Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh

Cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị tiểu buốt ra máu. Nó phổ biến và thường liên quan đến nhiễm trùng. Vậy bệnh nào gây tiểu buốt ra máu? Nên làm gì nếu gặp phải hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa của bệnh lý này.

I. Tiểu buốt ra máu là gì?

Đi tiểu buốt hay đái buốt là một thuật ngữ rộng, dùng để mô tả cảm giác đau, khó chịu, nóng rát khi nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, tuyến tiền liệt ở nam giới, niệu đạo hoặc đáy chậu.

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Người mắc sẽ có cảm giác như như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh, nước tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt. Tiểu buốt nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện ra máu với các biến chứng nguy hiểm.

tiểu buốt ra máu
Tiểu buốt ra máu

Tiểu ra máu là trong nước tiểu sẽ chứa hồng cầu. Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và đây có thể là triệu chứng nguy hiểm.

Đi tiểu ra máu hay đái máu là tình trạng có máu xuất hiện trong nước tiểu. Máu này có thể thay đổi từ rất rõ ràng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường đến rất nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.

Vậy, tiểu buốt tiểu ra máu hay đái buốt có máu là tình trạng bạn cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu và có máu xuất hiện trong nước tiểu, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng nước tiểu có màu đỏ đậm như màu cola hay đỏ nhạt, hồng hoặc nước tiểu không có sự thay đổi về màu sắc.

II. Triệu chứng của đi tiểu buốt ra máu

Bệnh nhân đi tiểu buốt ra máu có các triệu chứng sau:

tiểu buốt ra máu là bệnh gì
Tiểu buốt tiểu ra máu hay đái buốt có máu là tình trạng bạn cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu và có máu xuất hiện trong nước tiểu (Ảnh minh họa)
  • Bệnh nhân cảm thấy nóng rát, như kim châm khi đi tiểu. Tiểu buốt có thể ở đầu dòng, cuối dòng hoặc toàn dòng.
  • Nước tiểu có thể có mùi hôi, tanh hoặc khai
  • Nước tiểu có thể có màu sắc bình thường nhưng có nhiều bọt
  • Nước tiểu có màu đỏ, màu nâu, màu hồng
  • Nước tiểu có cục máu đông, tanh hôi.

III. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu

Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt ra máu rất đa dạng. Có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu buốt ra máu là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Thông thường đây là kết quả của sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường niệu. Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với nam giới. Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển ngược lên bàng quang.
  • Nhiễm trùng các bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Viêm bàng quang: viêm bàng quang do nguyên nhân nhiễm trùng hay stress cũng có thể gây tiểu buốt ra máu. Tuy nhiên lượng máu trong nước tiểu không đủ nhiều để biến đổi màu sắc của nước tiểu nên nước tiểu thường có màu vàng.
  • Viêm nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu. Căn bệnh trên có thể khiến nữ giới gặp hiện tượng tiểu buốt, rát, tiểu nhiều lần.
  • Sỏi thận, sỏi bảng quang: sỏi được hình thành và lớn dần theo thời gian. Khi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu thì sẽ gây ra những cơn đau quặn thắt. Sỏi thận và sỏi bàng quang có thể gây tiểu buốt và tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Ung thư hệ niệu.

IV. Yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu buốt ra máu

Hầu hết bất cứu là ai trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên đều có thể hồng cầu trong nước tiểu. Tuy nhiên, tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh lý đang diễn ra ở đường tiết niệu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đi tiểu ra màu gồm:

đi tiểu buốt ra máu
U nang buồng trứng có thể chèn ép lên bàng quang, gây tổn thương và làm bạn đái buốt có máu (Ảnh minh họa)
  • Tuổi tác: nam giới trên 50 tuổi thỉnh thoảng bị tiểu ra máu do tuyến tiền liệt phì đại
  • Nhiễm trùng: viêm thận sau khi nhiễm virus hoặc vi khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu ở trẻ em.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận hoặc sỏi thận thì khả năng bạn bị tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Một số bài tập hoặc tư thế có thể làm trong nước tiểu có hồng cầu. Tuy nhiên, tiểu ra máu vi thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
  • Tác dụng phụ của thuốc: sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, giảm đau nsaids, kháng sinh penicilline được biết đến có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu tiết niệu.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục kém
  • Mang thai, mãn kinh
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch,…

V. Biến chứng liên quan đến tiểu ra máu

Một vài biến chứng liên quan đến đi tiểu buốt ra máu gồm:

  • Tạo ổ áp xe, ổ mủ không  thể điều trị bằng kháng sinh
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Gây ra tình trạng viêm mãn tính nếu không điều trị dứt điểm
  • Tắc nghẽn đường tiểu, thận ứ nước, ứ mủ.
  • Suy thận cấp tính hoặc mãn tính
  • Ung thư đường tiết niệu
  • Di căn

VI. Điều trị tiểu buốt ra máu

Trước khi điều trị tiểu buốt ra máu cần phải tìm được nguyên nhân gây ra. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị chứng tiểu buốt. Thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

bị tiểu buốt ra máu
Các lựa chọn điều trị cho chứng tiểu buốt tiểu ra máu tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản (Ảnh minh họa)

 – Đối với các bệnh lý làm kích thích bàng quang, bác sĩ có thể kê những loại thuốc làm dịu đi các triệu chứng hiện có. Đi tiểu đau do nhiễm vi khuẩn thường được cải thiện sau khi dùng thuốc.

