Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?

Ngoài việc ăn gì thì tiểu buốt nên uống gì cũng là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Vì thế, bài viết dưới đây, vuong-bao.com sẽ gợi gợi những đồ uống tốt cho bệnh nhân bị đi vệ sinh buốt.

I. Lưu ý về các loại đồ uống cho bệnh tiểu buốt

 – Nên tự tìm ra các loại đồ uống phù hợp với mình

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tiểu buốt, với mỗi nguyên nhân lại cần một chế độ ăn uống khác nhau. Có loại đồ uống phù hợp với tình trạng này, nhưng lại không hợp với tình trạng khác. Vì thế, danh sách các loại đồ uống dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Điều quan trọng là bạn vẫn cần tự thử và lựa chọn cho mình loại đồ uống phù hợp.

tiểu buốt nên uống gì
Tiểu buốt nên uống gì?

Để làm được điều này, bạn nên ghi nhật kí ăn uống, bằng cách: Lập một danh sách các loại đồ uống bạn uống trong ngày, kèm theo thời gian uống và lượng uống. Sau khi uống, mỗi lần đi tiểu, bạn cần ghi lại các triệu chứng của mình, chúng tốt lên hay tệ đi, có kèm theo triệu chứng nào mới không. Bằng cách này, bạn sẽ biết, loại đồ uống nào phù hợp với mình và loại đồ uống nào nên tránh.

Bạn cũng nên biết rằng, đồ uống có thể không mang lại tác dụng ngay lập tức (chẳng hạn làm giảm tình trạng tiểu buốt của bạn ngay sau khi uống). Nhưng chúng sẽ mang lại hiệu quả tích lũy lâu dài, giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm dịu hệ tiết niệu và nhiều lợi ích khác. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tiểu buốt.

 – Nên uống đa dạng

Bạn không nên chỉ uống một loại đồ uống lặp đi lặp lại, thay vào đó, hãy thử và tìm ra đa dạng các loại đồ uống phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, dinh dưỡng mất cân bằng.

 – Một số loại đồ uống có thể làm giảm tác dụng của thuốc

bị tiểu buốt nên uống gì
Ngoài việc ăn gì khi bị tiểu buốt, các loại đồ uống cũng có thể mang lại nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh (Ảnh minh họa)

Có một số loại nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tiểu buốt. Vì thế, bạn nên hỏi trước bác sĩ về các loại đồ uống có thể tương tác với thuốc này. Nếu danh sách gợi ý dưới đây có loại nuóc trùng với khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.

||Xem thêm: Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt

II. Tiểu buốt nên uống gì?

2.1 Uống đủ nước lọc

Uống đủ nước mỗi ngày (Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể và nhiều cơ quan trong cơ thể. Với hệ tiết niệu, nước giúp mang lại nhiều lợi ích như:

đi tiểu buốt uống gì cho khỏi
Nước giúp pha loãng nước tiểu, tránh kích thích bàng quang gây ra tình trạng tiểu buốt (Ảnh minh họa)
  • Đẩy lùi và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo và nhiều bệnh tật khác
  • Ngăn ngừa sỏi thận, tối ưu hóa chức năng thận
  • Giúp vận chuyển dinh dưỡng tới tế bào và các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp chúng khỏe mạnh hơn, nhanh lành bệnh hơn
  • Giúp ngăn ngừa táo bón (là một nguyên nhân gây ra tiểu buốt, tiểu khó)
  • Pha loãng nước tiểu, tránh kích thích bàng quang. (Nếu thiếu nước, nước tiểu của bạn sẽ trở nên cô đặc hơn với nhiều chất thải, các chất thải này có thể kích thích bàng quang gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu không tự chủ hay tiểu gấp)
  • .v.v.

Vì thế, hãy uống đủ nước mỗi ngày.

2.2 Nước ép nam việt quất

Quả nam việt quất có chứa một số hóa chất giúp chống lại virus và vi khuẩn. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, nam việt quất ức chế sự phát triển của bảy loại vi khuẩn, bao gồm cả các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo,…

Nếu bạn muốn thử uống nước ép nam việt quất để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn nên uống nước ép nguyên chất, không đường.

tiểu buốt uống gì
Nước ép nam việt quất có chứa một số hóa chất giúp chống lại virus và vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo. Từ đó làm giảm tình trạng tiểu buốt (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, quả nam việt quất còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể. (Các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến viêm, điều này khiến quá trình chữa lành của cơ thể diễn ra chậm hơn).

Với bệnh viêm bàng quang kẽ, các axit trong quả nam viết quất có thể kích thích bàng quang, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn không nên uống nước ép nam viết quất trong trường hợp này.

||Lưu ý: Một số nghiên cứu cho thấy, nước ép nam viết quật có thể tương tác với một số loại thuốc như warfarin, cyclosporine, flurbiprofen, diclofenac, amoxicillin, ceflacor, midazolam, tizanidine. Vì thế, nếu bạn đang sử dụng một trong các loại thuốc này, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước ép.

