Bị tiểu lắt nhắt nhiều lần là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện
Bị tiểu lắt nhắt gây nên rất nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa nếu bạn để tình trạng này kéo dài thì sẽ gây nên rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vậy bị tiểu lắt nhắt là gì? Nguyên nhân và cách nào để cải thiện hiểu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Tiểu lắt nhắt là gì?
- II. Triệu chứng của tiểu lắt nhắt
- III. Nguyên nhân gây tình trạng tiểu lắt nhắt
- IV. Bị tiểu lắt nhắt gây nên những nguy hiểm gì?
- V. Cách giúp cải thiện tiểu lắt nhắt hiệu quả
- VI. Vương Bảo hỗ trợ điều trị tiểu lắt nhắt do phì đại tuyến tiền liệt
- VII. Biện pháp phòng ngừa tiểu lắt nhắt
I. Tiểu lắt nhắt là gì?
Tiểu lắt nhắt là tình trạng buồn tiểu và cần đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần đi tiểu chỉ cách nhau có vài phút, tuy đi nhiều lần nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít, thậm chí nhiều khi còn tiểu không ra nước tiểu. Số lượng đi tiểu thường trên 8 lần một ngày và trên 2 lần vào bạn đêm.
II. Triệu chứng của tiểu lắt nhắt
Ngoài những triệu chứng như cần phải đi tiểu nhiều lần hay lượng nước tiểu ít thì người bị tình trạng tiểu lắt nhắt còn gặp phải những triệu chứng kèm theo như sau:
- Tiểu buốt, tiểu rát, ớn lạnh khi tiểu tiện.
- Nóng rát, căng tức bàng quang mỗi lúc buồn tiểu.
- Nước tiểu đổi màu đục, hôi, đôi khi có lẫn máu, mủ.
- Nước tiểu có thể rỉ ra bên ngoài khi vận động mạnh như ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, nhấc vật nặng,…
☛ Xem thêm: Bệnh tiểu (đái) không hết: Nguyên nhân và điều trị
III. Nguyên nhân gây tình trạng tiểu lắt nhắt
Tình trạng tiểu lắt nhắt xuất hiện có thể từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
3.1 Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đi tiểu lắt nhắt tỉ lệ gặp cao hơn ở phụ nữ, nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và thẳng hơn. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu thì người bệnh thường có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở “vùng kín”.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện như nước tiểu có màu đục, thậm chí lẫn máu, nước tiểu hôi, cực kỳ khó chịu. Nhiễm trùng đường tiểu được xem là bệnh lý gây tiểu lắt nhắt khá phổ biến. Các chuyên gia cho rằng, bệnh này là hệ lụy của hiện tượng vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm.
3.2 Viêm bàng quang kẽ
Theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, viêm bàng quang kẽ là tình trạng bệnh mãn tính do bàng quang chịu nhiều áp lực. Áp lực này đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang, ngay cả khi nó chưa đầy, dẫn đến nhu cầu đi tiểu tăng lên.
Các chuyên gia tin rằng bàng quang thực chất là một túi chứa rỗng, co bóp theo phản xạ để tống nước tiểu ra ngoài khi đầy. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị ảnh hưởng. Điều này sẽ gây ra thôi thúc đi tiểu, nhưng khó tiểu hoặc gây ra tình trạng tiểu lắt nhắt.
3.3 Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt hay còn gọi là bàng quang kích thích OAB bản chất là tình trạng bàng quang co bóp một cách quá mức mà không theo sự kiểm soát của cơ thể. Hiện tượng này gây cảm giác buồn tiểu liên tục cho dù bàng quang còn rỗng. Ngoài ra còn gây nên tình trạng khó tiểu, tiểu són hoặc tiểu không thành dòng và gây đái lắt nhắt nhiều lần trong ngày.
Theo thống kê, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bàng quang tăng hoặt. Trong số này có hơn 50% âm thầm chịu đựng tình trạng bệnh trong thời gian dài, thậm chí vài năm do tâm lý tự ti, ngại ngùng, không muốn đi khám và điều trị.
3.4 Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là căn bệnh nguy hiểm gây ra hiện tượng đi tiểu lắt nhắt kèm theo tiểu ra máu. Theo nghiên cứu, bệnh xảy ra do cơ thể sản xuất quá nhiều cortisone, làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Các chuyên gia cho biết, suy thượng thận cấp tính thường do sử dụng thuốc glucocorticoid không đúng hoặc quá nhiều, có thể ức chế chức năng bình thường của thận. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, căng thẳng và các vấn đề tương tự khác.
3.5 Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là tình trạng khá phổ biến ở nam giới, gây cảm giác khó chịu khi gây nên tình trạng tiểu lắt nhắt. Theo nghiên cứu, cơ thể con người chúng ta có hai quả thận, có nhiệm vụ lọc máu và bài tiết nước tiểu. Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị chít hẹp vì một lý do nào đó.
Trên thực tế, tình trạng hẹp niệu đạo ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Không chỉ vậy, người bị hẹp niệu đạo còn có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như đi tiểu nhiều lần (5 phút 1 lần), tiểu lắt nhắt, bí tiểu, tiểu khó.
3.6 Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường xuyên đi tiểu vì cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu từ đó gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt.
3.7 Phì đại tuyến tiền liệt
Nam giới tuổi trung niên dễ gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt. Nguyên nhân phổ biến là do phì đại tuyến tiền liệt, điều này khiến cho việc tiểu tiện không được thông thoáng, mỗi lần đi tiểu không được nhiều nước, và nhanh có cảm giác buồn tiểu do bàng quang không hết được nước tiểu.
☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới!
IV. Bị tiểu lắt nhắt gây nên những nguy hiểm gì?
Khi gặp phải tình trạng tiểu lắt nhắt, nếu để lâu không có biện pháp giải quyết sớm thì có thể sẽ gây nên những ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh có thể kể đến như sau:
- Tình trạng tiểu lắt nhắt khiến bệnh nhân thường phải đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc phải nhịn tiểu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, hơn nữa việc nhịn tiểu có thể còn gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.
- Suy giảm ham muốn tình dục do lo lắng buồn đi tiểu trong khi quan hệ, từ đó có thể dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, nguy hiểm hơn là có thể gây vô sinh – hiếm muộn.
- Tình trạng đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm thường xuyên ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh khiến sức khỏe tổng thể của họ bị giảm sút.
- Tình trạng tiểu lắt nhắt chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải những bệnh lý về tiết niệu dó đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
V. Cách giúp cải thiện tiểu lắt nhắt hiệu quả
Với những nguy hiểm mà tình trạng tiểu lắt nhắt gây nên thì việc giúp cải thiện tình trạng này là điều rất cần thiết. Vậy có những cách nào cải thiện hiểu quả. Sau đây là cách các bạn có thể tham khảo.
5.1 Cải thiện tiểu lắt nhắt bằng phương pháp dân gian
– Sử dụng giá đỗ
Theo quan niệm Đông y, giá đỗ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ tốt, giúp cho bạn dễ dàng đi tiểu hơn.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g giá đỗ
- 500ml nước sạch
- Bước 2: Rửa sạch giá đỗ rồi ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn.
- Bước 3: Cho giá đỗ vào nồi. Thêm 500ml nước sạch. Đun nhỏ lửa khoảng thời gian 8 – 10 phút.
- Bước 4: Chắt lấy nước giá đỗ uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi cải thiện triệu chứng bệnh. Để dễ uống hơn bạn có thể thêm một ít đường.
– Sử dụng kết hợp mề gà, đậu đỏ
Theo nghiên cứu, mề gà chứa thành phần lớn gồm các chất khoáng, vitamin thiết yếu, tốt cho sức khỏe. Mặt khác, đậu đỏ lại chứa nhiều protein, chất xơ,…Từ đó đẩy lùi các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu lắt nhắt.
- Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 miếng mề gà
- 50g đậu đỏ
- Bước 2: Mề gà rửa sạch, thái nhỏ. Đem xát muối trắng. Sau đó cho vào nồi ninh cho đến khi mề gà nhừ
- Bước 3: Đậu đỏ rửa sạch. Sau đó cho vào đun cùng với mề gà. Bạn nêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị
- Bước 4: Đun nhỏ lửa thêm khoảng thời gian 15 – 20 phút là có thể dùng
– Sử dụng hến
Theo nghiên cứu, hến có vị mặn, tính hàn. Công dụng của hến giúp mát gan, thông khí, hỗ trợ đào thải độc tố và lợi tiểu hiệu quả. Ngoài ra, trong hến chứa thành phần gồm nhiều vitamin, chất khoáng có lợi cho cơ thể. Do đó việc sử dụng hến trong việc cải thiện tiểu lắt nhắt là khá hiệu quả.
- Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu:
- 250g hến
- 200g bầu
- Bước 2: Hến đem rửa sạch, luộc cùng lượng nước vừa đủ. Khi chín loại bỏ vỏ
- Bước 3: Bầu gọt vỏ, thái nhỏ thành sợi
- Bước 4: Xào thịt hến với gia vị vừa đủ. Thêm bầu vào. Đảo đều tay
- Bước 5: Cuối cùng cho nước luộc hến vào hỗn hợp trên
- Bước 6: Canh hến này bạn có thể ăn 2 – 3 lần/ tuần
5.2 Cải thiện tiểu lắt nhắt bằng phương pháp Tây y
Ngoài việc sử dụng những phương pháp dân gian như đã kể thì nếu trường hợp dùng không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh khá nặng thì phương pháp Tây y là phương pháp hữu hiệu hơn giúp cải thiện được tình trạng tiểu lắt nhắt. Một thuốc và phương pháp Tây y các bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm nhóm quinolon giúp kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong trường hợp bị viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu.
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này được sử dụng để giảm tình trạng đau buốt khi đi tiểu,…
- Nhóm thuốc kháng alpha 1: giúp tuyến tiền liệt khỏe mạnh và hoạt động trơn tru hơn, bài tiết nước tiểu dễ dàng hơn.
- Thuốc có thành phần chống trầm cảm, ức chế chế thần kinh trung ương hoặc thuốc giúp bàng quang thư giãn.
- Ở trường hợp bị hẹp niệu đạo có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật để cải thiện tiểu lắt nhắt.
VI. Vương Bảo hỗ trợ điều trị tiểu lắt nhắt do phì đại tuyến tiền liệt
Nam giới nếu có các dấu hiệu hoặc đã được chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến gặp phải tình trạng tiểu lắt nhắt có thể cân nhắc để sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo.
Vương Bảo đã có mặt trên thị trường hơn 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có đầy đủ báo cáo chứng minh (được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW).
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc nam như: Náng hoa trắng, Ngải nhật, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Mua Vương Bảo nhanh nhất, giao hàng tại nhà BẤM VÀO ĐÂY
Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
VII. Biện pháp phòng ngừa tiểu lắt nhắt
Việc chữa trị bệnh là điều hết sức quan trong bởi điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng nguy hiểm đến sinh hoạt cũng như sức khỏe, tuy nhiên một điều quan trọng không kém đó là những biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tiểu lắt nhắt hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
- Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, đặc biệt với phụ nữ cần có cách vệ sinh đúng cách.
- Có thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh việc nhịn quá lâu, bởi điều này sẽ khiến nước tiểu tồn đọng lâu trong cơ thể dẫn đến tình trạng bị dễ bị nhiễm khuẩn.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày từ 1.5 đến 2 lít nước và cần hạn chế uống nhiều nước cùng một lúc đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng quá nhiều những đồ uống có gas, nước ngọt, cà phê, rượu, bia,… điều này sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
- Tăng cường ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi hàng ngày.
- Thường xuyên dành thời gian từ 30 – 45 phút mỗi ngày để tập thể dục, nhằm tăng cường sức khỏe, sức đề kháng chung của cơ thể.
- Tránh tối đa những vấn đề gây căng thẳng, stress, luôn giữ cơ thể một trạng thái thoải mái nhất.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu lắt nhắt cùng nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn thêm những kiến thức về tình trạng tiểu lắt nhắt này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1258 để các chuyên gia tư vấn cho bạn cụ thể hơn.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị