Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị

Nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu thành nhiều tia. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu xem nguyên nhân của tiểu nhiều tia là gì, có nguy hiểm không và cách xử trí khi gặp phải.

I. Tiểu nhiều tia là gì?

Trong quá trình đi tiểu bình thường, nước tiểu của bạn sẽ thành một dòng, chảy từ từ sau đó tăng tốc dần cho đến khi bàng quang gần trống rỗng, sau đó dần chậm dần lại cho đến khi bàng quang rỗng hoàn toàn.

Tiểu nhiều tia là gì
Tiểu nhiều tia là tình trạng dòng nước tiểu bị tách ra thành hai hay nhiều tia và các dòng tiểu đi theo nhiều hướng khác nhau (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu bạn có các bất thường ở đường tiết niệu, nước tiểu của bạn sẽ chia ra thành hai hay nhiều tia và chảy theo nhiều hướng khác nhau. Tình trạng này được gọi là tiểu nhiều tia.

Tiểu nhiều tia có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên triệu chứng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn.

II. Tiểu nhiều tia bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu nhiều tia, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.

2.1 Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Thông thường, niệu đạo đủ rộng để nước tiểu có thể chảy tự do từ đó ra ngoài. Khi niệu đạo bị hẹp, nó hạn chế dòng nước tiểu, từ đó có thể gây ra tiểu nhiều tia, dòng nước tiểu yếu, tiểu không hết, tiểu đau, tiểu rát,…

Tiểu nhiều tia bệnh gì
Hẹp niệu đạo

2.2 Dính niệu đạo

Dính niệu đạo là hiện tượng các cạnh của niệu đạo tạm thời bị dính vào nhau, thường xảy ra do tinh dịch khô không thoát hết ra khỏi niệu đạo. Từ đó, làm dòng nước tiểu bị chia thành nhiều tia.

Dính niệu đạo thường không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày.

2.3 Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng lỗ ở đầu dương vật bị bít tắc một phần (chỉ để lộ một lỗ tiểu nhỏ) do bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu. Bao quy đầu là lớp da mỏng bao phủ phần cuối của dương vật.

Hẹp bao quy đầu khiến cho việc đi tiểu khó khăn, nước tiểu bị chia thành nhiều tia. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau nhức khi đi tiểu, đau khi cương cứng, sưng viêm,…

2.4 Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới lớn tuổi, xảy ra khi tuyến tiền liệt có sự tăng trưởng về kích thước, chèn ép vào niệu đạo, bàng quang. Sự chèn ép này gây ra rất nhiều các triệu chứng tiết niệu, trong đó có tình trạng tiểu thành nhiều tia.

nước tiểu 2 dòng
Phì đại tuyến tiền liệt

2.5 Polyp đường bài xuất

Polyp là những khối u nhỏ, lành tính. Polyp đường bài xuất là hiện tượng các u lành tính hình thành ở tổ chức niêm mạc đường bài xuất nước tiểu, tính từ bể thận tới miệng sáo niệu đạo.

Nếu polyp xuất hiện ở niệu đạo, nó có thể gây ra tình trạng tiểu nhiều tia.

Polyp đường bài xuất thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới.

2.6 Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tiểu nhiều tia còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lí khác, như:

  • Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
  • Sỏi thận, sỏi bàng quang
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Mụn cóc sinh dục
  • Sa cơ quan vùng chậu (gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ)
  • .v.v.
đi tiểu thành 2 tia
Tiểu nhiều tia có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau (Ảnh minh họa)

III. Tiểu nhiều tia có nguy hiểm không?

Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu nhiều tia chỉ trong một ngày hoặc một vài ngày thì đó có thể là tắc nghẽn tạm thời và không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn tiếp tục gặp triệu chứng này trong một khoảng thời gian dài, bạn nên đi khám.

Bởi tiểu nhiều tia không phải là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của bạn ngay lập tức. Nhưng nếu nó diễn ra lâu dài thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lí liên quan tới hệ tiết niệu. Các bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:

  • Hẹp bao quy đầu có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về thận, đi tiểu không tự chủ hay nước tiểu chảy ngược.
  • Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra bí tiểu cấp tính – một tình trạng y tế khẩn cấp cần được cấp cứu kịp thời, sỏi bàng quang, tổn thương thận, suy thận,…
  • Hẹp niệu đạo nếu không điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tiểu tiện, sưng tấy, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, tắc nghẽn nặng lâu ngày có thể gây tổn thương thận,…
  • .v.v.
tiểu nhiều tia
Tiểu nhiều tia nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống. Đặc biệt nếu đây là triệu chứng của các bệnh lý tiết niệu, nó có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

IV. Cách điều trị tiểu nhiều tia

Để điều trị tiểu nhiều tia hiệu quả, cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị với những nguyên nhân phổ biến gây tiểu nhiều tia.

4.1 Hẹp niệu đạo

Các lựa chọn điều trị cho hẹp niệu đạo gồm:

– Thông tiểu: Bác sĩ sẽ chèn một ống thông nhỏ vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài. Đây thường là bước đầu tiên để điều trị hẹp niệu đạo.

Có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị hẹp niệu đạo (Ảnh minh họa)

– Nong niệu đạo: Bác sĩ sử dụng các que nong hoặc bóng trên ống thông với kích thước tăng dần để làm tăng dần kích thước của lỗ niệu đạo. Nong niệu đạo cần thực hiện nhiều lần chứ không thể điều trị triệt để.

– Xẻ niệu đạo: Ở thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi vào niệu đạo cho tới khi gặp đoạn hẹp. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng dao hoặc laser ở đầu ống soi để cắt đoạn hẹp. Kết thúc quá trình, một ống thông tiểu sẽ được đắt vào để chờ vết thương lành và bạn có thể đi tiểu lại bình thường. Thủ thuật này giúp phục hồi nhanh hơn, để lại ít sẹo và ít nguy cơ nhiễm trùng.

– Đặt stent niệu đạo: Thủ thuật này thường được thực hiện nếu bạn bị hẹp niệu đạo nghiêm trọng và không thể phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt một ống stent vào trong niệu đạo của bạn để mở phần hẹp của niệu đạo. Ống này sẽ được đặt vĩnh viễn và không tháo ra, tuy nhiên nó có thể gây ra một số vấn đề như: kích thích bàng quang, khó chịu, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Vì thế, stent niệu đạo thường là biện pháp cuối cùng và hiếm khi được sử dụng.

– Phẫu thuật tạo hình niệu đạo: Ở phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt nối hai đầu niệu đạo (nếu đoạn hẹp ngắn) hoặc sử dụng tổ chức mô để mở rộng đoạn hẹp (với đoạn hẹp dài không thể cắt nối). Tỷ lệ tái phát hẹp niệu đạo sau phẫu thuật tạo hình niệu đạo thấp.

4.2 Hẹp bao quy đầu

Có nhiều phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay gồm:

–  Kéo da quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày bằng tay: Để kéo da quy đầu, bạn rửa sạch tay sau đó bôi dầu dưỡng để làm chất bôi trơn, rồi nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước, sau đó lại từ từ kéo ngược về phía sau. Phương pháp này cần kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày và kéo dài từ 1-2 tháng.

– Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ: Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết nam giới. Bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc để bôi quanh bao quy đầu, giúp làm mềm. Thuốc thường được bôi 2 lần/ngày trong 6-8 tuần, kết hợp với việc kéo da quy đầu bằng tay.

– Cắt bao quy đầu: Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ phần bao quy đầu bị hẹp. Chúng thường không cần thiết để điều trị hẹp bao quy đầu nhưng trong một số trường hợp nếu bạn không dùng được thuốc mỡ steroid, hẹp bao quy đầu do bệnh lý, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát,… thì bác sĩ có thể đề nghị cắt bao quy đầu.

4.3 Phì đại tuyến tiền liệt

Để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp sau:

– Thay đổi lối sống: Gồm các thay đổi đơn giản trong lối sống của mình, như:

  • Uống ít đồ uống có ga, rượu, caffein và chất làm ngọt nhân tạo
  • Uống ít nước vào buổi tối
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ
  • Ăn nhiều chất xơ
  • Thường xuyên vận động
  • Thực hiện đào tạo bàng quang,
  • .v.v.

– Sử dụng thuốc: Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt từ nhẹ đến trung bình. Một số loại thuốc thường được kê là: thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-alpha reductase, các loại thuốc kết hợp, tadalafil.

☛ Chi tiết tại: Phì đại tiền liệt tuyến uống thuốc gì?

– Phẫu thuật: Nếu bạn có các triệu chứng từ trung bình đến nặng hoặc việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị một trong các phẫu thuật sau: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo, nhiệt vi sóng xuyên niệu đạo, trị liệu bằng laser, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt,…

☛ Chi tiết tại: Kỹ thuật mổ u phì đại tuyến tiền liệt

– Sử dụng Vương Bảo: Vương Bảo là một sản phẩm thuộc nhóm TPCN, giúp hỗ trợ giảm phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả. Sản phẩm đã có mặt gần 10 năm trên thị trường, được nghiên cứu lâm sàng cụ thể và được nhiều khách hàng phản hồi tốt.

4.4 Polyp đường bài xuất

Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, cần phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm:

  • Vị trí bị polyp
  • Mức độ ác tính hóa
  • Mức độ gây tắc nghẽn của polyp,…

Các phương pháp điều trị hiện nay:

  • Cắt polyp niệu đạo bằng dao điện
  • Laser

Tiểu nhiều tia là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, để xác định được chính xác nguyên nhân gây hiện tượng này, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa tiết niệu. Nếu tiểu nhiều tia do bệnh lý gây ra, bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Bởi nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng.

Cập nhật lúc: 19/04/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...