Tiểu són ra máu có nguy hiểm không? Nên làm gì điều trị

Tiểu són ra máu có nguy hiểm không? Nếu bạn nhận thấy mình bị tình trạng tiểu són ra máu, đừng chủ quan. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, một vài nguyên nhân chỉ cần điều trị đơn giản, nhưng cũng có những nguyên nhân cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

I. Tiểu són ra máu là thế nào?

Tiểu són là một tình trạng mất kiểm soát bàng quang, từ đó gây ra sự rò rỉ nước tiểu không tự chủ. Mức độ của tiểu són có thể từ nhẹ tới nặng, như chỉ thỉnh thoảng bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi, đến việc muốn đột ngột muốn đi tiểu và mạnh đến mức bạn không thể đi vệ sinh kịp thời.

Tiểu són ra máu
Tiểu són ra máu

Thông thường, nước tiểu của bạn được lưu giữ tại bàng quang. Nếu nước tiểu chưa đầy, bạn sẽ không cảm thấy buồn tiểu và bàng quang được thư giãn. Nếu bàng quang của bạn bình thường, nó có thể giữ nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định. Cho đến khi nước tiểu đầy, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thắt niệu đạo và bàng quang, khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu.

Trong quá trình đi tiểu, cơ thắt niệu đạo sẽ giãn ra và mở niệu đạo, cơ bàng quang thì co lại để đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo. Sau khi đi vệ sinh, cơ vòng đóng lại để giữ nước tiểu trong bàng quang.

Ở chứng són tiểu, một số bộ phận thuộc hệ thống tiết niệu phía trên sẽ không hoạt động theo cách mà chúng cần.

Tiểu són ra máu là tình trạng bạn bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát và nước tiểu khi bị rò rỉ có kèm theo máu (nước tiểu màu đỏ). Máu trong nước tiểu có thể do các vấn đề ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu, từ thận đến niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo.

đi tiểu són ra máu
Tiểu són ra máu là tình trạng bạn bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát và nước tiểu khi bị rò rỉ có kèm theo máu (Ảnh minh họa)

Trong một số ít trường hợp, nếu không có vấn đề gì về cấu trúc hoặc giải phẫu với thận, đường tiết niệu, tuyến tiền liệt hoặc bộ phận sinh dục, có thể bạn bị rối loạn chảy máu.

Phụ nữ dễ bị nhầm lẫn chảy máu âm đạo với tiểu són ra máu. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng chúng thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ.

➤ Nếu bạn là nam giới đang gặp phải tình trạng này hãy xem chi tiết trong bài: Tiểu són ở nam giới

II. Tiểu són ra máu có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu són ra máu. Trong đó có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm và những nguyên nhân sinh lý không nghiêm trọng.

Nhưng về cơ bản, khi bạn vừa bị tiểu són, lại vừa có máu xuất hiện khi nước tiểu rò rỉ thì tức là các cơ quan thuộc hệ tiết niệu của bạn đang hoạt động không đúng chức năng (có vấn đề) và có tổn thương xảy ra ở dọc đường tiết niệu.

Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu khi nào tiểu són ra máu là nguy hiểm và khi nào không. (Dưới đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân có thể xảy ra).

III. Nguyên nhân gây tiểu són ra máu

Tiểu són ra máu là tổn thương do hệ tiết niệu ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Người bệnh bị mất kiểm soát bàng quang cộng thêm với chảy máu trong hệ tiết niệu sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu són ra máu.

Tiểu són ra máu có thể do nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể:

3.1 Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý sau là nguyên nhân gây đi tiểu són ra máu:

  • – Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
  • – Viêm tuyến tiền liệt: Là tình trạng sưng và viêm của tuyến tiền liệt, một tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm ngay bên dưới bàng quang ở nam giới.
  • – Hội chứng Equina Cauda: Hội chứng này xảy ra khi các rễ thần kinh của cauda equina bị chèn ép và làm gián đoạn chức năng vận động, cảm giác đến chi dưới và bàng quang
  • – Rối loạn thần kinh thực vật: Mộ số bệnh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra chứng tiểu không tự chủ, tiểu són ra máu.
  • – Chấn thương: Một số chấn thương nghiêm trọng như ngã, tai nạn giao thông,… có thể gây tổn thương thận hoặc bàng quang, từ đó gây chảy máu, tiểu són.
  • – Khối u: Một khối u ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu của bạn có thể chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát, tiểu máu.
  • – Sỏi tiết niệu: Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc cản trở dòng chảy của nước tiểu.
  • – Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức: Là tình trạng khiến một người thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu ở mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
  • – U xơ tuyến tiền liệt: Nếu u xơ tuyến tiền liệt không được điều trị, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiết niệu, như: tiểu són, tiểu ra máu, tiểu đêm, tiểu khẩn cấp,…
  • –  Nhiễm trùng thận (viêm bể thận): Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận từ máu hoặc di chuyển từ niệu quản đến thận. Các dấu hiệu và triệu chứng thường tương tự như nhiễm trùng bàng quang.
đái són ra máu
Nếu u xơ tuyến tiền liệt không được điều trị, nó có thể gây són tiểu ra máu (Ảnh minh họa)

3.2 Nguyên nhân sinh lý

  • – Lão hóa: Khi bạn già đi, các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn thường trở nên yếu hơn, điều này làm tăng nguy cơ tiểu són.
són tiểu ra máu
Tiểu són ra máu có thể là một phần của lão hóa (Ảnh minh họa)
  • – Lối sống: Một số yếu tố lối sống cũng có thể gây ra các cơn tiểu són, tiểu ra máu tạm thời. Chẳng hạn như: uống quá nhiều rượu, uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein hoặc các chất lỏng khác dẫn đến mất kiểm soát bàng quang tạm thời.
  • – Do thực phẩm: Một số đồ uống, thức ăn và thuốc có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu, gây kích thích bàng quang, tăng lượng nước tiểu, làm nước tiểu màu đỏ, như: ớt, thuốc tim, thuốc huyết áp, thuốc an thần, củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng,…
  • – Táo bón: Trực tràng nằm gần bàng quang và có nhiều dây thần kinh giống nhau. Khi bạn bị táo bón, các cục phân trở nên cứng và nén chặt trong trực tràng, điều này khiến các dây thần kinh bị chèn ép và kích thích, dẫn đến làm tăng tần suất đi tiểu, gây tiểu són ra máu.
  • – Sinh con tự nhiên: Sinh con qua đường âm đạo có thể làm suy yếu các cơ kiểm soát bàng quang và làm tổn thương các dây thần kinh bàng quang, mô nâng đỡ, dẫn đến cơ sàn chậu bị sa xuống. Khi bị sa, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống khỏi vị trí bình thường và nhô ra ngoài âm đạo, điều này có thể gây ra triệu chứng tiểu són ra máu và nhiều triệu chứng kèm theo khác.
  • – Thời kì mãn kinh: Bước vào thời kì mãn kinh, hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ suy giảm mạnh. Hormone này có nhiều vai trò quan trọng, một trong số đó là giúp giữ cho niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Sự suy giảm của hormone này khiến chất lượng của các mô cũng giảm theo, có thể dẫn đến tiểu són ra máu.

IV. Khi nào cần đi khám?

Ngay cả khi tiểu són ra máu không phải là do nguyên nhân nghiêm trọng gây ra thì nó vẫn có thể là một tình trạng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc của bạn, khiến bạn hạn chế tương tác xã hội và làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Đặc biệt, nước tiểu có máu là tình trạng không bao giờ được bỏ qua. Chính vì thế, khi gặp hiện tượng này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị.

tiểu són ra máu
Bạn nên đi khám nếu gặp hiện tượng tiểu són ra máu (Ảnh minh họa)

Trong một số trường hợp, tiểu són ra máu là một tình trạng cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn nên lập tức tới bệnh viện nếu bị tiểu són ra máu kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó nói hoặc đi lại
  • Yếu hoặc ngứa ran ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể
  • Mất thị lực
  • Lú lẫn
  • Mất ý thức
  • Mất kiểm soát ruột
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau ở bên hông, lưng hoặc bụng
  • .v.v.

V. Chuẩn bị gì khi đi khám tiểu són ra máu?

5.1 Trước khi khám

Trước khi đi khám, bạn nên ghi lại:

  • Các triệu chứng mà mình gặp phải, bao gồm cả các triệu chứng không liên quan, khi nào thì chúng bắt đầu;
  • Thông tin y tế của bản thân, bao gồm các tình trạng khác mà bạn đang phải điều tr;
  • Lịch sử y tế gia đình bạn, có ai trong gia đình có các vấn đề về đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt, u xơ không;
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng, bao gồm cả liều lượng.
  • Chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ, như: nguyên nhân nào gây ra tình trạng của tôi, tôi cần làm xét nghiệm nào, tình trạng của tôi là mãn tính hay tạm thời, có các phương pháp điều trị nào, có tài liệu nào hoặc trang web nào mà tôi có thể tham khảo không,…

5.2 Khi đi khám

Để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân, bác sĩ có thể sẽ tiến hành:

đi tiểu són ra máu
Bạn nên ghi lại một số điều cần thiết trước khi đi khám (Ảnh minh họa)
  • Khám sức khỏe, bao gồm thảo luận về bệnh sử của bạn và gia đình, đặt một số câu hỏi cần thiết;
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu
  • Các xét nghiệm hình ảnh: chụp CT, MRI, siêu âm,…
  • Đo niệu động học
  • Soi bàng quang
  • .v.v.

VI. Điều trị tiểu són ra máu

Kế hoạch điều trị tiểu són ra máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình hình sức khỏe chung của bạn.

Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây tiểu són ra máu. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra theo dõi thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang, như hút thuốc, tiếp xúc với chất độc môi trường hoặc tiền sử xạ trị.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị có sẵn dành cho chứng tiểu són ra máu:

Dưới đây là danh sách các loại thuốc điều trị tiểu són ra máu:

  • Thuốc kháng cholinergic
  • Mirabegron (Myrbetriq)
  • Thuốc chẹn alpha
  • Estrogen tại chỗ
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Aspirin
  • Chất làm loãng máu, như heparin và warfarin (Coumadin)
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • .v.v.
đái són ra máu
Việc sử dụng thuốc cần phụ thuộc vào nguyên nhân và có chỉ định từ bác sĩ (Ảnh minh họa)

– Kích thích điện: Là phương pháp đưa các điện cực tạm thời vào trực tràng hoặc âm đạo để kích thích và tăng cường cơ sàn chậu. Bạn có thể cần nhiều lần điều trị trong vài tháng.

– Sử dụng thiết bị y tế: Có một số thiết bị được thiết kế để điều trị tiểu són dành cho phụ nữ, gồm: dụng cụ chèn niệu đạo và pessary, liệu pháp tần số vô tuyến, tiêm botulinum loại A, sử dụng các chất làm phồng, máy kích thích dây thần kinh xương cùng,…

– Tán sỏi: Là thủ thuật y tế được sử dụng để điều trị một số loại sỏi thận và sỏi ở các cơ quan khác, như túi mật, gan.

– Phẫu thuật: Phẫu thuật cũng là một lựa chọn nếu các liệu pháp điều trị khác không hiệu quả. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên thảo luận về các lựa chọn phẫu thuật với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

Song song với đó, các bác sĩ có thể khuyên bạn điều chỉnh một số thói quen trong lối sống và hướng dẫn bạn tập một số bài tập đào tạo bàng quang, cơ sàn chậu, như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và lượng chất lỏng tiêu thụ trong ngày;
  • Sử dụng miếng lót thấm hút;
  • Hướng dẫn kỹ thuật hành vi, như: đào tạo bàng quang, kỹ thuật double voiding (đi tiểu 2 lần), đi vệ sinh theo lịch trình;
  • Hướng dẫn các bài tập cơ sàn chậu
són tiểu ra máu
Phẫu thuật được bác sĩ gợi ý khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả (Ảnh minh họa)

VII. Phòng ngừa bệnh tiểu són ra máu

Bạn không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây tiểu són ra máu, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ phát triển chứng bệnh này bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh.

Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thường xuyên tập thể thao
  • Tránh hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu
  • Ăn nhiều chất xơ hơn để phòng ngừa táo bón
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Tiểu són ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng dù là nguyên nhân nào, bạn cũng nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Bởi, tiểu són ra máu là một tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của sống của bạn và đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng.

 
 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...