Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Phải làm gì?
Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một số nguyên nhân là lành tính nhưng một số nguyên nhân lại rất đáng báo động. Vậy, tiểu ra máu có nguy hiểm không? Phải làm gì nếu bị đi tiểu máu?
Mục lục
Tổng quan hiện tượng tiểu ra máu
Tiểu ra máu hay tiểu máu, đái máu, là hiện tượng có máu xuất hiện trong nước tiểu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không thể nhìn thấy (chỉ xác định được thông qua que thăm nước tiểu hoặc dưới kính hiển vi). Dựa vào điều này, tiểu ra máu được phân loại thành:
- Tiểu máu đại thể (VH). Có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu sẫm.
- Tiểu máu vi thể (NVH). Máu chỉ được phát hiện khi tiến hành phân tích nước tiểu. Tiểu máu vi thể được phân thành 2 dạng:
- Tiểu máu vi thể có triệu chứng (s-NVH): đái ra máu (được xác nhận trên phân tích nước tiểu/kính hiển vi) có kèm theo các triệu chứng liên quan, như đau bụng hoặc đau quặn thận.
- Tiểu máu vi thể không triệu chứng (a-NVH): đái ra máu (xác nhận trên phân tích nước tiểu/kính hiển vi) không có triệu chứng liên quan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu; chúng có thể được phân tầng về mặt giải phẫu (hình dưới).
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu theo từng kiểu phân loại:
– Theo giải phẫu:
- Các nguyên nhân tiết niệu:
- Nhiễm trùng: viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt
- Bệnh ác tính: ung thư biểu mô đường tiết niệu hoặc ung thư biểu mô tuyến tiền liệt
- Tính thận
- Chấn thương hoặc phẫu thuật đường tiết niệu gần đây
- Viêm bàng quang do bức xạ
- Ký sinh, phổ biến nhất là bệnh sán máng
- Các nguyên nhân không tiết niệu:
- Sử dụng một số loại thuốc
- Hành kinh
- Một số loại thực phẩm
– Theo tuổi tác:
- Tuổi <20 tuổi:
- Đái máu ở trẻ em
- Viêm cầu thận
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tuổi 20-40:
- Sỏi niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Ung thư đường tiết niệu (ít phổ biến hơn)
- Tuổi 40-60:
- Ung thư đường tiết niệu (lên đến 10% các trường hợp)
- Sỏi niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tuổi> 60:
- Ung thư đường tiết niệu (lên đến 10% các trường hợp)
- Bệnh tuyến tiền liệt (ví dụ: Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính)
– Theo thời gian:
- Đái máu đại thể khi bắt đầu dòng nước tiểu: Nguồn bàng quang hoặc niệu đạo
- Đái máu tổng thể khi kết thúc: Nguồn tuyến tiền liệt
- Đái máu tổng thể khi đi tiểu: Nguồn thận, âm đạo
- Đái máu tổng thể theo chu kỳ: Lạc nội mạc tử cung
– Đái máu kèm theo đau:
- Sỏi thận
- Huyết khối tĩnh mạch thận
- Động mạch thận Occlusion
- Ung thư thận
– Đái máu kèm chứng khó tiểu:
- Viêm bàng quang xuất huyết ( Nhiễm trùng đường tiết niệu )
- Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
- Sỏi bàng quang
– Đái máu có tiền sử chấn thương:
- Tắc niệu đạo (gặp trong Gãy xương mu )
- Tổn thương bàng quang (gặp trong Gãy xương chậu)
- Đục hoặc vỡ thận
– Đái máu ở trẻ em:
- Hẹp khúc nối bể thận
- U nang thận
- Sỏi thận
- Ung thư
- Thuốc
- Tập thể dục quá sức
- Hội chứng Munchausen
- Do các tinh thể urat trong nước tiểu phản ứng với chất liệu thấm hút tã
- Viêm cầu thận
- Rối loạn hồng cầu hình liềm
- Rối loạn tiểu cầu
- Tăng huyết áp ác tính
- .v.v.
☛ Tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân này tại bài viết: Tiểu ra máu là bệnh gì?
Tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Thông qua các nguyên nhân gây tiểu ra máu ở trên, ta có thể thấy, tiểu ra máu có những nguyên nhân cực kì nguy hiểm và cũng có những nguyên nhân lành tính.
Trong đó, các tình trạng nguy hiểm gây tiểu ra máu là:
- Các bệnh ung thư
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Rối loạn tiểu cầu
- Hẹp khúc nối bể thận
- Tăng huyết áp ác tính
- .v.v.
Các tình trạng lành tính:
- Hành kinh
- Bệnh thận đa nang
- Tập thể dục với cường độ cao
- Hoạt động tình dục
- Chấn thương
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Viêm cầu thận
- Do một số loại thuốc
- Do thực phẩm
- Viêm tuyến tiền liệt
- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
- Bệnh sỏi
- .v.v.
Lưu ý, ở nam giới trên 50 tuổi, một số tình trạng cũng được coi là nghiêm trọng, như:
- Bệnh sỏi tiết niệu
- Bệnh thận đa nang
Tỉ lệ gặp nguy cơ ác tính dựa trên phân loại tiểu máu là:
- Tiểu máu vi thể: 5-10% nguy cơ ác tính
- Tiểu máu đại thể: 20-25% nguy cơ ác tính
Trong đó có một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc các tình trạng ác tính là:
- Tăng lên ở độ tuổi >35-40 tuổi
- Nghiện thuốc lá
- Nghề nghiệp có tiếp xúc với các loại hóa chất như: Trichloroethylene, Benzen, các amin thơm,…
- Giới tính nam
- Tiền sử chiếu xạ vùng chậu
- Tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính
- Lạm dụng thuốc giảm đau
Ngoài ra, nếu tiểu ra máu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một số nguyên nhân lành tính cũng có thể tiến tiển và gây ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Có thể kể tới là:
– Biến chứng của phì đại tuyến tiền liệt: Bí tiểu cấp tính (một tình trạng y tế cần cấp cứu khẩn cấp nếu không có thể đe dọa tới tính mạng); sỏi bàng quang; hư thận; suy giảm chức năng bàng quang; nhiễm trùng đường tiết niệu; bí tiểu mãn tính;… (Xem chi tiết: Phì đại tuyến tiền liệt nguy hiểm thế nào?)
– Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng tái phát xảy ra hai lần trong 6 tháng hoặc 4 lần trong 1 năm; hẹp niệu đạo; tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân trong thai kì; tổn thương thận vĩnh viễn; nhiễm trùng huyết (một phản ứng viêm có thể đe dọa tính mạng do nhiễm trùng nặng),…
– Biến chứng của bệnh thận đa nang: gây ra u nang phát triển trong gan và các nơi khác trong cơ thể; cao huyết áp; suy thận; đau mãn tính; phát triển chứng phình động mạch trong não; bất thường van tim; các vấn đề về ruột kết;…
– Biến chứng của sỏi thận, bàng quang,…: bí tiểu cấp tính; hình thành áp xe; nhiễm trùng nghiêm trọng làm suy giảm chức năng thận, bàng quang; hình thành lỗ rò tiết niệu; sẹo và hẹp niệu quả; thủng niệu quản; nhiễm trùng huyết; đau đớn mãn tính;…
Phải làm gì nếu bị tiểu ra máu?
Tiểu máu vi thể không triệu chứng thường được phát hiện tình cờ khi bạn đi khám sức khỏe định kì.
Nếu bạn không thấy nước tiểu đổi màu nhưng có kèm theo các triệu chứng tiết niệu bất thường, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám sớm.
Nếu bạn nhìn thấy nước tiểu có máu mà không phải do hành kinh hoặc sau khi tập thể dục 48 giờ bạn vẫn bị tiểu ra máu thì bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tiểu ra máu là tình trạng không bao giờ được bỏ qua.
Nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn nên lập tức tới phòng cấp cứu:
- Không thể đi tiểu kèm theo nhiều đau đớn
- Thấy cục máu đông trong khi đi tiểu kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: buồn nôn/nôn, sốt, ớn lạnh, đau ở bên hông, lưng hoặc bụng.
Trước khi đi khám, bạn nên chuẩn bị cho cuộc thăm khám của mình. Bạn nên lập danh sách:
- Các triệu chứng mà mình gặp phải, bao gồm cả các triệu chứng có vẻ không liên quan và thời gian mà chúng bắt đầu xảy ra;
- Thông tin y tế chính của bản thân, bao gồm các tình trạng khác mà bạn đang phải điều trị và trong gia đình bạn có ai mắc các vấn đề liên quan đến tiết niệu không;
- Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng, bao gồm cả liều lượng;
- Một số câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ, như: nguyên nhân gây tiểu ra máu của tôi là gì, tình trạng có nguy hiểm không, các phương pháp điều trị có sẵn là gì, có thể chữa khỏi hoàn toàn không, tôi đang có các vấn đề khác thì cần làm gì để quản lý cả hai chứng bệnh một cách tốt nhất, tôi có thể tham khảo thông tin về tình trạng của mình ở website hoặc tài liệu nào,… Đừng ngần ngại trong việc đặt câu hỏi cho bác sĩ.
Khi đi khám, bạn có thể cần phải làm một số xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm phân tích nước tiểu, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt (như nhịn ăn, nhịn uống,…) trước khi làm xét nghiệm. Nhưng để có kết quả chính xác nhất cho các xét nghiệm này, bạn có thể tìm hiểu và chuẩn bị một chút trước khi đi khám.
Phân tích nước tiểu sẽ gồm một loạt các xét nghiệm trên một mẫu nước tiểu của bạn. Phương pháp bắt sạch (hứng nước tiểu giữa dòng) sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất. Dưới đây là các bước:
- Rửa vùng xung quanh lỗ tiểu
- Bắt đầu đi tiểu vào toa-let
- Ngừng giữa dòng
- Tiếp tục tiểu vào lọ chứa mẫu
- Đi tiểu phần còn lại vào toa-lét
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuyển giao mẫu.
Nếu bạn đang hành kinh hoặc có sử dụng một số loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng, cà-rốt, đậu fava,… Bạn cần nói với bác sĩ những điều này.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây tiểu ra máu của bạn, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra theo dõi thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có các nguy cơ ung thư, như: hút thuốc, tiếp xúc với chất độc môi trường, tiền sử xạ trị, di truyền,…
Hãy nhớ tái khám với bác sĩ sau khi điều trị để đảm bảo không còn máu trong nước tiểu.
Kết luận
Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đa phần các nguyên nhân thường là lành tính và không khẩn cấp. Tuy nhiên, tiểu ra máu cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của một vấn đề y tế nghiêm trọng nào đó. Chính vì thế, nếu thấy máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc có những bất thường trong việc đi tiểu, bạn không được bỏ qua mà nên đi khám càng sớm càng tốt.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị