11/12/2022 08:21
Tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Triệu chứng và Cách điều trị tại nhà
Đi tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu tiểu tiện bất thường xuất hiện ở cả nam và nữ. Đi tiểu nhỏ giọt còn được gọi là tiểu rắt, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái mà có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu. Vậy hiện tượng đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?
Mục lục
I. Tiểu nhỏ giọt là gì?
Tiểu nhỏ giọt (hay còn gọi là tiểu rắt) là một triệu chứng bệnh thường gặp ở nam giới. Tiểu nhỏ giọt không những khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn mà còn làm tâm lý của họ căng thẳng, dẫn đến stress kéo dài.
Dấu hiệu đi tiểu nhỏ giọt là gì:
Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là tình trạng người bệnh đi tiểu không thành dòng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, đi tiểu ngắt quãng và có lượng nước tiểu thải ra rất ít. Không chi thế, tiểu nhỏ giọt còn có những biểu hiện sau:
- Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít (chỉ vài giọt)
- Dòng nước tiểu yếu
- Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
- Bàng quang không hết sạch nước tiểu, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt.
Tiểu nhỏ giọt có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở cả nam và nữ. Đi kèm là các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần,…
II. Đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?
Tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh ở hệ tiết niệu bởi hệ tiết niệu là cơ quan đảm nhiệm chức vụ sản xuất và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Tiểu nhỏ giọt liên quan đến sự bất thường của hệ bài tiết, khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần không thể đi hết được mà chỉ nhỏ giọt, thậm chí không tiểu được giọt nào. Thường thì triệu chứng tiểu nhỏ giọt sẽ đi kèm với một số triệu chứng như tiểu buốt, bí tiểu,…
Tiểu nhỏ giọt xuất hiện với tần suất cao có thể là biểu hiện cho một số căn bệnh nguy hiểm như sau:
- Viêm tuyến tiền liệt
- Viêm bàng quang
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tổn thương niệu đạo
- Ung thư tuyến tiền liệt
Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, thì tiểu nhỏ giọt còn có thể là do ung thư bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục,… gây nên. Những căn bệnh này đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thậm chí là cả tính mạng nếu để lâu không chữa trị.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề tiểu nhỏ giọt ở nam giới, cần phải có sự xét nghiệm của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín cùng trang thiết bị đầy đủ. Từ đó, tùy theo nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân như: nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật),…
III. Biến chứng của đi tiểu xong nước tiểu vẫn nhỏ giọt
Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng thận: vi khuẩn viêm nhiễm ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang và lên thận làm tăng nguy cơ viêm thận, suy thận.
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh ở tuyến tiền liệt có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, cản trở tinh trùng đến với trứng nên việc có con trở nên khó khăn hơn.
- Ảnh hưởng tới tâm lý: căng thẳng, stress, mệt mỏi, đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ.
IV. Khi nào nên gặp bác sĩ
Bạn có thể cảm thấy hơi ngại khi phải trình bày tình trạng bị tiểu nhỏ giọt của mình với bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ là một giải pháp sáng suốt. Và bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám.
- Thấy tình trạng tiểu nhỏ giọt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc.
- Bị tiểu có kèm các chứng rối loại tiểu tiện khác như tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, bí tiểu,…
- Tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi do họ cần phải đi nhiều lần và vội.
- Là dấu hiệu cho thấy đây là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng nào khác.
V. Cách cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt
Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu nhỏ giọt, có thể do bênh lý những cũng có thể do thói quen sinh hoạt. Vì thế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt. Dưới đây là một số cách thông dụng và hiệu quả nhất:
5.1 Thay đổi lối sống
Với những trường hợp đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt do nóng trong người, tâm lý căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không khoa học thì người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân béo phì: giảm áp lực lên bàng quang, niệu đạo
- Tập thể dục điều độ nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, kegel, đạp xe,…
- Uống nhiều nước vào ban ngày để thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần.
- Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh: một số thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt như: sắn dây, bí đao, rau cải, mề gà,…
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Giữ gìn vệ sinh cho bộ phận sinh dục, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa sâu và mạnh tránh làm tổn thương.
- Không được nhịn tiểu lâu
- Luôn giữ tâm lý vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn.
- Thường xuyên đi khám định kì từ 3-6 tháng một lần, nhất là đối với những nam giới đã cao tuổi.
5.2 Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng thuốc tây y
Trường hợp đi tiểu xong vẫn còn tiểu nhỏ giọt do bệnh lý thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc để điều trị bệnh gây ra tiểu nhỏ giọt:
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiểu tiện, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
- Thuốc chống viêm, giảm đau điều trị viêm tuyến tiền liệt
- Thuốc chẹn alpha có tác dụng thư giãn cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng dẫn lưu đường tiểu
Thuốc Tây y có ưu điểm là giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng của tiểu nhỏ giọt nhưng để lại tác dụng phụ không mong muốn.
5.3 Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng thuốc nam
Điều trị tiểu nhỏ giọt tại nhà từ những cây thuốc nam được đánh giá khá an toàn, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Một số bài thuốc nam chữa đi tiểu nhỏ giọt như:
– Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng tim tiền thảo
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 300g lá kim tiền thảo (tươi hoặc khô đều được) rồi cho vào đun với 1 lít nước.
- Khi sôi cho nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy nước uống khi còn ấm thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc từ kim tiền thảo có tác dụng thanh mát, lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể.
– Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng Kim ngân hoa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa, kim tiền thảo: 80g
- Râu ngô, rễ cỏ tranh: 50g
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với 1,5 lít nước khoảng 30 phút. Lọc lấy phần nước uống 3 – 4 lần trong ngày.
– Chữa trị tiểu nhỏ giọt bằng cây mã đề
Nguyên liệu: Cây mã đề, kim tiền thảo, râu ngô, cỏ mần trầu: 80g
Cách thực hiện:
- Cây mã đề và cỏ mần trầu đem cắt bỏ rễ rồi rửa sạch 4 nguyên liệu trên.
- Cho các nguyên liệu vào nồi chứa 1,5 lít nước sạch và đun khoảng 30 phút trên lửa nhỏ.
- Chắt lấy nước uống trực tiếp thay nước lọc hàng ngày 3 -4 3 lần.
Bài thuốc này giúp thanh lọc cơ thể, làm lành các tổn thương, hạn chế nhiễm khuẩn. Từ đó giúp cải thiện tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt, tiểu rắt,…
||Lưu ý: những phương pháp điều trị trên sẽ tốn thời gian để có thể thấy được hiệu quả.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho hiện tượng đi tiểu xong vẫn nhỏ giọt là bệnh gì? Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn tìm được câu trả lời hữu ích cho mình. Chúc các bạn khỏe mạnh!
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
-
10/02/2023 08:19
Cảm ơn chú dã gửi câu hỏi ư vấn Dấu hiệu của chú là rất điển hình của bệnh phì đại tuyến tiền liệt rồi đó ạ. Do tuyến tiền liệt ...[Xem thêm]
25/08/2018 14:45
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị