Thay đổi lối sống4.2. Thuốc men4.3. Phẫu thuật4.4. Phương pháp hỗ trợ Tiểu nhiều tia có bọt có thường gặp không? Tiểu nhiều tia có bọt là một hiện tượng gồm hai triệu chứng: tiểu nhiều tia và tiểu có bọt. Trong đó: – Tiểu nhiều tia là tình trạng dòng nước tiểu của một người đột nhiên bị chảy thành nhiều dòng khác nhau trong quá trình đi tiểu. Tiểu nhiều tia có thể xảy ra khi niệu đạo bị chặn, khi áp lực dòng nước tiểu quá cao hoặc quá thấp,… – Tiểu có bọt đặc trưng bởi sự xuất hiện và tồn tại của nhiều lớp bong bóng nhỏ đến trung bình trong nước tiểu khi chúng được thải vào bồn cầu. Thường xảy ra khi tốc độ của dòng nước tiểu nhanh (giống như nước sủi bọt khi chảy nhanh từ vòi), khi nước tiểu quá cô đặc hoặc khi nước tiểu có quá nhiều protein (chẳng hạn như albumin), protein trong nước tiểu sẽ phản ứng với không khí và tạo ra bọt. Như vậy, tiểu nhiều tia có bọt có thể xảy ra đồng thời khi: Áp lực dòng tiểu cao hoặc khi niệu đạo bị chặn và nước tiểu của bạn quá cô đặc hay có nhiều protein.   Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không? Tiểu nhiều tia có bọt không nguy hiểm nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp phải hiện tượng này hoặc nó chỉ diễn ra trong vòng một vài ngày, bong bóng trong nước tiểu tan nhanh và không kèm theo triệu chứng gì khác. Tiểu nhiều tia có bọt trong trường hợp này có thể chỉ là do tinh dịch khô đọng lại trong niệu đạo, từ đó chặn đường ra của dòng nước tiểu, khiến áp lực dòng tiểu tăng tốc và tách ra làm nhiều tia, gây bọt. Tiểu nhiều tia có bọt sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu bạn có một hoặc một vài triệu chứng kèm theo dưới đây: Tiểu nhiều tia có bọt xuất hiện thường xuyên, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng; Bọt trong nước tiểu nhiều và không tan/tan chậm; Có các triệu chứng rối loạn tiết niệu: tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu gấp, tiểu không hết,… Bị phù các chi, mặt và bụng Mệt mỏi Chán ăn Nước tiểu có màu đục hoặc sẫm màu hơn .v.v. Trong trường hợp này bạn nên đi khám, bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh lí tiềm ẩn. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bệnh lí thường gặp gây tiểu nhiều tia có bọt. Tiểu nhiều tia có bọt do bệnh gì? Tiểu nhiều tia có bọt có thể là triệu chứng của một số bệnh lí liên quan đến hệ tiết niệu (Ảnh minh họa) Sỏi thận Nhiệm vụ của sỏi thận là lọc máu và tạo ra nước tiểu, sau đó loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bất kì bệnh lí nào hoặc vấn đề y tế nào ảnh hưởng đến chức năng thận (như nhiễm trùng thận, suy thận hoặc sỏi thận) đều có thể gây ra nước tiểu có bọt. Ngoài ra, nếu sỏi thận di chuyển từ thận xuống bàng quang rồi tới niệu đạo và mắc kẹt tại đây thì nó còn có thể gây phân tách dòng nước tiểu, dẫn tới tiểu nhiều tia. Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm Hẹp niệu đạo là tình trạng một phần của niệu đạo bị thu hẹp lại hơn so với những phần khác. Hẹp niệu đạo thường xảy ra sau khi bị viêm nhiễm, thường là do vi khuẩn lậu cầu trú ẩn và gây bệnh, lâu ngày gây xơ sẹo làm chít hẹp niệu đạo nhiều chỗ; hoặc do nhiễm khuẩn bao quy đầu, xảy ra do lây chéo sau quan hệ tình dục. Chít hẹp niệu đạo có thể làm dòng nước tiểu phân tách nhiều tia đồng thời vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nước tiểu có bọt. Tăng sản tuyến tiền liệt Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi, bệnh này được định nghĩa là sự gia tăng về kích thước của tuyến tiền liệt khi nam giới già đi. Thông thường, nếu tuyến tăng sản ít, nó có thể không gây ra triệu chứng gì đáng kể, nhưng nếu tuyến tăng sản nhiều chèn ép vào bàng quang hoặc niệu đạo, nó có thể gây ra tiểu nhiều tia. Ngoài ra, nếu bạn có thêm tình trạng viêm nhiễm khác, bạn sẽ gặp triệu chứng tiểu nhiều tia có bọt.   Có protein trong nước tiểu Quá nhiều protein trong nước tiểu sẽ khiến nước tiểu nổi bọt vì protein phản ứng với không khí. Protein xuất hiện trong nước tiểu khi có tình trạng tăng lưu lượng máu tới thận. Sự hiện diện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu không tốt cho thận và cho thấy thận của bạn bị tổn thương. Phổ biến nhất là do: bệnh thận đái tháo đường, bệnh thận màng,… Điều trị tiểu nhiều tia có bọt Để điều trị tiểu nhiều tia có bọt, đầu tiên cần chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Sau đó, tùy thuộc vào bệnh lí mà bạn gặp phải, sức khỏe tổng thể cũng như điều kiện vật chất của cơ sở khám chữa bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Để tìm được nguyên nhân gây tiểu nhiều tia có bọt, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây: Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm nước tiểu 24h (Bạn sẽ cần thu thập tất cả nước tiểu mà cơ thể tạo ra trong cả ngày). Siêu âm thận, bàng quang .v.v. Về phương pháp điều trị, dưới đây là một số phương pháp phổ biến: Thay đổi lối sống Nếu bạn bị tiểu nhiều tia có bọt do tinh dịch khô chặn niệu đạo thì bạn không cần phải lo lắng và làm gì, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Nếu bạn uống quá ít nước khiến nước tiểu cô đặc, dẫn tới tiểu nhiều tia có bọt thì bác sĩ sẽ khuyên bạn cần tăng cường lượng nước uống, khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày và tăng thêm khi bạn tập thể dục thể thao. Bạn nên uống nhiều nước để tránh nước tiểu trở nên cô đặc (Ảnh minh họa) Thuốc men Có nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị tình trạng mà bạn gặp phải, chẳng hạn như: Với bệnh sỏi thận: thuốc chẹn alpha giúp đào thải sỏi thận ra ngoài; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau. Với tăng sản tuyến tiền liệt: thuốc chẹn alpha giúp làm giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt để bạn đi tiểu dễ dàng hơn; thuốc ức chế 5-alpha reductase ngăn chặn sản xuất các nội tiết tố làm tuyến tiền liệt tăng sản. Không có thuốc để điều trị hẹp niệu đạo. Phẫu thuật Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số chỉ định đặc biệt khác. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, ví dụ: Phẫu thuật điều trị sỏi thận: tán sỏi thận qua da, nội soi niệu quản để lấy sỏi thận ra ngoài Phẫu thuật điều trị tăng sản tuyến tiền liệt: cắt khối tăng sản tuyến tiền liệt qua ống niệu đạo, rạch bỏ tuyến tiền liệt tăng sản qua cổ bàng quang, nút mạch tuyến tiền liệt, mổ mở tuyến tiền liệt. (Đọc thêm: Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt) Phẫu thuật chữa hẹp niệu đạo: phẫu thuật nong niệu đạo, phẫu thuật tái tạo niệu đạo. .v.v. Phương pháp hỗ trợ Song song với các phương pháp điều trị trên, cũng có một số phương pháp hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đây thường là các sản phẩm thuộc nhóm TPCN, có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên lành tính, an toàn với người sử dụng. Chẳng hạn, sản phẩm Vương Bảo dùng cho nam giới trong độ tuổi trung niên và cao niên bị tăng sản tiền liệt tuyến (phì đại tiền liệt tuyến). Với thành phần chính là Náng hoa trắng cùng với các loại dược liệu như: Ngải nhật, Tàu bay, Sài hồ nam, Đơn kim, Ngũ sắc,… Vương Bảo hướng tới hai công dụng chính: Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Hỗ trợ cải thiện nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới như: tiểu nhiều tia, tiểu đêm, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt… Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW. Hơn thế nữa, với hơn 8 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo đã được kiểm chứng thực tế bởi hàng nghìn khách hàng khắp cả nước. Một khảo sát của báo Thời Đại Kinh tế cho kết quả Vương Bảo được 93,5% khách hàng hài lòng khi sử dụng. Để đặt mua Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY Để xem danh sách nhà thuốc có Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY Tiểu nhiều tia có bọt nếu thỉnh thoảng xuất hiện thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, như: sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo, tăng sản tuyến tiền liệt,… Nếu còn bất kì vấn đề thắc mắc nào, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu nhiều tia ở nam giới Nên làm gì? Tiểu rắt và tiểu nhiều lần do đâu? Điều trị thế nào? Bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khắc phục bằng cách nào? Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới - Nên làm gì?

Tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới là một triệu chứng thường gặp. Điều này gây ra sự bất tiện vì nước tiểu không chảy xuống bồn tiểu mà đi khắp nơi. Không chỉ vậy, tiểu nhiều tia còn có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn liên quan đến đường tiết niệu. Mục lục1. Thế nào là tiểu nhiều tia?2. Nguyên nhân tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới2.1. Xuất tinh2.2. Áp lực dòng tiểu thấp2.3. Hẹp bao quy đầu2.4. Bệnh hẹp niệu đạo2.5. Nguyên nhân khác3. Nên làm gì nếu bị tiểu nhiều tia trong ngày?4. Các phương pháp điều trị Thế nào là tiểu nhiều tia? Tiểu nhiều tia là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nước tiểu của một người bị phân chia (tách) ra thành hai hoặc nhiều dòng chảy. Tiểu nhiều tia có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, tuy nhiên nó thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Nguyên nhân tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới Đối với những người khỏe mạnh, dòng nước tiểu sẽ đồng nhất, chỉ chảy một dòng. Vì thế, việc đi tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới là một bất thường. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này: Xuất tinh Hầu hết nam giới đều gặp tình trạng tiểu thành nhiều tia vài phút hoặc vài giờ sau khi xuất tinh. Hiện tượng này được giải thích rằng: Sau khi tinh dịch được giải phóng trong quá trình xuất tinh ở nam giới, do tích chất đặc và dính của nó, một lượng ít tinh dịch có thể mắc kẹt ở trong niệu đạo và khô lại. Tinh dịch khô chặn đường đi của nước tiểu, từ đó làm thay đổi hướng đi của dòng tiểu, khiến chúng tách ra thành hai hay nhiều tia. Tình trạng này không phải lúc nào cũng xảy ra khi xuất tinh. Áp lực dòng tiểu thấp Thông thường, khi ta đi tiểu, dòng tiểu sẽ bắt đầu từ từ rồi tăng tốc dần cho đến khi bàng quang gần trống. Sau đó nó chậm dần lại cho đến khi bàng quang trống hoàn toàn. Tuy nhiên nếu có vấn đề ở đường tiết niệu, áp lực dòng chảy sẽ thấp đi, khi không có áp lực tăng tốc nhanh, dòng nước tiểu rất dễ phân thành nhiều tia. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến áp lực dòng tiểu thấp ở nam giới là do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Tăng sản tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt tăng trưởng về kích thước khi nam giới già đi, chèn ép lên niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Khi niệu đạo bị chèn ép, dòng nước tiểu sẽ bị gián đoạn, chảy chậm lại, dẫn tới tiểu thành tia nhiều lần trong ngày. Hẹp bao quy đầu Bao quy đầu là lớp da bao phủ đầu đầu của dương vật. Khi sinh ra, bao quy đầu dính hoàn toàn vào dương vật. Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tách ra và có thể rút lại. Hẹp bao quy đầu được định nghĩa là bao quy đầu không có khả năng co rút, khiến nó che lấp đầu dương vật và chỉ để lộ ra một lỗ tiểu nhỏ. Điều này có thể gây cản trở dòng nước tiểu và gây ra tiểu nhiều tia ở nam giới. Bệnh hẹp niệu đạo Hẹp niệu đạo thường xảy ra khi niệu đạo có vi khuẩn (song cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, E Coli,…) ẩn náu, gây viêm niệu đạo, lâu ngày để lại sẹo gây chít hẹp niệu đạo ở nhiều nơi. Khi niệu đạo, dòng nước tiểu sẽ trở nên yếu và có thể bị tách thành nhiều tia. Hẹp niệu đạo còn có thể là di chứng do chấn thương niệu đạo, sau các thủ thuật lấy sỏi niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, sau phẫu thuật bóc tách u xơ tuyến tiền liệt,… Nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân thường gặp kể trên, tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới còn có thể xảy ra do các nguyên nhân ít gặp dưới đây: Rò niệu đạo bẩm sinh Áp lực bài tiết cao do bàng quang hoạt động quá mức Ung thư tuyến tiền liệt Dây thần kinh bàng quang bị tổn thương U nang bàng quang Ung thư túi thừa niệu đạo .v.v. Nên làm gì nếu bị tiểu nhiều tia trong ngày? Tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới thường không có gì đáng lo ngại nếu: Chúng chỉ xuất hiện ít ngày hoặc chỉ xuất hiện rải rác một vài lần trong năm Bạn không có thêm bất kì triệu chứng tiết niệu nào khác Tiểu nhiều tia thường không nguy hiểm và là vấn đề phổ biến, đặc biệt nếu bệnh nhân còn trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu nhiều tia kèm một trong các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám: Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu Đi tiểu thường xuyên Tiểu ra máu Tiểu rắt Cảm giác tiểu không hết Tiểu khó Tiểu gấp Tiểu không tự chủ .v.v. Ngoài ra, bạn cần cấp cứu ngay nếu: Sốt cao trên 39 độ hoặc có cảm giác ớn lạnh Lờ đờ Buồn nôn, nôn Không thể đi tiểu Tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn bị tiểu nhiều tia kèm theo các triệu chứng tiết niệu khác thì nên đi khám (Ảnh minh họa) Các phương pháp điều trị Để có phương pháp điều trị tiểu nhiều tia ở nam giới hiệu quả, đầu tiên bạn cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Để chẩn đoán được, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định bạn làm một số xét nghiệm cần thiết như Đo niệu động học Đo áp suất điểm rò rỉ Uroflowmetry (để đo thể tích và tốc độ nước tiểu) Đo lượng nước tiểu còn lại sau khi đi tiểu Điện cơ (để đo hoạt động điện của các dây thần kinh và cơ xung quanh bàng quang) Siêu âm bàng quang .v.v. Sau đó dựa vào các kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có một phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ tóm lược một số phương pháp điều trị với những nguyên nhân thường gặp: ☛ Áp lực dòng tiểu thấp. Với áp lực dòng tiểu thấp do tăng sản tuyến tiền liệt, tùy thuộc vào mức độ tăng sản mà bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau: – Thay đổi lối sống. Phương pháp này được khuyến nghị cho những bệnh nhân mắc tăng sản tuyến tiền liệt có các triệu chứng nhẹ và cho những người có triệu chứng từ trung bình đến nặng không bị làm phiền bởi các triệu chứng của họ và không gặp phải các biến chứng của tăng sản tuyến tiền liệt. Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà – Điều trị bằng thuốc. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc chẹn alpha. Thuốc này giúp giãn các cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, từ đó giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn, hạn chế tiểu nhiều tia. Thuốc ức chế 5-alpha-reductase. Nhóm thuốc này có khả năng ngăn cơ thể tạo ra loại hormone làm cho tuyến tiền liệt tăng kích thước lên. Điều này có thể giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu và giảm bớt các triệu chứng tiết niệu khác. Chất ức chế Phosphodiesterase-5. Thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng làm trơn các cơ ở bàng quang và tuyến tiền liệt, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng tăng sản. Có nhiều chất ức chế phosphodiesterase-5, nhưng FDA chỉ phê duyệt Tadalafil (Cialis) để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt. – Liệu pháp can thiệp (phẫu thuật). Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ mô tuyến tiền liệt chặn niệu đạo. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và cơ sở vật chất của bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một trong các phẫu thuật sau: Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP) Nẹp niệu đạo bằng dụng cụ Urolift Stent niệu đạo tuyến tiền liệt Nong niệu đạo bằng bóng Nút mạch tuyến tiền liệt .v.v. TURP là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với hầu hết các trường hợp tăng sản tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nam giới từ 65 tuổi trở lên nên dùng thuốc và các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu. Bởi bệnh nhân lớn tuổi có thể có nhiều biến chứng hơn và thời gian hồi phục lâu hơn sau phẫu thuật. – Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Song song với các phương pháp điều trị trên, để giảm nhanh các triệu chứng và hạn chế tuyến tiền liệt tăng sản trở lại sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng thêm sản phẩm viên uống Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược tự nhiên giàu dược tính, giúp hỗ trợ giảm kích thước tăng sản tiền liệt tuyến hiệu quả. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW và được chứng minh có tác dụng tốt hơn thuốc tân dược mà vẫn an toàn, không gây tác dụng phụ. Vương Bảo có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các thuốc tân dược để nâng cao hiệu quả điều trị hoặc có thể sử dụng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt để hạn chế khối u xơ tái phái trở lại. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua sản phẩm, bạn BẤM VÀO ĐÂY ☛ Hẹp bao quy đầu. Nếu bao quy đầu hẹp nhẹ, bạn chỉ cần kiên trì thực hiện co rút bao bằng tay hằng ngày; nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm kem steroid để làm mềm da quy đầu giúp co rút dễ dàng hơn. Nếu bao hẹp nhiều, bạn có thể cần phẫu thuật tạo hình dây hãm hoặc phẫu thuật tạo hình bao quy đầu. Cả hai thủ thuật này đều nhằm mục đích bảo vệ bao quy đầu. Ngoài ra, còn một lựa chọn khác là cắt bao quy đầu – một phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn da quy đầu. ☛ Bệnh hẹp niệu đạo. Có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị chứng hẹp niệu đạo, tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn cũng như tình trạng mô sẹo của bạn. Các phương pháp điều trị phổ biến cho hẹp niệu đạo là: Theo dõi, giám sát tích cực Làm giãn hoặc kéo dài chỗ hẹp để điều trị các triệu chứng Cắt chỗ hẹp niệu đạo Tạo hình niệu đạo, hoặc phẫu thuật tái tạo niệu đạo Tiểu nhiều tia trong ngày ở nam giới là một vấn đề thường gặp và lý do phổ biến nhất của triệu chứng này là do xuất tinh hoặc áp suất dòng tiểu thấp. Nếu bạn gặp phải tình trạng này kèm theo các triệu chứng tiết niệu khó chịu khác thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chia sẻ15 Tweet Chia sẻ

Loading...