 – Đối với sỏi thận, sỏi bàng quang – tùy vào kích thước của sỏi mà sẽ có những cách điều trị khác nhau.

  • Đối với sỏi lớn, bác sĩ có thể phải mổ hở hoặc tán sỏi qua máy.
  • Với sỏi nhỏ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để tiểu sỏi ra ngoài.
đi tiểu buốt ra máu
Sỏi thận là một nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu ra máu (Ảnh minh họa)

 – Đối với bệnh lý ung thư, tùy vào giai đoạn cũng như loại ung thư sẽ có cách điều trị phù hợp. Phẫu thuật, xạ trị kết hợp với hóa trị liệu sẽ giúp cải thiện bệnh lý.

>>>Bạn có biết: Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Khi nào cần dùng

VII. Nên cảnh giác nếu bị tiểu ra máu và đau buốt!

Đôi khi, tiểu buốt và ra máu có thể xuất hiện và tự hết. Nhưng nhìn thấy máu trong nước tiểu là tình trạng không bao giờ được bỏ qua. Vì thế, bạn cần phải cảnh giác nếu bị tiểu ra máu và đau buốt.

Hãy đi khám, nếu bạn bị:

  • Đái buốt ra máu
  • Có dịch tiết từ dương vật hoặc âm đạo
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đau kéo dài hơn 1 ngày
  • Đau lưng hoặc bên hông (đau hạ sườn)

Hãy cấp cứu, nếu bạn bị:

  • Tiểu ra máu tiểu buốt
  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn/nôn

Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn và thăm khám để xác định nguyên nhân. Hãy đảm bảo trả lời các câu hỏi một cách chân thật và chi tiết nhất có thể, đồng thời làm theo các yêu cầu của bác sĩ.

cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà
Hãy đi khám nếu bị tiểu buốt ra máu (Ảnh minh họa)

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về:

  • Các triệu chứng của bạn và bạn đã mắc chúng bao lâu.
  • Bất kỳ tình trạng y tế nào bạn mắc phải, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hay AIDS. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể bạn đối với nhiễm trùng.
  • Về bất kỳ bất thường đã biết nào trong đường tiết niệu của bạn.
  • Bạn đang hoặc có thể mang thai.
  • Bạn đã thực hiện bất kỳ thủ thuật hoặc phẫu thuật đường tiết niệu nào chưa.
  • Bạn có bị nhiễm trùng tiểu lặp lại không.
  • Bạn đã thử bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào để giảm đau chưa.
  • .v.v.

Nếu có bất kì nghi ngờ nào về nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm. Chẳng hạn như:

  • Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, họ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm phân tích nước tiểu. Phương pháp này giúp kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm sự nhiễm trùng. Họ cũng có thể yêu cầu siêu âm thận hoặc bàng quang để tìm ra các nguồn gây đau, bao gồm cả sỏi thận.
  • Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị viêm âm đạo, họ có thể yêu cầu làm phết tế bào âm đạo. Nếu không tìm thấy nhiễm trùng, họ có thể đề xuất các xét nghiệm khác.

VIII. Cách phòng ngừa đi tiểu buốt ra máu tại nhà

Cách phòng ngừa triệu chứng đi tiểu buốt ra máu gồm:

  • Khi bị tiểu ra máu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian.
  • Nữ giới bị sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu thì phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng để được can thiệp lấy sỏi tránh tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: duy trì uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận bài tiết nước tiểu, hạn chế lây nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm bể thận.
  • Không nên nhịn tiểu: tiểu buốt, tiểu ra máu mỗi lần đi vệ sinh khiến bạn cảm thấy ngại ngùng và sợ sau mỗi lần đi tiểu. Nhịn tiểu lâu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng trọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn có thể xâm nhập.
  • Cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở để tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn nên niệu đạo.
  • Vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi ngoài: sau khi đi đại tiện, cần vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.
  • Hạn chế mặc quần lót bó sát, nên sử dụng chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, khi vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu tránh gây tổn thương vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể và tăng mức độ axit trong nước tiểu, giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn có hại.

Hy vọng, với bài viết trên bạn đã hiểu biết hơn về hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu cũng như nắm được những nguy cơ và các biện pháp phòng tránh. Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo máu hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...