Bị tiểu ra máu ăn gì, kiêng gì? chế độ ăn uống khi tiểu ra máu
Tiểu ra máu là bệnh lý thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể quan sát được bằng mắt thường. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà có thể được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc hoặc cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt.
Bạn có biết, một chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bình thường của hệ tiết niệu và giúp hỗ trợ lớn trong việc điều trị tiểu ra máu? Vậy tiểu ra máu ăn gì, kiêng gì!
Mục lục
- 1. I. Lưu ý
- 2. II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu
- 3. III. Tiểu ra máu nên ăn gì?
- 3.1. 3.1 Ớt chuông đỏ
- 3.2. 3.2 Bơ
- 3.3. 3.3 Bắp cải
- 3.4. 3.4 Súp lơ trắng
- 3.5. 3.5 Tỏi
- 3.6. 3.6 Hành tây
- 3.7. 3.7 Táo
- 3.8. 3.8 Dưa hấu
- 3.9. 3.9 Mạn việt quất (Cranberry)
- 3.10. 3.10 Quả việt quất xanh
- 3.11. 3.11 Dâu tây
- 3.12. 3.12 Nho đỏ
- 3.13. 3.13 Lòng trắng trứng
- 3.14. 3.14 Cá
- 3.15. 3.15 Hạt mè (vừng)
- 3.16. 3.16 Dầu ô liu
- 3.17. 3.17 Cà chua
- 3.18. 3.18 Các loại đậu
- 3.19. 3.19 Sữa chua
- 3.20. 3.20 Uống đủ nước
- 3.21. 3.21 Một số món ăn theo dân gian
- 4. IV. Thực phẩm nên tránh
I. Lưu ý
Máu trong nước tiểu có thể đến từ bất kì nơi nào thuộc hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)(*) hoặc ngoài tiết niệu (tập thể dục, hành kinh, sử dụng thuốc, thực phẩm…).
(*) Hệ tiết niệu còn được gọi là hệ thống thận, là nơi sản xuất, lưu trữ và loại bỏ nước tiểu, chất thải lỏng. Thận tạo ra nước tiểu bằng cách lọc chất thải và nước thừa từ máu. Nước tiểu đi từ thận qua hai ống mỏng gọi là niệu quản vào bàng quang. Khi bàng quang đầy, cảm giác buồn tiểu thôi thúc bạn đi tiểu, lúc này nước tiểu được chảy qua niệu đạo để ra ngoài.
Trong đó, những nguyên nhân có thể gây tiểu ra máu là:
Thể loại | Nguyên nhân |
---|---|
Nhẹ |
|
Sỏi |
|
Nhiễm trùng |
|
Chấn thương |
|
Thận |
|
Biến chứng do khám, chữa bệnh (Iatrogenesis) |
|
Ác tính |
|
Tiểu ra máu là một tình trạng cần được quan tâm, vì những nguyên nhân gây ra nó có thể là những nguyên nhân ác tính nguy hiểm. Bạn cần phải đi khám nếu gặp tình trạng này.
Vì thế, chế độ ăn uống sau đây chỉ góp phần giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn, từ đó có thể ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị tiểu ra máu. Chế độ ăn này không có tác dụng bệnh.
II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu
Đối với một số nguyên nhân tiểu ra máu nhẹ, bạn không cần lo lắng, tình trạng này sẽ tự hết. Cụ thể như sau:
- – Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng, đậu fava, cà rốt, đôi khi có thể khiến nước tiểu có màu đỏ, hoặc màu nâu sẫm. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự hết sau khi bạn ngừng ăn các loại thực phẩm này.
- – Do thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, khiến nó biến thành màu đỏ, như: Warfarin (Coumadin), Rifampin, Phenazopyridine (Azo, Pyridium), Ibuprofen (Advil, Motrin), thuốc giảm đau chống viêm không steroid – NSAID. Bạn hãy kiểm tra nhãn hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để xem liệu đây có phải là tác dụng phụ của thuốc hay không.
- – Do tập thể dục quá sức: Hiện tại người ta vẫn chưa biết rõ tại sao tập thể dục gắng sức có thể gây rò rỉ máu trong đường tiết niệu, nhưng nó có thể liên quan đến sự cân bằng chất lỏng (mất nước), khiến tế bào máu bị phá vỡ. Tiểu máu sau tập thể dục gắng sức thường tự biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ.
- – Do hành kinh: Nước tiểu có màu đỏ do hành kinh là một triệu chứng hoàn toàn bình thường. Nó sẽ tự hết sau khi bạn kết thúc kì kinh.
III. Tiểu ra máu nên ăn gì?
Dựa vào các nguyên nhân chính gây tiểu ra máu, chế độ ăn nên hướng tới giúp cho hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt khỏe mạnh, đồng thời phòng tránh nhiễm trùng, sỏi.
3.1 Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ rất giàu các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiết niệu, tiêu biểu là:
- Vitamin C và A giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiễm trùng, duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt;
- Lycopene là chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư, làm chậm sự tiến triển của u xơ tuyến tiền liệt. Nó cũng giúp hạ thấp kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liên quan đến các bệnh tuyến tiền liệt.
- Vitamin B6 có khả năng làm giảm phản ứng của tuyến tiền liệt với testosterone. Ai cũng biết rằng testosterone làm thúc đẩy sự phát triển và lây lan của khối u tuyến tiền liệt, và nhiều nghiên cứu cho thấy B6 có thể làm giảm phản ứng đó;
- Chất xơ giúp ngăn ngừa những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu tiến triển;
- .v.v.
Bạn có thể thêm ớt chuông đỏ vào chế độ ăn hằng ngày bằng cách: làm món salad với các loại rau khác, cá ngừ hoặc thịt gà; xào với thịt bò; cắt nhỏ chúng rồi cho vào món trứng tráng,…
3.2 Bơ
Bơ được mệnh danh là siêu thực phẩm, bởi nó cực kì bổ dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Đối với tuyến tiền liệt, beta-sitosterol trong quả bơ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh (bao gồm cả tiểu ra máu). Đối với các bệnh ung thư, bơ chứa nhiều vitamin E giúp ngăn ngừa một số loại bệnh.
Ngoài ra, nó cũng chứa một hàm lượng lớn vitamin C, B, chất xơ, chất chống oxy hóa… là những chất tốt cho hệ tiết niệu như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tránh dùng nhiều bơ. Bởi bơ là một nguồn rất giàu kali, không tốt cho thận.
3.3 Bắp cải
Bắp cải có chứa nhiều phốt pho, các loại vitamin K, C, B6, axit folic và chất xơ – là những chất giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt.
Đặc biệt hơn, phytochemical có trong bắp cải là các hợp chất hóa học thường có trong trái cây và rau quả, giúp phá vỡ các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư, tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch.
Để thêm bắp cải vào chế độ ăn uống cua rmình, bạn có thể nấu canh, xào, làm salad, bắp cải cuộn thịt,…
3.4 Súp lơ trắng
Súp lơ là một trong những loại rau thuộc họ cải, vì thế nó cũng chứa nhiều vitamin C, axit folate và chất xơ,…
Ngoài ra, nó còn là nguồn chứa đầy indol, glucosinolate và thiocyanat, là những hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào và DNA, từ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư, kháng vi-rút và vi khuẩn.
Nhìn chung, các loại rau họ cải đều tốt cho những bệnh nhân bị tiểu ra máu.
3.5 Tỏi
Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam.
Từ thời xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng tỏi như một vị thuốc giúp diệt virus, vi khuẩn hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh rằng, tỏi sống có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút. Nó không chỉ giúp tiêu diệt nhiều loại vi rút cảm lạnh và cúm thông thường mà hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm (hai phân loại chính của vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gram dương là nguyên nhân chung của nhiễm trùng đường tiết niệu), nấm, ký sinh trùng đường ruột và nấm men.
Ngoài ra, tỏi cũng được cho là có khả năng giúp ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến.
3.6 Hành tây
Mùi hăng của hành tây đôi khi khiến một số người cảm thấy sợ và không muốn ăn loại củ này. Tuy nhiên, hành tây lại là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, giúp ngăn ngừa chứng tiểu ra máu.
Hành tây rất giàu flavonoid, đặc biệt là quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tốt cho bệnh tim và chống lại nhiều bệnh ung thư cũng như ngăn ngừa phì đại tuyến tiền liệt.
Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể thêm hành tây vào chế độ ăn uống của mình, bởi nó có khả năng chống lại nhiễm trùng nhờ chứa nhiều vitamin C, vitamin B và các chất xơ prebiotic,…
Để thêm hành tây vào chế độ ăn, bạn có thể băm nhỏ rồi rán với trứng, nấu chín rồi làm bánh mì kẹp, xào với thịt bò, làm bánh vòng hành tây,…
3.7 Táo
Táo đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, như: giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm cholesterol, chống táo bón, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim,…
Nhưng ít ai biết rằng, táo cũng là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh thận, giúp cải thiện chức năng bàng quang và nhờ tính axit nhẹ mà chúng còn có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
3.8 Dưa hấu
Dưa hấu là một loại quả không có natri (tốt cho người bị thận) và giàu vitamin A, C, lycopene,… rất tốt cho hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nhờ hàm lượng nước cao, dưa hấu còn giúp thanh lọc thận; ngăn ngừa nhiễm trùng; hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp cường dòng chảy của nước tiểu mà không làm căng thẳng thận như rượu hay cà phê.
3.9 Mạn việt quất (Cranberry)
Loại quả mọng thơm ngon này được biết đến là có tác dụng chống lại nhiễm trùng bàng quang, bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành bàng quang. Nó cũng rất tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt, bởi có thể làm giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt và u xơ tuyến tiền liệt.
Uống nước ép mạn việt quất hoặc nước ép lựu rất tốt cho việc phục hồi sau tiểu máu
Ngoài ra, nó cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.
3.10 Quả việt quất xanh
Quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanidins (là những chất khiến chúng có màu xanh lam) và nhiều hợp chất tự nhiên khác, giúp giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Loại quả này cũng là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với thận, vì chúng chứa ít natri, phốt pho và kali.
3.11 Dâu tây
Dâu tây rất giàu hai loại phenol: anthocyanins và ellagitannin. Trong đó, anthocyananin là chất làm cho dâu tây có màu đỏ và là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cấu trúc tế bào cơ thể, ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.
Dâu tây cũng là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C và mangan và chất xơ rất tốt.
3.12 Nho đỏ
Nho đỏ chứa một số flavonoid có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm sự hình thành các cục máu đông.
Resveratrol, một flavonoid khác được tìm thấy trong nho có khả năng kích thích sản xuất oxit nitric giúp thư giãn các tế bào cơ trong mạch máu để tăng lưu lượng máu, đồng thời cung cấp khả năng chống lại ung thư và ngăn ngừa viêm nhiễm cho hệ tiết niệu.
3.13 Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có chứa hàm lượng protein cao và nhiều loại axit amin thiết yếu. Đặc biệt với nhữn bệnh nhân bị thận, lòng trắng trứng cung cấp protein với ít phốt pho hơn các nguồn protein khác như lòng đỏ trứng hoặc các loại thịt.
3.14 Cá
Tương tự như lòng trắng trứng, cá cung cấp protein chất lượng cao, đồng thời còn chứa một loại chất béo tốt gọi là omega-3. Loại chất béo lành mạnh này giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, bệnh tim mạch, viêm nhiễm, tăng cân,…
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Đặc biệt là các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi,… Nếu không phải là người thích ăn cá, bạn có thể lấy omega-3 từ quả óc chó, hạt lanh xay, hạt chia và dầu hạt cải. Một lượng nhỏ hơn được tìm thấy trong đậu tây và đậu nành.
3.15 Hạt mè (vừng)
Hạt vừng rất giàu kẽm. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, khoáng chất này rất cần thiết cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người, sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra các kết quả bất lợi cho bệnh thận
Bạn nên bổ sung kẽm từ thực phẩm, bởi kẽm từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn kẽm bổ sung.
3.16 Dầu ô liu
Dầu ô liu là một nguồn cung cấp axit oleic tuyệt vời. Đây là một loại axit béo có khả năng chống viêm. Ngoài ra, nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol và nhiều hợp chất khác, giúp ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm, ung thư.
Bạn nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất vì chúng có nhiều chất chống oxy hóa hơn. Có thể sử dụng loại dầu này để làm nước sốt salad, chấm bánh mì hoặc để ướp rau, nấu ăn.
3.17 Cà chua
Tương tự như ớt chuông đỏ, cà chua cũng chứa hàm lượng lớn lycopene. Nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như giảm sự phát triển của khối u ở những người bị u xơ tiền liệt tuyến.
Vì lycopene liên kết chặt chẽ với thành tế bào nên cơ thể gặp khó khăn khi chiết xuất nó từ cà chua sống. Chính vì thế, cà chua nấu chín là lựa chọn tốt hơn để bổ sung loại chất này.
Tuy nhiên cà chua cũng chứa hàm lượng kali cao, vì thế những người bị thận chỉ nên ăn hạn chế món ăn này.
3.18 Các loại đậu
Các loại đậu là nhóm thực phẩm bao gồm: lạc, đậu lăng, đậu cô ve, đậu nành, đậu đen, đậu fava, đậu pinto, đậu thận…
Họ đậu chứa các hợp chất thực vật được gọi chung là phytoestrogen. Trong đó, tiêu biểu nhất là isoflavone. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đàn ông bổ sung nhiều phytoestrogen có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt giảm thấp hơn 20% so với nhóm không bổ sung. Tác dụng chống ung thư này của phytoestrogen có thể đến từ khả năng điều hòa hormone và chống oxy hóa của chúng.
Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy, việc tiêu thụ đậu trong một chế độ ăn uống đa dạng cũng có tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát nhiều bệnh lý khác, như bệnh thận mãn tính, các bệnh viêm nhiễm,…
3.19 Sữa chua
Sữa chua là một siêu thực phẩm khác giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chẳng hạn như: Nó có chứa probiotics, một loại vi khuẩn có ích giúp làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu, âm đạo và toàn cơ thể.
Nó cũng là một nguồn tốt giúp bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa sự hấp thụ oxalat. Thừa oxalat là nguyên nhân hình thành sỏi.
Lưu ý: không phải tất cả các loại sữa chua đều có probiotics, hãy kiểm tra nhãn trước khi mua.
3.20 Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, bao gồm cả hệ tiết niệu.
Nước cần thiết cho thận hoạt động vì chúng cần đủ chất lỏng để lọc chất thải và vận chuyển nước tiểu đến bàng quang. Uống nhiều chất lỏng hơn làm tăng khối lượng nước tiểu đi qua thận, làm loãng nồng độ khoáng chất, từ đó sỏi thận ít có khả năng kết tinh và hình thành.
Uống đủ nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thận, bàng quang. Bởi nó giúp làm loãng nước tiểu, hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Về lượng nước uống mỗi ngày, theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), lượng nước cần cho nam giới là khoảng 3 lít mỗi ngày và phụ nữ là 2,2 lít mỗi ngày. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này có thể cao hoặc thấp hơn, phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ hoạt động, tuổi tác, khí hậu, chế độ ăn, tình trạng sức khỏe.
Nói chung, bạn nên uống đủ nước để hiếm khi cảm thấy khát và để nước tiểu không màu hoặc vàng nhạt. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách, bạn có thể đang thiếu nước.
3.21 Một số món ăn theo dân gian
Dưới đây là một số món ăn theo dân gian được cho là tốt cho người đi tiểu ra máu.
– Cháo hoa cúc: 5 bông hoa cúc tươi, 50g thịt nạc băm, 50g mộc nhĩ, 100g gạo nếp, gia vị (muối, bột ngọt) vừa đủ. Mộc nhỉ, hoa cúc rửa sạch cắt nhỏ. Gạo nếp đãi sạch rồi cho lên nấu cháo với 1 lít nước. Sau khi gạo nếp nở thì cho thịt lợn và tất cả các vị vào nấu chín. Chia ăn ngày 2 lần.
Công dụng: Giải nhiệt, tiêu phù, an tạng, ngăn tiểu tiện ra máu.
– Cháo rễ cỏ tranh trắng: 250g rễ cỏ tranh trắng, 50g gạo, đường phèn vừa đủ. Rễ cỏ tranh rửa sạch, bỏ rễ con, cắt nhỏ cho vào nồi cùng 300ml nước. Đun tới khi còn 200ml thì bỏ bã, lấy nước cho gạo đã đãi sạch vào, thêm nước và đường phèn, đun lửa to cho sôi rồi đun nhỏ để cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần.
Công dụng: thanh nhiệt, trị đái ra máu.
– Canh rau muống: 500g rau muống rửa sạch, thái nhỏ; 50g mật ong; 800ml nước. Đun rau muống với nước tới khi chín nhừ thì chắt lấy nước, bỏ bã, tiếp tục cô tới khi còn 400ml nước. thì dừng, cho mật ong vào. Uống canh này ngày 2 lần.
Công dụng: tốt cho bệnh tiểu ra máu.
– Canh hồng: 2 quả hồng khô, 6g cỏ bấc đèn, 30g rễ cỏ tranh, đường trắng vừa đủ. Cho hồng, cỏ bấc đèn, rễ cỏ tranh đã rửa sạch vào nồi, đun với nước trong 20 phút rồi vớt bỏ bã, cho đường. Chia 2 lần uống sáng và tối, liên tục trong 3-5 ngày.
Công dụng: thanh nhiệt lợi niệu, tốt cho chứng tiểu ra máu.
– Mướp đắng nấu. 200-300g mướp đắng bỏ ruột, thái mỏng; 250g lươn vàng làm sạch, bỏ nội tạng. Cho tất cả vào nồi, đổ vừa đủ nước rồi nấu chín. Chia ngày ăn 2 lần.
Công dụng: bổ huyết thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu máu do âm hư, hỏa vượng.
– Hạt sen nấu. 30g hạt sen, 600ml nước. Cho hạt sen vào đun với nước, cô tới khi còn 30ml thì dừng. Ăn cái, uống nước.
IV. Thực phẩm nên tránh
Nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho thận, bàng quang, tuyến tiền liệt. Nhất là các loại thực phẩm thúc đẩy hình thành sỏi, làm tăng viêm nhiễm.
4.1 Hạt điều và đậu phộng
Chế độ ăn uống với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận – là nguyên nhân gây ra tiểu máu. Tuy nhiên, một số loại hạt như đậu phông, hạt điều thì bạn nên hạn chế ăn. Bởi chúng rất giàu axit oxalic, có thể liên kết để tạo thành tinh thể, dẫn tới hình thành sỏi trong đường tiết niệu.
4.2 Hạn chế uống rượu
Rượu có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến bạn gặp phải tình trạng đi tiểu thường xuyên. Đồng thời, nó còn gây ra một số kích ứng bàng quang, như đau rát khi tiểu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
4.3 Bỏ hút thuốc
Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Bởi thuốc lá đã được chứng minh là ây những tác động tiêu cực tới hệ tiết niệu, như: gây kích thích bàng quang, gây hại cho thận và làm cho bệnh thận tiến triển, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ,…
4.4 Hạn chế muối
Tất cả chúng ta đều biết, chế độ ăn nhiều natri (muối) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bởi nó làm tăng lượng canxi trong nước tiểu của bạn.
Chính vì thế, hãy tránh ăn quá mặn. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 1,5g natri/ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiết niệu mà còn tốt cho huyết áp và tim mạch.
4.5 Ăn vừa đủ protein từ động vật
Khoảng 20% cơ thể con người được tạo thành từ protein. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không dự trữ protein nên bạn phải nạp chất này từ chế độ ăn uống mỗi ngày.
Có hai nguồn chính để bổ sung protein là protein từ động vật và thực vật.
Protein từ động vật (chẳng hạn như thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, thịt gia cầm, cá và trứng,…) là nguồn protein hoàn chỉnh, vì chúng chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều loại protein này có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể và làm giảm một chất hóa học trong nước tiểu gọi là citrate. Công việc của citrate là ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Vì thế, bạn chỉ nên bổ sung protein vừa đủ từ động vật. Song song với đó, có thể bổ sung thêm protein từ thực vật như từ các loại đậu, hạt.
4.6 Trái cây có tính axit mạnh
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây có tính axit mạnh như cam, chanh, quất, bưởi. Bởi nó có thể gây kích thích bàng quang của bạn. Tuy nhiên, sau khi hết nhiễm trùng, ăn trái cây có tính axit với vitamin C có thể giúp ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng.
4.7 Giảm đường
Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vì thế, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, siro,…
4.8 Thực phẩm có oxalat cao
Như ta đã nói ở trên, nếu có quá nhiều oxalat và quá ít chất lỏng trong nước tiểu, các mảnh canxi oxalat sẽ liên kết với nhau để tạo ra các tinh thể. Khi tinh thể tăng dần số lượng, chúng dính vào nhau để tạo thành một tinh thể lớn hơn, gọi là sỏi thận.
Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có oxalat cao như: rau bina, cám lúa mì, củ cải đường, đại hoàng…
Nếu ăn các loại thực phẩm này, bạn cần lưu ý phải bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn để là giảm lượng oxalate được cơ thể hấp thụ, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi.
Trên đây là một số một nên ăn và nên tránh với những người bị tiểu ra máu. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về các món nên ăn và kiêng với tình trạng bệnh cụ thể của bản thân.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị