Tiểu gấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Bên cạnh bí tiểu, tiểu gấp cũng là một trong những hiện tượng rối loạn đường tiết niệu mà không ít người gặp phải. Tiểu gấp gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và luôn phải lo lắng vì thường xuyên phải đi tiểu nhiều. Để có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân là do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Tiểu gấp là gì?

Tiểu gấp là tình trạng mà người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu ở mức không thể chịu đựng được, cần phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh để giải quyết nỗi buồn. Thông thường, số lần đi tiểu mỗi ngày trung bình là từ 6 – 8 lần. Khi bị tiểu gấp, người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày nhưng lượng nước tiểu đi trong một lần lại rất ít. Ngoài tiểu gấp thì người bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu rắt,…

tiểu gấp là gì
Tiểu gấp là bệnh gì?

Một vài triệu chứng mà người bị tiểu gấp hay gặp có thể kể đến như sau:

  • Người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu gấp vào bất cứ lúc nào ngay cả khi bàng quang chứa đầy nước tiểu hoặc chưa. Điều này khiến cho người bị tiểu gấp có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong suốt cả ngày.
  • Cần đi tiểu ngay lập tức, không thể nhịn được.
  • Không thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình, ở một số trường hợp còn xảy ra tình trạng tiểu són, rò rỉ nước tiểu không kịp vào nhà vệ sinh.
  • Một số hành động gây áp lực lên bàng quang như ho, cười cũng có thể làm nước tiểu bị són ra ngoài.
  • Tiểu nhiều hơn bình thường, có khi chỉ khoảng 5 phút lại buồn tiểu một lần.

II. Tiểu gấp cảnh báo bệnh gì?

Uống quá nhiều nước, cafe, rượu bia hay tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y… là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng tiểu gấp. Bên cạnh đó, theo khía cạnh Đông y, nguyên  nhân gây tiểu gấp là do cơ thể bị mất cân bằng âm dương.

Cơ thể con người được chia thành 2 phần âm và dương. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì âm dương cân bằng nhưng nếu phần dương khí bị hạ hãm, ép mạnh vào thành bàng quang sẽ làm cho đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị hẹp lại dẫn tới tiểu gấp. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cần đẩy dương khí đi lên khi đó sẽ không còn áp lực vào thành bàng quang, đường tiểu được khai thông.

Ngoài ra, tiểu gấp còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh lý sau đây:

2.1 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gân nên tình trạng tiểu gấp. Bệnh lý này thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm và tổn thương bởi những lý do như: bạn vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,…

Bên cạnh biểu hiện tiểu gấp, khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, có khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu… Căn bệnh này nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị triệt để thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần.

2.2 Bàng quang tăng hoạt OAB

Bàng quang tăng hoạt (OAB) hay còn được gọi là bàng quang kích thích xảy ra khi các cơ bàng quang co bóp bất thường, từ đó cũng dẫn đến tình trạng tiểu gấp kèm theo tiểu són, tiểu nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm. Biểu hiện đặc trưng nhất khi bị bàng quang tăng hoạt là những cơn buồn tiểu đột ngột khiến người bệnh cần đi tiểu ngay tức khắc, khó kiềm chế được, nước tiểu nhỏ giọt, khó tiểu.

tiểu gấp là bệnh gì
Bàng quang tăng hoạt OAB

Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải tình trạng bàng quang tăng hoạt, đặc biệt là tỉ lệ này thường gặp ở người già. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt có thể kể đến như:

  • Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang.
  • Tuổi già: Người già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm.

2.3 Viêm bàng quang

Bàng quang có vai trò lưu trữ nước tiểu trước khi thải ra ngoài cơ thể. Khi bàng quang bị viêm sẽ làm cho quá trình bài tiết nước tiểu bị rối loạn, gây đau bàng quang và vùng chậu. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang là: nhu cầu đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són, đau niệu đạo, đau vùng bụng dưới,…

2.4 Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, tuyến này giữ vai trò trong việc kiểm soát nước tiểu ở nam giới. Khi bộ phận tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết nước tiểu. Từ đó mà làm xuất hiện các hiện tượng như tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tiểu són tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ ở nam giới,…

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

2.5 Phì đại tuyến tiền liệt

tiểu gấp
Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý chỉ xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Bệnh là tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tia nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu không kiểm soát…

Những biểu hiện của bệnh thường tiến triển từ từ và có xu hướng nặng dần theo thời gian cho đến khi người bệnh hoàn toàn không tự chủ được khi đi tiểu. Do vậy, với những người đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên nếu có những bất thường về đường tiết niệu cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.

2.6 Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu bao gồm cả sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo. Tùy vào từng vị trí sỏi hình thành mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau vùng thắt lưng cùng các bất thường về đường tiết niệu bao gồm: tiểu gấp, tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu khó, bí tiểu…

2.7 Do bệnh thần kinh

Tổn thương dây thần kinh trong việc điều khiển phản xạ đi tiểu là nguyên nhân khiến cho bạn bị xuất hiện những tình trạng rồi loại tiểu như tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần.

III. Cách khắc phục tiểu gấp hiệu quả

Để khắc phục chứng tiểu gấp, đầu tiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu như nguyên nhân đến từ các bệnh lý thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, còn không do bệnh lý thì người bệnh chỉ cần áp dụng biện pháp tại nhà.

3.1 Biện pháp tại nhà

tiểu gấp là bệnh gì

Một số biện pháp cải thiện tiểu gấp tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:

  • Khi cơ thể có cảm giác buồn tiểu thì nên nhịn một lúc rồi mới đi tiểu để giúp tăng thể tích chứa đựng của bàng quang và tập cho bàng quang kiểm soát tốt hơn. Lúc đầu tập có thể nhịn 1 phút sau tăng dần lên 2-3 phút, dần dần cố gắng nhịn lên tầm 10 phút
  • Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước có gas và đặc biệt là các loại đồ uống có chứa caffe vì nó có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạp, dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường vitamin, đặc biệt là chất xơ, trái cây tươi, rau xanh để tránh táo bón, cơ thể khỏe mạnh và tăng đề kháng.
  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế dùng chất tẩy rửa mạnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng hạn chế sau bữa tối và trước khi đi ngủ.
  • Tập Kegel hàng ngày: Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe các cơ sàn chậu, cơ bàng quang, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện tốt hơn và giảm được tình trạng tiểu gấp.

3.2 Phương pháp dùng thuốc

Bên cạnh các biện pháp khắc phục tại nhà, nếu tình trạng tiểu gấp ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì việc sử dụng thuốc cũng là biện pháp điều trị phù hợp. Như đã chia sẻ ở trên, tiểu gấp do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sỹ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng những loại thuốc khác nhau để điều trị cho hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) được sử dụng với bệnh lý viêm bàng quang giúp giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh Trimethoprim hay các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline được sử dụng với những bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn.
  • Thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5 được sử dụng với bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Esmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil), mirabegron (Myrbetriq),… sử dụng với bệnh bàng quang tăng hoạt.

3.3 Phương pháp phẫu thuật

Trong vài trường hợp tiểu gấp do bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh có thể phẫu thuật hoặc sử dụng thiết bị y tế như đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang. Người bệnh cũng có thể được sử dụng các xung điện để kích thích chức năng bàng quang..

IV. Cách phòng ngừa đi tiểu gấp nhiều lần

Để phòng ngừa tiểu gấp hoặc tái phát, người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: hạn chế ăn thực phẩm lợi tiểu vào buổi tối như canh rau cải, mướp, không uống rượu – bia, cafe, chất kích thích. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh nhưng hạn chế thực phẩm có tính axit cao (cam, bưởi, chanh, cà chua, khế,…)
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước canh, nước ép trái cây nguyên chất,…)
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì thừa cân để giảm áp lực lên bàng quang.
  • Tập luyện thể dục điều độ (đi bộ, kegel, yoga,…)
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, có các biện pháp an toàn
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày
  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài

V. Vương Bảo – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu gấp an toàn và hiệu quả

Để cải thiện tiểu gấp do viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyền liệt tuyến hoặc do tuổi tác, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Bảo.

tiểu gấp là bệnh gì
Vương Bảo là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Mỗi viên uống được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần và tính toán chuẩn tỉ lệ mang đến công dụng cải thiện nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Cụ thể, công dụng của Vương Bảo như sau:

  • Giảm các rối loạn tiểu tiện: Các loại thảo dược quý như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay… được cha ông sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc nam giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm do nước tiểu đọng trong bàng quang.
  • Giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt: Vương Bảo chứa thành phần Náng hoa trắng có hàm lượng hoạt chất Lycorin cao hơn Trinh nữ hoàng cung, có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt lên tới 35,4% (đã được nghiên cứu bởi TS. Nguyễn Bá Hoạt Viện dược liệu TW).
  • Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến: Thành phần Ngải nhật có chứa chất Artemisinin giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

tiểu gấp là bệnh gì

Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược, Vương Bảo giúp hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện như: tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt… để người bệnh ngủ ngon giấc hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn để sử dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và không ảnh hưởng đến bệnh lý nền ở những người cao tuổi.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Tóm lại, bài viết đã giải đáp thắc mắc về tình trạng tiểu gấp là bệnh gì cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hãy chủ động đi khám chuyên khoa ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...