Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không?
Trong điều kiện bình thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm, nước tiểu chảy thành một dòng và không có bọt. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau, từ chế độ ăn uống, thuốc men đến bệnh tật có thể gây ra tiểu nhiều tia có bọt.
Mục lục
Tiểu nhiều tia có bọt có thường gặp không?
Tiểu nhiều tia có bọt là một hiện tượng gồm hai triệu chứng: tiểu nhiều tia và tiểu có bọt. Trong đó:
– Tiểu nhiều tia là tình trạng dòng nước tiểu của một người đột nhiên bị chảy thành nhiều dòng khác nhau trong quá trình đi tiểu. Tiểu nhiều tia có thể xảy ra khi niệu đạo bị chặn, khi áp lực dòng nước tiểu quá cao hoặc quá thấp,…
– Tiểu có bọt đặc trưng bởi sự xuất hiện và tồn tại của nhiều lớp bong bóng nhỏ đến trung bình trong nước tiểu khi chúng được thải vào bồn cầu. Thường xảy ra khi tốc độ của dòng nước tiểu nhanh (giống như nước sủi bọt khi chảy nhanh từ vòi), khi nước tiểu quá cô đặc hoặc khi nước tiểu có quá nhiều protein (chẳng hạn như albumin), protein trong nước tiểu sẽ phản ứng với không khí và tạo ra bọt.
Như vậy, tiểu nhiều tia có bọt có thể xảy ra đồng thời khi: Áp lực dòng tiểu cao hoặc khi niệu đạo bị chặn và nước tiểu của bạn quá cô đặc hay có nhiều protein.
Tiểu nhiều tia có bọt nguy hiểm không?
Tiểu nhiều tia có bọt không nguy hiểm nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp phải hiện tượng này hoặc nó chỉ diễn ra trong vòng một vài ngày, bong bóng trong nước tiểu tan nhanh và không kèm theo triệu chứng gì khác. Tiểu nhiều tia có bọt trong trường hợp này có thể chỉ là do tinh dịch khô đọng lại trong niệu đạo, từ đó chặn đường ra của dòng nước tiểu, khiến áp lực dòng tiểu tăng tốc và tách ra làm nhiều tia, gây bọt.
Tiểu nhiều tia có bọt sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu bạn có một hoặc một vài triệu chứng kèm theo dưới đây:
- Tiểu nhiều tia có bọt xuất hiện thường xuyên, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng;
- Bọt trong nước tiểu nhiều và không tan/tan chậm;
- Có các triệu chứng rối loạn tiết niệu: tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu gấp, tiểu không hết,…
- Bị phù các chi, mặt và bụng
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Nước tiểu có màu đục hoặc sẫm màu hơn
- .v.v.
Trong trường hợp này bạn nên đi khám, bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh lí tiềm ẩn. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bệnh lí thường gặp gây tiểu nhiều tia có bọt.
Tiểu nhiều tia có bọt do bệnh gì?
Sỏi thận
Nhiệm vụ của sỏi thận là lọc máu và tạo ra nước tiểu, sau đó loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bất kì bệnh lí nào hoặc vấn đề y tế nào ảnh hưởng đến chức năng thận (như nhiễm trùng thận, suy thận hoặc sỏi thận) đều có thể gây ra nước tiểu có bọt.
Ngoài ra, nếu sỏi thận di chuyển từ thận xuống bàng quang rồi tới niệu đạo và mắc kẹt tại đây thì nó còn có thể gây phân tách dòng nước tiểu, dẫn tới tiểu nhiều tia.
Hẹp niệu đạo do viêm nhiễm
Hẹp niệu đạo là tình trạng một phần của niệu đạo bị thu hẹp lại hơn so với những phần khác. Hẹp niệu đạo thường xảy ra sau khi bị viêm nhiễm, thường là do vi khuẩn lậu cầu trú ẩn và gây bệnh, lâu ngày gây xơ sẹo làm chít hẹp niệu đạo nhiều chỗ; hoặc do nhiễm khuẩn bao quy đầu, xảy ra do lây chéo sau quan hệ tình dục.
Chít hẹp niệu đạo có thể làm dòng nước tiểu phân tách nhiều tia đồng thời vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nước tiểu có bọt.
Tăng sản tuyến tiền liệt
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi, bệnh này được định nghĩa là sự gia tăng về kích thước của tuyến tiền liệt khi nam giới già đi. Thông thường, nếu tuyến tăng sản ít, nó có thể không gây ra triệu chứng gì đáng kể, nhưng nếu tuyến tăng sản nhiều chèn ép vào bàng quang hoặc niệu đạo, nó có thể gây ra tiểu nhiều tia.
Ngoài ra, nếu bạn có thêm tình trạng viêm nhiễm khác, bạn sẽ gặp triệu chứng tiểu nhiều tia có bọt.
Có protein trong nước tiểu
Quá nhiều protein trong nước tiểu sẽ khiến nước tiểu nổi bọt vì protein phản ứng với không khí.
Protein xuất hiện trong nước tiểu khi có tình trạng tăng lưu lượng máu tới thận. Sự hiện diện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu không tốt cho thận và cho thấy thận của bạn bị tổn thương. Phổ biến nhất là do: bệnh thận đái tháo đường, bệnh thận màng,…
Điều trị tiểu nhiều tia có bọt
Để điều trị tiểu nhiều tia có bọt, đầu tiên cần chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Sau đó, tùy thuộc vào bệnh lí mà bạn gặp phải, sức khỏe tổng thể cũng như điều kiện vật chất của cơ sở khám chữa bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Để tìm được nguyên nhân gây tiểu nhiều tia có bọt, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm nước tiểu 24h (Bạn sẽ cần thu thập tất cả nước tiểu mà cơ thể tạo ra trong cả ngày).
- Siêu âm thận, bàng quang
- .v.v.
Về phương pháp điều trị, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Thay đổi lối sống
Nếu bạn bị tiểu nhiều tia có bọt do tinh dịch khô chặn niệu đạo thì bạn không cần phải lo lắng và làm gì, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Nếu bạn uống quá ít nước khiến nước tiểu cô đặc, dẫn tới tiểu nhiều tia có bọt thì bác sĩ sẽ khuyên bạn cần tăng cường lượng nước uống, khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày và tăng thêm khi bạn tập thể dục thể thao.
Thuốc men
Có nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị tình trạng mà bạn gặp phải, chẳng hạn như:
- Với bệnh sỏi thận: thuốc chẹn alpha giúp đào thải sỏi thận ra ngoài; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau.
- Với tăng sản tuyến tiền liệt: thuốc chẹn alpha giúp làm giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt để bạn đi tiểu dễ dàng hơn; thuốc ức chế 5-alpha reductase ngăn chặn sản xuất các nội tiết tố làm tuyến tiền liệt tăng sản.
- Không có thuốc để điều trị hẹp niệu đạo.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số chỉ định đặc biệt khác.
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, ví dụ:
- Phẫu thuật điều trị sỏi thận: tán sỏi thận qua da, nội soi niệu quản để lấy sỏi thận ra ngoài
- Phẫu thuật điều trị tăng sản tuyến tiền liệt: cắt khối tăng sản tuyến tiền liệt qua ống niệu đạo, rạch bỏ tuyến tiền liệt tăng sản qua cổ bàng quang, nút mạch tuyến tiền liệt, mổ mở tuyến tiền liệt. (Đọc thêm: Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt)
- Phẫu thuật chữa hẹp niệu đạo: phẫu thuật nong niệu đạo, phẫu thuật tái tạo niệu đạo.
- .v.v.
Phương pháp hỗ trợ
Song song với các phương pháp điều trị trên, cũng có một số phương pháp hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đây thường là các sản phẩm thuộc nhóm TPCN, có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên lành tính, an toàn với người sử dụng.
Chẳng hạn, sản phẩm Vương Bảo dùng cho nam giới trong độ tuổi trung niên và cao niên bị tăng sản tiền liệt tuyến (phì đại tiền liệt tuyến).
Với thành phần chính là Náng hoa trắng cùng với các loại dược liệu như: Ngải nhật, Tàu bay, Sài hồ nam, Đơn kim, Ngũ sắc,… Vương Bảo hướng tới hai công dụng chính:
- Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Hỗ trợ cải thiện nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới như: tiểu nhiều tia, tiểu đêm, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt…
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW. Hơn thế nữa, với hơn 8 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo đã được kiểm chứng thực tế bởi hàng nghìn khách hàng khắp cả nước. Một khảo sát của báo Thời Đại Kinh tế cho kết quả Vương Bảo được 93,5% khách hàng hài lòng khi sử dụng.
Để đặt mua Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY
Để xem danh sách nhà thuốc có Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Tiểu nhiều tia có bọt nếu thỉnh thoảng xuất hiện thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, như: sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo, tăng sản tuyến tiền liệt,…
Nếu còn bất kì vấn đề thắc mắc nào, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu nhiều tia ở nam giới Nên làm gì?
- Tiểu rắt và tiểu nhiều lần do đâu? Điều trị thế nào?
- Bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khắc phục bằng cách nào?
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị