Bệnh đái rắt (bệnh tiểu rắt) là hiện tượng đi đái nhiều lần trong một ngày, số lượng nước tiểu trong mỗi lần đi khá ít chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau ở niệu đạo và rất khó khăn. Trẻ em mỗi khi đi tiểu thường kêu khóc, nhăn nhó… Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng đái rắt – tiểu rắt qua bài viết dưới đây. Mục lục I. Bệnh đái rắt là gì? II. Nguyên nhân gây đái rắt III. Biến chứng của tiểu rắt IV. Các triệu chứng, dấu hiệu đái rắt V. Phương pháp chẩn đoán đái rắt VI. Cách điều trị bệnh tiểu rắt VII. Lời khuyên của bác sĩ cho người tiểu rắt I. Bệnh đái rắt là gì? Bệnh đái rắt hay tiểu rắt là tình trạng một người đi tiểu nhiều lần hơn bình thường trong một ngày. Thông thường, khi bàng quang đầy (250-300ml), nó sẽ phát tín hiệu tới não nói rằng bạn cần phải đi tiểu, trung bình một người khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần/ngày. Nhưng ở bệnh tiểu rắt, dù bàng quang chưa đầy, nó vẫn gửi tín hiệu cho não khiến bạn luôn có cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thải ra lại rất ít. Nếu gặp tình trạng tiểu rắt, người bệnh lúc nào cũng buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong ngày (Ảnh minh họa) Đái rắt có thể xảy ra với bất kì ai, từ nam giới, nữ giới tới người già và trẻ em. Tuy nhiên, nó thường phổ biến hơn khi bạn già đi hoặc bạn đang gặp một bệnh lý nào đó. Phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây đái rắt. II. Nguyên nhân gây đái rắt Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu rắt như: Bệnh viêm bàng quang kẽ dẫn tới tình trạng đau bụng dưới hay hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần. Bàng quang co thắt không kiểm soát, gây ra tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, có khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo tình trạng tiểu không kiểm soát. Bệnh ung thư bàng quang khi khối u đã phát triển, xâm lấn gây chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần. Sự xuất hiện của sỏi, dị vật cọ xát, làm kích thích cổ bàng quang, gây nên hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết. Sự giảm tiết những hormone từ tuyến thượng thận do suy tuyến thượng thận. Do những bệnh lý tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh, gây chèn ép vào niệm đạo, kích thích bàng quang dẫn tới cảm giác muốn đi tiểu, khiến người bệnh phải tiểu nhiều lần. Do viêm tuyến tiền liệt. Hẹp niệu đạo do u xơ tuyến tiền liệt lành tính, bệnh lây qua đường tình dục, viêm niệu đạo mạn tính khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần. Một số bệnh lý nội tiết cũng có khả năng dẫn tới những biểu hiện đi tiểu nhiều lần. Tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng tới điều khiển hoạt động của bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp. Mệt mỏi, stress kéo dài khiến người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần. Sử dụng thuốc lợi tiểu trong quá trình điều trị tăng huyết áp cũng như có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần. Tiểu rắt là hiện trạng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát như: Giới tính: nữ giới thường bị tiểu không kiểm soát vì chịu đựng việc tăng áp lực lên ổ bụng. Tuổi tác: đối với người lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo dần yếu. Tình trạng này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng tiểu rắt. Thừa cân: tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và những cơ lân cận, khiến nước tiểu rỉ ra khi ho hay hắt hơi. Những bệnh lý thần kinh, tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát. III. Biến chứng của tiểu rắt Tiểu rắt không phải bệnh lý. Đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh ở hệ tiết niệu. Dù không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu kéo dài thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Gây viêm ngược dòng lên đài bể thận và niệu quản, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, tinh hoàn ở nam giới, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới vô sinh. Suy giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương. Viêm nhiễm đường tiết niệu IV. Các triệu chứng, dấu hiệu đái rắt Để nhận biết hiện tượng đái rắt dưới đây là một số biểu hiện: – Tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu: Thông thường chúng ta tiểu tiện khoảng 8 lần trong ngày và thường ít đi tiểu vào ban đêm. Nếu bị đái rắt, bạn sẽ thấy mình có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đặc biệt phải tiểu nhiều vào ban đêm. Số lần đi tiểu ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm. Lưu ý rằng, tần suất đi tiểu này không liên quan gì tới việc người bệnh uống ít nước hay nhiều nước. – Cảm giác buồn tiểu: Khi bị tiểu rắt, nhiều bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại, nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són. Một số người bệnh thì có cảm giác mót tiểu khẩn cấp, không thể nhịn tiểu được lâu và tăng số lần đi tiểu, một số còn lại thì mất khả năng kìm giữ nước tiểu, dẫn tới mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều. – Các dấu hiệu tiểu tiện khác: Nếu bị tiểu rắt, ngoài tình trạng đi tiểu nhiều và số lượng nước tiểu ít, bạn còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác liên quan tới vấn đề tiểu tiện, chẳng hạn như: nước tiểu thay đổi màu sắc, đục, tiểu ra máu, tiểu buốt, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng,… Khi bị tiểu rắt, người bệnh còn có thể gặp thêm nhiều triệu chứng rối loạn tiết niệu khác, như: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu yếu, tiểu ngắt quãng,… (Ảnh minh họa) – Cảm giác ở các cơ quan khác: Mắc chứng đái rắt, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, bàng quang luôn căng tức và đau vùng lưng, hông. V. Phương pháp chẩn đoán đái rắt Để chẩn đoán tình trạng đái rắt, bác sĩ có thể sẽ áp dụng những biện pháp để kiểm tra bàng quang có hoạt động hiệu quả hay không: Xem xét tiểu sử bệnh lý Chụp X-quang Xét nghiệm máu Xét nghiệm nước tiểu Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghệm chuyên biệt để đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện: Tổng phân tích nước tiểu Ghi lại nhật ký đi tiểu Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi tiểu Xét nghiệm niệu động học Chụp bàng quang Soi bàng quang Siêu âm vùng chậu. VI. Cách điều trị bệnh tiểu rắt Tiểu rắt có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Vì thế, việc điều trị ngay khi có sự xuất hiện của các triệu chứng này là cấp thiết. Nếu bệnh tiểu rắt là do thói quen ăn uống thì nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nếu do tác dụng phụ của thuốc thì có thể dừng thuốc một thời gian. Nếu do bệnh lý cần tập trung điều trị bệnh lý đó. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng tiểu rắt: Điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế tối đa những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, gây kích thích hoạt động bàng quang. Tránh xa đồ uống có ga, caffeine, đồ ăn cay,… Trà và cà phê đều chứa các chất lợi tiểu tự nhiên mà nếu tiêu thụ quá có thể dẫn tới tiểu rắt Luyện tập bóng đái: nên tạo thói quen đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách đi tiểu mỗi lần là rất ngắn, cố gắng kéo dài chúng giãn ra dần dần. Sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu. Theo dõi lượng nước uống: uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón, tiểu quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên uống nước vì có thể phải dậy đi tiểu trong đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Tiêm Botox vào cơ bàng quang giúp thư giãn bàng quang, tăng khả năng giữ nước và hạn chế nguy cơ rò rỉ Sử dụng một số loại thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát các cơn co cơ của cơ sàn chậu. Song song với các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định, nếu bị tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo và dùng thêm sản phẩm Vương Bảo. Với bảng thành phần mới gồm 4 thành phần cũ (Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam) cộng thêm thêm 4 thành phần bổ sung (Ngải nhật, lá cây Hoa ban, Đơn kim, Ngũ sắc), Vương Bảo mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến và hỗ trợ giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vương Bảo đã được cấp phép lưu hành toàn quốc bởi Bộ Y tế và nhận được sự tin tưởng, hài lòng từ hàng nghìn khách hàng khắp cả nước trong hơn 8 năm qua. Theo phản hồi, sản phẩm đạt được hiệu quả giảm rối loạn tiểu tiện sau khoảng 2-3 tuần sử dụng, cụ thể: Vương Bảo giúp giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thấy rắt hơn. Sau khoảng 1,5-3 tháng sử dụng thì kích thuốc khối phì đại bắt đầu giảm. Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, người bệnh có thể dùng kèm với các loại thuốc khác như thuốc trị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,… >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bạn cũng có thể sử dụng Vương Bảo để phòng tránh bệnh tái phát. VII. Lời khuyên của bác sĩ cho người tiểu rắt Hãy xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh để tránh tiểu rắt do táo bón (Ảnh minh họa) Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống năng động Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang (cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga, chất tạo ngọt tổng hợp,…) Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin vào chế độ ăn hằng ngày giúp hạn chế táo bón. Giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo. Mặc quần rộng rãi, thoáng mát đảm bảo hoạt động thoải mái. Hạn chế mặc quần bó sát tạo áp lực cho cơ thể. Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối vì có thể đi tiểu nhiều vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tránh hoạt động thể dục thể thao quá mức, nên uống nước trong lúc nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ nước dễ dàng hơn. Đái rắt là một tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, mang thai, u xơ tử cung, tập luyện quá sức,… Nhưng dù nguyên nhân là gì, nó cũng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người mắc và làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của họ. Chính vì thế, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước).
