Rối loạn tiểu tiện

Nguyên nhân gây đái rắt mà bạn quan tâm

Bệnh đi đái rắt có hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu ít gây khó chịu. Nhiều khi người bệnh mới đi tiểu xong vẫn muốn đi nữa, điều này không chỉ làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống . Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái rắt này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục Dấu hiệu nhận biết đái rắt Các nguyên nhân gây chứng đái rắt Nguyên nhân do sinh lý Nguyên nhân do bệnh lý Đái rắt nên ăn uống như thế nào? Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục đái rắt do u xơ tuyến tiền liệt Dấu hiệu nhận biết đái rắt Bình thường, chúng ta tiểu tiện 5 – 6 lần trên ngày và ít đi tiểu vào ban đêm. Đái dắt là hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu khác nhau ở từng người nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm. Cảm giác buồn tiểu này rất khó trì hoãn lại hay xảy ra và có tính đột ngột nên người bệnh khó kìm giữ được, dẫn đến tiểu són. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội và phải tiểu nhiều lần. Các nguyên nhân gây chứng đái rắt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái rắt có thể xảy ra. Chúng ta có thể chia nguyên nhân gây đái rắt làm hai loại chính đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý. Cụ thể từng nguyên nhân như sau: Nguyên nhân do sinh lý Do cơ thể bị mất nước: do cơ thể đang bị đổ nhiều mồ hôi có thể do bạn vận động nặng hay do sốt cao. Lúc này cơ thể bị mất nước nhưng không bù lại kịp điều này làm cho hệ tiết niệu hoạt động không hiệu quả từ đó dẫn đến nguy cơ bị đái rắt xảy ra. Do vệ sinh không sạch: do thói quen vệ sinh không sạch khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo đặc biệt sau khi quan hệ hoặc do phụ nữ sử dụng dung dịch vệ sinh có độ axit cao và sử dụng trong thời gian dài. Những điều này khiến đường tiết niệu bị viêm từ đó dẫn đến chứng đái rắt. Do đang mang thai: phụ nữ đang mai thai khi thai nhi phát triển gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo sẽ tạo áp lực khiến đường tiết niệu bị ảnh hương từ đó gây ra tình trạng đái rắt. Tình trạng này càng hay xảy ra khi vào khoảng thời gian sắp sinh. Do thường xuyên nhịn tiểu: thói quen nhịn tiểu khiến cho nước tiểu bị giữ lại lâu bên trong cơ thể, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm và làm cho tình trạng đái rắt xuất hiện. Do có chế độ ăn uống không khoa học: bạn hay ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng hay sử dụng nhiều rượu bia hay chất kích thích,… Bởi những thực phẩm này gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu từ đó gây nên tình tràng đái rắt. Do thường bị căng thẳng: tình trạng căng thẳng quá mưc kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị đái rắt. Bởi khi bị căng thẳng, stress sẽ làm thay đổi các loại hormone gây nên những biến đổi tâm sinh lý bên trong cơ thể. Lúc náy cơ thể sẽ có những phản ứng để loại bỏ nhanh những chất thải ra khỏi cơ thể từ đó dẫn đến tình trạng đái rắt. Nguyên nhân do bệnh lý U xơ tuyến tiền liệt: đây là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đái rắt ở nam giới. Sự phát triển của các khối u xơ gây chèn ép lên bàng quang dẫn tình trạng rối loạn tiểu trong đó có tình trạng đái rắt. Nếu bạn để tình trạng u xơ tuyến tiền liệt này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu. U xơ tử cung: đây là bệnh lý gây ra tình trạng đái rắt ở phụ nữ khá phổ biến đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung hình thành do các tế bào mô phát triển quá mức hình thành nên khối u lành tính. Khi u xơ phát triển lớn dần sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh trong đó có bàng quang từ đó gây nên tình trạng đái rắt xảy ra. Nhiễm trùng đường tiết niệu: bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đái rắt. Bệnh lý này do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm ngoái đái rắt còn xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát,… Sỏi thận: đây là bệnh tuy không trực tiếp gây nên tình trạng đái rắt nhưng bệnh sỏi thận khiến cho vi khuẩn ở trong sỏi đi vào nước tiểu gây nên tình trạng nhiễm trùng. Và tình trạng nhiễm trùng này mới là nguyên nhân dẫn đến chứng đái rắt xuất hiện. Viêm bàng quang: đây là bệnh lý tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới và gây nên tình trạng đái rắt. Nguyên nhân của bệnh lý này là do vi khuẩn thâm nhập qua niệu đạo rồi từ đó nhiễm vào bàng quang gây viêm bàng quàng. Viêm bàng quang sẽ khiến bạn bị tiểu hiện bất thường trong đó có cả đái rắt. Viêm bàng quang là nguyên nhân gây đái rắt Ung thư tuyến tiền liệt: bệnh lý này thường ở những giai đoạn đầu thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khi bệnh tình phát triển nặng lúc này bạn sẽ thấy có những dấu hiệu rối loạn tiểu trong đó có chứng đái rắt. Lúc này bạn cần sớm đi khám để có phương án điều trị phù hợp.Nguyên nhân gây đái rắt mà bạn quan tâm Đái rắt nên ăn uống như thế nào? Nên uống nước vừa đủ và đều đặn: Uống nước đủ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát còn uống quá ít nước sẽ kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng. Chính vì vậy nên uống 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước vào buổi tối. Nên hạn chế chất cồn: Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu – điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn. Giảm caffein : Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều. Hạn chế đồ uống có gas : Những đồ uống có ga cũng rất dễ  kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt: Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục đái rắt do u xơ tuyến tiền liệt Nếu bạn bị tiểu rắt do u xơ tuyến tiền liệt bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường mang lại tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới Không chỉ vậy, Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn mà không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,… Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có: Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu. Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo. Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Để tìm hiểu về cách chữa bệnh đái rắt, bạn có thể tham khảo bài viết: Cách chữa bệnh đi tiểu rắt Vuongbao.vn    

Són tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Tiểu són (són tiểu) là hiện tượng đi tiểu không kiểm soát, người bệnh không thể nhịn tiểu được, nước tiểu rò rỉ gây ướt quần ngay khi người bệnh buồn tiểu.Tiểu són dễ gây cảm giác ngại ngùng, xấu hổ và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mục lục I. Tiểu són là gì? II. Phân loại són tiểu III. Nguyên nhân gây tiểu són 3.1 Són tiểu tạm thời 3.2 Són tiểu do bệnh lý 3.3 Són tiểu do thay đổi cơ thể IV. Đối tượng nguy cơ mắc són tiểu V. Són tiểu có nguy hiểm không? VI. Khám tiểu són ở đâu? VII. Chẩn đoán chứng són tiểu VIII. Phương pháp điều trị tiểu són 8.1 Tập luyện bàng quang 8.2 Luyện tập cơ sàn chậu 8.3 Điều trị bằng thuốc 8.4 Sử dụng thiết bị y tế 8.5 Phẫu thuật IX. Cách phòng ngừa són tiểu tại nhà I. Tiểu són là gì? Tiểu són (són tiểu, đái són) là sự rò rỉ nước tiểu ngay sau khi người bệnh có cảm giác buồn tiểu. Tiểu són khiến người bệnh đi tiểu mất kiểm soát, không còn khả năng nhịn tiểu dù chỉ trong một thời gian ngắn. Mỗi lần tiểu són thường chỉ tiểu són vài giọt làm người bệnh bị “ướt quần một vùng nhỏ. Tiểu són có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh có thể chỉ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu khi không đi tiểu kịp thời; hoặc cũng có thể xảy ra ngay cả khi hắt hơi hoặc ho mạnh hoặc cười mạnh bất chợt… Tiểu són dễ gây cảm giác tự ti, mặc cảm, xấu hổ, ngại đi xa, ngại giao tiếp… làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt của người bệnh. Tiểu són là một chứng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam và nữ trong mọi độ tuổi (nhưng tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi và trung tuổi). Ở trẻ em, tiểu són chính là hiện tượng đái dầm. Són tiểu là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được do bàng quang bị mất kiểm soát (Ảnh minh họa) Theo một dữ liệu thống kê cho thấy, Tiểu són xảy ra ở 25% – 45% phụ nữ. Trong đó 7% – 37% phụ nữ ở độ tuổi 20-39 bị són tiểu vài lần, 9% – 39% phụ nữ trên 60 tuổi bị són tiểu hằng ngày. Tỉ lệ nam giới bị tiểu són ít hơn ở nữ giới. Có khoảng 11% – 34% nam giới lớn tuổi mắc tiểu són, trong đó, 2% – 11% nói rằng bị són tiểu hàng ngày. Ở trẻ em, có khoảng 10% trẻ em 7 tuổi mắc tiểu són, khoảng 3% trẻ em từ 11-12 tuổi và khoảng 1% trẻ 16-17 tuổi bị són tiểu (đái dầm) vào ban đêm. (Các dữ liệu thống kê này có thể khác nhau ở mỗi nghiên cứu do tính đồng nhất giữa các phương pháp luận, định nghĩa và các đối tượng tham gia nghiên cứu). II. Phân loại són tiểu Tình trạng són tiểu được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh: Các loại són tiểu thường gặp Són tiểu tăng áp lực trong bụng: nước tiểu bị rò rỉ khi người bệnh làm tăng áp lực bàng quang bằng cách ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, nâng vật nặng. Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence): triệu chứng này diễn ra khi mắc cơn tiểu cấp, người bệnh đột ngột rất muốn đi tiểu khiến người bệnh không kịp đến nhà vệ sinh. Tần suất xuất hiện kiểu này thường xuyên và xảy ra cả ban đêm. Nguyên nhân của són tiểu cấp kỳ có thể do nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh hoặc tiểu đường. Són tiểu khi đầy bàng quang: do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu nên người bệnh gặp tình trạng nhỏ giọt nước tiểu thường xuyên hoặc liên tục. Són tiểu chức năng: do các vấn đề về thể chất và tâm thần khiến người bệnh không kịp đi đến nhà vệ sinh. Són tiểu hỗn hợp: là tình trạng són tiểu phối hợp tất cả các loại són tiểu kể trên. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa: Người bệnh cảm thấy không thoải mái về tình trạng són tiểu của bản thân Tần suất són tiểu nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nguy cơ té ngã khi người bệnh phải di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh. III. Nguyên nhân gây tiểu són Són tiểu có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày, thể chất, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các phương pháp điều trị bệnh gây ra. Do đó, người bệnh cần được thăm khám – chẩn đoán chính xác nguyên nhân để kiểm soát tiểu són. Nguyên nhân gây tiểu són có thể chia làm 3 nhóm chính: 3.1 Són tiểu tạm thời Có một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc điều trị có thể gây kích thích bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu: Rượu, bia Caffeine Nước khoáng có gas Chất làm ngọt nhân tạo Socola Ớt Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, ngọt, acid,… (đặc biệt là trái cây họ cam quýt) Vitamin C Thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp, thuốc an thần 3.2 Són tiểu do bệnh lý Són tiểu cũng có thể do một số bệnh lý đường tiểu như: Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiếu niệu có thể gây kích thích bàng quang khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều và đột ngột hơn so với bình thường, đôi khi tiểu không kiểm soát. Táo bón: trực tràng là cơ quan có vị trí nằm gần bàng quang, 2 cơ quan này có chung dây thần kinh chi phối. Khi táo bón, phân cứng sẽ kích thích và dây thần kinh ở trực tràng quá mức có thể tác động đến bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên. 3.3 Són tiểu do thay đổi cơ thể Tiểu không kiểm soát cũng có thể là do những vấn đề thể chất hoặc thay đổi của cơ thể: Mang thai: sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi trong cơ thể người mẹ có thể khiến mẹ bầu tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến tình trạng són tiểu khi mang thai. Sinh con: do trong quá trình sinh con, rặn mạnh quá và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đạo dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ. Thay đổi tuổi tác: khi càng lớn tuổi thì cơ của bàng quang càng yếu nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Mãn kinh: sau khi mãn kinh, người phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen hơn (một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh). Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng tiểu không tử chủ. Cắt tử cung: ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ sẽ dẫn tới són tiểu tiểu không tự chủ. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở người lớn tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt U xơ tiền liệt tuyến là một bệnh tác động gây tiểu són khi đầy bàng quang Khối u ở dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang. Sỏi tiết niệu Rối loạn thần kinh (bệnh đa xơ cứng, bệnh parkinson, đột quỵ, u não, chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. IV. Đối tượng nguy cơ mắc són tiểu Són tiểu ở nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với ở nam giới do phụ nữ có cấu trúc cơ thể khác nam giới, có thời kỳ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, ở nam giới cũng có thể mắc mệnh này do các vấn đề tuyến tiền liệt làm kích thích són tiểu. Tuổi càng cao thì cơ chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang, niệu đạo bị giảm làm tăng khả năng nước tiểu tràn ra không tự chủ. Thừa cân: trong lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xunh quanh, làm suy yếu cơ và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hút thuốc: việc sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ. Di truyền: trong gia định hoặc họ hàng gần có mắc chứng són tiểu thì khẳ năng thế hệ tiếp theo mắc són tiểu sẽ cao hơn. V. Són tiểu có nguy hiểm không? Són tiểu nếu không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, gồm: Gây ra các vấn đề về da: tiểu nhiều làm da thường xuyên ẩm ướt có thể gây phát ban, nhiễm trùng da. Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, gây tự ti trong các mối quan hệ cá nhân – xã hội. VI. Khám tiểu són ở đâu? Nếu bạn bị són tiểu, bạn có thể đi khám tại khoa Sản phụ khoa (với nữ giới) hoặc khoa Thận – Tiết niệu. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bạn. Nếu bạn cần điều trị thêm vấn đề nào, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một khoa khác. Bác sĩ chuyên khoa có thể là bác sĩ tiết niệu – người điều trị các vấn đề về tiết niệu ở cả nam và nữ, hoặc bác sĩ tiết niệu nữ – người được đào tạo chuyên sâu về hệ tiết niệu nữ. VII. Chẩn đoán chứng són tiểu Để có biện pháp chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh tỉ mỉ và làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên sẽ hỏi về tiểu sử của người bệnh, chẳng hạn như: Tuổi tác của bạn Những loại thuốc đang dùng Số lần có thai Có bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu không? Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở…) dùng trong thời gian đó Các hoạt động, cười, ho… trong hay trước khi bị són tiểu Số lượng cà phê, rượu đã dùng .v.v. Bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng són đái (Ảnh minh họa) Tiếp sau đó, các bác sĩ sẽ khám tổng quát xem có bệnh gì không, khám vùng đi tiểu và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng xảy ra hay không. Xét nghiệm xem thận có vấn đề hay không là một số điều cần phải làm để chẩn đoán được chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tã hay không, số lượng rò rỉ nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước,… để phân loại tiểu són, từ đó có cách điều trị thích hợp. VIII. Phương pháp điều trị tiểu són Việc điều trị tiểu són sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và loại gây ra tiểu són. Sẽ ưu tiên phương pháp điều trị tự nhiên, chủ yếu là thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày: Uống đủ lượng nước và đúng thời điểm trong ngày Giữ mức cân nặng hợp lý Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ tránh bị táo bón Thể dục thể thao điều độ Không hút thuốc lá 8.1 Tập luyện bàng quang Dựa trên ghi chép nhật ký bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lịch trình đi tiểu hàng ngày của người bệnh. Cố gắng nhịn đi tiểu theo lịch trình đề ra khi bị kích thích. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh lâu hơn, giúp bàng quang có thể chứa nhiều nước tiểu hơn. 8.2 Luyện tập cơ sàn chậu Người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh nhóm cơ này. Bài tập này là kegel – giúp thắt chặt và thư giãn các cơ để kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nước tiểu. Cơ sàn chậu khỏe mạnh cũng giúp giữ nước tiểu tốt hơn. 8.3 Điều trị bằng thuốc Một loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Thuốc này có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị són tiểu do tuyến tiền liệt phì đại (Ảnh minh họa) Bác sĩ sẽ kê toa thuốc với mục đích thư giãn cơ bàng quang giúp ngăn ngừa cơn co thắt bàng quang. Đồng thời, chặn các tín hiệu thần kinh làm tăng tần suất đi tiểu. 8.4 Sử dụng thiết bị y tế Chất làm đầy niệm đạo: một thiết bị nhỏ giống như tampon được đưa vào niệm đạo nữ giới để giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu. Đặt vòng nâng trong âm đạo: một chiếc vòng chất lượng silicon được đưa vào âm đạo để giúp giữ bàng quang nâng lên, cổ bàng quang ít di động khi có tăng áp lực lên bàng quang trong sinh hoạt hàng ngày, ngăn nước tiểu rò rỉ. Thiết bị này được sử dụng ở người bị sa bàng quang, sa tử cung hoặc niệu đạo quá di động dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát dưới áp lực. 8.5 Phẫu thuật Khi những phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị són tiểu. Nếu bạn bị tiểu không kiểm soát nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giúp tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể giữ hoặc cắt bỏ bàng quang (Ảnh minh họa) Ở phụ nữ, quá trình mang thai – sinh con có thể khiến cơ sàn chậu trở nên suy yếu và bị tổn thương. Thành phần nâng đỡ bên dưới niệu đạo không thể giữ niệu đạo và bàng quang ở đúng vị trí bình thường, dẫn tới phụ nữ sau sinh dễ bị són tiểu khi gắng sức. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đặt dải băng nâng không tan dưới niệu đạo qua ngả âm đạo, tạo một lớp nâng đỡ vững chắc, treo niệu đạo và bàng quang về đúng vị trí bình thường. Phẫu thuật điều trị són tiểu là phương pháp được chỉ định sau khi những phương pháp khác không đạt hiệu quả. IX. Cách phòng ngừa són tiểu tại nhà Tình trạng són tiểu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Duy trình cân nặng ổn định hợp lý Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón Tránh xa các chất kích thích lên bàng quang (rượu, bia, caffeine, thực phẩm có tính acid) Không hút thuốc lá (nên tìm giải pháp để bỏ thói quen hút thuốc lá) Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập sàn chậu hiệu quả. Chứng són tiểu khá thường gặp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Són tiểu không nên được coi là một phần của lão hóa và người bệnh không nên xấu hổ mà không gặp bác sĩ. Có nhiều biện pháp từ đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh và tránh các biến chứng đáng tiếc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.    

Chữa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu như thế nào?

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu là các triệu chứng rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam và nữ. Vậy khi bị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu cần làm gì? Có cách nào giúp chữa trị chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu? Hãy cùng vuong-bao.com tìm câu trả dưới đây nhé. Mục lục Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu là gì? Cách chữa trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu Uống sinh tố rau má chữa tiểu rắt tiểu buốt Chữa trị tiểu rắt tiểu buốt bằng cỏ seo gà Dùng bí xanh Chữa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu với cây bòng bong Chữa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu bằng râu ngô, mã đề Điều trị bằng thuốc Tây y Kết hợp thói quen tốt phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu Tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu là gì? Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu là các biểu hiện của chứng rối loạn tiểu tiện – khi hệ tiết niệu bị viêm nhiễm hoặc có vấn đề. Và ở mỗi chứng bệnh thì người bệnh có những cảm giác khó chịu khác nhau, cụ thể: Tiểu rắt: xảy ra khi người bệnh có cảm giác rất buồn tiểu nhưng đi tiểu chỉ được một lượng nhỏ nước tiểu (dưới 100ml). Vừa tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu và phải đi tiếp. Tiểu buốt: là hiện tượng người bệnh khi tiểu có cảm giác đau, buốt rất khó chịu ở sâu bên trong (hoặc đầu) bộ phận sinh dục. Cảm giác đau buốt thường xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu. Một số trường hợp nặng có thể bị đi tiểu đau buốt từ đầu bãi tới cuối bãi. Thông thường, người bệnh bị tiểu buốt thường đi kèm với chứng tiểu rắt. Tiểu ra máu: là tình trạng người bệnh đi tiểu có lẫn máu khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt (thậm chí là màu hồng đậm trong trường hợp nặng). Đây là trường hợp nặng bất thường của chứng rối loạn tiểu tiện. Nó không xuất hiện ngay từ ban đầu mà thường là biến chứng của bệnh tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài không được chữa trị. Cách chữa trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu Do tiểu ra máu thường chỉ xuất hiện trong các trường hợp nặng – biến chứng từ tiểu rắt tiểu buốt nhưng không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa tiểu rắt cũng như hạn chế để tình trạng bệnh nặng nhanh thì người bệnh cần chủ động chữa trị tiểu rắt tiểu buốt ngay từ giai đoạn đầu – thời điểm bệnh còn nhẹ và chữa trị nhanh chóng. Dưới đây là một cách chữa trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu tại nhà, người bệnh có thể tìm hiểu: Uống sinh tố rau má chữa tiểu rắt tiểu buốt Rau má là vị thuốc Nam mang tính mát. Uống nước rau má hoặc sinh tố rau má giúp diệt khuẩn, làm sạch đường tiết niệu, cải thiện chứng tiểu rắt tiểu buốt tại nhà rất tốt. Cây rau má Thực hiện: Lấy 300g rau má tươi, rửa sạch sau đó đem ngâm thêm với nước muối loãng 20 phút để nguyên liệu được sạch. Vớt rau má và để ráo nước. Cho rau má vào máy say sinh tố và say nhuyễn với 300ml nước sạch. Bỏ thêm vài hạt muối tinh, khuấy đều và dùng uống trực tiếp. Ngày uống từ 1 – 2 cốc sinh tố rau má. Sau khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng tiểu rắt tiểu buốt cải thiện. Chữa trị tiểu rắt tiểu buốt bằng cỏ seo gà Cỏ seo gà (còn gọi là cây phượng vĩ thảo) hay mọc tại các nơi khô cằn, có tính hàn, vị ngọt có khả năng điều trị rối loạn tiểu tiện hoặc bệnh kiết lỵ, táo bón… Thực hiện: Lấy 30g cỏ seo gà tươi, rửa sạch để tránh bụi bẩn. Cho cỏ seo gà vào ấm sắc với 600ml nước vo gạo. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục sặc đến khi nước thuốc còn khoảng 250ml thì ngừng. Chắt thuốc và chia uống thành 2 lần. Cây cỏ seo gà Dùng bí xanh Cách 1: Ăn bí xanh luộc Lấy 300g bí xanh, gọt sạch vỏ, bỏ ruột trắng, sắt thành miếng nhỏ rồi đem luộc chín. Dùng ăn trực tiếp cả bí và uống nước canh thay nước lọc. Ngày ăn 1 lần. Cách 2: Uống nước ép bí xanh Dùng 300g bí xanh, gọt sạch vỏ rồi cắt thành từng đoạn. Rồi cho vào máy ép lấy nước cốt bí đao. Dùng nước này uống trực tiếp. Nếu khó uống có thể pha thêm với một chút nước lọc và vài hạt muối tinh để dễ uống hơn. Chữa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu với cây bòng bong Cây bòng bong (hay còn gọi là hải kim sa) là một loại cây mọc hoang tại các bờ bụi dễ tìm ở nước ta. Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền việc dùng cây bòng bong sắc lấy nước thuốc uống có thể giúp thông tiểu, điều trị tiểu rắt tiểu buốt tại nhà. Thực hiện: Lấy 100g cây bòng bong + 45g lá trà xanh. Đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền tán nhỏ thành dạng bột. Cho 20g hỗn hợp bột cây bòng bong và lá trà xanh + 5g cam thảo + 2 lát gừng tươi vào ấm đun với 1 lit nước lọc. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 10 phút thì tắt. Dùng nước này uống trong ngày, chia uống thành 3 bữa. Dùng bòng bong chữa trị đái rắt đái buốt Chữa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu bằng râu ngô, mã đề Râu ngô, mã đề là những vị thuốc Nam có tính làm mát, diệt khuẩn và làm lành thương tổn rất tốt. Khi kết hợp cỏ mần trầu, kim tiền thảo sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu. Thực hiện: Chuẩn bị râu ngô, mã đề, kim tiền thảo, cỏ mần trầu: mỗi vị 60g (đã rửa sạch) + 2g lớp vỏ bên ngoài của thân cây tre. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 – 15 phút để các nguyên liệu phai ra nước thuốc rồi ngừng. Chắt lấy nước cốt dùng uống thay nước lọc. Khi uống hết có thể tiếp tục sắc nước 2, nước 3 tới khi nước thuốc nhạt thì thay bã mới. Kiên trì uống trong 2 – 4 ngày sẽ thấy chứng tiểu rắt tiểu buốt giảm hẳn. Râu ngô chữa tiểu rắt tiểu buốt hiệu quả Lưu ý: Các bài thuốc trên đều sử dụng nguyên liệu dân gian có dược tính nhẹ, nên có tác dụng làm mát, điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do nóng trong gây ra. Đối với trường hợp bệnh nhân bị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu do Điều trị bằng thuốc Tây y Bên cạnh những bài thuốc Nam thì uống thuốc Tây y cũng là một trong những cách điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu mà nhiều người bệnh lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ rối loạn tiểu tiện nặng hay nhẹ, người bệnh bị tiểu rắt hoặc tiểu buốt hoặc tiểu ra máu; hoặc bị cả 3 hiện tượng trên (trường hợp nặng) mà các bác sĩ và dược sĩ Y khoa sẽ có chỉ định dùng các loại thuốc điều trị phù hợp. Thuốc Ciprofloxacin 500mg Một số biệt dược có tác dụng điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu như: Peflacin 400mg Ciprofloxacin 500mg Metronidazole Micro 250mg. Lưu ý: Các biệt dược trên có thể được thay thế bằng các loại thuốc khác có thành phần tương tự tùy theo hướng điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Vuongbao.vn không đưa ra các lời khuyên về sử dụng thuốc Tây Y trong điều trị tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu. Kết hợp thói quen tốt phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu Ngoài việc chữa trị tiểu rắt tiểu buốt bằng các bài thuốc thì người bệnh cũng nên kết hợp thêm những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt tái phát trở lại. Lối sống tốt hàng ngày có thể kể đến như: Tập thói quen tiểu tiện đúng giờ. Không nhịn tiểu quá lâu để tránh làm phát sinh tiểu rắt tiểu buốt. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, chất xơ, các loại thực phẩm có tính mát và hoa quả tươi. Uống đủ nước với lượng tối thiểu từ 1,5 – 2 lit nước mỗi ngày. Luôn hướng tới những điều tích cực, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Tránh căng thẳng, stress kéo dài. Vận động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa chứng tiểu rắt tiểu buốt tiểu ra máu và nhiều chứng bệnh hay gặp khác. Ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ/ngày. Vào buổi tối sau 21h không nên uống nhiều nước để tránh đi tiểu đêm. Hạn chế tối đa hoặc không uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Không nên dùng các hoạt chất tẩy rửa vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ vì có thể làm mất cân bằng môi trường “vùng kín”, khiến “vùng kín” bị khô các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín và hệ tiết niệu bên cạnh. Chỉ nên vệ sinh sạch bằng nước ấm thường hoặc nước ấm pha muối loãng. Thông tin hữu ích: Cách chữa đái rắt hiệu quả tại nhà Bị đái buốt uống gì cho khỏi? Cách chữa bí tiểu dân gian đơn giản mà nhanh khỏi      

Tiểu ra máu ở nam là bệnh gì? Biến chứng và cách điều trị

Tiểu ra máu ở nam giới là hiện tượng phổ biến nước tiểu lẫn máu có màu sẫm hoặc nâu. Đây là triệu chứng điển hình của hầu hết các bệnh tiết niệu. Hiện tượng tiểu ra máu ở nam không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nên được điều trị nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu ra máu ngay khi phát hiện. Mục lục I. Tiểu ra máu ở Nam giới là gì? II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới 2.1 Viêm bàng quang & Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 2.2 Sỏi gai tiết niệu 2.3 Chấn thương 2.4 Bướu & ung thư 2.5 Dị dạng mạch máu 2.6 Bệnh nội khoa, nội thận III. Triệu chứng tiểu ra máu ở nam IV. Tiểu ra máu ở nam giới có nguy hiểm không? V. Khi nào cần gặp bác sĩ? VI. Cách chẩn đoán chứng đi tiểu ra máu ở nam VII. Cách điều trị đi tiểu ra máu ở nam giới VIII. Các biện pháp phòng ngừa tiểu ra máu ở nam giới I. Tiểu ra máu ở Nam giới là gì? Tiểu ra máu ở nam giới là một triệu chứng do bệnh lý tiết niệu gây ra. Triệu chứng là nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể màu hồng nhạt hoặc sẫm do hồng cầu lẫn vào. Màu sắc của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại bệnh gây ra tiểu máu và lượng hồng cầu bên trong nước tiểu. Tiểu ra máu ở nam giới không phải là một bệnh lý cụ thể mà là một dấu hiệu lâm sàng ở hầu hết các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Theo quy trình làm việc của hệ tiết niệu, thận – bàng quang và đường niệu đạo là nơi lọc và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do đó, tiểu ra máu ở nam giới thường là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến 3 cơ quan (thận, bàng quang, niệu đạo). Có 2 loại tiểu ra máu ở nam giới (tiểu máu vi thế, tiểu máu đại thế). Tiểu máu vi thể là tình trạng có hồng cầu trong nước tiểu, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không đủ để nhìn thấy bằng mắt thường, lúc này nước tiểu vẫn trong như bình thường. Nó thường được phát hiện khi bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu. Lưu ý rằng, nước tiểu có một lượng hồng cầu nhỏ là điều rất bình thường, dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định, bác sĩ sẽ biết bạn có bị tiểu máu vi thể hay không. Theo thống kê, trung bình có khoảng 8,6% nam giới bị tiểu máu vi thể và tỉ lệ này dao động từ 2,5% đến 13%. Tiểu máu đại thể là khi bạn nhận thấy có sự thay đổi rõ ràng về màu sắc nước tiểu, nó có thể có màu hồng, đỏ, hạt dẻ hay thậm chí là màu khói sẫm như cola. Đôi khi, bạn cũng sẽc thấy nước tiểu có các cục máu đông, trông giống như bã cà phê. Theo thống kê, cứ 1000 nam giới lại có 21,8 nam giới bị tiểu máu đại thể. Ttiểu ra máu ở nam giới là một vấn đề phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (Ảnh minh họa) Phân loại tiểu máu thành 4 nhóm để có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh gồm: Tiểu ra máu ít hoặc tiểu ra máu nhiều Tiểu ra máu mới (màu hồng nhạt tươi), tiểu ra máu cũ (màu sẫm, đậm). Nếu màu nước tiểu quá đậm có thể được chẩn đoán là đái huyết sắc tố. Tiểu máu toàn dòng, tiểu máu dòng cuối Tiểu máu đơn thuần hoặc tiểu máu phối hợp các triệu chứng gồm đau buốt, tiểu khó. Tiểu ra máu không phải là triệu chứng phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, chất lượng cuộc sống. Triệu chứng có thể được điều trị dứt điểm hoàn toàn khi người bệnh chữa khỏi bệnh gây tiểu ra máu. Tuy nhiên, tiểu ra máu là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy mà người bệnh cần điều trị bệnh ngay khi phát hiện để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới Tiểu ra máu ở nam giới là tình trạng tổn thương hoặc xuất huyết ở niêm mạc tiết niệu. Lớp niêm mạc này phân bổ từ thận ra đường tiểu là một lớp lót chứa vô số mạch máu bên trong. Khi niêm mạc ở thận, bàng quang hoặc đường tiểu bị tổn thương và chảy máu – hồng cầu sẽ bị rò rỉ vào nước tiểu và đào thải ra ngoài cơ thể. 2.1 Viêm bàng quang & Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Viêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng niêm mạc tại thành bàng quang bị loét do sự tấn công của vi khuẩn. Niêm mạc tại thành bàng quang khi này sẽ bị bào mòn, có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết, gây tiểu ra máu ở nam giới. Tiểu ra máu ở nam do viêm bàng quang khá dễ chẩn đoán với các triệu chứng lâm sàng. 2.2 Sỏi gai tiết niệu Sỏi tiết niệu là những khối khoáng chất cứng xuất hiện bên trong bàng quang hoặc thận. Các khối sỏi được tích tụ bởi khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh. Sỏi, sạn trơn sẽ ít gây tiểu ra máu, nhưng sỏi và sạn có gai sẽ dễ làm trầy xước niêm mạc tại cơ quan tiết niệu. Sỏi có gai khi di chuyển sẽ va chạm với lớp niêm mạc và gây ra chảy máu tiết niệu. Từ đó dẫn đến tiểu ra máu ở nam. 2.3 Chấn thương Chấn thương đột ngột tại các vị trí thuộc hệ tiết niệu có thể gây đái ra máu ở nam giới. Các vị trí vùng thận, hông lưng, bàng quang chịu sự va đập hoặc chấn thương đột ngột. Các cơ quan bên trong sẽ bị nứt và chảy máu. Máu lẫn trong nước tiểu là máu từ sự chấn thương. Vì thế, triệu chứng này cũng khá dễ chẩn đoán vì nguyên nhân chấn thương rất dễ nhận diện. 2.4 Bướu & ung thư U bướu thận hoặc ung thư là bệnh lý nguy hiểm gây tiểu ra máu ở nam giới. Những khối u bướu lành tính hoặc ác tính. Các khối u lành tính sẽ gây tiểu ra máu nhiều, tiềm ẩn những tế bào ác tính gây ung thư. Ung thư tiết niệu cũng gây tiểu ra máu, tuy nhiên hiện tượng là tiểu rỉ rỉ. Du vậy, tiểu ra máu ở nam do ung thư là triệu chứng báo hiệu triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. 2.5 Dị dạng mạch máu Cơ thể có thể lên đến hàng tỷ mạch máu nhỏ li ti. Sự di dạng mạch máu được biết là có 1 mạch máu bị di dạng, túi phình dẫn đến vỡ mạch máu. Với trường hợp tiểu ra máu ở nam do nguyên nhân di dạng mạch máu sẽ khó chẩn đoán hơn các nguyên nhân khác. Để có thể chẩn đoán cần làm nhiều xét nghiệm hơn. Dù vậy, dị dạng mạch máu không phải là vấn đề quá nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 2.6 Bệnh nội khoa, nội thận Các bệnh nội thận như viêm cầu thận cũng có thể gây tiểu ra máu ở nam giới. Điển hình là viêm cầu thận (bệnh khiến thận bị giảm khả năng lọc máu, từ đó làm rò rỉ hồng cầu). III. Triệu chứng tiểu ra máu ở nam Triệu chứng tiểu ra máu ở nam sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh khởi phát. Nếu chỉ đơn thuần là tiểu ra máu, người bệnh sẽ chỉ nhận thấy nước tiểu có lẫn máu bên trong, ngoài ra sẽ không có triệu chứng nào khác. Một số triệu chứng đi tiểu ra máu ở nam giới gồm: Nước tiểu xuất hiện các cục máu đông Tiểu buốt, khó tiểu Cơn đau ở vùng lưng, hông, vùng háng bẹn hoặc dương vật IV. Tiểu ra máu ở nam giới có nguy hiểm không? Như ta đã nói ở trên, tiểu ra máu có thể do sự chảy máu bất kì bộ phận nào dọc theo đường tiết niệu (gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), tuyến tiền liệt, bộ phận sinh dục hoặc do một số tình trạng toàn thân. Trong các nguyên nhân này, có những nguyên nhân được đánh giá là nguy hiểm, có những nguyên nhân không quá nghiêm trọng. Chẳng hạn như: Nguyên nhân nguy hiểm, nghiêm trọng: ung thư, nhiễm trùng, chấn thương, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hẹp khúc nối bể thận,… Nguyên nhân ít nghiêm trọng: phì đại tuyến tiền liệt lành tính, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang,… Nguyên nhân không nghiêm trọng: ăn một số loại thực phẩm, tập thể dục gắng sức, sử dụng một số loại thuốc,… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, bất kì khi nào bạn nhìn thấy có máu trong nước tiểu, bạn cũng không được chủ quan và tình trạng này cần được đánh giá đầy đủ bởi các bác sĩ, ngay cả khi nó tự khỏi. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây tiểu ra máu có thể không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể tiến triển và gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. ☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo: Hãy tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức, nếu bạn có các triệu chứng dưới đây: Tiểu ra máu sau một chấn thương (chẳng hạn ngã, tai nạn) Sốt, buồn nôn, ói mửa, ớn lạnh hoặc đau ở bụng, bên lưng, hông Có các cục máu đông trong nước tiểu V. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người mắc đi tiểu ra máu ở nam giới cần đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng, không nên kéo dài thời gian vì tiểu ra máu ở nam giới là triệu chứng của bệnh tiết niệu và nội thận khác. Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm, tăng cao nguy cơ ung thư cho người bệnh. VI. Cách chẩn đoán chứng đi tiểu ra máu ở nam Tiểu ra máu được chẩn đoán chủ yếu bằng xét nghiệm nước tiểu. Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những thông tin bệnh sử và tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng kèm theo đi đi tiểu ra máu. Từ đó đánh giá, sàng lọc được những nguyên nhân có thể gây tiểu ra máu ở người bệnh. Lần đầu tiên bạn thấy máu trong nước tiểu là khi nào? Màu sắc nước tiểu là gì? Nước tiểu có mùi hôi không? Bạn có bị đau khi đi tiểu hoặc các triệu chứng nhiễm trùng khác không? Bạn có phải thường xuyên đi tiểu không, có tiểu gấp không? Bạn đang dùng thuốc gì? Trước đây bạn có bị các vấn đề về tiết niệu, thận, hoặc gần đây có phẫu thuật hay gặp chấn thương gì không? Gần đây bạn có ăn các loại thực phẩm như củ cải đường, quả mọng hoặc cây đại hoàng không? Những cách chẩn đoán cận lâm sàng tiểu ra máu ở nam giới: Xét nghiệm nước tiểu Cấy nước tiểu để kiểm tra xem có xuất hiện nhiễm trùng và vi khuẩn bên trong nước tiểu không Xét nghiệm tế bào nước tiểu: nhằm tìm những tế bào bất thường trong nước tiểu. Nếu người bệnh có những dấu hiệu của các bệnh khác như thận, tuyến tiền liệt, bàng quang,… Bác sĩ sẽ tiếp tục yêu cầu thực hiện các xét nghiệm: Nội soi bàng quang Siêu âm thận Chụp CT Chụp MRI VII. Cách điều trị đi tiểu ra máu ở nam giới Cách điều trị đi tiểu ra máu ở nam giới sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh khởi phát của mỗi triệu chứng ở mỗi bệnh nhân.  Vì triệu chứng bắt nguồn từ những bệnh tiết niệu nên phương pháp điều trị là điều trị bệnh khởi phát để làm giảm và dứt điểm hiện tượng tiểu ra máu ở nam. Những cách điều trị tiểu ra máu ở nam thường được áp dụng: Thuốc kháng sinh uống nếu người bệnh bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc các bệnh STDs Dùng sóng xung kích điều trị sỏi nếu người bệnh bị sỏi tiết niệu Phẫu thuật bàng quang, thận nếu người bệnh bị những bệnh lý nặng về thận, bàng quang. VIII. Các biện pháp phòng ngừa tiểu ra máu ở nam giới Tiểu ra máu ở nam giới được phòng ngừa bằng cách phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh tiết niệu. Những cách này chủ yếu liên quan đến lối sống và điều kiện vệ sinh của môi trường sống. Chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiết niệu hoặc tiểu ra máu ở nam giới. Những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu qua thức ăn. Dù vậy, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giảm rủi ro bị nhiễm trùng. Một số phương pháp phòng ngừa tiểu ra máu ở nam như: Uống nhiều nước Giảm ăn mặn trong bữa ăn ngừa sỏi thận Hạn chế tối đa nhịn tiểu hoặc đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Có lối sống lành mạnh, hạn chế hút thuốc, lạm dụng chất kích thích. Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đi tiểu ra máu thường gặp ở nam giới. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã cập nhật thêm cho mình những kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.    

Tiểu nhiều lần có sao không? Cảnh báo bệnh gì nguy hiểm?

Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể giúp loại bỏ chất thải cặn bã ra ngoài. Nhiều người vẫn tưởng lầm “đi tiểu nhiều là thận đang hoạt động hiệu quả, quá trình lọc nhanh. Tuy nhiên, quan điểm này có thật sự đúng không? Đi tiểu nhiều lần là chuyện bình thường hay tiềm ẩn bệnh lý. Mục lục I. Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? II. Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? 2.1 Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý: 2.2 Nguyên nhân khác III. Triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày IV. Cách hạn chế đi tiểu nhiều lần trong ngày Vương Bảo – Hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần I. Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Những người thường xuyên đi tiểu sẽ thắc mắc “đi tiểu bao nhiêu lần trong một ngày là bình thường?” Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ngày. Nếu đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Đi tiểu được gọi là nhiều lần nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8-10 lần/ngày (Ảnh minh họa) Tuy không phải tất cả mọi người đều giống nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu của một người như loại đồ uống. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế mà khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn. Độ nhảy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống một lượng nhỏ cũng đã có nhu cầu. II. Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Bạn có biết “đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?” có nguy hiểm không? Tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu không sớm điều trị sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm được xác định do 2 nhóm nguyên nhân chính: 2.1 Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiết niệu: xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo Nhiễm trùng đường tiết niệu là một nguyên nhân phổ biến gây đi tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa) Suy thận mạn tính: giai đoạn đầu của suy thận mạn tính có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây nên triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sỏi thận, dị vật đường tiểu tiện: sự xuất hiện của sỏi hoặc dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Biểu tượng lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu buốt, đau lưng,… những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ suy thận. Bệnh đái tháo đường: dấu hiệu sớm của đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 là đi tiểu nhiều. Đột quỵ và bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh chi phối bàng quang có thể làm rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu nhiều và tiểu đột ngột. Ung thư bàng quang: khối u phát triển gây chèn ép, chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày. Huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều. Tăng sản tuyến tiền liệt gây các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu không hết, tiểu đêm, són tiểu, tiểu yếu,… (Ảnh minh họa) ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần có phải do thận yếu? 2.2 Nguyên nhân khác Bàng quang tăng hoạt (OAB): là nguyên nhân chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi. Do các cơ bàng quang hoạt động quá mức gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên nhiều lần trong ngày. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần dẫn đến cơ sàn chậu yếu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nôi tiết tố. Phụ nữ mang thai: Các nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng của tha nhi gây chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều. Độ tuổi: chức năng thận sẽ suy giảm theo độ tuổi tăng lên. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng đồ uống có chất kích thích (rượu, cafe, bia,…) gây kích thích bàng quang làm đi tiểu nhiều lần trong ngày. Dùng thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu dùng chữa bệnh cao huyết áp, phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tâm lý: Căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều trong ngày. III. Triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày Được cho là đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu số lượng nước tiểu lên tới 2,5 lít hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày. Triệu chứng kèm theo gồm: Tiểu ngắt quãng, tiểu không hết, dòng nước tiểu ngưng đột ngột. Tiểu gấp: sẽ có cảm giác khó chịu như ép trên bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu ngay. Tiểu không tự chủ: bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát dòng nước tiểu, nước tiểu bị rò rỉ liên tục hoặc từng lúc. Rối loạn tiểu tiện: có cảm giác nóng trong hoặc sau khi đi tiểu. Đi tiểu ra máu Tiểu đêm đi kèm tiểu không tự chủ như đái dầm. Tiểu chảy nhỏ giọt: sau khi đi tiểu xong nước tiểu tiếp tục nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài. Cảm giác sẽ càng nặng khi bắt đầu tiểu. IV. Cách hạn chế đi tiểu nhiều lần trong ngày Có thể nói, đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến người bệnh sẽ cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt và cả trong công việc. Để giúp hạn chế được tình trạng đi tiểu nhiều lần Vuongbao.vn sẽ tư vấn cho bạn đọc các biện pháp sau đây: Hãy đi khám nếu bạn bị tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng khó chịu khác (Ảnh minh họa) Cung cấp đủ nước có cơ thể (tốt nhất là 2 lít mỗi ngày) ở người bình thường. Uống nhiều hay ít quá cũng đều không là phương pháp khoa học cho cơ thể. Hạn chế uống nước vào ban đêm giảm việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều hơn vào ban ngày. Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Hạn chế thực phẩm có tính axit (nước cam vắt, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu,…) vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tránh dùng nước uống có gas vì những đồ uống này cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều lần. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp cơ thể duy trì nồng độ kiềm ổn định, giảm áp lực lên thận. Bổ sung thực phẩm giàu protein, các chế phẩm từ đậu, ngô, thịt cá, gà,… đều có lợi với người đi tiểu nhiều. Hạn chế đồ ăn cay nóng. ☛ Chi tiết: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: Nguyên nhân & Cách chữa trị >>>Bạn có biết: Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn Vương Bảo – Hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần Để cải thiện tiểu nhiều lần do u xơ tiền liệt tuyến hoặc tiểu nhiều lần do tuổi tác, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo – giảm u xơ, phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược, Vương Bảo hỗ trợ giảm tình trạng tiểu nhiều lần để người bệnh ngủ ngon giấc hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn để sử dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và không ảnh hưởng đến bệnh lý nền ở những người cao tuổi. >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY Tiểu nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có những nguyên nhân đáng lo ngại và những nguyên nhân không đáng lo ngại. Nhưng dù là nguyên nhân nào, nếu tiểu nhiều lần làm ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động hằng ngày của bạn thì nó đều được coi là không tốt. Chưa kể tới, nếu tiểu nhiều lần do các nguyên nhân bệnh lý gây ra, nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, nếu gặp hiện tượng này, bạn nên theo dõi và đi khám sớm nếu thấy cần thiết. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị Tiểu nhiều khi trời lạnh? Trời lạnh đi tiểu nhiều có sao không 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần đơn giản thực hiện tại nhà  

Đi tiểu khó kiểm soát - Những điều bạn cần quan tâm

Đi tiểu khó kiểm soát là một trong những tình trạng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều phiền toái ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng đi tiểu không kiểm soát là gì? Và đâu là những vấn đề mà bạn cần quan tâm đối với tình trạng tiểu khó kiểm soát này. Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mục lục Đi tiểu khó kiểm soát là gì? Triệu chứng khi bị đi tiểu khó kiểm soát Nguyên nhân gây ra tiểu khó kiểm soát Do yếu tố tuổi tác Do chế độ ăn uống Do béo phì hoặc lười tập thể dục Do đang trong thai kỳ Do vấn đề ở tuyến tiền liệt Do nhiễm trùng đường tiết niệu Bệnh lý liên quan đến bàng quang Do một số bệnh lý khác Do phẫu thuật Đi tiểu khó kiểm soát có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán Phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát Thay đổi thói quen ăn, uống Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu Sử dụng thảo dược Sử dụng thuốc Tây Sử dụng phương pháp phẫu thuật Làm thế nào để phòng ngừa tiểu khó kiểm soát hiệu quả? Đi tiểu khó kiểm soát là gì? Đi tiểu khó kiểm soát (hay tiểu không tự chủ) là tình trạng bị rò ri nước tiểu một cách khó kiểm soát, khi mà cảm giác buồn tiểu diễn ra đột ngột, liên tục đến mức không kiểm soát được. Lượng nước tiểu rỏ rỉ có thể mỗi lần chỉ vài giọt cho đến khi bàng quang hết nước tiểu. Tình trạng đi tiểu khó kiểm soát này không phải là một bệnh lý mà đây thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể đang mắc một bệnh lý nào đó. Tiểu són gây ra nhiều khó chịu, khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới, phần lớn là do các yếu tố sức khỏe như mang thai, sinh con và mãn kinh. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng tăng dần theo độ tuổi. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu són là gì? Cách điều trị tiểu són tận gốc Triệu chứng khi bị đi tiểu khó kiểm soát Trong trường hợp nhẹ, một lượng nhỏ nước tiểu có thể chảy ra khi ho, hắt hơi hoặc trên đường đi vệ sinh. Với bệnh từ trung bình đến nặng, tình trạng rò rỉ nước tiểu diễn ra hàng ngày khiến người bệnh phải mặc bỉm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như: Cảm giác muốn đi tiểu có thể xảy ra đột ngột và khiến mọi người cảm thấy như họ cần phải chạy ngay vào nhà vệ sinh, đôi khi không có thời gian để phản ứng. Không kiểm soát được lượng nước tiểu. Tiểu đêm Rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, đi bộ, nâng vật nặng hoặc tập thể dục. Cần đi tiểu thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Khó tiểu. Dòng nước tiểu yếu. Cảm giác bàng quang luôn đầy, ngay cả sau khi đi tiểu. Căng tức vùng bụng dưới. Nguyên nhân gây ra tiểu khó kiểm soát Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tiểu khó kiểm soát, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: Do yếu tố tuổi tác Khi lớn tuổi, những thay đổi về thể chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu trữ và bài tiết nước tiểu, đặc biệt là khi các cơ ở niệu đạo và bàng quang dần yếu đi. Ngoài ra, một số vấn đề y tế liên quan đến tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu khó kiểm soát. Do chế độ ăn uống Tình trạng tiểu khó kiểm soát xuất hiện có thể do chế độ ăn không khoa học, hay ăn các đồ uống, thực phẩm gây kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu. Cụ thể như sau: Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, trà, đồ uống có gas Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất nào ngọt nhân tạo Ăn nhiều thực phẩm cay nóng Sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit cụ thể là các lại trái cây họ cam quýt Do béo phì hoặc lười tập thể dục Đối với những người không thường xuyên tập thể dục sẽ có nguy cơ tăng trọng lượng cơ thể, gây áp lực lên bàng quang nhiều hơn và khó giữ nước tiểu trong thời gian dài. Do đang trong thai kỳ Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi làm chèn ép lên bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu khó kiểm soát có thể xảy ra ở chị em. Do vấn đề ở tuyến tiền liệt Nếu một người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt, nó có thể chặn đường niệu đạo, khiến bàng quang phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết nước tiểu. Theo thời gian, thành bàng quang dày lên và yếu đi, khiến cho việc tống xuất nước tiểu ra ngoài trở nên khó khăn hơn và khó kiểm soát hơn. Hơn nữa, một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị, có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và dẫn đến tiểu khó kiểm soát. ☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới! Do nhiễm trùng đường tiết niệu Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng ở một phần của đường tiết niệu cũng có thể kích thích bàng quang và gây ra chứng tiểu khó kiểm soát. Bệnh lý liên quan đến bàng quang Nhiễm trùng bàng quang và viêm bàng quang kẽ,… cũng có thể gây tiểu không tự chủ. Do một số bệnh lý khác Tình trạng tiểu khó kiểm soát xuất hiện phổ biến nhất là do bệnh đa xơ cứng có thể gây tổn thương các dây thần kinh có chức năng truyền tín hiệu đến bàng quang. Hơn nữa, nhiều bệnh khác như tiểu đường, bệnh Alzheimer, đột quỵ và Parkinson cũng gây ra tình trạng tiểu khó kiểm soát. Do phẫu thuật Một số thủ thuật phẫu thuật ở ruột, tuyến tiền liệt hoặc lưng dưới có khả năng gây ra các vấn đề về tiểu khó kiểm soát. Điều này chủ yếu là do tổn thương thần kinh trong đường tiết niệu xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Đi tiểu khó kiểm soát có nguy hiểm không? Trên thực tế, chứng tiểu không tự chủ này không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy nhiên, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cuộc sống hàng ngày đối với người mắc bệnh, chẳng hạn như: Tự ti trong cuộc sống, công việc: Tình trạng tiểu khó kiểm soát khiến người bệnh lúc nào cũng chỉ muốn ở gần nhà vệ sinh chứ không muốn đi đâu nên thường từ chối mọi lời mời đi chơi của bạn bè, người thân. Sự tự ti và sợ hãi này sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng trở nên “nghèo nàn” hơn. Bên cạnh đó, chứng tiểu khó kiểm soát cũng khiến họ lo lắng về bệnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả làm việc. Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Các triệu chứng của tình trạng tiểu khó kiểm làm cho người mắc cảm thấy bất tiện trong vấn đề sinh hoạt tình dục. Họ lo lắng trong lúc giao hợp sẽ khiến nước tiểu chảy ra. Điều này khiến nhiều người thậm chí không muốn quan hệ từ đó là ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Căng thẳng và lo lắng về căn bệnh này có thể khiến người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Gây nhiễm trùng đường tiểu: Nếu tình trạng tiểu khó kiểm soát không được điều trị và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Cách chẩn đoán Để chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng tiểu khó kiểm soát thì các bác sĩ sẽ thực hiện các giai đoạn như sau: đầu tiên là hỏi về tiền sử bênh, sau đó là khám lâm sàng và là thêm một vài xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như sau: Hỏi tiền sử bệnh: Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả cẩn thận các triệu chứng của họ. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ghi lại thời gian đi tiểu vào nhật ký trong vài ngày để đánh giá tình trạng của họ. Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám vùng bụng, sức khỏe tâm thần, khả năng đi lại, trực tràng; tuyến tiền liệt (nam) và khám phụ khoa, vùng chậu; trực tràng (nữ) để chẩn đoán chính xác vấn đề và phân loại chính xác hơn. Ngoài ra, một số kỹ thuật sau đây có thể được sử dụng: Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các bất thường khác. Đo lượng nước tiểu tồn dư lại sau khi đi tiểu: Với kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một vật chứa. Sau đó, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sẽ được kiểm tra bằng ống thông hoặc siêu âm. Nếu kết quả cho thấy một lượng lớn nước tiểu còn sót lại, điều đó có nghĩa là có vấn đề với các dây thần kinh của bàng quang hoặc đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Siêu âm vùng chậu: Phương pháp này giúp kiểm tra xem có bất thường nào ở hệ thống tiết niệu, sinh dục hay không. Chụp bàng quang: Bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang bằng ống thông vào niệu đạo và bàng quang để chụp ảnh. Những bức ảnh này, được chụp bằng chất cản quang trong bàng quang, sẽ giúp bác sĩ xác định bất kỳ sự bất thường nào. Phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát Để cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát một cách hiệu quả các bạn có thể tham khảo một vài phương pháp như sau: Thay đổi thói quen ăn, uống Đây là giải pháp cơ bản đầu tiên cần thực hiện khi gặp tình trạng tiểu không khó kiểm soát. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích: Chế độ ăn uống: Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn nhu cầu đi vệ sinh. Cụ thể, nam giới nên tránh uống nhiều nước hoặc đồ uống khác cùng một lúc, thay vào đó nên uống thường xuyên trong ngày. Thực hiện các thói quen có lợi cho bàng quang bao gồm: Chủ động đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nhịn tiểu, hạn chế đồ uống có cồn, caffein để tránh kích thích bàng quang… Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu Một thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ thể duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên bàng quang. Trong đó, các bài tập tác động đến vùng cơ sàn chậu thường được các bác sĩ khuyến khích thực hiện vì mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ, xương và hệ tiết niệu. Tùy vào tình trạng bệnh nhân và yếu tố cơ địa sẽ được chỉ định bài tập phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Sử dụng thảo dược Để điều trị tình trạng tiểu khó kiểm soát các bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau đậy: Bài thuốc 1: Sử dụng đảng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, bạch truật 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g. trần bì 9g, đương quy 9g, ích trí nhân 10g, khiếm thực 10g. Mỗi ngày bạn sắc 1 thang và chia làm 3 phần uống trong ngày. Bài thuốc 2: Sử dụng long nhãn nhục 15g, toan táo nhân 12g, khiếm thực 10g. Bạn sử dụng sắc uống hàng ngày. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên điển hình đó là Vương Bảo. Đây là là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.   Với thành phần chính là cao Náng hoa trắng cùng cao Ngải nhật, bổ sung thêm 6 thành phần dược liệu, gồm rau tàu bay, hải trung kim, sài hồ nam, đơn kim, ngũ sắc, lá cây hoa ban. Vương Bảo mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp hỗ trợ chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, tìm hiểu TẠI ĐÂY Để đặt mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty BẤM VÀO ĐÂY Sử dụng thuốc Tây Thuốc kháng cholinergic, chẳng hạn như Oxybutynin (Ditropan), có thể giúp giảm căng cơ bàng quang và cuối cùng là cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát. Thuốc chẹn alpha, chẳng hạn như Tamsulosin (Flomax), thường được dùng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, để giảm bớt các vấn đề về tiết niệu như tiểu gấp hoặc tiểu khó kiểm soát. Mirabegron, còn được gọi là Myrbetriq, giúp làm dịu các cơ bàng quang dẫn đến tăng khả năng giữ và cho phép bàng quang rỗng hoàn toàn. Tiêm botox thường được sử dụng để giúp thư giãn cơ bàng quang, cho phép kiểm soát việc đi tiểu tốt hơn. Sử dụng phương pháp phẫu thuật Trường hợp nặng mà các phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp ngoại khoa như: Cơ vòng bàng quang nhân tạo: Điều này được thực hiện bằng cách cấy một thiết bị quanh cổ bàng quang để giữ cho cơ vòng đóng chặt. Sau đó, khi bệnh nhân muốn đi tiểu, bệnh nhân chỉ cần ấn vào một van được cấy sẵn dưới da giúp chiếc vòng mở ra và cho phép nước tiểu thoát ra ngoài. Treo bàng quang: Phương pháp này được thực hiện bằng cách treo bàng quang lên vùng mu qua đó làm giảm rò rỉ nước tiểu. Phẫu thuật slings, TOT hoặc TVT: Phương pháp này tạo điểm tựa vững chắc cho cơ vòng để ngăn nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Làm thế nào để phòng ngừa tiểu khó kiểm soát hiệu quả? Để phòng ngừa cũng như giảm nguy cơ đi tiểu khó kiểm soát có thể tham khảo một số cách sau: Duy trì cân nặng ổn định và hợp lý Tránh các chất kích thích như caffein, rượu, đồ uống có ga và thực phẩm có tính axit. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa táo bón Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá Cẩn thận hơn với việc sử dụng thuốc. Trên thực tế, nhiều loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, chống co giật, giãn cơ… có thể gây ảnh hưởng đến quàng quang Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu thường xuyên để giữ cho cơ và xương chắc khỏe, đồng thời giúp kiểm soát quá trình đi tiểu của cơ thể. Điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang để không ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể. Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu khó kiểm soát mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết lần này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn thêm kiến thức và hiểu hơn về tình trạng này. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì các bạn có thể liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia giải đáp và tư vấn chi tiết hơn.  

Loading...