Tiểu ra máu uống thuốc gì? Thuốc điều trị tiểu ra máu

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị tiểu ra máu hiệu quả. Vậy tiểu ra máu uống thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Tổng quan về các loại thuốc

Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và bệnh cảnh mà bạn sẽ được kê loại thuốc phù hợp.

Ví dụ:

  • Tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt: thuốc chẹn alpha, chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI), chất ức chế phosphodiesterase-5 (5-PDE);
  • Tiểu ra do nhiễm trùng: kháng sinh, liệu pháp estrogen âm đạo nếu bạn đã mãn kinh;
  • Tiểu ra máu do ung thư: liệu pháp thuốc gồm hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu;
  • Tiểu ra máu do bệnh thận đa nang: liệu pháp Tolvaptan, thuốc để kiểm soát huyết áp cao, thuốc giảm đau, kháng sinh,…
  • Tiểu ra máu do sỏi: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn alpha, thuốc giảm đau,…
  • .v.v.

Phần dưới đây, chúng ta cũng tìm hiểu một số loại thuốc dùng để điều trị tiểu ra máu. Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân. Các loại thuốc đề cập trong bài viết chỉ man tính chất giới thiệu, tham khảo thông tin.

☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu ra máu là bị bệnh gì?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và bệnh cảnh mà bạn sẽ được kê loại thuốc điều trị tiểu ra máu phù hợp (Ảnh minh họa)

Tiểu ra máu uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp tiểu ra máu do nhiễm trùng, như viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận,…

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là:

  • Amoxicillin
  • Ceftriaxone (Rocephin)
  • Cephalexin ( Keflex )
  • Ciprofloxacin (Cipro)
  • Fosfomycin (Monurol)
  • Levofloxacin ( Levaquin )
  • Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)
  • Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra )
  • Sulfamethoxazole (Bactrim)
  • .v.v.

Thuốc kháng sinh chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và đình chỉ sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường bắt đầu tác dụng ngay sau khi bạn dùng, tuy nhiên bạn có thể mất tới vài ngày để cảm thấy tốt hơn.

Loại thuốc và liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng, như nhiễm trùng phức tạp hay nhiễm trùng không biến chứng. Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 2 đến 3 ngày; một số người cần dùng trong vòng 7 đến 10 ngày. Đối với một bệnh nhiễm trùng phức tạp, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh trong 14 ngày hoặc hơn. Nếu bạn bị nhiễm trùng thường xuyên, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh kéo dài,… Bác sĩ sẽ là người quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn.

Thuốc kháng sinh có tác dụng tốt với tiểu ra máu do nhiễm trùng, nhưng để có hiệu quả nhất, nó cần được sử dụng hợp lý. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn chỉ sau vài ngày dùng thuốc. Nhưng bạn vẫn cần sử dụng đủ liều và đủ thời gian như bác sĩ chỉ định, bởi nếu bạn ngưng thuốc quá sớm, vi khuẩn có thể không bị tiêu diệt hết và trở nên kháng thuốc.

Kháng kháng sinh là một tình trạng nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn phát triển khả năng đánh bại các loại thuốc được tạo ra để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đòi hỏi thời gian nằm viện kéo dài, thăm khám bác sĩ và các lựa chọn điều trị thay thế độc hại, tốn kém. Hằng năm, hơn 35.000 người Mỹ tử vong vì tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng phụ tương tự nhau, thường gặp nhất là: phát ban, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, đau đầu, chuột rút, tổn thương gân hoặc dây thần kinh,…

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp tiểu ra máu do nhiễm trùng (Ảnh minh họa)

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm. Có thể được chỉ định trong một số trường hợp tiểu ra máu và bị viêm đau do viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, bệnh thận đa nang,…

Một số loại thuốc thuộc nhóm này là:

  • Aspirin
  • Ibuprofen (Motrin, Advil, Motrin IB)
  • Naproxen (Naprosyn, Aleve)
  • Nabumetone (Relafen)
  • Celecoxib (Celebrex)
  • .v.v.

NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzym trong cơ thể hoạt động, gọi là enzym cyclooxygenase (COX). Các enzym COX tăng tốc cơ thể sản xuất các chất giống như hormone, được gọi là prostaglandin. Prostaglandin kích thích các đầu dây thần kinh và khiến chúng ta cảm thấy đau. Bằng cách ngăn chặn COX hoạt động, mức độ prostaglandin trong cơ thể sẽ giảm đi, từ đó giúp kháng viêm, giảm đau.

Có 2 loại thuốc NSAID, một loại chỉ ức chế COX-2 và một loại ức chế cả COX-1 lẫn COX-2.

Tác dụng phụ. Giống như tất cả các loại thuốc, NSAID cũng có tác dụng phụ và nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ cao hơn nếu bạn phải dùng liều cao tron thời gian dài, cao tuổi hoặc sức khỏe chung kém.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của NSAID bao gồm: khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đàu, buồn ngủ, chóng mặt, phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể ặp các vấn đề với gan, thận hoặc tim, chẳng hạn như suy tim, đau tim, đột quỵ.