Rối loạn tiểu tiện
#15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng
Bệnh đái rắt (tiểu rắt hay tiểu dắt) làm người mắc rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây chúng tôi tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh tiểu rắt hiệu quả và đơn giản. Bạn đọc cùng tham khảo. Mục lục I. Thế nào là hiện tượng đái dắt? Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn Điều trị bằng thuốc Tây y Cách chữa bằng dân gian Điều trị bằng Đông Y Những lưu ý khi người lớn bị đái dắt Bổ sung vitamin C từ thực phẩm Uống đủ nước Tiêu thụ sản phẩm probiotic Luyện tập những thói quen lành mạnh Khi nào tiểu dắt cần cấp cứu khẩn cấp? I. Thế nào là hiện tượng đái dắt? Thông thường chúng ta đi tiểu tiện từ 5 – 6 lần/ngày và ban đêm thì ít khi đi tiểu hơn. Nếu có hiện tượng tiểu rắt thì số lần đi tiểu trong ngày sẽ tăng lên, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều về đêm. Có khi lên tới 10 – 20 lần/ngày. Nếu người bệnh bị tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt đi cùng. Bệnh đái rắt thường gặp ở người lớn hơn trẻ em. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin đề cập tới hiện tượng đái rắt ở người lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng đái rắt ở người lớn, cụ thể như sau. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh tiểu rắt (Ảnh minh họa) Ở cả 2 giới: Viêm bàng quang Nhiễm trùng đường tiết niệu Sỏi bàng quang Bệnh lây lan qua đường tình dục Ung thư bàng quang Viêm niệu đạo Sòi bàng quang, bàng quang có dị vật Suy tuyến thượng thận Do các bệnh nội tiết Do sử dụng một số loại thuốc để điều trị huyết áp hoặc thừa dịch Rối loạn giấc ngủ Stress, căng thẳng liên tục Tập thể dục quá sức khiến ảnh hưởng tới xương chậu và hệ bài tiết .v.v. U xơ tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới (Ảnh minh họa) Ở nam giới: U xơ tuyến tiền liệt (Phì đại tiền liệt tuyến) Viêm tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt Viêm tinh hoàn Viêm mào tinh hoàn Viêm quanh trực tràng .v.v. Ở nữ giới: Mắc một số bệnh liên quan đến các khối u tiểu khung Âm đạo bị tổn thương do sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh không đảm bảo Do thói quen vệ sinh, thụt rửa âm đạo khiến âm đạo mất môi trường pH Mang thai .v.v. Để xác định nguyên nhân chính xác, người bệnh cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang). Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn Điều trị bằng thuốc Tây y Để chữa đái dắt tận gốc, cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc, thay đổi thói quen hoặc phải phẫu thuật (Ảnh minh họa) Để điều trị tận gốc tiểu rắt, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn: – Đối với nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc tùy thuộc từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp khác, như: đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang, nong bàng quang, .v.v. – Đối với nguyên nhân sỏi thận, sỏi bàng quang, có thể sẽ cần tiến hành loại bỏ sỏi sau đó điều trị bằng thuốc chống viêm. – Đối với nguyên nhân là bệnh lây lan qua đường tình dục, cũng tùy từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc cũng như các phương pháp điều trị bổ sung. – Với những nguyên nhân gây tiểu rắt nghiêm trọng (ung thư, u nang bàng quang,…) có thể sẽ phải làm phẫu thuật. Trong thời gian chờ hồi phục, cần lọc máu để giúp bệnh nhân thải chất thải ra khỏi cơ thể. – Đối với nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Có thể là thay đổi lối sống, thuốc men, phẫu thuật hay châm cứu. Để biết chi tiết, bạn đọc thêm bài viết: Điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Đặc biệt, với tình trạng đái dắt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Đây là sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có mặt trên thị trường 8 năm, sản phẩm cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW, có tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu,… Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Vương Bảo để khắc phục tình trạng tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến của mình. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Cách chữa bằng dân gian Dưới đây là một số cách chữa trị đái rắt, tiểu rắt hiệu quả mà đơn giản không ngờ, các bạn cùng tham khảo: Cách 1 – Dùng củ sắn dây Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái miếng và đem phơi khô, sấy giòn. Sau đó giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần. Cách 2 – Sử dụng bí xanh Bí xanh chữa chứng tiểu rắt hiệu quả Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát ăn cơm, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đó một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Nếu không ăn được bí sống có thể luộc bí ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt. Cách 3 – Bèo cái Lấy một nắm to bèo cái bỏ rễ. Một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội, lấy một vôc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng). Cách 4 – Da vàng mề gà Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên cách 3 càng tốt. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý ăn các thực phẩm như chanh, cam, đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Tránh ăn các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu… Cách 5 – Dùng rau mồng tơi Rau mồng tơi Rau mồng tơi được biết đến là món ăn thường ngày của người dân Việt Nam, Rau có tính ngọt nhẹ, mát dịu dùng để nấu canh hoặc luộc giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trẻ em bị táo bón, phụ nữ sinh khó, mắt nóng đỏ, dùng lá mồng tơi ép lấy nước uống hoặc đắp lên mắt. Trị rôm sảy bằng cách dùng hạt mồng tơi phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn rồi thoa ngoài da chỗ bị rôm sảy… Rau mồng tơi còn được sử dụng như bài thuốc chữa chứng đái dắt, đái nhỏ, cầm máu, giúp vết thương mau lành… Rau mồng tơi trị đái dắt dùng: Dùng khoảng 100 g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt. Điều trị bằng Đông Y Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, người lớn bị tiểu rắt, tiểu buốt có thể tham khảo một số bài thuốc sau: Bài 1. Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g Đậu đen 20 g, Sinh địa 10 g Sắc uống ngày 1 thang. Đông y cũng có một số bài thuốc điều trị chứng tiểu rắt ở người lớn hiệu quả (Ảnh minh họa) Bài 2. Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Bài 3. Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g Trạch tả 16 g Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo dùng bài thuốc: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g Thủy long 30 g, thục địa 20 g Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát dùng bài thuốc: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g Thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g Sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen. Lưu ý: Các bài thuốc Đông y phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Để điều trị bệnh hiệu quả, đúng nguyên nhân, trước hết bạn cần đi khám để được chẩn đoán, sau đó thầy thuốc sẽ kê bài thuốc phù hợp. Những lưu ý khi người lớn bị đái dắt Ngoài ra, để hiện tưởng tiểu rắt ở người lớn nhanh chóng được chữa khỏi, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: Bổ sung vitamin C từ thực phẩm Vitamin C có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, phòng ngừa đái rắt (Ảnh minh họa) Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, trong đó tập trung vào việc ăn nhiều các loại thực phẩm tươi mát như: rau xanh, trái cây, đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C, rau má. Vitamin C có khả năng bảo vệ cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng khuẩn. Nó hoạt động bằng cách tăng độ axit của nước tiểu, do đó có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Uống đủ nước Mỗi ngày bạn cần đảm bảo uống đủ 1,5 tới 2 lít nước mỗi ngày (bao gồm cả nước lọc, nước hoa quả, nước rau,…) Việc uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta, với bệnh tiểu rắt, uống đủ nước giúp chúng ta đi tiểu thường xuyên hơn, có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ đường tiết niệu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Để đảm bảo nhu cầu chất lỏng của cơ thể, tốt nhất là bạn nên uống nước đều trong cả ngày và luôn uống nước luôn khi bạn khát. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích, bỏ hút thuốc lá. Tiêu thụ sản phẩm probiotic Việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa probiotic giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt ở người lớn (Ảnh minh họa) Probiotic là các vi sinh vật có lợi, mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta: Chúng giúp tăng tốc chuyển hoá và bài tiết chất độc; Tăng cường hệ miễn dịch; Tăng cường sức khỏe đường ruột; Thúc đẩy cân bằng của vi khuẩn có lợi trong ruột; .v.v. Việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa probiotic giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Hơn thế nữa, nếu bạn phải dùng kháng sinh để trị bệnh đái dắt, kháng sinh có thể làm rối loạn nồng độ vi khuẩn đường ruột, probiotic có thể phục hồi lại vi khuẩn đường ruột sau khi dùng kháng sinh. Probiotic có trong sữa chua, trà kombucha, kimchi, sữa probiotic, men probiotic,… Luyện tập những thói quen lành mạnh Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên chú ý tới một số thói quen lành mạnh dưới đây: – Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Đối với chị em phụ nữ, nên rửa vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không thụt rửa sâu, không nên vệ sinh quá nhiều làm mất vi khuẩn có lợi, dễ nhiễm trùng. – Quan hệ tình dục an toàn. Hãy biết cách bảo vệ mình để tránh lây nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không quan hệ tình dục bừa bãi, quá độ. Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới tiết niệu và bàng quang (Ảnh minh họa) – Tập thể thao. Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới tiết niệu và bàng quang. Thể thao đều đặn cũng giúp bạn duy trì một cân nặng khỏe mạnh (nhiều nghiên cứu cho thấy, thừa cân và béo phì có ảnh hưởng xấu tới hệ tiết niệu). – Dành đủ thời gian để làm trống hoàn toàn bàng quang khi đi tiểu. Việc đi tiểu vội vã có thể khiến bạn tiểu không hết, bàng quang không trống hoàn toàn. Nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu có thể khiến nhiễm trùng dễ xảy ra hơn, làm bạn bị tiểu rắt. Vì thế đừng vội vã trong việc đi tiểu, hãy bình tĩnh để làm trống hoàn toàn bàng quang của mình. – Thư giãn khi đi tiểu. Việc giữ tinh thần thư giãn, không căng thằng giúp càng cơ bàng quang hoạt động nhịp nhàng hơn, từ đó giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tiểu dắt. – Mặc đồ lót bằng cotton và quần áo rộng. Mặc các loại quần áo rộng, chất liệu cotton giúp cơ thể và đặc biệt là vùng kín của bạn luôn khô thoáng, tránh vi khuẩn lây lan và phát triển. Quần jean bó sát và đồ lót nylon bạn nên tránh hoặc hạn chế mặc. Khi nào tiểu dắt cần cấp cứu khẩn cấp? Bạn hãy lập tức tới gặp bác sĩ, nếu bạn có hiện tượng đái dắt kèm các biểu hiện sau đây: Sốt Đau bụng Đau lưng hoặc đau bên mạn sườn Nước tiểu có máu hoặc sẫm màu Nôn Ớn lạnh Sự thèm ăn tăng lên hoặc khát quá mức Mệt mỏi Xuất tinh đau hoặc có dịch từ âm đạo Trên đây là bài viết về cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không chẩn đoán bệnh hay kê đơn thuốc trong bài viết này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc để lại bình luận để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp một cách cụ thể nhất.
Tiểu gấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị
Bên cạnh bí tiểu, tiểu gấp cũng là một trong những hiện tượng rối loạn đường tiết niệu mà không ít người gặp phải. Tiểu gấp gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và luôn phải lo lắng vì thường xuyên phải đi tiểu nhiều. Để có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân là do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lục I. Tiểu gấp là gì? II. Tiểu gấp cảnh báo bệnh gì? 2.1 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 2.2 Bàng quang tăng hoạt OAB 2.3 Viêm bàng quang 2.4 Viêm tuyến tiền liệt 2.5 Phì đại tuyến tiền liệt 2.6 Sỏi đường tiết niệu 2.7 Do bệnh thần kinh III. Cách khắc phục tiểu gấp hiệu quả 3.1 Biện pháp tại nhà 3.2 Phương pháp dùng thuốc 3.3 Phương pháp phẫu thuật IV. Cách phòng ngừa đi tiểu gấp nhiều lần V. Vương Bảo – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu gấp an toàn và hiệu quả I. Tiểu gấp là gì? Tiểu gấp là tình trạng mà người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu ở mức không thể chịu đựng được, cần phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh để giải quyết nỗi buồn. Thông thường, số lần đi tiểu mỗi ngày trung bình là từ 6 – 8 lần. Khi bị tiểu gấp, người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày nhưng lượng nước tiểu đi trong một lần lại rất ít. Ngoài tiểu gấp thì người bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu rắt,… Tiểu gấp là bệnh gì? Một vài triệu chứng mà người bị tiểu gấp hay gặp có thể kể đến như sau: Người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu gấp vào bất cứ lúc nào ngay cả khi bàng quang chứa đầy nước tiểu hoặc chưa. Điều này khiến cho người bị tiểu gấp có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong suốt cả ngày. Cần đi tiểu ngay lập tức, không thể nhịn được. Không thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình, ở một số trường hợp còn xảy ra tình trạng tiểu són, rò rỉ nước tiểu không kịp vào nhà vệ sinh. Một số hành động gây áp lực lên bàng quang như ho, cười cũng có thể làm nước tiểu bị són ra ngoài. Tiểu nhiều hơn bình thường, có khi chỉ khoảng 5 phút lại buồn tiểu một lần. II. Tiểu gấp cảnh báo bệnh gì? Uống quá nhiều nước, cafe, rượu bia hay tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y… là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng tiểu gấp. Bên cạnh đó, theo khía cạnh Đông y, nguyên nhân gây tiểu gấp là do cơ thể bị mất cân bằng âm dương. Cơ thể con người được chia thành 2 phần âm và dương. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì âm dương cân bằng nhưng nếu phần dương khí bị hạ hãm, ép mạnh vào thành bàng quang sẽ làm cho đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị hẹp lại dẫn tới tiểu gấp. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cần đẩy dương khí đi lên khi đó sẽ không còn áp lực vào thành bàng quang, đường tiểu được khai thông. Ngoài ra, tiểu gấp còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh lý sau đây: 2.1 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gân nên tình trạng tiểu gấp. Bệnh lý này thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm và tổn thương bởi những lý do như: bạn vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,… Bên cạnh biểu hiện tiểu gấp, khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, có khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu… Căn bệnh này nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị triệt để thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. 2.2 Bàng quang tăng hoạt OAB Bàng quang tăng hoạt (OAB) hay còn được gọi là bàng quang kích thích xảy ra khi các cơ bàng quang co bóp bất thường, từ đó cũng dẫn đến tình trạng tiểu gấp kèm theo tiểu són, tiểu nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm. Biểu hiện đặc trưng nhất khi bị bàng quang tăng hoạt là những cơn buồn tiểu đột ngột khiến người bệnh cần đi tiểu ngay tức khắc, khó kiềm chế được, nước tiểu nhỏ giọt, khó tiểu. Bàng quang tăng hoạt OAB Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải tình trạng bàng quang tăng hoạt, đặc biệt là tỉ lệ này thường gặp ở người già. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt có thể kể đến như: Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang. Tuổi già: Người già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm. 2.3 Viêm bàng quang Bàng quang có vai trò lưu trữ nước tiểu trước khi thải ra ngoài cơ thể. Khi bàng quang bị viêm sẽ làm cho quá trình bài tiết nước tiểu bị rối loạn, gây đau bàng quang và vùng chậu. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang là: nhu cầu đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són, đau niệu đạo, đau vùng bụng dưới,… 2.4 Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, tuyến này giữ vai trò trong việc kiểm soát nước tiểu ở nam giới. Khi bộ phận tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết nước tiểu. Từ đó mà làm xuất hiện các hiện tượng như tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tiểu són tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ ở nam giới,… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. 2.5 Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý chỉ xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Bệnh là tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tia nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu không kiểm soát… Những biểu hiện của bệnh thường tiến triển từ từ và có xu hướng nặng dần theo thời gian cho đến khi người bệnh hoàn toàn không tự chủ được khi đi tiểu. Do vậy, với những người đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên nếu có những bất thường về đường tiết niệu cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách. 2.6 Sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu bao gồm cả sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo. Tùy vào từng vị trí sỏi hình thành mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau vùng thắt lưng cùng các bất thường về đường tiết niệu bao gồm: tiểu gấp, tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu khó, bí tiểu… 2.7 Do bệnh thần kinh Tổn thương dây thần kinh trong việc điều khiển phản xạ đi tiểu là nguyên nhân khiến cho bạn bị xuất hiện những tình trạng rồi loại tiểu như tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần. III. Cách khắc phục tiểu gấp hiệu quả Để khắc phục chứng tiểu gấp, đầu tiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu như nguyên nhân đến từ các bệnh lý thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, còn không do bệnh lý thì người bệnh chỉ cần áp dụng biện pháp tại nhà. 3.1 Biện pháp tại nhà Một số biện pháp cải thiện tiểu gấp tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm: Khi cơ thể có cảm giác buồn tiểu thì nên nhịn một lúc rồi mới đi tiểu để giúp tăng thể tích chứa đựng của bàng quang và tập cho bàng quang kiểm soát tốt hơn. Lúc đầu tập có thể nhịn 1 phút sau tăng dần lên 2-3 phút, dần dần cố gắng nhịn lên tầm 10 phút Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước có gas và đặc biệt là các loại đồ uống có chứa caffe vì nó có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạp, dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường vitamin, đặc biệt là chất xơ, trái cây tươi, rau xanh để tránh táo bón, cơ thể khỏe mạnh và tăng đề kháng. Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế dùng chất tẩy rửa mạnh. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng hạn chế sau bữa tối và trước khi đi ngủ. Tập Kegel hàng ngày: Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe các cơ sàn chậu, cơ bàng quang, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện tốt hơn và giảm được tình trạng tiểu gấp. 3.2 Phương pháp dùng thuốc Bên cạnh các biện pháp khắc phục tại nhà, nếu tình trạng tiểu gấp ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì việc sử dụng thuốc cũng là biện pháp điều trị phù hợp. Như đã chia sẻ ở trên, tiểu gấp do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sỹ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng những loại thuốc khác nhau để điều trị cho hiệu quả, cụ thể như sau: Các loại thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) được sử dụng với bệnh lý viêm bàng quang giúp giảm đau hiệu quả. Thuốc kháng sinh Trimethoprim hay các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline được sử dụng với những bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn. Thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5 được sử dụng với bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Esmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil), mirabegron (Myrbetriq),… sử dụng với bệnh bàng quang tăng hoạt. 3.3 Phương pháp phẫu thuật Trong vài trường hợp tiểu gấp do bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh có thể phẫu thuật hoặc sử dụng thiết bị y tế như đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang. Người bệnh cũng có thể được sử dụng các xung điện để kích thích chức năng bàng quang.. IV. Cách phòng ngừa đi tiểu gấp nhiều lần Để phòng ngừa tiểu gấp hoặc tái phát, người bệnh nên thực hiện những điều sau: Xây dựng chế độ ăn khoa học: hạn chế ăn thực phẩm lợi tiểu vào buổi tối như canh rau cải, mướp, không uống rượu – bia, cafe, chất kích thích. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh nhưng hạn chế thực phẩm có tính axit cao (cam, bưởi, chanh, cà chua, khế,…) Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước canh, nước ép trái cây nguyên chất,…) Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì thừa cân để giảm áp lực lên bàng quang. Tập luyện thể dục điều độ (đi bộ, kegel, yoga,…) Quan hệ tình dục lành mạnh, có các biện pháp an toàn Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài V. Vương Bảo – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu gấp an toàn và hiệu quả Để cải thiện tiểu gấp do viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyền liệt tuyến hoặc do tuổi tác, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Mỗi viên uống được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần và tính toán chuẩn tỉ lệ mang đến công dụng cải thiện nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Cụ thể, công dụng của Vương Bảo như sau: Giảm các rối loạn tiểu tiện: Các loại thảo dược quý như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay… được cha ông sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc nam giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm do nước tiểu đọng trong bàng quang. Giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt: Vương Bảo chứa thành phần Náng hoa trắng có hàm lượng hoạt chất Lycorin cao hơn Trinh nữ hoàng cung, có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt lên tới 35,4% (đã được nghiên cứu bởi TS. Nguyễn Bá Hoạt Viện dược liệu TW). Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến: Thành phần Ngải nhật có chứa chất Artemisinin giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược, Vương Bảo giúp hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện như: tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt… để người bệnh ngủ ngon giấc hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn để sử dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và không ảnh hưởng đến bệnh lý nền ở những người cao tuổi. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tóm lại, bài viết đã giải đáp thắc mắc về tình trạng tiểu gấp là bệnh gì cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hãy chủ động đi khám chuyên khoa ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.
Tiểu buốt khám và điều trị ở đâu tốt nhất Hà Nội, TP.HCM?
Các bệnh về đường tiết niệu, như tiểu buốt, là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Thông thường, tiểu buốt có thể tự khỏi bằng một số phương pháp điều trị tại nhà, nhưng trong một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn và bạn cần phải đi khám. Vậy khi nào cần đi khám tiểu buốt và khám bệnh tiểu buốt ở đâu tốt? Mục lục I. Khi nào cần đi khám tiểu buốt? II. Tiểu buốt khám khoa nào? III. khám bệnh tiểu buốt ở đâu Hà Nội? 3.1 Bệnh viện Bạch Mai 3.2 Bệnh viện đại học Y Hà Nội 3.3 Bệnh viện Thanh Nhàn 3.4 Bệnh Viện 19 – 8 Bộ Công An 3.5 Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội 3.6 Bệnh viện Quân y 103 IV. Khám tiểu buốt ở đâu tốt nhất tại TP.HCM? 4.1 Bệnh viện Chợ Rẫy 4.2 Bệnh viện Bình Dân 4.3 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 4.4 Bệnh viện Nhân dân 115 4.5 Bệnh Viện Quân Y 175 I. Khi nào cần đi khám tiểu buốt? Vài ngày đầu khi gặp tình trạng tiểu buốt, bạn thường có xu hướng chờ xem tình hình bệnh ra sao và/hoặc tới hiệu thuốc để mua một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu vấn đề không được giải quyết, đã đến lúc bạn cần đi khám chuyên khoa. Nếu có một hoặc một vài triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám: Tiểu buốt vài ngày mà không khỏi Tiểu buốt khi mang thai Đau bụng dưới, một bên lưng hoặc bẹn Có dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo Nước tiểu có mùi, đục hoặc có máu Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi .v.v. Tiểu buốt hiếm khi là tình trạng y tế cần chăm sóc khẩn cấp, nhưng đôi khi nó cũng có thể cho thấy tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn thấy đau dữ dội ở bụng hoặc hạ sườn hoặc nếu bạn đi tiểu buốt kèm theo thay đổi về trạng thái tỉnh táo. II. Tiểu buốt khám khoa nào? Khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh có thể đi khám tại khoa Tiết niệu (cả nam và nữ), khoa nam học (nam giới) hoặc khoa sản – phụ khoa (nếu là nữ giới). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể khám tiết niệu tại một số chuyên khoa khác như: khoa nội tổng hợp, đa khoa, khoa khám bệnh theo yêu cầu. Khoa tiết niệu thực hiện khám và điều trị bất kì tình trạng nào liên quan đến đường tiết niệu (cả nam, nữ) và hệ thống sinh sản của nam giới. Bao gồm: niệu đạo, bàng quang, thận, niệu quản, dương vật, bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt,… Tất cả các bác sĩ tiết niệu đều được đào tạo về phẫu thuật và lâm sàng. Sau đó, một số bác sĩ có thể học thêm để tập trung vào một ngành cụ thể của tiết niệu, như: ung thư tiết niệu, tiết niệu nữ, tiết niệu nhi khoa, vô sinh nam, sức khỏe tình dục, sỏi thận,… Các bác sĩ thuộc khoa tiết niệu cũng có thể liên kết với các bác sĩ thuộc khoa khác để tham gia vào quá trình điều trị bệnh của bạn, chẳng hạn làm việc với bác sĩ phụ khoa để điều trị chứng tiểu buốt do đau vùng chậu ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý tiết niệu, bác sĩ tiết niệu sẽ đứng đầu nhóm y tế của bạn. Tất cả các bác sĩ tiết niệu đều được đào tạo về phẫu thuật và lâm sàng (Ảnh minh họa) Khoa nam học là chuyên khoa khám và chữa các vấn đề liên quan đến bệnh nam khoa, bệnh liên quan đến quan hệ tình dục và vô sinh nam. Khi mặc bệnh về nam khoa, nam giới có thể có một số triệu chứng đặc trưng như: tiểu buốt, tiểu rát, sưng đau tinh hoàn, xuất tinh sớm, dương vật chảy mủ,… Khi thấy những triệu chứng bất thường này, nam giới có thể đi khám tại khoa nam học. Khoa sản – phụ khoa bao gồm 2 ngành chính: 1) các vấn đề mang thai, sinh nở; 2) các vấn đề về hệ thống sinh sản nữ như âm đạo, buồng trứng, tử cung,… Nếu nữ giới nghi ngờ tình trạng đái buốt của mình là do viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ niệu sinh dục thì có thể tới khám tại khoa này. Sau khi thăm khám và chẩn đoán được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ làm việc với bệnh nhân để tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất cho họ. Một số lựa chọn điều trị có sẵn là: thuốc, liệu pháp hành vi, phẫu thuật,… Một số người chỉ cần thực hiện một phương pháp điều trị, nhưng cũng có người cần sử dụng kết hợp hai hoặc ba phương pháp điều trị. Sự phong phú của các phương pháp cho phép bác sĩ cá nhân hóa điều trị cho từng bệnh nhân. ☛ Tham khảo: Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà III. khám bệnh tiểu buốt ở đâu Hà Nội? 3.1 Bệnh viện Bạch Mai Khoa Thận – Tiết niệu. Địa chỉ: Số 78 – Đường Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội Khoa Thận tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ năm 1981 với tên gọi cũ là C6. Hiện nay, khoa đã phát triển lớn mạnh và xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước với nhiều phương pháp khám chữa bệnh đa dạng, hiện đại. Cách đây vài năm, khoa đã mở thêm Đơn vị Nam học để thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Một số bác sĩ giỏi đã và đang làm việc tại Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai: PGS.TS.BS Đinh Thị Kim Dung – Nguyên Trưởng khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai (nghỉ hưu năm 2013) PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển – Trưởng Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai; phó trưởng Bộ môn Nội Tổng hợp – Trường Đại học Y Hà Nội, tổng thư ký Hội Thận học ThS.BS Mai Thị Hiền – Phó trưởng khoa Thận tiết niệu ThS.BS Nguyễn Quang Khôi – Bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu .v.v. 3.2 Bệnh viện đại học Y Hà Nội Khoa Nội tổng hợp. Địa chỉ: Số 1 Phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Khoa Nội tổng hợp là một trong những khoa tiên phong của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khoa được thành lập vào ngày 19/09/2007, cho tới nay khoa đã có 80 giường bệnh với 02 phòng chăm sóc tích cực, 02 phòng chăm sóc nâng cao và 12 phòng bệnh cơ bản. Với trang thiết bị y tế hiện đại, khoa có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho các bệnh lý phức tạp thuộc chuyên ngành Thận – Tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, cơ – xương – khớp. Khoa có đội ngũ bác sĩ là các GS, TS, ThS, bác sĩ nội trú, điều dưỡng tâm huyết, giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại các quốc gia có nền y học phát triển như Úc, Pháp, Nhật,… Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, hiện nay khoa Nội tổng hợp trở thành một trong những đơn vị điều trị Nội khoa hàng đầu khu vực Hà Nội. 3.3 Bệnh viện Thanh Nhàn Khoa thận tiết niệu. Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội Khoa Thận tiết niệu của Bệnh viện Thanh Nhàn tiền thân là khoa Nội chung của Bệnh viện Hai Bà Trưng do cố GS.Nguyễn văn Xang, nguyên giám đốc bệnh viện sáng lập. Năm 1990, đơn nguyên được tách ra với 25 giường bệnh. Tới năm 1991 thì khoa Thận tiết niệu chính thức được thành lập. Tới nay, khoa đã có 28 giường bệnh kế hoạch, thực kê 50 giường bệnh, khám chuyên khoa các ngày trong tuần thứ 2- thứ 6. Khoa đảm nhận chẩn đoán và điều trị hầu hết các bệnh nội khoa chuyên khoa về thận, tiết niệu, đặc biệt cả các ca nặng, phối hợp bệnh lí nền phức tạp; tư vấn phòng bệnh thận- tiết niệu như sỏi thận, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái đường biến chứng thận hư,… 3.4 Bệnh Viện 19 – 8 Bộ Công An Khoa Ngoại Tiết niệu. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bệnh viện 19-8 là bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành của Bộ Công An, thực hiện khám chữa bệnh cho những đối tượng chính sách, Quân đội, cán bộ Công an của các cấp Đảng, Nhà Nước và các đối tượng bảo hiểm y tế. Khoa Ngoại Tiết niệu của bệnh viện khám, tư vấn, điều trị, cấp cứu các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu và nam khoa; giảng dạy và hướng dẫn học sinh các trường Y về thực tập tại khoa; nghiên cứu khoa học chuyên ngành tiết niệu – nam khoa và tư vấn, giáo dục cho cộng đồng về các bệnh lý tiết niệu – nam khoa. Hiện tại khoa đã thực hiện được nhiều kỹ thuật điều trị sỏi tiết niệu, phẫu thuật các bệnh lý về nam khoa, phẫu thuật mổ mở các bệnh lý về tiết niệu – sinh dục,… 3.5 Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội Địa chỉ: 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa sâu về Y học Giới tính, Sức khỏe sinh sản, Vô sinh – Hiếm muộn cho cả nam giới và nữ giới. Ngoài vô sinh hiếm muộn, bệnh viện có thể điều trị các bệnh nam khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục (là những nguyên nhân gây ra đái buốt). Bệnh viện được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ. Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, bệnh viện còn hợp tác chuyên môn chặt chẽ với các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Phụ sản TW, Trung tâm công nghệ phôi Học viện Quân y,… 3.6 Bệnh viện Quân y 103 Khoa ngoại tiết niệu. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bệnh viện Quân y 103 là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân Y, đây là bệnh viện đa khoa hạng I với một số chuyên khoa là tuyến cuối của Quân đội. Bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Từ những năm 1950, phân khoa tiết niệu nằm trong khoa ngoại chung của bệnh viện. Tới năm 1979 thì khoa chính thức tách ra do bác sĩ Lê Sỹ Toàn làm chủ nhiệm khoa. Hiện tại, khoa đã phát triển lớn mạnh và thường xuyên thu dung 65 – 85 bệnh nhân nằm điều trị nội trú trong khoa. Mỗi năm thu dung trên 1200 bệnh nhân điều trị, phẫu thuật trên 1100 trường hợp, chủ yếu là đại phẫu với các kỹ thuật cao. IV. Khám tiểu buốt ở đâu tốt nhất tại TP.HCM? 4.1 Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 1990 dưới tên gọi “Hôpital Municipal de Cho lon”. Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng bệnh viện đổi tên thành Chợ Rẫy (trên thực tế, đây cũng là tên gọi được nhân dân dùng để gọi bệnh viện kể từ ngày thành lập). Hiện nay, bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam. Bệnh viện có thế mạnh nổi bật là sự kết hợp giữa các chuyên khoa, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là nơi mà tất cả bệnh nhân luôn đặt niềm tin tuyệt đối. 4.2 Bệnh viện Bình Dân Khoa ngoại Tiết niệu. Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh Khoa ngoại Tiết niệu của Bệnh viện Bình Dân là khoa chuyên thực hiện chẩn đoán và điều trị các vấn đề bệnh lý về tiết niệu, sinh dục. Đây là chuyên khoa nền tảng, giúp tạo dựng uy tín cho bệnh viện Bình Dân trong hơn 60 năm qua. Khoa tập trung đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, kế thừa y thuật từ các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực ngoại tiết niệu tại miền Nam. Song song với đó, khoa tập trung phát triển nhiều chuyên ngành hẹp, tập trung chuyên sâu, nhằm tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân. 4.3 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Khoa Tiết niệu. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một trong những trung tâm hàng đầu tại Việt Nam về phẫu thuật nội soi tiết niệu. Hiện tại, khoa có 03 phòng khám chuyên khoa Tiết niệu và Nam học với các phương tiện chẩn đoán hiện đại, giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh với độ chính xác cao. Phòng mổ của khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ 3 chiều cùng các dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, phòng mổ còn được trang bị hệ thống ghi hình nhằm phục vụ cho hội nghị, hội thảo trực tiếp với các chuyên gia trong và ngoài nước. 4.4 Bệnh viện Nhân dân 115 Khoa Ngoại Niệu – Ghép thận. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM Khoa Ngoại niệu – Ghép thận của bệnh viện Nhân dân 115 tiền thân là khoa Thận Niệu được thành lập từ năm 1996. Với quy mô phát triển ngày càng lớn, bệnh viện đã tách khoa Thận Niệu thành 2 khoa: Khoa Ngoại niệu – Ghép thận và khoa Nội thận – Miễn dịch ghép. Tới nay, khoa đã có 65 giường bệnh nội trí, thực hiện khám, điều trị cho các bệnh nhân sinh sống và làm việc tại Hồ Chí Minh cùng các bệnh nhân của các tỉnh lân cận. Khoa có nhiệm vụ chính là khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cũng như chấn thương của hệ thận niệu, nam khoa, ghép thận, đồng thời nghiên cứu khoa học và đào tạo. 4.5 Bệnh Viện Quân Y 175 Khoa Ngoại tiết niệu. Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Quân y 175 chính thức ra đời ngày 30/4/1975, hợp nhát từ 3 bệnh viện K116, K72, K59 cùng một số đơn vị y tế khác. Ban đầu, bệnh viện được biết tới với tên gọi Bệnh viện Quân giải phóng trực thuộc Tổng cục Hậu Cần. Tới năm 2003 thì đổi tên thành Viện Quân y 175 và vận hành dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng. Qua nhiều năm hình thành và phát triển, bệnh viện giờ đây đã trở thành một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn mạnh nhất khu vực miền Nam. Khoa Ngoại tiết niệu của bệnh viện có 13 buồng bệnh và 68 giường bệnh với các trang thiết bị được đầu tư tiên tiến, hiện đại, như: máy nội soi bằng quang (Olympus), máy Monitor, máy thổi khí dung,… Kỹ thuật mũi nhọn của khoa là nội soi laser, tán sỏi thận nội quản bàng quan niệu đạo, nội soi cắt, đốt u bàng quang, u phì đại tiền liệt tuyến,…. Trên đây chúng tôi đã gợi ý khoa khám và một số địa chỉ khám bệnh tiểu buốt để bệnh nhân có thể tham khao và tra cứu thông tin. Ngoài các bệnh viện trên, còn rất nhiều bệnh viện khác có chuyên khoa tiết niệu, có thể tiến hành khám và điều trị bệnh đái buốt. Các bạn có thể cân nhắc để lựa chọn các bệnh viện gần nhà, tiện cho việc đi lại và kinh phí của bản thân. ||Tham khảo bài viết khác: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bí tiểu là chứng bệnh có thể gặp cả ở nam và nữ, nhưng tỷ lệ mắc bí tiểu ở nam sẽ cao hơn. Bí tiểu (tiểu bí, khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau mỗi lần đi tiểu. Bí tiểu khiến mọi sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, người bệnh mất ngủ, sức khỏe suy giảm, mất tự tin khi ra ngoài, công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng vuong-bao.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lục I. Bí tiểu, khó tiểu là gì? II. Phân loại bí tiểu 2.1 Bí tiểu cấp tính 2.2 Bí tiểu mạn tính III. Các triệu chứng bí tiểu thường gặp 3.1 Triệu chứng bí tiểu cấp tính 3.2 Triệu chứng bí tiểu mãn tính IV. Nguyên nhân gây bí tiểu 4.1 Bàng quang co bóp không đủ mạnh 4.2 Các cơ vòng nhẵn không giãn nở 4.3 Niệu đạo không thông suốt 4.4 Do một số bệnh viêm nhiễm trùng 4.5 Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh 4.6 Do một số bệnh khác V. Biến chứng của bí tiểu VI. Bí tiểu có nguy hiểm không? VII. Cách chữa trị bí tiểu 7.1 Điều trị bí tiểu cấp tính 7.2 Chữa trị bí tiểu mãn tính 7.3 Các bài tập hỗ trợ điều trị bí tiểu VIII. Cách chữa bí tiểu (khó tiểu) bằng dân gian 8.1 Chữa trị bí tiểu do thấp nhiệt 8.2 Điều trị bí tiểu do sỏi 8.3 Điều trị bí tiểu do sang chấn 8.4 Chữa trị bí tiểu sau phẫu thuật IX. Cách phòng tránh bí tiểu như thế nào? Vương Bảo – Hỗ trợ giảm bí tiểu, khó tiểu hiệu quả I. Bí tiểu, khó tiểu là gì? Bí tiểu (hay còn gọi là tiểu bí, khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau khi đi tiểu. Nó gây tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (bàng quang không trống rỗng hoàn toàn), làm người bệnh có cảm giác hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần. Tuổi càng lớn, tỷ lệ người mắc tình trạng bí tiểu sẽ có xu hướng tăng. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp khoảng 10 lần so với nữ giới. Độ tuổi thường gặp từ 40 – 80 tuổi. II. Phân loại bí tiểu Bí tiểu có 2 loại thường gặp là bí tiểu cấp tính – bí tiểu mãn tính. 2.1 Bí tiểu cấp tính Hiện tượng đột ngột bí đái, người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng, đau bụng dữ dội và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Nguyên nhân do u tuyến tiền liệt, sỏi mắc nghẽn cổ bàng quang hoặc niệu đạo, chấn thương vỡ hoặc dập niệu đạo, chấn thương cột sống… 2.2 Bí tiểu mạn tính Tình trạng khó tiểu xảy ra trong thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng lên. Đến một thời gian nào đó khối cầu bàng quang hình thành ngày một lớn. Sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Bí tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng bí tiểu ở nam giới cao gấp 8 – 10 lần so với nữ giới. III. Các triệu chứng bí tiểu thường gặp 3.1 Triệu chứng bí tiểu cấp tính Chứng bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột và biến chứng nhanh, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu gấp nhưng lại không thể đi được. Bị đau đớn và khó chịu ở bụng dưới do bàng quang căng tức. Trường hợp bí tiểu cấp tính cần được chuyển đến cơ sở Y tế gần và uy tín để thông tiểu giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang. 3.2 Triệu chứng bí tiểu mãn tính Khác với bí tiểu cấp tính, bí tiểu mạn tính thường xảy ra trong một thời gian dài. Người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng vẫn có một lượng nước tiểu nhỏ bị lắng đọng trong bàng quang. Ở giai đoạn đầu, đa số người bệnh không tự phát hiện được mình có đang mắc bí tiểu mãn tính hay không. Vì các triệu chứng không rõ ràng và chưa biến chuyển nặng. Khi bệnh kéo dài, mức độ bệnh nặng dần sẽ có các triệu chứng như: Số lần đi tiểu tăng dần, người bệnh phải đi tiểu thường xuyên khoảng từ 8 – 10 lần/ngày (hoặc nhiều hơn). Phải đứng lâu mới có thể tiểu tiện được. Dòng nước tiểu yếu hoặc chảy đứt quãng. Có cảm giác mót tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong. Đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Rò rỉ nước tiểu từ bàng quang trong suốt cả ngày. Tiểu không tự chủ, tiểu són hoặc bị mất khả năng nhịn tiểu Vùng bụng khó chịu, có cảm giác tức đầy ở vùng xương chậu và vùng bụng dưới. Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng thường gặp khi bị bí tiểu (Ảnh minh họa) IV. Nguyên nhân gây bí tiểu 4.1 Bàng quang co bóp không đủ mạnh Quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài sẽ được thực hiện như sau: Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml là xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Khi có tác động nào đó ức chế sự phản xạ này không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra. Bàng quang khi đó sẽ co bóp và tống nước tiểu ra ngoài. Trường hợp bàng quang không co bóp đủ mạnh sẽ xảy ra khi: Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thục vật, đặc biệt là các chấn thương cột sống Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu Bàng quang không co bóp đủ mạnh khiến lượng nước tiểu bị ứ đọng nhiều dần qua từng thời kỳ (ảnh minh họa) 4.2 Các cơ vòng nhẵn không giãn nở Hiện tượng các cơ vòng nhẵn không giãn nở khi gặp một số trường hợp sau đây: Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật hay gặp trường hợp chấn thương cột sống Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang 4.3 Niệu đạo không thông suốt Niệu đạo không thông suốt do các nguyên nhân như: Bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi hoặc bị vỡ do các chấn thương. 4.4 Do một số bệnh viêm nhiễm trùng Một số bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa hoặc các bệnh viêm nhiễm gây bí tiểu như: Ở nam giới: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu… Ở phụ nữ: Do viêm âm hộ, viêm âm đạo, u xơ tử cung, ung thư tử cung… Phì đại tuyến tiền liệt ngăn chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu, gây ra chứng bí tiểu (Ảnh minh họa) 4.5 Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh Một số loại thuốc trị bệnh làm giảm khả năng tống ép nước tiểu của bàng quang, từ đó tác động gây bí tiểu như: Thuốc kháng histamine. Thuốc giãn cơ. Một số thuốc chống trầm cảm. Thuốc thần kinh hoặc thuốc giảm đau có chứa Opioid … 4.6 Do một số bệnh khác Một số bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh bàng quang và cơ thắt bàng quang có thể gây chứng bí tiểu như: Đột quỵ Chấn thương sọ não Chấn thương tủy sống Bệnh tiểu đường Do mang thai và sinh em bé (ở phụ nữ)… V. Biến chứng của bí tiểu Nếu không được phát hiện và điều trị, bí tiểu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chứng bí tiểu khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Tổn thương bàng quang: Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang trở nên căng cứng, nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương, trường hợp nghiêm trọng có thể làm bàng tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách. Hại thận: Đôi khi chứng bí tiểu có thể làm cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào thận. Điều này được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận. Tiểu không tự chủ: Là tình trạng người bệnh thải nước tiểu không chủ ý, họ không thể kiểm soát việc đi tiểu của bản thân. .v.v. Bí tiểu có thể gây ra những biến chứng liên quan tới thận (Ảnh minh họa) VI. Bí tiểu có nguy hiểm không? Với các triệu chứng trên, bí tiểu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe – tinh thần – cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây ra xáo trộn về mặt tâm lý khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm. Bí tiểu (tiểu khó) không chỉ xảy ra ở ban ngày mà còn cả ban đêm. Việc thường xuyên thức dậy do cảm giác mắc tiểu khiến người bệnh phải dậy liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người mắc bí tiểu mãn tính thường bị mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, suy nhược thần kinh và thể chất. Nước tiểu tích tụ, ứ đọng lâu ngày ở bàng quang còn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. VII. Cách chữa trị bí tiểu 7.1 Điều trị bí tiểu cấp tính Thông tiểu là cách làm nhanh nhất điều trị bí tiểu cấp tính. Các bác sĩ sẽ dùng ống thông đặt vào bàng quang nhằm đưa nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang. Khi nước tiểu được dẫn lưu ra ngoài, cơn đau sẽ dịu bớt và giúp ngăn ngừa bàng quang, thận không bị tổn thương. 7.2 Chữa trị bí tiểu mãn tính – Mở rộng niệu đạo Đây là phương pháp sử dụng khi người bệnh bị tiểu bí do hẹp ống niệu đạo. Mở rộng ống niệu đạo cho phép nhiều nước tiểu chảy qua nhiều hơn, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng và đi được nhiều nước tiểu hơn trong mỗi lần đi. Ngoài mở rộng ống niệu đạo, người ta có thể dùng cách đặt một ống stent vào vị trí niệu đạo bị hẹp. Điều này giúp cho nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn. Ống stent là một ống rỗng bằng silicon hoặc kim loại được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản, giúp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài và kiểu của ống stent dùng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc theo mức độ từng bệnh nhân. – Dùng thuốc Tây y điều trị bí tiểu Trường hợp bí tiểu do nhiễm trùng bàng quang có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó kết hợp với dùng thuốc kháng sinh (do bác sĩ kê đơn) nhằm làm lành vết viêm nhiễm. Trường hợp bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt, đây là một căn bệnh rất hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên có thể tham khảo: Thuốc chẹn Alpha bao gồm Alfuzosin (Xatral, Uroxatral); Terazosin (Hytrin); Doxazosin (Cardura); Tamsulosin (Flomax) nhằm làm giãn cơ trơn thành tuyến tiền liệt, từ đó hạn chế sự chèn ép của tuyến tiền liệt lên ống niệu đạo giúp dòng nước tiểu đi ra dễ dàng hơn. Thuốc ức chế men khử 5-alpha là Finasterid (Proscar, Propecia); dutasteride (Avodart) có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u xơ tuyến tiền liệt đồng thời thu nhỏ kích thước của chúng, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng bí tiểu. Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Bởi đây là những loại thuốc kê theo toa có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc hiệu quả ngược nếu không sử dụng đúng. ☛ Đọc thêm: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết 7.3 Các bài tập hỗ trợ điều trị bí tiểu Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh cận vận động thường xuyên và đều đặn với cường độ phù hợp. Một số bộ môn thể thao như: đi bộ, bơi, cầu lông, tập dưỡng sinh sẽ phù hợp với tình trạng người mắc bí tiểu. Khi tập những môn thể thao này, mọi cơ quan trong cơ thể đều được vận động một cách nhịp nhàng. Từ đó giúp lưu thông khí huyết. Đặc biệt, bài tập kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu giúp bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng. VIII. Cách chữa bí tiểu (khó tiểu) bằng dân gian Cách sắc thuốc chung: Cho các vị thuốc vào ấm, đổ 800ml nước sạch cho lên đun. Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và sắc tiếp tục cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc thì chắt ra. Tiếp tục cho 800ml nước lần 2 và lần 3. Mỗi lần sắc còn 300ml nước thuốc thì ngừng. Trộn đều 3 lần nước thuốc với nhau. Sau đó chia thành 3 phần dùng uống trong ngày. Uống cách 20 phút sau khi ăn no. Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn. Thực hiện 4 – 5 lần/ngày. Kiên trì dùng uống thuốc sẽ thấy chứng bí tiểu khó tiểu thuyên giam sau 3 – 10 ngày. 8.1 Chữa trị bí tiểu do thấp nhiệt Người bệnh có biểu hiện như: Đái buốt, đái dắt Nước tiểu màu đỏ Nóng rát ở bàng quang và niệu đạo Đau đầu Đau lưng Sốt Miệng đắng, rêu lưỡi vàng. Dùng một trong các bài thuốc sau: Cây ngân hoa Bài 1: 16g mỗi loại (Hương nhu trắng, cỏ mần trầu, mã đề thảo) 12g mỗi loại (liên kiều, sinh địa) 10g mỗi loại (ngân hoa, râu ngô) Sắc uống ngày 1 thang có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu hóa thấp. Bài 2: 16g mỗi loại (Hạ liên châu, Bạch mao căn, rau diếp cá, mã đề thảo, vỏ bí ngô, mướp đắng, cam thảo đất) 20g mỗi loại (Thổ phục linh, tang diệp) 12g mộc thông Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. 8.2 Điều trị bí tiểu do sỏi Người bệnh có biểu hiện như sau: Bí tiểu Đau lưng Đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu. Dùng một trong các bài: Cây kim tiền thảo Bài 1: 20g mỗi loại (Kim tiền thảo, trinh nữ, trúc diệp) 16g mỗi loại (râu ngô, rễ bí ngô, rau ngổ, ích mẫu) Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng chống viêm, thông tiểu, bài thạch. Bài 2: 20g mỗi loại (Mướp đắng, trinh nữ, rễ cỏ tranh, dấp cá, rau ngổ) 16g mỗi loại (cỏ xước, hương nhu trắng, hải kim sa) 10g mỗi loại (kê nội kim, ngân hoa) Sắc uống ngày 1 thang giúp chống viêm, bài thạch. 8.3 Điều trị bí tiểu do sang chấn Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt. Sinh địa Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí, dùng bài thuốc: 12g mỗi loại (sinh địa, tam thất, sơn chi, hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ) 6g thông thảo 16g mỗi loại (Đinh lăng, trúc diệp) 10g xa tiền Sắc uống ngày 1 thang giúp bổ khí hoạt huyết, thông tiểu, giảm đau. 8.4 Chữa trị bí tiểu sau phẫu thuật Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh. Dùng bài thuốc: Cát căn 20g Hà thủ ô (chế) 16g Chè khô 16g Ba kích 10g Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần có tác dụng chống co thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương. Lưu ý: Trường hợp này không được dùng thuốc lợi tiểu. IX. Cách phòng tránh bí tiểu như thế nào? Để phòng tránh các bệnh rối loạn tiểu tiện, trong đó có bí tiểu. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất: Thường xuyên tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe Có chế độ ăn uống hợp lý Không nên nhịn tiểu Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ (đặc biệt là vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm) Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ vì đó cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu bí, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Thường xuyên khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh nếu có. Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ càng tránh được nguy cơ tiểu bí. Bổ sung đầy đủ nước hoặc các loại trái cây sẽ góp phần phòng ngừa các bệnh lý đường tiểu. Vương Bảo – Hỗ trợ giảm bí tiểu, khó tiểu hiệu quả Với những người bị bí tiểu, tiểu khó do u xơ tiền liệt tuyến hoặc nam giới cao tuổi có các rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu bí, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…) có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có đầy đủ báo cáo chứng minh (được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW). Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc nam như: Náng hoa trắng, Ngải nhật, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Bí tiểu hay tiểu khó là một hiện tượng thường gặp, đây không phải là bệnh mà là một triệu chứng cảnh báo bạn đang có vấn đề nào đó ở hệ tiết niệu. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu để lâu, bí tiểu có thể tiến triển và gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258 để được chuyên gia giải đáp thêm.
Khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?
Tiểu khó và đau bụng dưới là một vấn đề phổ biến gặp phải ở nhiều người. Nó có thể kéo dài trong thời gian dài và làm cho cuộc sống khó chịu. Vậy tiểu khó và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Có các phương pháp điều trị nào phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục Tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là gì? Khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Viêm đường tiết niệu Viêm niệu đạo Viêm bàng quang Phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt Tiểu khó và đau bụng dưới gây nguy hiểm gì? Khi bị tiểu khó và đau bụng dưới có biện pháp gì cải thiện? Cách giúp phòng tránh khó tiểu và đau bụng dưới Tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là gì? Tình trạng tiểu khó và đau bụng dưới là một tình trạng khi người bị mắc có cảm giác khó khăn trong việc tiểu và có kèm theo đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian dài và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp, nó có thể được gây bởi các vấn đề về tâm lý hoặc thói quen tiểu, nhưng chủ yếu tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. ☛ Tham khảo thêm tại: Khó tiểu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị Khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? Tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu bất thường và khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tình trạng tuy không phải là bệnh lý nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau đây: Viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo dần dần lây lên bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là do vi khuẩn E.Coli gây nên ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như quan quan hệ tình dùng không an toàn,… Khi bị viêm đường tiết niệu thì người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như Khó tiểu và phía bụng dưới có cảm giác đau tức mỗi khi đi tiểu Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu Nước tiểu có màu và mùi lạ như nước tiểu màu đục và có mùi khai khó chịu Nhiều trường hợp nặng còn bị đi tiểu ra máu. Ngoài ra còn có cảm giác sốt, ớn lạnh hay buồn nôn. Viêm niệu đạo Viêm niệu đạo là trình trạng bị viêm cấp tính hoặc mãn tính của niệu đạo. Nguyên nhân gây viêm niêu đạo có thể xuất phát từ một số loại vi khuẩn như vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis…hay do virus herpes simplex (HSV-1, HSV-2) gây nên. Người bệnh bị viêm niệu đạo có triệu chứng điển hình là bị tiết dịch ở niệu đạo và đau khi đi tiểu. Ngoài ra còn kết hợp thêm những triệu chứng như: Tiểu khó và đau vùng bụng dưới Tiểu buốt, tiểu rắt Cảm thấy đau khi giao hợp Lỗ tiểu bị sưng đỏ và có cảm giác bị ngứa Ngoài ra người bệnh còn bị sốt, nổi hạch vùng bẹn,… Viêm bàng quang Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm cấp tính hoặc mãn tính, nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên chiếm đến trên 60% gây ra bệnh. Ngoài vi khuẩn thì tình trạng viêm bàng quang thì còn có một số nguyên nhân khác gẫn đến tình trạng này đó là tác dụng phụ của thuốc, người đang điều trị xạ trị hay đang đặt ống thông tiểu,… Người bị viêm bàng quang sẽ xuất hiện triệu chứng khó tiểu và bị đau vùng bụng dưới hay đau thắt lưng. Ngoài triệu chứng này còn một vài triệu chứng cần lưu ý như: Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu mỗi lần thường ít Nước tiểu có những đặc điểm bất thường như nước tiểu đục hay có mùi hôi khai khó chịu Mỗi lần đi tiều lại có cảm giác đau hay rát Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ Phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt Dấu hiệu đi tiểu khó và đau bụng dưới còn là dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt, bệnh này chỉ xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm tuyến tiền liệt chủ yếu là do vi khuẩn lây do quan hệ tình dục không an toàn hay do lây từ các cơ quan lân cận. Hoặc có thể do quá trình phì đại tuyến tiền liệt gây ứ đọng nước tiểu dẫn dến viêm nhiễm tuyến tiền liệt Nam giới khi bị viêm tuyến tiền liệt ngoài 2 triệu chứng kể trên thì còn xuất hiện những triệu chứng điển hình như: Xuất hiện tình trạng đau cơ quan sinh dục, đâu lưng phần dưới Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu buốt,… ☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới Tiểu khó và đau bụng dưới gây nguy hiểm gì? Như đã đề cập ở phần trên thì tình trạng đi tiểu khó và đau bụng dưới là dấu hiệu của các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt. Đây đều là những bệnh lý khá nguy hiểm nên nếu không bênh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những nguy hiểm như: Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày Ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vợ chồng từ đó ảnh hưởng đến hôn nhân, gia đinh Đối với nữ giới thì tặng tỉ lệ sảy thay hoặc bị sinh non Gây nên tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ giới Nếu để lâu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm thận, bể thận Gây suy giảm miễn dịch dẫn đến tình trạng bị áp xe, nhiễm trùng máu Khi bị tiểu khó và đau bụng dưới có biện pháp gì cải thiện? Muốn cải hiện cũng như điều trị được tình trạng đi tiểu khó và đau bụng dưới thì điều hiệu quả nhất đó là điệu trị khỏi những bệnh lý gây nên tình trạng này, mà hầu hết nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý này chiếm đến trên 80% là do vi khuẩn. Do đó để cả thiện thì phương pháp mà các bác sĩ hay dùng cũng như phổ biến nhất đó là sử dụng kháng sinh và kết hợp nghỉ ngơi. Nhưng để điệu trị giúp tình trạng tiểu khó và đau bụng dưới đặt được hiệu quả tốt nhất thì cũng cần phải có phương pháp và liệu trình phù hợp. Cụ thể như sau: Với trường hợp bị nhiễm khuẩn lần đầu thì bác sĩ sẽ kê đơn cho sử dụng kháng sinh với liệu trình trong 5-7 ngày liên tục tùy mức độ bệnh. Còn nếu bệnh diễn biến với những triệu chứng nặng thì cần nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch Với trường bị tái lại thì bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh liều thấp và sử dụng trong một thời gian dài hơn trong khoảng hơn 20 ngày. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn một số loại thuốc kháng sinh phổ biến hay được các bác sĩ kê trong việc điều trị: Lựa chọn hàng đầu đó là nhóm Fluoroquinilon: bao gồm Ciprofloxacin 500mg hoặc Levofloxacin 500mg. Nhóm kháng sinh Trimethoprim- sulfamethozazole 960mg. Kháng sinh Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Azithromycin 500mg cho ngày ngày đầu và Azithromycin 250mg cho duy trì. Ngoài ra có thể sử dụng phối hợp với nhóm Aminoglycoside bao gồm Gentamycin hoặc Tobramycin (trong trường hợp chức năng của thận vẫn hoạt động bình thường). Lưu ý: Những loại thuốc trên tuyệt đối các bạn không được tự ý sử dụng. Chỉ sử dụng khi đã có sự tư vấn hay chỉ định từ các bác sĩ có chuyên môn. Bởi nếu sử dụng không đúng loại, đúng liệu lượng rất dễ gây tình trạng nhờn thuốc hay có thể khiến bệnh tình không được chữa khỏi. ☛ Bạn có thể quan tâm: Chữa tiểu khó dứt điểm bằng phương pháp dân gian Cách giúp phòng tránh khó tiểu và đau bụng dưới Ngoài vấn đề điều trị làm sao cho hiệu quả và dứt điểm thì một điều hết sức quan trọng mà bạn cần biết đó là những cách giúp bạn có thể phòng tránh một cách hiệu quả tình trạng khó tiểu và đau bụng dưới. Một số cách đơn giản mà các bạn có thể áp dụng như sau: Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước để giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất. Cung cấp thêm cho cơ thể vitamin C như cam, chanh, bưởi để tăng sức đề kháng. Tăng cường sử dụng các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… các thức ăn có vị cay nóng bởi sẽ gây kích thích bàng quang khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và có độ thấm mồ hôi tốt điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng vi khuẩn phát triển. Tránh nhịn tiểu lâu trong một thời gian dài, bởi thói quen này sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ và phát triển Cần vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi quan hệ. Hạn chế tắm trong bồn mà nên tắm dưới vòi hoa sen để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề: “Khó tiểu và bị đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?” muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!