2.3 Sữa chua

Sữa chua và các sản phẩm có chứa probiotics giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả hệ tiết niệu.

Probiotics là những vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa probiotics, nó giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh vật, tăng cường sản xuất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch,…

Theo một số nghiên cứu, ăn các sản phẩm có chứa probiotics thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu lên đến 80%.

Một số sản phẩm dạng uống ngoài sữa chua có chứa probiotics là: yakult, proby, Kefir, canh miso, buttermilk,…

2.4 Nước ép lê

Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật có lợi cho hệ tiết niệu. Chẳng hạn như:

  • Giúp chống viêm, tăng cường sức khỏe;
  • Lê chứa một lượng đáng kể axit malic, tiền chất của citrate, có hoạt tính chống oxy hóa. Chế độ ăn uống bổ sung lê, kết hợp với ăn ít muối có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận – một nguyên nhân gây ra tiểu buốt;
  • Lê làm dịu cơn đau bàng quang, thận;
  • Lệ giàu chất xơ giúp phòng tránh táo bón, nhuận tràng;
  • .v.v.
đái buốt uống gì
Chế độ ăn uống bổ sung lê, kết hợp với ăn ít muối có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận – một nguyên nhân gây ra tiểu buốt (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Khi ăn uống với lượng bình thường, nước ép lê gần như an toàn tuyệt đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, loại trái cây này có chứa một lượng fructose cao hơn glucose. Điều này làm cho chúng trở thành thực phẩm có FODMAP cao, tức là chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men. Vì thế, nó có thể làm tăng đầy hơi, chướng bụng, đau và tiêu chảy ở một số người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

2.5 Nước dưa hấu

Với 92% là nước, dưa hấu có thể hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên giúp tăng lưu lượng nước tiểu, nhưng không làm căng thận (không giống như rượu và caffein), việc thúc đẩy đi tiểu giúp thận vàng bàng quang thải bớt độc tố có hại ra ngoài.

Nó còn giúp gan xử lý amoniac (chất thải từ quá trình tiêu hóa protein), từ đó giúp giảm căng thẳng cho thận khi loại bỏ chất lỏng dư thừa.

bị đi đái buốt uống gì cho khỏi
Dưa hấu có thể hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên giúp tăng lưu lượng nước tiểu, nhưng không làm căng thận, từ đó hạn chế tình trạng đái buốt (Ảnh minh họa)

Lycopene trong dưa hấu cũng đặc biệt có lợi cho tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy, tiêu thụ thực phẩm có nhiều lycopene, như nước ép dưa hấu có thể làm giảm nguy cơ u tuyến tiền liệt lên tới 25%.

Dưa hấu còn có tác dụng tạo kiềm trong cơ thể khi chín hoàn toàn. Ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm có thể giúp giảm mức axit dư thừa trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng kích thích bàng quang, gây ra tiểu buốt.

Hàm lượng vitamin C trong dưa hấu cao đáng kinh ngạc. Vitamin C có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng ta, giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, liền thương.

Lưu ý: Nếu uống nước ép dưa hấu với lượng hợp lý, nó sẽ không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều, bạn có thể bị buồn nôn, tăng kali máu dẫn đến nhịp tim không đều, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu và đầy hơi.

2.6 Nước ép táo

Táo vô cùng tốt cho sức khỏe. Nếu ăn loại quả này thường xuyên, bạn không chỉ giảm được nguy cơ mắc tiểu buốt mà còn giảm được nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác, chẳng hạn như tiểu đường hay ung thư.

Táo có tính axit nhẹ và tính axit này có khả năng thay đổi độ pH để giúp cơ thể ngăn ngừa nghiễm trùng do vi khuẩn – là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo cùng nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

uống gì để hết tiểu buốt
áo có tính axit nhẹ và tính axit này có khả năng thay đổi độ pH để giúp cơ thể ngăn ngừa nghiễm trùng do vi khuẩn – là một nguyên nhân gây tiểu buốt (Ảnh minh họa)

Táo còn chứa một lượng pectin dồi dào. Đây là một chất xơ hào tan giúp hạn chế táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột và có thể làm giảm mức cholesterol, glucose.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm trên chuột cho thấy, chiết xuất táo đông khô còn giúp bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Vẫn cần thêm nghiên cứu ở người để xác nhận những kết quả này. Nhưng đây cũng là một kết quả rất đáng được quan tâm.

Lưu ý: Uống một cốc nước ép táo (khoảng 240ml) mỗi ngày sẽ không gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, như bất cứ loại thực phẩm nào khác, nó có thể làm bạn tăng cân. Ngoài ra, do có tính axit, uống quá nhiều nước táo cũng có thể làm hỏng men răng.

2.7 Nước ép chuối

Chuối và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đường tiết niệu. Bởi nó thúc đẩy đi tiêu thường xuyên, từ đó làm giảm áp lực lên dòng nước tiểu, giảm áp lực lên bàng quang, từ đó hạn chế triệu chứng tiểu buốt.

Chuối còn mang lại một số lợi ích khác cho bàng quang, bởi nó rất giàu kali. Kali là một chất giúp làm tăng sức bền bàng quang, từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý: Chuối có chứa kali vì thế nếu bị thận, bạn nên hạn chế và lưu ý khi uống nước ép chuối hay ăn chuối.

2.8 Nước ép cà rốt

Cà rốt là một loại củ hoàn hảo cho sức khỏe. Nó giòn, ngon, rất bổ dưỡng, giàu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là beta carotene, pectin, vitamin K1, kali và các chất chống oxy hóa.

Như đã nói ở trên, pectin là một chất xơ hòa tan giúp phòng tránh táo bón, từ đó làm giảm áp lực lên hệ tiết niệu. Các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể, phòng tránh tình trạng viêm, cải thiện chức năng miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư đường tiết niệu (là một nguyên nhân gây tiểu buốt).

Lưu ý: Cam, khoai tây, cà chua và nhiều loại thực phẩm giàu kali khác không khuyến khích cho người bị bệnh thận. Tuy nhiên, nước ép cà rốt có hàm lượng kali thấp hơn, bạn vẫn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình.

||Xem thêm: Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa

III. Đái buốt uống lá gì?

Phần dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc dân gian từ các loại lá, vị thuốc để chữa tiểu buốt do một số nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các loại lá, bài thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Nếu muốn sử dụng các bài thuốc đông y, bạn nên đi khám tại các cơ sở, bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được bốc thuốc đúng theo bệnh của mình.

3.1 Râu ngô

Chữa tiểu buốt do sỏi thận, đau thận. Công dụng: Thông tiểu.

Cách làm: Cân 10g râu ngô, cắt nhỏ, cho vào 200ml nước đun sôi, để nguội mà uống. Cứ 3-4 giờ lại uống 1-3 thìa.

đái buốt nên uống gì
Râu ngô là vị thuốc được dùng trong nhân dân từ lâu. Hiện nay khoa học đã chứng minh kinh nghiệm cổ truyền đó và nó được sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có tình trạng tiểu buốt do đau thận, sỏi thận (Ảnh minh họa)

3.2 Cây mã đề

Từ thời cổ, mã đề đã được nhân dân dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí.

Đơn thuốc có mã đề: xa tiền tử (hạt mã đề) 10g, cam thảo 2g, nước 3 bát (600ml). Sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày.

Công dụng bài thuốc: giúp chữa tiểu buốt bằng cách thông tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu mà không gây kích thích thận. Tuy nhiên, vì tác dụng lợi tiểu mà những người bị tiểu nhiều lần, đại tiện táo, thận hư không nên dùng.

3.3 Lá khoai lang

Ngoài công dụng làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, ta còn có thể sử dụng khoai lang làm thuốc nhuận tràng, giúp làm mềm phân, không lỏng, không đau bụng. Với những người bị tiểu buốt do bàng quang, thận bị chèn ép bởi tình trạng táo bón ta có thể dùng bài thuốc dưới đây.

Đơn thuốc: lá khoai lang tươi 60-100g hoặc lá khô 30-40g, đem sắc với nước, dùng uống cả ngày (ăn cả lá).

3.4 Lá rau mồng tơi

Trong dân gian thường dùng rau mồng tơi để nấu canh ăn, hiếm khi dùng làm thuốc. Tuy nhiên trong sách cổ (Bản thảo cương mục) có viết, rau mồng tơi có vị chua hàn, không độc, chủ trị hoạt trung, lợi đại tiểu trường.

Lá rau mồng tơi có thể giúp chữa tiểu buốt do táo bón. Tương tự như khoai lang.

Cách làm:

  • Lấy cọng và lá mồng tơi đem rửa sạch, sau đó để ráo nước rồi đem đun sôi với nước. Để nguội rồi uống.
  • Ăn canh rau mồng tơi cũng mang lại tác dụng nhuận tràng, hạn chế tiểu buốt. Tuy nhiên cần lưu ý, khi nấu canh không nên nấu quá mặn (cho nhiều muối, bột canh).

IV. Đái buốt không nên uống gì?

Một số loại đồ uống như cà phê, rượu, bia, soda, nước ngọt, nước có ga có thể kích thích bàng quang của bạn, khiến bạn bị tiểu buốt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu buốt của bạn. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống này.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống các loại nước ép trái cây đóng chai, bởi chúng có chứa rất nhiều đường. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề cho hệ tiết niệu của bạn.

Chế độ ăn uống là một phần của kế hoạch điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc ăn gì, uống gì sao cho hợp lý lại phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh của bạn, vì thế mỗi cá nhân cần tự tìm và xây dựng cho mình một chế độ ăn, uống sao cho phù hợp. Nếu muốn được tư vấn về chế độ ăn của bản thân, bạn cũng có thể tìm tới các bác sĩ chuyên về dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn lập kế hoạch và xây dựng chế độ ăn phù hợp, hướng dẫn bạn cách để biết loại thực phẩm, đồ uống nào phù hợp với bạn, loại nào nên tránh.

☛ Tìm hiểu thêm: 

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...