Rối loạn tiểu tiện

Đái buốt ra máu ở nam giới là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Nam giới bị đi tiểu buốt ra máu là dấu hiệu cho thấy thận hoặc một bộ phận khác của đường tiết niệu đang gặp vấn đề. Vậy đái buốt ra máu ở nam giới có thể là bệnh gì và nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị qua bài viết chi tiết dưới đây. Mục lụcI. Tiểu buốt ra máu ở nam giới là gì?II. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu ở nam giới2.1 Bệnh viêm đường tiết niệu2.2 Thận bị tổn thương2.3 Viêm niệu đạo2.4 Sỏi bàng quang, sỏi thận2.5 Viêm tuyến tiền liệt2.6 Bệnh lây qua đường tình dụcIII. Triệu chứng tiểu buốt ra máu ở nam giớiIV. Phòng tránh đi tiểu buốt ra máu ở nam giớiV. Cách chẩn đoán đái buốt ra máu ở nam giớiVI. Điều trị đái buốt ra máu như thế nào?6.1 Phương pháp điều trị theo Tây y6.2 Phương pháp điều trị theo Đông y6.3 Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian I. Tiểu buốt ra máu ở nam giới là gì? Tiểu buốt ra máu ở nam giới là triệu chứng do các bệnh lý tiết niệu gây ra. Triệu chứng này là khi nước tiểu được đào thải ra khỏi cơ thể có màu hồng nhạt, sẫm đỏ do hồng cầu lẫn vào bên trong. Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào loại bệnh gây tiểu ra máu và lượng hồng cầu có trong nước tiểu. Biểu hiện đái buốt ra máu ở nam giới là khi nam giới cảm thấy đau, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu, kèm theo đó là có hồng cầu (máu) xuất hiện trong nước tiểu (Ảnh minh họa) Tiểu buốt ra máu ở nam giới không phải là bệnh lý cụ thể mà còn là dấu hiệu lâm sàng cho hầu hết các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu (thận, bàng quang, đường niệu đạo). Có 2 loại tiểu máu ở nam giới: tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. Tiểu máu vi thể chỉ có thể phát hiện bằng kính hiển vi, trong khi tiểu máu đại thể là khi nước tiểu có màu hồng nhạt đỏ thường đi kèm với cục máu đông. Khi nhận thấy đang gặp vấn đề về tiểu máu cần điều trị ngay lập tức. Để xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu, bác sĩ phân loại thành 4 nhóm: Lượng máu ít hoặc nhiều Máu mới (màu hồng nhạt tươi) hoặc máu cũ (màu sẫm, quá đậm) Máu toàn dòng hoặc máu dòng cuối Máu đơn thuần hoặc kết hợp với triệu chứng khác: đau buốt, tiểu khó,… II. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu ở nam giới Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu ở nam giới có thể do một số vấn đề, bao gồm: 2.1 Bệnh viêm đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đái buốt ra máu ở nam giới (Ảnh minh họa) Đây không phải là bệnh dễ phát hiện do nhiều khi biểu hiện không rõ ràng do tác nhân là sự tấn công của vi khuẩn. Đường tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo nên khi nhiễm khuẩn các bộ phận trên đều bị ảnh hưởng, nhiễm trùng gây tiểu buốt ra máu ở nam giới, nước tiểu đục có mùi hôi. 2.2 Thận bị tổn thương Bệnh nhân bị viêm cầu thận thường gặp tình trạng đái buốt ra máu. Lúc này thận bị viêm nên quy trình lọc không được như bình thường dẫn đến nước tiểu thường có màu hồng. Đây là trường hợp tiểu ra máu dạng vi thể nên không thể quan sát bằng mắt thường. 2.3 Viêm niệu đạo Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công vùng niệu đạo gây nhiễm trùng phát triển thành bệnh. Viêm nhiễm ảnh hưởng quá trình bài tiết gây ra tiểu buốt, đau bụng, đi đái ra máu ở nam giới. 2.4 Sỏi bàng quang, sỏi thận Sỏi thận có thể khiến nam giới bị đái buốt ra máu (Ảnh minh họa) Bị sỏi bàng quang, sỏi thận – đi tiểu ra máu khi sỏi được hình thành tại cơ quan này. Nếu kích thước lớn sẽ khó được đào thải ra ngoài. Khi di chuyển trong dòng tiểu những viên sỏi do cứng sẽ làm tổn thương niêm mạc tiết niệu gây chảy máu. 2.5 Viêm tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ có kích thước như quả óc chó, nằm ở trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo ở cổ bàng quang (cổ bàng quang là khu vực mà niệu đạo nối với bàng quang, còn niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Do có vị trí như trên, khi tuyến tiền có vấn đề gì thì hệ tiết niệu rất dễ bị ảnh hưởng theo. Một trong số đó là tình trạng viêm tuyến tiền liệt – nguyên nhân gây ra hiện tượng đái buốt ra máu ở nam giới. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị sưng tấy, có thể xảy ra do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các dấu hiệu và triệu chứng của chúng có thể bao gồm: đái buốt ra máu ở nam giới, tiểu gấp, nước tiểu đục, khó tiểu, xuất tinh đau, khó chịu ở dương vật hoặc tinh hoàn,… 2.6 Bệnh lây qua đường tình dục Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến nam giới bị đái buốt ra máu (Ảnh minh họa) Các bệnh lây qua đường tình dục (herpes, chlamydia, bệnh lậu) cũng có thể gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu ở nam giới với các triệu chứng: ngứa, rát, chảy mủ, viêm da kích ứng. III. Triệu chứng tiểu buốt ra máu ở nam giới Đi tiểu buốt ra máu có thể là bệnh theo quan điểm y học cổ truyền nhưng trong nhiều trường hợp nó là biểu hiện của các bệnh lý trên. Nhìn chung các triệu chứng của tình trạng đi tiểu buốt và ra máu ở nam giới gồm: Cảm giác khó chịu, đau, rát, buốt ở bộ phận sinh dục khi đi tiểu Đi tiểu nhiều lần ra máu do bí tiểu, tiểu rắt, có cảm giác buồn tiểu Nước tiểu có màu – mùi lạ, có thể có sợi máu tươi hoặc cục máu đông Đau bụng dưới, đau bàng quang Sốt Đau khi quan hệ, có thể tiểu ra máu khi quan hệ Đau ở phần lưng trên, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn, nôn Có chất dịch từ niệu đạo, nước tiểu có mùi hôi ở nam giới IV. Phòng tránh đi tiểu buốt ra máu ở nam giới Những lưu ý sau sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng đi tiểu buốt ở nam giới: Quan hệ tình dục lành mạnh – an toàn Ăn uống khoa học, vận động phù hợp Vệ sinh cơ thể sạch sẽ Đến phòng khám, cơ sở ý tế định kỳ Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, chất kích thích Sử dụng nước râu ngô, rau má,… giúp lợi tiểu. V. Cách chẩn đoán đái buốt ra máu ở nam giới Để điều trị bệnh hiệu quả thì trước khi điều trị, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân của bạn, bằng cách: Hỏi thăm tiền sử bệnh của bạn (về các triệu chứng, mức độ, thời gian các triệu chứng xảy ra, các tình trạng y tế mà bạn đang có, bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không,…) Tiến hành làm xét nghiệm mẫu nước tiểu (để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh thận hoặc các vấn đề khác). Sau đó bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu để quyết định xem bạn có cần làm thêm các xét nghiệm khác hay không hoặc có thể bắt đầu việc điều trị. VI. Điều trị đái buốt ra máu như thế nào? Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng đái buối ra máu thì các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp. Một cố cách điều trị bạn có thể tham khảo như: 6.1 Phương pháp điều trị theo Tây y Phương pháp Tây y là một phương pháp được khá nhiều người lựa chọn để điều trị đái buối ra máu bởi tính hiệu quả và nhanh chóng. Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật. Sử dụng thuốc: Do viêm: như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục các bác sĩ có thể dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Thuốc kháng sinh thế hệ mới nhóm cephalosporin và một số loại thuốc giảm đau như paracetamol. Do soi: như bị sỏi thận thì bác sĩ sẽ sử sụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhóm quinolon hay nhóm cephalosporin, thuốc cầm máu tranexamic acid. Đây là trong trường hợp sỏi còn nhỏ, nếu sỏi lớn cần tiến hành phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa: Việc sử dụng ngoại khoa này thường áp dụng trong trường hợp bệnh nặng hay sử dụng phương pháp nội khoa không còn phù hợp như sỏi thận có kích thước lớn, bị ung thư bàng quang. Trường hợp cần phẫu thuật chỉ được các bác sĩ chỉ định trong trường hơp sử dụng thuốc không đáp ứng được hoặc không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng nhiều đó là mổ nội soi và mổ mở. Tùy theo điều kiện sức khỏe của bệnh nhân cũng như tính chất, nguyên nhân gây đái buốt ra máu mà sẽ lựa chọn cách phù hợp. 6.2 Phương pháp điều trị theo Đông y Khác với Tây y, Đông y quan có quan niệm tình trạng đái buốt ra máu nguyên nhân là do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường tiểu hoặc do sỏi. Do đó các bài thuốc Đông y sẽ tập trung điều trị giúp cải thiện chức năng thận và bàng quang. Một số bài thuốc có thể kể đến như: Bài thuốc số 1:  Nguyên liệu: Cam thảo, mộc hương, sinh địa mỗi thứ 12g, sinh địa, lá tre, kim ngân và nhọ nồi mỗi vị 16g, tam thất 4g. Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu với 500ml nước, đun đến khi còn 150ml là được. Lọc bỏ bã, chắt lấy phần nước thuốc và uống hết trong ngày. Bài thuốc số 2: Nguyên liệu: Kỷ tử, trắc bá diệp, mạch môn, rễ cỏ tranh, thạch hộc, sa sâm mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi 12g, a giao 8g. Cách thực hiện: Bạn cho tất cả nguyên liệu cùng với 600ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 200ml thì chắt ra bát. Bạn chia nước thành 3 phần bằng nhau và uống trước các bữa ăn. 6.3 Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian Ngoài 2 cách Tây y và Đông y thì các bạn có thể điều trị đái buốt ra máu bằng một số mẹo dân gian khá đơn giản như sau: Sử dụng bí xanh Bạn chuẩn bị một trái bí xanh đã gọt vỏ và đem rửa sạch. Giã nhuyễn bí rồi chắt lấy nước, thêm vào một ít muối. Mỗi ngày, bạn uống một ly nước bí, uống liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng đái buốt ra máu. Sử dụng củ sắn dây Gọt và rửa sạch củ sắn dây, thái thành từng miếng nhỏ, đem phơi cho đến khi khô giòn. Nghiền nhỏ miếng sắn dây, rây lại để được bột mịn hơn. Mỗi lần, bạn lấy 10g bột sắn dây pha với nước. Uống liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng đái buốt ra máu. Người bệnh không nên quá lạm dụng các bài thuốc dân gian. Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên trong 3 – 5 ngày mà tình trạng bệnh không có sự cải thiện thì bạn nên dừng sử dụng ngay lập tức. ☛ Xem thêm: Phương pháp hiệu quả điều trị đái buốt Đái buốt ra máu ở nam giới nhìn chung là một triệu chứng cần được quan tâm và đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau. Trước khi đi khám, bệnh nhân nên lập một danh sách các vấn đề liên quan đến tình trạng của mình và những câu hỏi muốn đặt cho bác sĩ. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chia sẻ17 Tweet Chia sẻ

Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh

Cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị tiểu buốt ra máu. Nó phổ biến và thường liên quan đến nhiễm trùng. Vậy bệnh nào gây tiểu buốt ra máu? Nên làm gì nếu gặp phải hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa của bệnh lý này. Mục lụcI. Tiểu buốt ra máu là gì?II. Triệu chứng của đi tiểu buốt ra máuIII. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máuIV. Yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu buốt ra máuV. Biến chứng liên quan đến tiểu ra máuVI. Điều trị tiểu buốt ra máuVII. Nên cảnh giác nếu bị tiểu ra máu và đau buốt!VIII. Cách phòng ngừa đi tiểu buốt ra máu tại nhà I. Tiểu buốt ra máu là gì? Đi tiểu buốt hay đái buốt là một thuật ngữ rộng, dùng để mô tả cảm giác đau, khó chịu, nóng rát khi nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, tuyến tiền liệt ở nam giới, niệu đạo hoặc đáy chậu. Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Người mắc sẽ có cảm giác như như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh, nước tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt. Tiểu buốt nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện ra máu với các biến chứng nguy hiểm. Tiểu buốt ra máu Tiểu ra máu là trong nước tiểu sẽ chứa hồng cầu. Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và đây có thể là triệu chứng nguy hiểm. Đi tiểu ra máu hay đái máu là tình trạng có máu xuất hiện trong nước tiểu. Máu này có thể thay đổi từ rất rõ ràng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường đến rất nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Vậy, tiểu buốt tiểu ra máu hay đái buốt có máu là tình trạng bạn cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu và có máu xuất hiện trong nước tiểu, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng nước tiểu có màu đỏ đậm như màu cola hay đỏ nhạt, hồng hoặc nước tiểu không có sự thay đổi về màu sắc. II. Triệu chứng của đi tiểu buốt ra máu Bệnh nhân đi tiểu buốt ra máu có các triệu chứng sau: Tiểu buốt tiểu ra máu hay đái buốt có máu là tình trạng bạn cảm thấy đau, khó chịu khi đi tiểu và có máu xuất hiện trong nước tiểu (Ảnh minh họa) Bệnh nhân cảm thấy nóng rát, như kim châm khi đi tiểu. Tiểu buốt có thể ở đầu dòng, cuối dòng hoặc toàn dòng. Nước tiểu có thể có mùi hôi, tanh hoặc khai Nước tiểu có thể có màu sắc bình thường nhưng có nhiều bọt Nước tiểu có màu đỏ, màu nâu, màu hồng Nước tiểu có cục máu đông, tanh hôi. III. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt ra máu rất đa dạng. Có thể bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu buốt ra máu là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Thông thường đây là kết quả của sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường niệu. Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với nam giới. Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển ngược lên bàng quang. Nhiễm trùng các bệnh lây lan qua đường tình dục. Viêm bàng quang: viêm bàng quang do nguyên nhân nhiễm trùng hay stress cũng có thể gây tiểu buốt ra máu. Tuy nhiên lượng máu trong nước tiểu không đủ nhiều để biến đổi màu sắc của nước tiểu nên nước tiểu thường có màu vàng. Viêm nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu. Căn bệnh trên có thể khiến nữ giới gặp hiện tượng tiểu buốt, rát, tiểu nhiều lần. Sỏi thận, sỏi bảng quang: sỏi được hình thành và lớn dần theo thời gian. Khi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu thì sẽ gây ra những cơn đau quặn thắt. Sỏi thận và sỏi bàng quang có thể gây tiểu buốt và tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Phì đại tuyến tiền liệt Ung thư hệ niệu. IV. Yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu buốt ra máu Hầu hết bất cứu là ai trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên đều có thể hồng cầu trong nước tiểu. Tuy nhiên, tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh lý đang diễn ra ở đường tiết niệu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đi tiểu ra màu gồm: U nang buồng trứng có thể chèn ép lên bàng quang, gây tổn thương và làm bạn đái buốt có máu (Ảnh minh họa) Tuổi tác: nam giới trên 50 tuổi thỉnh thoảng bị tiểu ra máu do tuyến tiền liệt phì đại Nhiễm trùng: viêm thận sau khi nhiễm virus hoặc vi khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu ở trẻ em. Tiền sử gia đình mắc bệnh thận hoặc sỏi thận thì khả năng bạn bị tiểu buốt, tiểu ra máu. Một số bài tập hoặc tư thế có thể làm trong nước tiểu có hồng cầu. Tuy nhiên, tiểu ra máu vi thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tác dụng phụ của thuốc: sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, giảm đau nsaids, kháng sinh penicilline được biết đến có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu tiết niệu. Quan hệ tình dục bừa bãi Vệ sinh bộ phận sinh dục kém Mang thai, mãn kinh Người mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… V. Biến chứng liên quan đến tiểu ra máu Một vài biến chứng liên quan đến đi tiểu buốt ra máu gồm: Tạo ổ áp xe, ổ mủ không  thể điều trị bằng kháng sinh Nhiễm khuẩn huyết Gây ra tình trạng viêm mãn tính nếu không điều trị dứt điểm Tắc nghẽn đường tiểu, thận ứ nước, ứ mủ. Suy thận cấp tính hoặc mãn tính Ung thư đường tiết niệu Di căn VI. Điều trị tiểu buốt ra máu Trước khi điều trị tiểu buốt ra máu cần phải tìm được nguyên nhân gây ra. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị chứng tiểu buốt. Thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các lựa chọn điều trị cho chứng tiểu buốt tiểu ra máu tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản (Ảnh minh họa)  – Đối với các bệnh lý làm kích thích bàng quang, bác sĩ có thể kê những loại thuốc làm dịu đi các triệu chứng hiện có. Đi tiểu đau do nhiễm vi khuẩn thường được cải thiện sau khi dùng thuốc.  – Đối với sỏi thận, sỏi bàng quang – tùy vào kích thước của sỏi mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Đối với sỏi lớn, bác sĩ có thể phải mổ hở hoặc tán sỏi qua máy. Với sỏi nhỏ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để tiểu sỏi ra ngoài. Sỏi thận là một nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu ra máu (Ảnh minh họa)  – Đối với bệnh lý ung thư, tùy vào giai đoạn cũng như loại ung thư sẽ có cách điều trị phù hợp. Phẫu thuật, xạ trị kết hợp với hóa trị liệu sẽ giúp cải thiện bệnh lý. >>>Bạn có biết: Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Khi nào cần dùng VII. Nên cảnh giác nếu bị tiểu ra máu và đau buốt! Đôi khi, tiểu buốt và ra máu có thể xuất hiện và tự hết. Nhưng nhìn thấy máu trong nước tiểu là tình trạng không bao giờ được bỏ qua. Vì thế, bạn cần phải cảnh giác nếu bị tiểu ra máu và đau buốt. Hãy đi khám, nếu bạn bị: Đái buốt ra máu Có dịch tiết từ dương vật hoặc âm đạo Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi Đau kéo dài hơn 1 ngày Đau lưng hoặc bên hông (đau hạ sườn) Hãy cấp cứu, nếu bạn bị: Tiểu ra máu tiểu buốt Sốt cao hoặc ớn lạnh Buồn nôn/nôn Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn và thăm khám để xác định nguyên nhân. Hãy đảm bảo trả lời các câu hỏi một cách chân thật và chi tiết nhất có thể, đồng thời làm theo các yêu cầu của bác sĩ. Hãy đi khám nếu bị tiểu buốt ra máu (Ảnh minh họa) Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về: Các triệu chứng của bạn và bạn đã mắc chúng bao lâu. Bất kỳ tình trạng y tế nào bạn mắc phải, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hay AIDS. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể bạn đối với nhiễm trùng. Về bất kỳ bất thường đã biết nào trong đường tiết niệu của bạn. Bạn đang hoặc có thể mang thai. Bạn đã thực hiện bất kỳ thủ thuật hoặc phẫu thuật đường tiết niệu nào chưa. Bạn có bị nhiễm trùng tiểu lặp lại không. Bạn đã thử bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào để giảm đau chưa. .v.v. Nếu có bất kì nghi ngờ nào về nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm. Chẳng hạn như: Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, họ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm phân tích nước tiểu. Phương pháp này giúp kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm sự nhiễm trùng. Họ cũng có thể yêu cầu siêu âm thận hoặc bàng quang để tìm ra các nguồn gây đau, bao gồm cả sỏi thận. Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị viêm âm đạo, họ có thể yêu cầu làm phết tế bào âm đạo. Nếu không tìm thấy nhiễm trùng, họ có thể đề xuất các xét nghiệm khác. VIII. Cách phòng ngừa đi tiểu buốt ra máu tại nhà Cách phòng ngừa triệu chứng đi tiểu buốt ra máu gồm: Khi bị tiểu ra máu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian. Nữ giới bị sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu thì phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng để được can thiệp lấy sỏi tránh tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Uống đủ nước mỗi ngày: duy trì uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận bài tiết nước tiểu, hạn chế lây nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm bể thận. Không nên nhịn tiểu: tiểu buốt, tiểu ra máu mỗi lần đi vệ sinh khiến bạn cảm thấy ngại ngùng và sợ sau mỗi lần đi tiểu. Nhịn tiểu lâu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng trọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn có thể xâm nhập. Cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở để tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn nên niệu đạo. Vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi ngoài: sau khi đi đại tiện, cần vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn. Hạn chế mặc quần lót bó sát, nên sử dụng chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, khi vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu tránh gây tổn thương vùng kín. Có chế độ ăn uống khoa học: cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể và tăng mức độ axit trong nước tiểu, giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn có hại. Hy vọng, với bài viết trên bạn đã hiểu biết hơn về hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu cũng như nắm được những nguy cơ và các biện pháp phòng tránh. Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo máu hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục

Với người bình thường số lần đi tiểu khoảng 8 lần/ngày và đêm. Nhưng việc liên tục đi tiểu với số lượng nước tiểu ít, tiểu són có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường về sức khỏe. Vậy thực chất hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít là vì sao? Mục lụcI. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít là như thế nào?II. Đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, tiểu són là do đâu?2.1 Do nhiễm trùng đường tiết niệu2.2 Sỏi hoặc có dị vật ở đường tiết niệu2.3 Hội chứng bàng quang kích thích2.4 Viêm tuyến tiền liệt2.5 Bệnh lý tuyến tiền liệtIII. Mắc chứng tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít phải làm gì?IV. Cách khắc phục tiểu nhiều lần nhưng ít nước tiểu do u xơ tuyến tiền liệt I. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít là như thế nào? Trung bình trong một ngày đêm ở người khỏe mạnh bình thường thận bài tiết khoảng 1,5 lít nước tiểu. Khi bàng quang đầy khoảng 300 – 400 ml nước tiểu sẽ gây phản xạ kích thích làm chúng ta có cảm giác buồn đi đái. Các nghiên cứu cho thấy, người bình thường sẽ đi tiểu trung bình khoảng 8 lần/ngày và đêm là tốt nhất. Mỗi lần đi tiểu sẽ thải ra khoảng 300ml nước tiểu. Như vậy tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, tiểu són là tình trạng đi tiểu quá 10 lần cả ngày lẫn đêm nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hơn 100ml và nước tiểu cứ rỉ trước khi chạy đến được nhà vệ sinh. II. Đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, tiểu són là do đâu? Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân đã gây ra hiện tượng này, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây 2.1 Do nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi các bộ phận tiết niệu bị viêm nhiễm do vệ sinh không sạch sẽ. Do quan hệ tình dục không lành mạnh, nhịn tiểu… dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Ngoài triệu chứng đi tiểu nhiều lần nhưng ít nước tiểu người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu són, nước tiểu đục,… 2.2 Sỏi hoặc có dị vật ở đường tiết niệu Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu són kèm theo các triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu. 2.3 Hội chứng bàng quang kích thích Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo là tiểu són,.. 2.4 Viêm tuyến tiền liệt Thường gặp ở tuổi thanh và trung niên với các triệu chứng là tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ 2.5 Bệnh lý tuyến tiền liệt U xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang nên cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu làm bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. ( ➤ Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Bệnh u xơ tuyến tiền liệt) U xơ tuyến tiền liệt cũng gây tiểu nhiều lần cho người bệnh III. Mắc chứng tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít phải làm gì? Hãy chú ý một số vấn đề sau đây để hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần: ☛ Uống đủ nước: Bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, không được nhiều quá hay ít quá, chỉ cần khoảng 2 lít mỗi ngày. Bởi nước rất cần thiết cho cơ thể, giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn và tránh được các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng cho chức năng bài tiết nước tiểu. ☛ Hạn chế caffeine: Vì đây được coi là một loại thức uống giúp lợi tiểu, gây ra chứng tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm. Vì thế nên tốt nhất là hạn chế ở mức tối đa. Hạn chế uống đồ uống chứa caffeine ☛ Hạn chế nước uống các loại nước có gas: Nước uống có gas giúp cho chúng ta ăn ngon miệng hơn và giải khát tốt hơn tuy nhiên nó lại là một trong các nguyên nhân gây đi tiểu nhiều ở trong ngày nên cần phải hạn chế tuyệt đối. ☛ Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn: Với tất cả mọi người hay chính những người đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít, tiểu són nên chú ý chế độ dinh dưỡng hiệu quả, đủ và cân bằng dinh dưỡng là điều quan trọng để có sức khoẻ tốt cũng như tránh được nhiều bệnh lý.Đồng thời trong chế biến món ăn nên hạn chế những thức ăn quá mặn, ăn nhiều muối vì nó có ảnh hưởng đến hệ bài tiết. ☛ Chế độ tập luyện thể dục: Hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức…để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. IV. Cách khắc phục tiểu nhiều lần nhưng ít nước tiểu do u xơ tuyến tiền liệt Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu khó, tiểu đêm nhiều, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương cho thấy: Ổn định tiểu đêm chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Nhờ đó sức khỏe người bệnh cải thiện rõ rệt Để tìm hiểu về Vương Bảo, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước) để được hỗ trợ >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Qua bài viết trên, mong rằng bạn sẽ có thêm những hiểu biết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít. Mọi thắc mắc liên hệ với Vuongbao.vn theo hotline: 1800.1258 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không? Tiểu rắt và tiểu nhiều lần do đâu? Điều trị thế nào? Bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khắc phục bằng cách nào? Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì? Triệu chứng & cách điều trị

Tiểu khó (khó tiểu) ở nam giới gây ra bởi nhiều nguyên nhân như do bệnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang kẽ… Trong bài viết này, cùng Vuongbao.vn tìm hiểu chi tiết về chứng tiểu khó ở nam giới. Mục lụcI. Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì?II. Dấu hiệu nhận biết chứng tiểu khó ở nam giớiIII. Nguyên nhân gây chứng tiểu khó ở nam giới3.1 Bàng quang không co bóp3.2 Phì đại tuyến tiền liệt3.3 Tắc nghẽn niệu đạoIV. Chẩn đoán chứng tiểu khó ở nam giớiV. Điều trị khó tiểu ở nam giớiVI. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu khó ở nam giới hiệu quả I. Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì? Tiểu khó ở nam giới là chứng khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu thì nước tiểu mới ra ngoài được. Việc này rất phiền phức gây nhiều khó khăn và phải ở trong nhà vệ sinh rất lâu. Khó tiểu không phải là bệnh mà là một triệu chứng bất thường của đường tiết niệu. Khi bàng quang đầy nước tiểu, các tín hiệu thần kinh báo cho cơ thắt giữ chặt và cơ bàng quang giãn. Các dây thần kinh và cơ hoạt động cùng nhau để ngăn nước tiểu chảy ra khỏi cơ thể. Khi đi tiểu thì các dây thần kinh báo hiệu cho các cơ thắt giãn và cơ bàng quang co bóp giúp tống nước tiểu ra khỏi bàng quang qua niệu đạo ra khỏi cơ thể. Tiểu khó ở nam giới phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Các nguyên nhân gây mắc phải triệu chứng này như: Tắc nghẽn đường ra bàng quang liên quan Bệnh thần kinh Suy giảm nhận thức và cắt bỏ tuyến tiền liệt trước đó. II. Dấu hiệu nhận biết chứng tiểu khó ở nam giới Những dấu hiệu nhận biết chứng tiểu khó ở nam giới như: Đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng của Tiểu khó ở nam giới TIểu không hết nước: khi tiểu xong, người bệnh không có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, mà là cảm giác nặng ở vùng dưới rốn. Tiểu nhiều lần: vì tiểu không hết nên người bệnh thường xuyên có cảm giác mắc tiểu (15 – 30 phút lại phải đi 1 lần) Tia nước tiểu nhỏ, yếu: tiểu rớt xuống chân, người mắc phải thường rặn thì nước tiểu mới ra. Tiểu rắt, tiểu đau: khi đi tiểu cảm thấy đau,… III. Nguyên nhân gây chứng tiểu khó ở nam giới Đi tiểu bình thường là kết quả hoạt động bình thường của các cơ quan từ bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo tới lỗ tiểu ngoài. Chứng tiểu khó xảy ra do nhiêu nguyên nhân, chủ yếu là do sự bất thường của đường tiết niệu. 3.1 Bàng quang không co bóp Bàng quang không co bóp tốt được: thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tai biến mạch máu não, liệt bàng quang, chấn thương vùng cột sống. Cổ bàng quang không giãn nở được: do xơ chai, do hẹp cổ bàng quang. 3.2 Phì đại tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là cơ quan có kích thước khoảng 4×3 cm, dày 2,5 cm, nặng 20gram nằm ở đáy bàng quang. Tiền liệt tuyến có nhiệm vụ sản xuất ra chất nhờn góp phần tạo nên tinh dịch. Tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới và lớn dần theo tuổi tác. Khi tiền liệt tuyến lớn sẽ làm cản trở dòng nước tiểu gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu tia nước yếu. Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tiền liệt tuyến hay gặp ở nam giới lớn tuổi gây hẹp cổ bàng quang. Tỉ lệ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo tuổi tác. 3.3 Tắc nghẽn niệu đạo Tắc nghẽn ở niệu đạo xảy ra do hẹp niệu đạo hoặc do sỏi niệu đạo. IV. Chẩn đoán chứng tiểu khó ở nam giới Để chẩn đoán chứng tiểu khó ở nam giới do nguyên nhân nào gây nên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm: Xét nghiệm máu tìm PSA: khi lượng PSA của tuyến tiền liệt ở trong máu cao thì nghi ngờ có ung thư tiền liệt tuyến. Chụp X-Quang: tìm nguyên nhân của sỏi đường tiết niệu, chụp CT, MRI để chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn. Siêu âm đo được độ lớn của tiền liệt tuyến: Siêu âm qua ngã trực tràng chẩn đoán kích thước của tiền liệt tuyến chính xác hơn đồng thời có thể kết hợp sinh thiết tiền liệt tuyến nếu nghi ngờ mắc ung thư. V. Điều trị khó tiểu ở nam giới Khi có những triệu chứng tương tự trên, bạn cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa niệu để được khám và làm xét nghiệm. Từ đó sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh và tạo điều kiện thuận lợi nhất điều trị triệu chứng. Điều trị tiểu khó ở nam giới sẽ tùy vào nhóm nguyên nhân. Đối với nhóm dị tật bẩm sinh, bướu trong đường niệu thì cần nội soi đường niệu để giải quyết. Nếu do sẹo do viêm hoặc chấn thương gây hẹp đường tiểu thì cần phẫu thuật để làm rộng đường tiểu. Đối với người lớn tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt thì ở giai đoạn đầu sẽ được điều trị bằng thuốc. Nếu người bệnh không đáp ứng được với điều kiện điều trị nội hoặc tình trạng tiểu khó tăng dần thì can thiệp bằng phẫu thuật để giảm kích thước tuyến tiền liệt giúp người mắc đi tiểu dễ dàng hơn. Ngoài những bất thường về đường niệu đạo bẩm sinh thường phải can thiệp bằng phẫu thuật và hầu như không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây hẹp đường niệu thì có thể phòng ngừa bằng một số cách thay đổi lối sống: Vệ sinh thân thể sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn giảm khả năng viêm niệu đạo. Ở người lớn tuổi thì phì đại tuyến tiền liệt là khó tránh khỏi nhưng việc giảm sử dụng thuốc lá, chất kích thích (rượu, bia,…) sẽ hạn chế được phần nào triệu chứng tiểu khó. VI. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu khó ở nam giới hiệu quả Đối với nam giới bị chứng khó tiểu do mắc u xơ tuyến tiền liệt hoặc nam giới bị rối loạn tiểu tiện (có triệu chứng tiểu khó), ngoài sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị thì có thể tham khảo để sử dụng thêm Vương Bảo – Sản phẩm có thành phần 100% là thảo dược, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tiểu khó ở nam giới là một tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các nguyên nhân không bệnh lý (uống ít nước, căng thẳng, stress, tuổi tác,…) đến các nguyên nhân bệnh lý (bệnh về thận, tuyến tiền liệt, bàng quang,…). Nhưng dù là nguyên nhân nào, tiểu khó cũng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu khó hoặc sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258. Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất

Tiểu buốt uống thuốc gì? Tiểu buốt không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả ở trẻ em cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Tiểu buốt nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nguy cơ nhiều biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc trị tiểu buốt được chỉ định điều trị trong nội khoa khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Cơ chế chung là kháng viêm, diệt khuẩn gây đái buốt giúp người bệnh tiểu tiện bình thường. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Mục lụcI. Thuốc trị tiểu buốt được chỉ định khi nào?II. Nhóm thuốc trị tiểu buốt hiệu quả2.1 Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu buốt ở nam giới2.2 Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt2.3 Thuốc giãn cơ trị tiểu buốt2.4 Các loại thuốc giảm đau2.5 Thuốc trầm cảm, ức chế thần kinhIII. Lời khuyên từ chuyên gia về sử dụng thuốc trị tiểu buốt3.1 Làm theo hướng dẫn cẩn thận3.2 Nói chuyện với bác sĩ3.3 Theo dõi khi dùng thuốc3.4 Đặt thuốc ở nơi an toàn3.5 Thay đổi thói quen xấu I. Thuốc trị tiểu buốt được chỉ định khi nào? Tiểu buốt là tình trạng bệnh nhân cảm thấy đái buốt như có kim châm ở niệu đạo mỗi lần đi tiểu. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây ra các viêm nhiễm ở đường tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn. Có nhiều loại thuốc chữa tiểu buốt khác nhau, về cơ bản, chúng được chia thành hai loại là thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kế đơn (Rx) Nếu tình trạng tiểu buốt do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, quan hệ tình dục, chế độ ăn uống thì sẽ hết sau vài ngày và không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhên, nếu triệu chứng tiểu buốt do viêm nhiễm ở niệu đạo, bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiết niệu thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Có thể thông qua chẩn đoán, xét nghiệm mà xác định được nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt mà kê đơn thuốc trị tiểu buốt. II. Nhóm thuốc trị tiểu buốt hiệu quả Tiểu buốt uống thuốc gì? Trong điều trị tiểu buốt, bác sĩ sẽ sử dụng 4 nhóm thuốc: kháng sinh, giãn cơ trơn, giảm đau, ức chế thần kinh – chống trầm cảm. 2.1 Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu buốt ở nam giới Song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị, những bệnh nhân bị tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến hoặc nam giới cao tiểu bị rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết,…) có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu về cây Náng hoa trắng của PGS. TS. Nguyễn Bá Hoạt, cụ thể như sau: TS. Nguyễn Bá Hoạt đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây Náng hoa trắng trên bệnh u xơ tiền liệt tuyến (nghiên cứu tiến hành từ năm 2001 tới năm 2008) và đưa ra kết luận Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Náng hoa trắng có tác dụng chống viêm mạn rất tốt, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt tới 25,4 %. Từ kết quả nghiên cứu này, công ty Thái Minh đã ứng dụng để phát triển ra sản phẩm Vương Bảo giúp hỗ trợ làm giảm và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến; giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới, đặc biệt là ở nam giới có u xơ. Không chỉ vậy, thành phần của Vương Bảo còn có nhiều loại thảo dược khác có lợi cho hệ tiết niệu, như Hải trung kim, Rau tàu bay, Đơn kim, Ngũ sắc,… Đặc biệt là thành phần Ngải nhật giúp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Có thể nói, Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên mang lại tác động đa chiều, giúp bệnh nhân u xơ tiền liệt và nam giới bị rối loạn tiểu tiện có một giải pháp an toàn và lâu dài để hỗ trợ điều trị bệnh. >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY 2.2 Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt Các loại thuốc kháng sinh trị tiểu buốt có tác dụng chống viêm nhiễm. Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đái buốt do đường tiết niệu bị nhiễm nấm, vi khuẩn đang có dấu hiệu phát triển rộng. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị đái buốt. Trimethoprim Trimethoprim là thuốc kháng sinh được chỉ định cho các bệnh nhân bị đái buốt do nhiễm trùng bàng quang. Với tác dụng chính là ức chế hoạt động của enzym dihydrofolate – reductase trong vi khuẩn, Trimethoprim giúp loại bỏ nhanh chóng các yếu tố gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Thuốc trị tiểu buốt Trimethoprim Công dụng: đây là thuốc trị tiểu buốt giúp ức chế hoạt động của enzym dihydrofolate – reductase trong các vi khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Cách dùng: dạng viên nén uống 2 lần/ngày, mỗi lần 100mg duy trì trong 10 ngày. Chống chỉ định: các bệnh nhân thiếu máu, suy gan, suy thận, người bị mẫn cảm với các thành phần của Trimethoprim. Tác dụng phụ: buồn nôn, phát ban, chán ăn, tiêu chảy. Một số tác dụng phụ hiếm gặp: vàng da, dịch mật ứ trệ, trầm cảm. Sulfamethoxazole Sulfamethoxazole là một trong những thuốc trị tiểu buốt thường được chỉ định nhằm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc trị tiểu buốt Sulfamethoxazole Công dụng: ức chế hoạt động của các vi khuẩn nấm gây bệnh, giúp người bệnh tiểu tiện bình thường, không có cảm giác đau buốt. Cách dùng: người lớn sử dụng với liều lượng 480 – 960mg/lần, trẻ em dùng 48mg/kg/ngày. Chống chỉ định: không dùng cho phụ nữ đang mang thai, người có lượng hồng cầu thấp, suy thận, suy gan nặng. Và những người dị ứng với thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, phát ban, suy thận, viêm thận Fosfomycin Fosfomycin là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt,… Công dụng: kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các nguyên nhân gây tiểu buốt. Cách dùng: tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng 4g mỗi 6 – 8h ở người lớn, 200 – 400mg/kg/ngày đối với trẻ em. Chống chỉ định: người suy thận, viêm bể thận, áp xe quanh thận, đối tượng mẫn cảm với một trong các thành phần của Fosfomycin. Tác dụng phụ: tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau đầu,… Nitrofurantoin Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu, giúp tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc trị tiểu buốt Nitrofurantoin Công dụng: kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm khiến bệnh nhân bị tiểu buốt. Đây cũng là thuốc trị tiểu rắt hiệu quả được bác sĩ chỉ định. Cách dùng: dạng viên, người lớn dùng 50 – 100mg/lần – khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu 6 giờ. Đối với trẻ em, liều lượng khuyến dùng 5 – 7mg/kg/24 giờ – chia làm 4 lần. Chống chỉ định: bệnh nhân bị thiểu niệu, trẻ dưới 2 tháng tuổi, người dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: miệng khô, tiêu chảy, nổi mề đay, chóng mặt, nhức đầu. Một số bệnh nhân có thể bị xơ phổi, rụng tóc, giảm tiểu cầu. Quinolon Quinolon là thuốc kháng sinh điều trị tiểu buốt có tác dụng ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Thuốc trị tiểu buốt Quinolon Công dụng: ức chế hoạt động của các vi khuẩn ở đường tiết niệu, trả lại trạng thái bình thường cho nước tiểu. Cách dùng: dùng theo đường uống, liều dùng được chỉ định tùy thuộc vào chế phẩm Quinolon và tình trạng viêm nhiễm. Chống chỉ định: không dùng cho bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: có thể gây tiêu chảy, dị ứng ngoài ra, chóng mặt, đau lưng. Cyclin Công dụng: ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Cách dùng: chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ và liệu lượng cụ thể theo chỉ định. Chống chỉ định: phụ nữ có thai, người bị suy thận, suy gan, trẻ em không được dùng. Tác dụng phụ: tiêu chảy, đau bụng, nôn, buồn nôn. Macrolid (Erythromycin) Macrolid là một trong những loại thuốc trị tiểu buốt nhưng ít khi được chỉ định sử dụng. Y học thường sử dụng macrolid trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Thuốc trị tiểu buốt macrolid Công dụng: tiêu viêm, hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở cả phụ nữ và nam giới. Cách dùng: dùng theo đường uống hoặc tĩnh mạch, liều lượng cụ thể được chỉ định theo cơ địa, mức độ tiểu buốt ở bệnh nhân. Chống chỉ định: bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần thuốc Macrolid, người suy thận và gan mức độ nặng, phụ nữ đang trong thai kỳ. Tác dụng phụ: đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa, ứ dịch mật. Lưu ý: liều lượng dùng như thế nào và trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Nếu viêm nhiễm nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng sinh trị tiểu buốt 1 tuần, nhưng nếu tình trạng nặng hơn thì thời gian dùng thuốc có thể lên đến 6 tháng. 2.3 Thuốc giãn cơ trị tiểu buốt Loại thuốc trị tiểu buốt thường được bác sĩ chỉ định là nhóm thuốc có tác dụng giãn cơ trơn. Nhóm thuốc này có tác dụng giãn các cơ ra, chống co thắt, loại bỏ cơn đau. Thông dụng nhất là Nospa. Thuốc trị tiểu buốt Nospa Nospa giúp giảm các cơn đau thận khi người bệnh mắc bệnh về thận, viêm bàng quang, đường tiết niệu sinh dục,… Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong một số trường hợp. Công dụng: giảm các cơn đau gây co thắt do bệnh lý viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang, đường niệu quản đau khi tiểu tiện. Cách dùng: Dạng viên: Người lớn có thể dụng 3 – 6 viên/ngày, mỗi lần dùng 1 – 2 viên; Trẻ em lớn hơn 6 tuổi liều dùng giảm còn 2 – 5 viên/ngày, mỗi lần uống chỉ 1 viên; Riêng đối với trẻ từ 1 – 6 tuổi chỉ được dùng 2 – 3 viên/ngày, mỗi lần dùng không quá 1/2 – 1 viên. Dạng tiêm: liều dùng sẽ được bác sĩ tính toán, chỉ định cho từng bệnh nhân. Chống chỉ định: bệnh nhân dị cứng với drotaverine, người bị suy thận, suy gan mức độ nặng, phụ nữ đang cho con bú. Tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp. 2.4 Các loại thuốc giảm đau Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh, giãn cơ trơn thì người mắc tiểu buốt cũng có thể được kê thêm một số loại thuốc giảm đau. Phổ biến nhất là Paracetamol. Thuốc trị tiểu buốt Paracetamol Loại thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân bị tiểu buốt kèm đau bụng dưới, các cơn đau dữ dội vùng lưng gây mệt mỏi và khó chịu. Sử dụng thuốc tình trạng đau đớn nhanh chóng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt nhưng không có tác dụng điều trị viêm. Công dụng: giảm đau, hạ sốt, được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gặp các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Cách dùng: dùng theo đường uống với liều lượng 325 – 650mg sau mỗi 6h. Không dùng để giảm đau quá 10 ngày, không tự ý tăng liều lượng để làm tăng men gan. Chống chỉ định: không dùng cho người bị dị ứng với acetaminophen và paracetamol. Tác dụng phụ: có thể gây buồn nôn, nổi ban (ít khi xảy ra). 2.5 Thuốc trầm cảm, ức chế thần kinh Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp người bị bệnh tiểu buốt, tiểu không tự chủ do thần kinh bị ức chế. Các bệnh nhân bị tiểu buốt do bệnh về bàng quang có liên quan đến những rối loạn của dây thần kinh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm, ức chế thần kinh. Hai loại thuốc trị tiểu buốt thuộc nhóm ức chế thần kinh (darifenacin, duloxetine). Darifenacin Là thuốc sử dụng trong trị chứng tiểu không tự chủ kèm tiểu buốt, tiểu rắt. Do có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của bàng quang nên một số tài liệu cũng xếp darifenacin vào danh sách thuốc hỗ trợ chống co thắt. Thuốc trị tiểu buốt Darifenacin Công dụng: hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu buốt do bệnh lý ở bàng quang. Cách dùng: uống 7.5 mg/ngày, sau 2 tuần có thể tăng lên 15mg. Chống chỉ định: không dùng darifenacin cho bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Tác dụng phụ: miệng khô, táo bón, chóng mặt, mắt mờ Duloxetine Duloxetine thuộc nhóm thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tinh thần, trầm cảm. Ngoài tác dụng giảm lo âu, căng thẳng. Thuốc trị tiểu buốt Duloxetine Công dụng: giảm căng thẳng lo âu, loại bỏ cơn đau do bệnh lý về xương khớp, đường tiết niệu. Cách dùng: uống mỗi ngày 2 lần, 20mg/ngày. Chống chỉ định: không dùng cho người suy tim, thận và gan tổn thương. Với tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý mua về dùng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tác dụng phụ: khó thở, phát ban, phù mặt. Lưu ý: nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ức chế tạm thời. Các triệu chứng của bệnh có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. III. Lời khuyên từ chuyên gia về sử dụng thuốc trị tiểu buốt Thuốc giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và điều trị triệu chứng tiểu buốt của bạn. Nhưng nếu không làm theo hướng dẫn, nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn. Để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau: 3.1 Làm theo hướng dẫn cẩn thận Trước khi dùng thuốc, bạn hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn và đảm bảo sử dụng thuốc đúng theo các hướng dẫn sử dụng này. Hướng dẫn dùng thuốc thường được ghi trên đơn thuốc (với thuốc kê đơn) hoặc ghi trên nhãn (với thuốc không kê đơn). Bạn tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều hoặc tự ý ngừng thuốc. Việc tự ý ngừng thuốc khi “cảm thấy” các triệu chứng đã khỏi có thể khiến vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn, dẫn đến kháng thuốc. Lúc này, bạn có thể sử phải sử dụng các loại thuốc mạnh hơn và nhiều tác dụng phụ hơn. Hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và dùng thuốc đúng theo các hướng dẫn sử dụng này (Ảnh minh họa) 3.2 Nói chuyện với bác sĩ Trước khi được kê thuốc hay mua thuốc, bạn cần nói với bác sĩ về: Các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc OTC và thuốc kê đơn. Các loại vitamin, khoáng chất hoặc thực phẩm chức năng, trà thảo mộc mà bạn đang dùng Các loại thuốc mà bạn dị ứng Bạn đang mang thai hoặc cho con bú Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào chưa hiểu về các loại thuốc được kê, hãy hỏi bác sĩ về chúng, chẳng hạn như: Tên thuốc Tác dụng của chúng Cách sử dụng thuốc đúng Các tá dụng phụ có thể xảy ra Không nên sử dụng thuốc này với các loại thuốc nào Nếu quên uống một liều thuốc thì nên làm gì .v.v. Nếu cảm thấy không thể nhớ hết, hãy ghi lại các hướng dẫn trên điện thoại. 3.3 Theo dõi khi dùng thuốc Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên theo dõi và chú ý tới một số vấn đề sau đây: Các phản ứng của cơ thể với thuốc, nếu có tác dụng phụ nào bất thường, cần liên lạc lại với bác sĩ Chú ý tới màu sắc và hình dạng của các viên thuốc. Nếu chúng khác nhau, hãy yêu cầu dược sĩ kiểm tra lại xem có đúng thuốc hay không Viết các loại thuốc bạn sử dụng ra giấy và mang theo chúng khi đi khám. Bạn cũng có thể tạo một bản sao để đưa cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để phòng trường hợp bạn gặp tình trạng y tế khẩn cấp. 3.4 Đặt thuốc ở nơi an toàn Thuốc cần được bảo quản đúng cách, điều này giúp chúng không bị biến đổi, sử dụng được lâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Để bảo quản thuốc an toàn, bạn nên: Kiểm tra hướng dẫn bảo quản thuốc, ví dụ: một số loại thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản các loại thuốc không có hướng dẫn bảo quản đặc biệt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thuốc có thể hỏng nhanh hơn ở những nơi ẩm ướt và ấm áp, như nhà bếp hoặc phòng tắm. Để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi. Tốt nhất làcất trong hộp cá nhân, tủ hoặc tủ quần áo có khóa Kiểm tra thuốc thường xuyên và loại bỏ loại thuốc đã hết hạn sử dụng và các loại thuốc bạn không còn sử dụng nữa. Làm theo các hướng dẫn để loại bỏ thuốc cũ hoặc thuốc thừa một cách an toàn. 3.5 Thay đổi thói quen xấu Song song với việc sử dụng thuốc, để việc điều trị tiểu buốt được hiệu quả hơn, bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống và tập xây dựng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn: Uống đủ nước để giúp làm sạch hệ tiết niệu Đi vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu và không được nhịn tiểu Vệ sinh vùng kín sạch sẽ Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thấm hút tốt (như cotton) Không hút thuốc Ăn, uống các loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn để phòng tránh táo bón. Quan hệ tình dục an toàn Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu (phụ nữ) Không tự ý thụt rửa âm đạo (phụ nữ). .v.v. Có nhiều loại thuốc chữa đái buốt khác nhau, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn. Khi sử dụng thuốc, để mang lại hiệu quả và tránh tác dụng phụ, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Các loại thuốc chúng tôi giới thiệu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào. Chia sẻ17 Tweet Chia sẻ

Són Tiểu ở Nam Giới: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Són tiểu ở nam giới còn gọi là tiểu không kiểm soát. Tình trạng són tiểu ở nam giới thường gây ra những phiền toái trong công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mục lụcI. Tiểu són ở nam giới là gì?II. Nguyên nhân gây tiểu són ở nam giớiIII. Ảnh hưởng của són tiểu ở nam giớiIV. Nam giới nào có nguy cơ mắc chứng tiểu són?V. Phương pháp điều trị són tiểu ở nam giới5.1 Chế độ ăn uống5.2 Tập luyện thể thao5.3 Nội khoa5.4 Ngoại khoa5.5 Đặt ống thôngVI. Cách phòng ngừa són tiểu ở nam giới I. Tiểu són ở nam giới là gì? Són tiểu ở nam giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra không tự kiểm soát được. Són tiểu thường xảy ra lúc gắng sức, cảm giác buồn tiểu gấp. Són tiểu ở nam giới làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Theo ước tính, có khoảng 3 – 11% nam giới bị tiểu són và con số này tăng dần theo độ tuổi (Ảnh minh họa) Theo ước tính, có khoảng 3 – 11% nam giới bị tiểu són và con số này tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, ước tính về chứng tiểu són nghiêm trọng ở nam giới 70 và 80 tuổi vẫn chỉ bằng khoảng một nửa so với nữ giới. Mặc dù són tiểu xảy ra thường xuyên hơn khi nam giới già đi, nhưng chứng bệnh này không phải là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa. Nếu tình trạng tiểu són ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. II. Nguyên nhân gây tiểu són ở nam giới Có nhiều nguyên nhân gây són tiểu ở nam giới, có thể là do tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến hay phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Đôi khi bắt nguồn từ các nguyên nhân mà con người chưa giải thích rõ. Một số nguyên nhân khác gây tình trạng són tiểu ở nam giới như: Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính: Bàng quang co thắt quá mạnh khiến nước tiểu bị thoát ra ngoài. Tình trạng này thường gặp ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc bàng quang thần kinh. Thiểu năng cơ thắt: thường gặp sau mổ ung thư tuyến tiền liệt hoặc mổ u xơ tuyến tiền liệt. Cơ quanh niệu đạo bị tổn thương hoặc yếu: nước tiểu có thể bị thoát ra kể cả khi không có vấn đề gì về bàng quang. Đi tiểu không hết, trong bàng quang vẫn còn nước tiểu: điều này làm nước tiểu nhanh đầy trong bàng quang. Nếu quá đầy trong bàng quang, nước tiểu có thể tự thoát ra ngoài. Làm tắc nghẽn đường tiểu ra khỏi bàng quang: nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, đến một lúc nào đó cũng sẽ bị rỉ ra ngoài. III. Ảnh hưởng của són tiểu ở nam giới Tùy theo sức chịu đựng của từng người mà són tiểu ở nam giới có thể là rất phiền phức. Thậm chí có người tách mình ra khỏi cộng đồng, thay đổi thói quen sinh hoạt – là tiền đề dẫn tới stress, trầm cảm. Trong công việc: bệnh nhân bị són tiểu sẽ luôn gặp lo lắng về sự bất an trong lúc làm việc. Do đó có thể làm ảnh hưởng xấu đến công việc. Trong cuộc sống: Người bệnh thường từ chối mọi đề nghị dã ngoại, xem phim,… Suy nghĩ này làm cho cuộc sống của người bị són tiểu trở nên tẻ nhạt hơn. Trong tình dục: Bệnh són tiểu ở nam giới làm cho người bệnh cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt. Ảnh hưởng tới giấc ngủ: sự căng thẳng về bệnh són tiểu làm cho một số bệnh nhân khó ngủ. Ngoài ra, người mắc són tiểu ở nam giới phải đi vệ sinh nhiều lần vào buổi đêm, giấc ngủ không được đảm bảo. IV. Nam giới nào có nguy cơ mắc chứng tiểu són? Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây, bạn có nhiều khả năng mắc chứng tiểu són. Các yếu tố rủi ro này bao gồm: Nam giới tuổi càng cao, nguy cơ mắc tiểu són càng tăng lên. Nhưng chứng bệnh này không phải là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa (Ảnh minh họa) Tuổi tác: Nam giới tuổi càng cao, nguy cơ mắc tiểu són càng tăng lên. Đây có thể là kết quả của những thay đổi về thể chất khiến việc giữ nước tiểu trở nên khó khăn hơn. Ít hoạt động thể chất: Không hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân và giảm sức khỏe tổng thể. Điều này có thể làm cho các triệu chứng của són tiểu tồi tệ hơn. Béo phì: Béo phì khiến vùng giữa lớn lên, gây ra những áp lực không cần thiết lên bàng quang. Là nguyên nhân gây ra són tiểu. Tiền sử mắc một số bệnh: Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt cùng các phương pháp điều trị những bệnh này có thể dẫn đến són tiểu tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bị các vấn đề về thần kinh: Các bệnh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng,… có thể làm giảm khả năng truyền tín hiệu chính xác của não bộ đối tới bàng quang và đường tiết niệu. Bị dị tật bẩm sinh: Nam giới có thể bị són tiểu nếu đường tiết niệu không hình thành chính xác trong quá trình phát triển của thai nhi. V. Phương pháp điều trị són tiểu ở nam giới Tùy vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thay đổi thói quen sống còn giúp bạn kiểm soát, hỗ trợ điều trị bệnh són tiểu ở nam giới. 5.1 Chế độ ăn uống Hãy chú ý hơn tới chế độ ăn uống để kiểm soát các triệu chứng són tiểu (Ảnh minh họa) Để giảm chứng đi tiểu không tự chủ, nên có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước). Trước khi đi ngủ nên hạn chế uống nước để không bị khó ngủ do đi tiểu nhiều lần. Không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, nước có gas,… bởi chúng có thể gây kích ứng đến bàng quang. Không chỉ vậy, chocolate, chất tạo ngọt, đồ ăn cay nóng và trái cây vị chua cũng khiến người bệnh trở lên trầm trọng hơn. 5.2 Tập luyện thể thao Cơ sàn chậu là nhóm cơ nằm bao quanh bàng quang và niệu đạo, giúp kiểm soát, ngăn chặn lượng nước tiểu chảy ra giữa chừng. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà cơ này bị tổn thương hoặc yếu đi sẽ dẫn đến bệnh són tiểu ở nam giới. Do đó, khi bị bệnh bác sĩ khuyến khích luyện tập liên quan đến sự co thắt của cơ sàn chậu. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với tập luyện cơ bàng quang bằng việc trì hoãn đi tiểu. Mỗi khi cảm thấy buồn tiểu, bạn nên cố nhịn 10 phút sau đó tăng dần khoảng thời gian cho đến khi bạn chỉ đi tiểu một lần sau 2,5 – 3,5 giờ. Bài tập Kegel cho nam giới Trong trường hợp cơ sàn chậu không thể co thắt thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kích điện bằng một đầu dò nhỏ. Khi đưa vào hậu môn dòng điện sẽ kích thích cơ sàn chậu hoạt động. 5.3 Nội khoa Nếu nguyên nhân gây són tiểu ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường gặp khi kê đơn như: Thuốc chẹn Alpha: giúp giãn cơ cổ bàng quang và cơ ở tuyến tiền liệt. Từ đó làm rỗng bàng quang một cách dễ dàng. Thuốc kháng Cholinergic: giúp làm dịu bàng quang khi co bóp quá mức 5.4 Ngoại khoa Tiến hành phẫu thuật điều trị chứng tiểu không tự chủ Nếu đương tiết niệu bị hẹp hoặc tắc nghẽn do sỏi thì bác sĩ sẽ phải chỉ định phương pháp phẫu thuật để trị chứng tiểu són. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để có đầy đủ trang thiết bị nhằm đảm bảo an toàn không để lại biến chứng. 5.5 Đặt ống thông Có nhiều cách đặt ống thông để khắc phục tình trạng tiểu són ở nam giới, chẳng hạn như: Ống thông Foley. Đây là một ống mỏng được đưa vào niệu đạo để sử dụngg lâu dài. Ống thoát nước tiểu được gắn với một túi chứa đeo quanh chân (vào ban ngày) hoặc cạnh giường (vào ban đêm). Ống thông siêu âm. Ống này được cấy dẫn vào bàng quang thông qua một vết cắt nhỏ phía trên xương mu. Giống như với ống thông Foley, ống này cũng dẫn nước tiểu vào một túi chứa. Khoảng 1 tháng/lần bác sĩ sẽ tiến hành thay ống mới. VI. Cách phòng ngừa són tiểu ở nam giới Tiểu són không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tiểu són ở nam giới sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, gây bất tiện, mặc cảm. Để phòng tránh tiểu són, tiểu không tự chủ cần lưu ý một số vấn đề sau: Uống đủ lượng nước mỗi ngày Vệ sinh thân thể, nhất là vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để phòng tránh sỏi thận, sỏi tiết niệu gây nghẽn dòng chảy. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện u, sỏi trong đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến,… Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường các thực phẩm bổ thận, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá,… Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh són tiểu ở nam giới. Khi xuất hiện tình trạng đi tiểu không chủ động nên sớm liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị són tiểu phù hợp. Chia sẻ13 Tweet Chia sẻ

Loading...