Một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chẹn alpha

Thuốc chẹn alpha có thể được chỉ định khi tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận,…

Các loại thuốc thuộc nhóm này là:

  • Alfuzosin (Uroxatral)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Prazosin (Minipress)
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tamsulosin
  • Terazosin (Hytrin)

Với các vấn đề về tiểu tiện, thuốc chẹn alpha hoạt động bằng cách làm thư giãn các cơ trong bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn. Thuốc này không làm thay đổi kích thước tuyến tiền liệt, nhưng có thể giúp lưu thông nước tiểu dễ dàng hơn, hạn chế tiểu đêm và các triệu chứng khác.

Thuốc chẹn alpha đôi khi cũng được sử dụng để điều trị sỏi niệu quản, là những viên sỏi hình thành trong thận và sau đó mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn từ thận tới bàng quang). Khi sỏi mắc kẹt tại đây, chúng gây ra cơn đau gọi là đau quặn thận hay đau niệu quản. Thuốc chẹn alpha có thể giúp đẩy nhanh quá trình sỏi đi vào bàng quang và ngừng gây đau.

Thuốc chẹn alpha có tác dụng ngắn hoặc tác dụng dài hạn. Thuốc tác dụng ngắn có tác dụng nhanh nhưng chỉ kéo dài trong vài giờ. Thuốc tác dụng kéo dài mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng, nhưng vì thế mà tác dụng của chúng cũng kéo dài hơn. Loại thuốc chẹn alpha tốt nhất cho bạn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và tình trạng đang được điều trị.

Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của thuốc chẹn alpha thường xảy ra trong 2 tuần đầu tiên khi bắt đầu điều trị, sau đó sẽ dần biến mất. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ nhẹ, nhức đầu và chóng mặt. Các tác dụng phụ khác: nhịp tim đập nhanh, các vấn đề liên quan đến tình dục,…

Thuốc chẹn alpha có thể được chỉ định khi tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận,…

Chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI)

Thuốc ức chế 5-alpha reductase là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của 5-alpha reductase – một loại enzym chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone. Sự dư thừa của dihydrotestosterone chính là một trong những nguyên nhân gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Nhờ vậy thuốc có khả năng thu nhỏ và ngăn chặn sự phát triển thêm của tuyến tiền liệt, hiệu quả ở những nam giới có kích thước tuyến tiền liệt rất lớn.

Hiện tại, có sẵn hai chất ức chế 5-ARI là Finasteride và dutasteride. Enzyme 5-alpha-reductase tồn tại ở hai dạng: loại 1 và loại 2. Finasteride chỉ ức chế loại 2, còn dutasteride ức chế cả hai loại.

Có thể mất đến 6 tháng để thấy được tác dụng đầy đủ của nhóm thuốc này và bạn cần phải tiếp tục dùng chúng trong một thời gian để có được kết quả tốt.

Tác dụng phụ. Thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ vì nó có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nam. Các tác dụng phụ khác khi nam giới dùng thuốc là: rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh ngược,…

Thuốc ức chế 5-alpha reductase là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Chất ức chế phosphodiesterase-5 (5-PDE)

Đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng chúng cũng có tác dụng làm trơn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt, vì thế cũng được sử dụng để giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

Có một số chất ức chế phosphodiesterase-5, nhưng FDA chỉ chấp thuận một chất cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến là Tadalafil (Cialis).

Thuốc này ít được sử dụng hơn một số loại thuốc khác trong điều trị tuyến tiền liệt phì đại. Nhưng nó có thể là một lựa chọn nếu vừa bị phì đại vừa bị rối loạn cương dương.

Tác dụng phụ. Khi dùng Cialis, bạn có thể bị đau lưng và cơ, nhức đầu, đỏ hoặc rát trên mặt và phần trên cơ thể, nghẹt mũi, rối loạn dạ dày sau khi ăn, có vấn đề về tầm nhìn,…

Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi được chứng minh là có tác dụng làm tăng tốc độ di chuyển của sỏi thận bằng cách làm giãn niệu quản đang co thắt. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với những sỏi nhỏ. Với những viên sỏi lớn, bệnh nhân cần tiến hành một số thủ tục hoặc phẫu thuật để phá vỡ sỏi hoặc lấy sỏi ra ngoài.

Loại thuốc đã được sử dụng để điều trị sỏi thận thành công là nifedipine (Procardia, Adalat).

Tác dụng phụ. Thuốc có thể gây táo bón, chóng mạnh, đánh trống ngực, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, phát ban, sưng ở bàn chân và cẳng chân,…

Cần tránh các sản phẩm bưởi khi đang dùng một số thuốc chẹn kênh canxi. Bởi nước bưởi tương tác với thuốc và có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.

Thuốc nifedipine dùng điều trị sỏi thận

Tolvaptan

Tolvaptan là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thận đa nang ở người lớn. Thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của u nang, giảm sự phát triển tổng thể của thận và bảo tồn chức năng thận. Thuốc khôn có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ kéo dài thời gian trước khi bệnh nhân cần lọc máu hoặc cấy ghép.

Tolvaptan chỉ có thể được sử dụng khi:

  • Bị bệnh thận mãn tính (giai đoạn 2 hoặc 3) khi bắt đầu điều trị
  • Bệnh nhân có bằng chứng về bệnh thận tiến triển nhanh chóng

Thuốc có dạng viên nén và được dùng hai lần một ngày.

Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ chính của thuốc là gây khát nước và đi tiểu thường xuyên (hơn 4 hoặc 5 lần vào ban ngày và nhiều hơn một lần vào ban đêm).

Một số tác dụng phụ nghiêm trọn của thuốc là: tổn thương gan, ăn mất ngon, buồn nôn/nôn, sốt, cảm thấy không khỏe, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, vàng da hoặc mắt, đau ở phần trên bên phải của dạ dày,…

Nếu bạn đang dùng tolvaptan, ban đầu bạn cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ.

Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thận đa nang – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu (Ảnh minh họa)

Hydroxyurea

Hydroxyurea (Hydrea) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số loại ung thư cũng như giúp làm giảm tần suất các cơn đau và nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu.

Bệnh hồng cầu hình liềm là một căn bệnh mà protein hemoglobin trở nên bất thường, khiến cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm. Các tế này có tuổi thọ ngắn hơn so với tế bào hồng cầu hình tròn khỏe mạnh. Chúng gây ra thiếu máu, một tình trạng mà máu không thể mang đủ oxy đến các phần của cơ thể.

Hydroxyurea hoạt động bằng cách tăng mức độ của một loại hemoglobin gọi là hemoglobin F (HbF) trong cơ thể. So với dạng hemoglobin ở người trưởng thành, HbF có hiệu quả hơn trong việc liên kết và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sự gia tăng sản xuất HbF được kích thích bởi hydroxyurea giúp ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu.

Tác dụng phụ. Thuốc có thể gây buồn nôn/nôn mửa, tiêu chảy, ăn mất ngon, tưng cân, các vết loét trong miệng và cổ họng, táo bón, phát ban, chóng mặt, rụn tóc, thay đổi ở da và móng tay,…

Ngoài Hydroxyurea, một số loại thuốc khác cũng được FDA chấp thuận để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là: L-glutamine đường uống, Crizanlizumab (Adakveo), Voxelotor (Oxbryta)… Các loại thuốc này giúp giảm tần suất các cơn đau hoặc cải thiện tình trạng thiếu máu.

Hydroxyurea (Hydrea) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu

Thuốc ức chế trục androgen

Đây là một trong các liệu pháp toàn thân được sử dụng để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt – là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới.

Thuốc ức chế trục androgen có thể ngăn cơ thể tạo ra testosterone hoặc ngừng hoạt động của testosterone. Bởi ung thư tuyến tiền liệt được thúc đẩy bởi các hormone sinh dục nam (androgen), việc giảm mức độ của các hormone này có thể giúp làm chậm sự phát triển của ung thư. Androgen phổ biến nhất chính là testosterone.

Thuốc ức chế trục androgen bao gồm chất ức chế thụ thể androgen và chất ức chế tổng hợp androgen:

  • Thuốc ức chế thụ thể androgen (AR): Apalutamide, Darolutamide, Enzalutamide
  • Thuốc ức chế tổng hợp androgen: Abirateron axetat (Zytiga), Ketoconazole (Nizoral)
  • .v.v.

Tác dụng phụ. Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng chúng sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Một số tác dụng phụ chung thường gặp là: rối loạn cương dương, mất ham muốn tình dục, nóng bừng kèm mồ hôi, phiền muộn, rối loạn chức năng nhận thức và mất trí nhớ, tăng cân, mô vú phát triển, loãng xương,…

Thuốc Apalutamide

Thuốc hóa trị

Thuốc hóa trị là các loại thuốc được sử dụng để chống lại ung thư, chúng có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng đường uống. Khi vào cơ thể, thuốc sẽ đi qua máu để đến các tế bào ung thư sau đó tiêu diệt hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng.

Một số loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Docetaxel (Taxotere)
  • Cabazitaxel (Jevtana)
  • Mitoxantrone (Novantrone)
  • Estramustine (Emcyt)

Trong hầu hết các trường hợp, loại thuốc hóa trị đầu tiên được sử dụng là docetaxel, kết hợp với thuốc steroid prednisone. Nếu không hiệu quả, cabazitaxel thường là lựa chọn tiếp theo.

Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc cũng như thời gian sử dụng. Một số tác dụng phụ phổ biến là: rụng tóc, lở miệng, ăn không ngon, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, tăn khả năng nhiễm trùng, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, mệt mỏi,… Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi điều trị xong.

Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt

Ngoài những loại thuốc trên nếu bạn bị tình trạng tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt thì bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.

Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường mang lại tác dụng:

  • Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
  • Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới

Không chỉ vậy, Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn mà không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,…

Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có:

  • Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần.
  • Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu.
  • Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
  • Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
  • Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi.

Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Kết luận

Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tiểu ra máu do một số nguyên nhân cụ thể. Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.

Để được tư vấn miễn phí về bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1156.

 
 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...