Rối loạn tiểu tiện

Tiểu buốt là triệu chứng bệnh gì?

Tiểu buốt, tiểu rắt thường đi kèm với nhau và có ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hiện tượng này thường là dấu hiệu của một số bệnh lý, nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có kết quả tốt hơn. Tiểu buốt dấu hiệu của bệnh lý gì? Những dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt có thể là vấn đề ở thận, bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Ở nam giới, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh dưới đây: Viêm tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ như hạt đậu nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo, là nơi tiết chất dịch làm môi trường cho tinh trùng khi xuất tinh. Bệnh viêm tuyến tiền liệt xảy ra ở độ tuổi trung niên có hoạt động tình dục. Viêm tuyến tiền liệt làm người bệnh gặp phải một số triệu chứng như: Tiểu lắt nhắt nhiều lần Đau buốt khi đi tiểu Đau ran vùng bụng dưới Đau lưng, đau háng, nhức nhối dương vật, tinh hoàn và xuất tinh sớm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là viêm niệu đạo, bang quang, thiếu nước, đặt ống thông hoặc nhiễm virus HIV. Phì đại tuyến tiền liệt Nam giới ở tuổi trung niên thường gặp phải vấn đề này. Do sự phì đại của tuyến tiền liệt gây chèn ép lên niệu đạo là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt ở nam giới. Những điều trên làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận và bàng quang. Những dấu hiệu thường gặp là: Tiểu nhỏ giọt Tiểu lắt nhắt Đau buốt khi tiểu Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh là do tuổi cao, lão hóa, tiền sử gia đình … Viêm bàng quang Đây là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn gây đau và mót tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh có thể lan lên thận và gây viêm thận và đường tiết niệu. Những biểu hiện thường gặp như: Tiểu buốt Cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu Đau xương mu Tiểu rắt, nhiều khi mỗi lần đi tiểu, chỉ ra vài giọt nước tiểu hoặc rất ít nước tiểu Viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Phòng tránh chứng tiểu buốt Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên dưới đây: Uống đủ lượng nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể và bài tiết thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể Nghỉ ngơi hợp lý tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cơ quan sinh dục Quan hệ tình dục an toàn, nên chung thủy một vợ một chồng Nam giới trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, ăn nhiều rau củ quả có tính thanh nhiệt bài trừ độc tố. Khi có những dấu hiệu đầu tiên nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Vuongbao.vn Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần

Đi tiểu đêm nhiều gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, cơ thể dần mệt mỏi và suy nhược do thường xuyên phải tỉnh giấc vào ban đêm. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị hiệu quả chứng tiểu đêm nhiều lần. Thục địa là vị thuốc dùng chữa tiểu đêm nhiều Mục lụcNguyên nhân gây chứng tiểu đêm nhiều lầnTheo y học hiện đạiTheo y học cổ truyềnBài thuốc chữa tiểu đêm nhiều lầnBài 1Bài 2Bài 3Bài 4 (thuốc ngâm rượu)Thuốc điều trị tiểu đêm nhiều lầnSử dụng sản phẩm Vương Bảo giúp cải thiện tình trạng tiểu đêmNên làm gì nếu bị bệnh tiểu đêm nhiều lần? Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm nhiều lần Theo y học hiện đại Thông thường chứng tiểu đêm ở phụ nữ liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung.. còn ở nam giới liên quan đến chứng phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt… Nguyên nhân thường gặp là: Bệnh lý về đường tiết niệu như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, thận mạn tính, rối loạn chức năng bàng quang… Bệnh lý tuyến tiền liệt như u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt Do sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc. Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ… Theo y học cổ truyền Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư và yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Việc điều trị quan tâm đến bổ thận dương. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp. Bài thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần Bài 1 Ngũ gia bì 12g Khiếm thực 12g Thỏ ty tử 10g Thục địa (sao khô) 12g Trạch tả 10g Sơn thù 12g Phòng sâm 12g Bạch linh 10g Bạch truật 12g Tang diệp 16g Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần có tác dụng bổ thận, bổ khí, ổn định và củng cố chức năng của thận dương. Lưu ý: Nếu bệnh nhân bị lạnh lưng và lạnh tay chân gia quế 10g, sinh khương 8g. Bài 2 Bạch biển đậu 12g Cố chỉ 10g Hoài sơn 16g Sơn thù 12g Thục địa (sao khô) 12g Kim anh 12g Hắc táo nhân 12g Viễn chí 12g Liên nhục 12g Đại táo 8 quả Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. giúp bổ tâm thận, ổn định thần kinh trung ương, củng cố sức bền và khả năng cầm cố của thận. Phù hợp cho những người bị mất ngủ kéo dài, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, tiểu đêm nhiều lần. Bài 3 Cẩu tích 12g Tơ hồng xanh 16g Khởi tử 12g Đỗ trọng 10g Hoài sơn 16g Sơn thù 12g Tang ký sinh 16g Ngải diệp 12g Ngũ gia bì 12g Sa sâm 12g Hoàng kỳ 12g Đương quy 16g Bạch truật 16g Mẫu lệ chế 12g Cam thảo 10g Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần có tác dụng bổ thận nạp khí, ôn ấm bàng quang. Chủ trị cho những bệnh nhân thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, sinh ra tiểu đêm, tiểu vặt, tiểu không kiểm soát. Bài 4 (thuốc ngâm rượu) Đỗ trọng, thỏ ty tử, khởi tử, sơn thù, cẩu tích, ngũ gia bì, hoài sơn, liên nhục, biển đậu, thục địa, đương quy, sa sâm, phòng sâm, hắc táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 20g Cam thảo 40g Trần bì 16g Quế 10g Trạch tả 16g Các vị thái nhỏ bỏ vào bình sành. Đổ vào 3 lít rượu để ngâm. Sau 20 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50 – 60ml, chia 2 lần trước bữa ăn dùng cho những người thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, rối loạn chức năng bàng quang, ngủ ít, tim hồi hộp, chân tay lạnh… Lưu ý, đây là rượu thuốc vì vậy cần sử dụng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Thuốc điều trị tiểu đêm nhiều lần Một số loại thuốc có thường được sử dụng để trị tiểu đêm nhiều lần đó là: Thuốc kháng cholinergic: giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức Bumetanide (Bumex®), Furosemide (Lasix®): thuốc lợi tiểu hỗ trợ điều hòa sản xuất nước tiểu Desmopressin (DDAVP®): giúp thận tiết ra ít nước tiểu hơn Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng. Sử dụng sản phẩm Vương Bảo giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu khó, tiểu đêm nhiều, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương cho thấy: Ổn định tiểu đêm chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Nhờ đó sức khỏe người bệnh cải thiện rõ rệt Để tìm hiểu về Vương Bảo, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước) để được hỗ trợ >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Nên làm gì nếu bị bệnh tiểu đêm nhiều lần? Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng của tiểu đêm nhiều lần, hãy đi khám bác sĩ. Việc điều trị phụ thuộc vào loại và nguyên nhân gây tiểu đêm. Cùng với đó, hãy thay đổi một số thói quen sống để hạn chế tình trạng này: Hạn chế uống chất lỏng vào buổi tối (đặc biệt là cà phê, đồ uống có caffein và rượu). Nâng cao chân (giúp ngăn ngừa tích tụ dịch). Mang vớ nén (giúp ngăn ngừa tích tụ chất lỏng). Nguồn:SKDS Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Loading...