Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì?
Đi tiểu đau là một triệu chứng có thể gặp phải ở cả nam lẫn nữ trong bất kì độ tuổi nào và nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời. Vậy đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì và nên làm gì nếu gặp phải, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì?
- 1.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
- 1.2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
- 1.3. Sỏi bàng quang
- 1.4. Viêm bàng quang
- 1.5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- 1.6. Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, virus
- 1.7. Viêm teo âm đạo trong thời kỳ mãn kinh
- 1.8. Trầy xước âm đạo do quan hệ tình dục
- 1.9. Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân
- 1.10. Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến
- 1.11. Viêm tuyến tiền liệt
- 2. Có nguy hiểm không?
- 3. Nên làm gì nếu gặp phải?
- 4. Điều trị đi tiểu bị đau
Đi tiểu bị đau là dấu hiệu bệnh gì?
Đi tiểu đau là tình trạng một người cảm thấy buốt, đau, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu. Sự đau buốt, khó chịu này có thể xuất hiện khi dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể hoặc có thể cảm nhận được bên trong cơ thể.
Đi tiểu đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí, thường gặp là:
Ở cả hai giới | Nữ giới | Nam giới |
|
|
|
Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đi tiểu bị đau. Theo một thống kê, khoảng 80% bệnh nhân đi tiểu đau là do UTI.
Bệnh này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) rồi đi tới các cơ quan khác của hệ tiết niệu (như: thận, niệu quản, bàng quang). Sự phát triển quá mức của vi khuẩn khiến nước tiểu có tính axit. Vì thế, khi nước tiểu thoát ra khỏi niệu đạo, bạn sẽ có cảm giác đau, nóng rát.
Bên cạnh việc đi tiểu đau, các triệu chứng khác của UTI thường gồm:
- Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu
- Nước tiểu có mùi hôi
- Đau mạn sườn
- Sốt
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền/nhiễm trùng qua đường tình dục như chlamydia, mụn rộp sinh dục, lậu cũng có thể là nguyên nhân gây ra đi tiểu bị đau ở cả hai giới. Trong đó:
- Chlamydia là một bệnh do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) gây ra.
- Mụn rộp sinh dục (herpes) do Virus herpes simplex gây ra.
- Lậu là bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường máu, đường âm đạo, hậu môn, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Đôi khi chúng có thể lây truyền không qua đường tình dục, như từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc dùng chung kim tiêm.
Bên cạnh việc đi tiểu đau, những bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, như: Ngứa, nóng rát, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét, tiết dịch bất thường,…
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu đậm đặc, chúng kết tinh và tụ lại với nhau, tạo thành sỏi. Nếu không điều trị, sỏi có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và các vấn đề lâu dài ở đường tiết niệu, một trong số đó là đi tiểu bị đau.
Tiểu bị đau xảy ra khi các viên sỏi kích thích thành bàng quang hoặc chặn dòng nước tiểu. Song song với đó, bạn có thể gặp các triệu chứng khác, như: đau bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, khó tiểu, tiểu gián đoạn, tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc sẫm màu hơn bình thường,…
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang được chia thành hai loại:
- Viêm bàng quang do biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ niệu đạo lên bàng quang. Triệu chứng thường gặp là đi tiểu đau, tiểu gấp, tiểu thường xuyên, tiểu có mùi nồng, nước tiểu sẫm màu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu,…
- Viêm bàng quang kẽ. Đây là một tình trạng mãn tính ở bàng quang, nó gây đau, khó chịu dài hạn ở vùng bàng quang (trên xương mu). Triệu chứng thường gặp là tiểu đau buốt, tiểu gấp, tiểu nhỏ giọt, đau ở vùng bàng quang, khi bàng quang đầy thì cảm thấy khó chịu, áp lực.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc, như thuốc dùng để điều trị ung thư (hóa trị liệu) có thể gây kích ứng mô hoặc viêm bàng quang khi các thành phần bị phân hủy của thuốc thoát ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây ra tiểu đau, tiểu buốt.
Viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, virus
Viêm âm đạo là một thuật ngữ y tế mô tả các rối loạn khác nhau của âm đạo, nó có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn, nấm men hoặc virus. Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể là do kích ứng hóa chất từ các sản phẩm kem bôi, thuốc xịt.
Khi âm đạo bị viêm, bạn sẽ cảm thấy vùng này sưng tấy, khó chịu, ngứa rát xung quanh hoặc bên ngoài âm đạo, dịch tiết có mùi khác với bình thường, kèm theo đó là một số triệu chứng như: đi tiểu bị đau, quan hệ tình dục không thoải mái.
Viêm teo âm đạo trong thời kỳ mãn kinh
Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen – một loại hormone quan trọng ở nữ giới sẽ giảm xuống một cách tự nhiên, điều này khiến cho thành âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn và dễ viêm nhiễm hơn. Khi âm đạo bị viêm nhiễm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng giống như viêm âm đạo do vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, do hormone estrogen suy giảm, một số phụ nữ sẽ gặp phải các rối loạn tiết niệu, chẳng hạn như: đi tiểu đau, tiểu thường xuyên, tiểu gấp,…
Các triệu chứng của hệ thống đường sinh dục và tiết niệu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi này được gọi chungg là hội chứng cơ quan sinh dục của thời kỳ mãn kinh, hội chứng này đôi khi còn được gọi là teo âm đạo hoặc viêm teo âm đạo.
Trầy xước âm đạo do quan hệ tình dục
Phụ nữ có thể bị trầy xước âm đạo và kích ứng do tư thế quan hệ tình dục, thời gian quan hệ kéo dài, âm đạo không được bôi trơn tốt hoặc do lâu không quan hệ tình dục. Khi âm đạo gặp vấn đề, bạn có thể bị đi tiểu đau và cảm thấy đau rát ở vùng này.
Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân
Ở phụ nữ, vùng kín là vùng rất nhạy cảm, vì thế việc sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm, giấy vệ sinh, các sản phẩm thụt rửa hay chất diệt tinh trùng có thể khiến vùng này trở nên kích ứng, viêm nhiễm, dẫn tới đi tiểu đau.
Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến
Tăng sản tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đi tiểu bị đau ở nam.
Tăn sản tuyến tiền liệt là tình trạng tiểu quả (tuyến tiền liệt) của nam giới tăng lớn, chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, gây khó khăn cho việc đi tiểu và có thể gây ra tiểu đau.
Bệnh này thường gặp ở nam giới trung và cao niên, tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc.
☛ Chi tiết tại: Tăng sản tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm gây ra bởi sự tăng trưởng của vi khuẩn hoặc virus trong tuyến tiền liệt, đôi khi nó xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng. Khi tuyến tiền liệt bị viêm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau, nóng, đỏ, sưng, tiểu nhiều, đi tiểu đau.
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lành tính và không phải là ung thư. Tuy nhiên, tình trạng viêm do viêm tuyến tiền liệt đôi khi làm tăng mức kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) trong máu – giống như ung thư tuyến tiền liệt. Khác với tăng sản tuyến tiền liệt, nam giới có thể bị viêm tuyến tiền liệt ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, phổ biến nhất là dưới 50 tuổi.
Có nguy hiểm không?
Như đã thấy ở trên, đi tiểu bị đau thường là triệu chứng báo hiệu bạn có vấn đề không ổn ở hệ tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Tuy nhiên, đây thường không phải là dấu hiệu của bệnh lí hiểm nghèo, các bệnh gây ra triệu chứng tiểu đau đều có thể điều trị được và có sẵn nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan khi đi tiểu bị đau, bởi các bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, chẳng hạn:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn; gây sinh non, con nhẹ cân nếu mắc trong thai kì; gây nhiễm trùng huyết – một biến chứng cực kì nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt nếu nhiễm trùng đi tới thận.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm vùng chậu; vô sinh; thai ngoài tử cung; ung thư cổ tử cung; sinh non; viêm tuyến tiền liệt; viêm khớp; viêm mào tinh hoàn.
- Sỏi bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu; nhiễm trùng huyết; nhiễm trùng đường tiết niệu; gây tổn thương vĩnh viễn cho bàng quang hoặc thận.
- Viêm âm đạo nếu không điều trị có thể gây sinh non; viêm vùng chậu (một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây hại cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và gây vô sinh); viêm nội mạc tử cung.
- Tăng sản tuyến tiền liệt tuyến có thể gây ra các vấn đề về bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận.
- .v.v.
Nên làm gì nếu gặp phải?
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu nếu gặp phải tình trạng đi tiểu bị đau. Tại đây, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và tiến hành khám cho bạn để chẩn đoán nguyên nhân, trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm kiểm tra, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm hình ảnh: chụp bể thận, chụp bàng quang, chụp CT, siêu âm thận, siêu âm tuyến tiền liệt/trực tràng, chụp mạch thận.
- Đo niệu động học
- Sinh thiết
- Xét nghiệm nước tiểu 24h
- Nuôi cấy vi khuẩn
- .v.v.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo nguyên nhân và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Bạn nên tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định.
Điều trị đi tiểu bị đau
Để điều trị đi tiểu đau, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, về cơ bản, mỗi nguyên nhân đều bao gồm các phương pháp sau:
- Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
- Sử dụng thuốc (chi tiết tại: Tiểu đau buốt uống thuốc gì hiệu quả?)
- Phẫu thuật
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với bạn dựa trên:
- Sức khỏe tổng thể
- Tình trạng cụ thể của bệnh
- Cơ sở vật chất tại nơi khám chữa bệnh
- Tài chính cá nhân
Đối với tình trạng đi tiểu đau do tăng sản tiền liệt tuyến, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Vương Bảo.
Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đau, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần, đồng thời hỗ trợ giảm tănG sản tiền liệt tuyến, hạn chế khối u xơ phát triển trở lại.
Sản phẩm đã có mặt gần 10 năm trên thị trường và nhận được hàng nghìn lượt phản hồi tích cực từ các bác đã sử dụng sản phẩm. Hơn thế nữa, Vương Bảo cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, kết quả cho thấy sản phẩm mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược mà vẫn an toàn và lành tính.
>> Để đặt mua Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY
>> Để xem danh sách nhà thuốc có Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Kết luận
Đi tiểu bị đau là một tình trạng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, nó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau. Vì thế, để điều trị hiệu quả bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1258 để được tư vấn cụ thể hơn.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị