Khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
Tiểu khó và đau bụng dưới là một vấn đề phổ biến gặp phải ở nhiều người. Nó có thể kéo dài trong thời gian dài và làm cho cuộc sống khó chịu. Vậy tiểu khó và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Có các phương pháp điều trị nào phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là gì?
Tình trạng tiểu khó và đau bụng dưới là một tình trạng khi người bị mắc có cảm giác khó khăn trong việc tiểu và có kèm theo đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian dài và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Một số trường hợp, nó có thể được gây bởi các vấn đề về tâm lý hoặc thói quen tiểu, nhưng chủ yếu tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
☛ Tham khảo thêm tại: Khó tiểu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
Tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bất thường và khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tình trạng tuy không phải là bệnh lý nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau đây:
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo dần dần lây lên bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là do vi khuẩn E.Coli gây nên ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như quan quan hệ tình dùng không an toàn,…
Khi bị viêm đường tiết niệu thì người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như
- Khó tiểu và phía bụng dưới có cảm giác đau tức mỗi khi đi tiểu
- Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu
- Nước tiểu có màu và mùi lạ như nước tiểu màu đục và có mùi khai khó chịu
- Nhiều trường hợp nặng còn bị đi tiểu ra máu.
- Ngoài ra còn có cảm giác sốt, ớn lạnh hay buồn nôn.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là trình trạng bị viêm cấp tính hoặc mãn tính của niệu đạo. Nguyên nhân gây viêm niêu đạo có thể xuất phát từ một số loại vi khuẩn như vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis…hay do virus herpes simplex (HSV-1, HSV-2) gây nên.
Người bệnh bị viêm niệu đạo có triệu chứng điển hình là bị tiết dịch ở niệu đạo và đau khi đi tiểu. Ngoài ra còn kết hợp thêm những triệu chứng như:
- Tiểu khó và đau vùng bụng dưới
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Cảm thấy đau khi giao hợp
- Lỗ tiểu bị sưng đỏ và có cảm giác bị ngứa
- Ngoài ra người bệnh còn bị sốt, nổi hạch vùng bẹn,…
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm cấp tính hoặc mãn tính, nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên chiếm đến trên 60% gây ra bệnh. Ngoài vi khuẩn thì tình trạng viêm bàng quang thì còn có một số nguyên nhân khác gẫn đến tình trạng này đó là tác dụng phụ của thuốc, người đang điều trị xạ trị hay đang đặt ống thông tiểu,…
Người bị viêm bàng quang sẽ xuất hiện triệu chứng khó tiểu và bị đau vùng bụng dưới hay đau thắt lưng. Ngoài triệu chứng này còn một vài triệu chứng cần lưu ý như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu mỗi lần thường ít
- Nước tiểu có những đặc điểm bất thường như nước tiểu đục hay có mùi hôi khai khó chịu
- Mỗi lần đi tiều lại có cảm giác đau hay rát
- Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ
Phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt
Dấu hiệu đi tiểu khó và đau bụng dưới còn là dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt, bệnh này chỉ xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm tuyến tiền liệt chủ yếu là do vi khuẩn lây do quan hệ tình dục không an toàn hay do lây từ các cơ quan lân cận. Hoặc có thể do quá trình phì đại tuyến tiền liệt gây ứ đọng nước tiểu dẫn dến viêm nhiễm tuyến tiền liệt
Nam giới khi bị viêm tuyến tiền liệt ngoài 2 triệu chứng kể trên thì còn xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện tình trạng đau cơ quan sinh dục, đâu lưng phần dưới
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu buốt,…
☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới
Tiểu khó và đau bụng dưới gây nguy hiểm gì?
Như đã đề cập ở phần trên thì tình trạng đi tiểu khó và đau bụng dưới là dấu hiệu của các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt. Đây đều là những bệnh lý khá nguy hiểm nên nếu không bênh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày
- Ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vợ chồng từ đó ảnh hưởng đến hôn nhân, gia đinh
- Đối với nữ giới thì tặng tỉ lệ sảy thay hoặc bị sinh non
- Gây nên tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ giới
- Nếu để lâu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm thận, bể thận
- Gây suy giảm miễn dịch dẫn đến tình trạng bị áp xe, nhiễm trùng máu
Khi bị tiểu khó và đau bụng dưới có biện pháp gì cải thiện?
Muốn cải hiện cũng như điều trị được tình trạng đi tiểu khó và đau bụng dưới thì điều hiệu quả nhất đó là điệu trị khỏi những bệnh lý gây nên tình trạng này, mà hầu hết nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý này chiếm đến trên 80% là do vi khuẩn. Do đó để cả thiện thì phương pháp mà các bác sĩ hay dùng cũng như phổ biến nhất đó là sử dụng kháng sinh và kết hợp nghỉ ngơi.
Nhưng để điệu trị giúp tình trạng tiểu khó và đau bụng dưới đặt được hiệu quả tốt nhất thì cũng cần phải có phương pháp và liệu trình phù hợp. Cụ thể như sau:
- Với trường hợp bị nhiễm khuẩn lần đầu thì bác sĩ sẽ kê đơn cho sử dụng kháng sinh với liệu trình trong 5-7 ngày liên tục tùy mức độ bệnh. Còn nếu bệnh diễn biến với những triệu chứng nặng thì cần nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch
- Với trường bị tái lại thì bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh liều thấp và sử dụng trong một thời gian dài hơn trong khoảng hơn 20 ngày.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn một số loại thuốc kháng sinh phổ biến hay được các bác sĩ kê trong việc điều trị:
- Lựa chọn hàng đầu đó là nhóm Fluoroquinilon: bao gồm Ciprofloxacin 500mg hoặc Levofloxacin 500mg.
- Nhóm kháng sinh Trimethoprim- sulfamethozazole 960mg.
- Kháng sinh Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Azithromycin 500mg cho ngày ngày đầu và Azithromycin 250mg cho duy trì.
- Ngoài ra có thể sử dụng phối hợp với nhóm Aminoglycoside bao gồm Gentamycin hoặc Tobramycin (trong trường hợp chức năng của thận vẫn hoạt động bình thường).
Lưu ý: Những loại thuốc trên tuyệt đối các bạn không được tự ý sử dụng. Chỉ sử dụng khi đã có sự tư vấn hay chỉ định từ các bác sĩ có chuyên môn. Bởi nếu sử dụng không đúng loại, đúng liệu lượng rất dễ gây tình trạng nhờn thuốc hay có thể khiến bệnh tình không được chữa khỏi.
☛ Bạn có thể quan tâm: Chữa tiểu khó dứt điểm bằng phương pháp dân gian
Cách giúp phòng tránh khó tiểu và đau bụng dưới
Ngoài vấn đề điều trị làm sao cho hiệu quả và dứt điểm thì một điều hết sức quan trọng mà bạn cần biết đó là những cách giúp bạn có thể phòng tránh một cách hiệu quả tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới. Một số cách đơn giản mà các bạn có thể áp dụng như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước để giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất.
- Cung cấp thêm cho cơ thể vitamin C như cam, chanh, bưởi để tăng sức đề kháng.
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua,…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… các thức ăn có vị cay nóng bởi sẽ gây kích thích bàng quang khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và có độ thấm mồ hôi tốt điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng vi khuẩn phát triển.
- Tránh nhịn tiểu lâu trong một thời gian dài, bởi thói quen này sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ và phát triển
- Cần vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi quan hệ.
- Hạn chế tắm trong bồn mà nên tắm dưới vòi hoa sen để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề: “Khó tiểu và bị đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?” muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị