Tiểu nhiều tia ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi?
Không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình điều trị và khắc phục các bệnh lý về đường tiết niệu, trong đó có tình trạng tiểu nhiều tia. Chính vì vậy mà không ít người có chung những thắc mắc là tiểu nhiều tia ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, Vương Bảo sẽ gợi ý những loại thực phẩm phù hợp để có một hệ tiết niệu khỏe mạnh.
Mục lục
Tìm hiểu chung về tình trạng tiểu nhiều tia
Tiểu nhiều tia là tình trạng nước tiểu không thoát ra liên tục thành dòng mà chia thành nhiều tia. Hiện tượng này xảy ra có thể do niệu đạo bị dị tật bẩm sinh, có dị vật cản trở hay do ảnh hưởng của phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép tạo thành những vách ngăn ở lỗ niệu đạo làm cản trở đường tiểu tiện.
Chính vì vậy, ngay từ khi nhận thấy những bất thường khi đi tiểu bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp.
Đi tiểu nhiều tia ăn gì cho mau khỏi?
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định, người bệnh cũng nên kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ đầy lùi triệu chứng tiểu nhiều tia nhanh chóng. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung:
Các loại thực phẩm giàu Vitamin C
Không chỉ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, nhóm thực phẩm giàu Vitamin C còn được đánh giá cao trong nhóm thực phẩm giúp lợi tiểu. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu Vitamin C còn giúp cung cấp chất chống oxy hóa, làm tăng tính axit cho nước tiểu, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm niệu đạo, từ đó giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Vì vậy, việc tăng cường các loại thực phẩm giàu Vitamin C trong chế độ ăn sẽ rất tốt với các bệnh lý về đường tiết niệu. Những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung bao gồm:
- Các loại quả giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, táo, cà chua, dâu tây, các loại quả mọng…
- Các loại rau lá xanh, cà rốt, súp lơ…
Một nguyên tắc tuyệt vời khi bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C là bạn nên lựa chọn trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ. Thêm một lưu ý nhỏ nữa là Vitamin C hòa tan trong nước nên lượng C dư thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, thế nhưng nếu lạm dụng mà tiêu thụ quá mức có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Sử dụng các sản phẩm chứa probiotic
Nổi tiếng tốt cho đường ruột, probiotic có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường tiểu. Nhờ chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, Probiotic có thể loại bỏ những loại vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến niệu đạo.
Bên cạnh đó, bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tạo hàng rào vững chắc bảo vệ trải dài từ âm đạo tới bàng quang. Đặc biệt, bổ sung sữa chua mỗi ngày giúp quá trình xử lý thức ăn diễn ra nhanh chóng hơn, tăng cảm giác ăn ngon miệng, giảm các biểu hiện như khó tiểu, tiểu buốt, rát,…
Rau xanh và trái cây tươi
Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và niệu đạo nói riêng. Rau xanh và trái cây tươi rất giàu chất xơ, đa dạng các loại vitamin (A, B, C, E…), chất chống oxy hóa, flavonoid, hoạt chất kháng viêm và nhiều khoáng chất quan trọng.
Thành phần vitamin, chất xơ và khoáng chất trong rau xanh và các loại hoa quả tươi có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình phân hủy nhiều độc tốc, chất thải có trong niệu đạo và hệ tiết niệu, giảm bớt sự tấn công của các loại vi khuẩn bên ngoài. Từ đó giúp giảm các áp lực lên niệu đạo, giúp hoạt động vận chuyển tinh dịch từ túi tinh (đối với nam giới) và nước tiểu diễn ra suôn sẻ, kiểm soát triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm đường tiểu cũng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Đồng thời, chất chống viêm flavonoid trong hoa quả tươi và rau xanh còn giúp cải thiện các vấn đề, triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa phát sinh các biến chứng.
Tỏi
Từ lâu ông cha ta đã truyền tai nhau công dụng của tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Tỏi chứa các hoạt chất có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung thêm tỏi vào chế biến các món ăn mỗi ngày hoặc pha trà uống giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều tia.
Thực phẩm mát gan, lợi tiểu
Nhóm các loại thực phẩm mát gan, lợi tiểu như: mướp, bí đao, đậu xanh, đậu đen, râu ngô,… có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, giảm cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn giúp quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện bệnh hiệu quả.
Uống nhiều nước
Bên cạnh việc chú ý bổ sung các món ăn tốt cho hệ tiết niệu, người bệnh cũng cần lưu ý bổ sung đủ nước (đảm bảo tối thiểu 2 lít nước/ngày). Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp cho quá trình lọc và đào thải ở thận diễn ra nhanh chóng khiến cơ thể đi tiểu nhiều. Vì vậy mà trong quá trình thải nước tiểu, hệ tiết niệu cũng đồng thời đẩy vi khuẩn có mặt trong lòng ống ra ngoài.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng nước lọc, nước ép hoa quả và rau củ, hạn chế tối đa sử dụng nước ngọt, đồ uống có gas, cồn, bia, rượu. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế sử dụng nước đá, nước ướp lạnh vì có thể tạo điều kiện vi khuẩn phát triển do hệ miễn dịch suy giảm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên bỏ qua nước râu ngô khi cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện của mình. Nước râu ngô rất tốt với hệ tiết niệu, giúp mát gan, bổ thận, thanh lọc cơ thể. Thường xuyên sử dụng nước râu ngô sẽ giúp giảm các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm liên tục, khó tiểu,…
Tiểu nhiều tia kiêng ăn gì?
Ngoài thực phẩm cần bổ sung, người bị tiểu nhiều tia cũng cần phải tìm hiểu những loại thực phẩm cần tránh để cải thiện bệnh một cách tốt nhất. Các loại thực phẩm người bệnh tiểu nhiều tia cần tránh bao gồm:
Nhóm thực phẩm cay, nóng
Nhóm thực phẩm cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt… có thể khiến cơ thể tăng nhiệt và gây khó khăn cho hệ bài tiết. Đồng thời, chúng còn là nguyên nhân gây tăng dịch tiết ở niệu đạo, dẫn đến ngứa rát, viêm niệu đạo và bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo
Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo như bơ, kem, mỡ động vật sẽ làm tăng tính axit trong nước tiểu. Bên cạnh đó, hạn chế bổ sung các món ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường niệu đạo và giảm triệu chứng viêm.
Tránh ăn mặn
Thói quen ăn mặn sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thận nói riêng và sứ khỏe tổng thể nói chung. Với trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường xuyên ăn mặn sẽ khiến cho muối Na tích tụ ở đường tiết niệu gây suy giảm chức năng thận.
Rượu bia và chất kích thích
Rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có gas, cồn không chỉ không có lợi cho sức khỏe mà còn bất lợi với hệ tiết niệu. Nhóm này chứa hàm lượng lớn thành phần gây nghiện, gây tổn hại đến sức khỏe và dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì thế, khi vi khuẩn E.coli xâm nhập gây viêm đường tiết niệu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi tấn công sâu hơn vào cơ thể.
Kiêng ăn hải sản
Nhóm hải sản giàu chất đạm và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng lại không tốt với những người bị viêm niệu đạo, đặc biệt là các món ăn từ hải sản tươi sống. Bởi trong các loại hải sản có chứa chất kích thích histamin – một loại kháng sinh tự nhiên trong cơ thể, tăng sự ẩm ướt, ngứa ngáy khiến bệnh sẽ lâu lành hơn.
Trên đây, bài viết đã tổng hợp thông tin xoay quanh vấn đề tiểu nhiều tia nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hy vọng với những chia sẻ này người bệnh có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, từ đó khắc phục được tình trạng tiểu nhiều tia kèm theo một số triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác đi kèm.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị