Bệnh Tiểu đêm ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Tiểu đêm ở trẻ em dẫn đến đái dầm là biểu hiện của việc rối loạn tiểu tiện không tự chủ thường gặp ở bé dưới 5 tuổi. Có thể thấy tiểu đêm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của như chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vậy nguyên nhân là gì? Tiểu dầm vào đêm có thực sự nguy hiểm không? Giải đáp chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

I. Tiểu đêm ở trẻ em là gì?

Hiện nay số lượng trẻ bị tiểu đêm ở độ 5 tuổi chiếm 20% và con số này đối với trẻ 7 tuổi là 10%. Tuy nhiên con số này sẽ giảm khi trẻ bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, ước tính chỉ chiếm 1 – 3% trẻ. Bên cạnh đó hiện tượng tiểu đêm ở bé trai hơn so với bé gái từ 2 – 3 lần.

Tiểu đêm ở trẻ em
Tiểu đêm ở bé có thể là biểu hiện sinh lý bình thường không gây bất cứ nguy hiểm nào

Tiểu đêm được chia thành 2 loại: 

  • Nguyên phát: xảy ra khi trẻ không biết tự kiểm soát hành vi buồn tiểu vào ban đêm và luôn luôn tè dầm khiến giường bị ướt. 
  • Thứ phát: Ngược lại với tình huống trên ở tiểu đêm thứ phát trẻ đã tự biết kiểm soát bàng quang vào ban đêm nhưng có thể vì lý do nào đó trẻ bị quên và không tự chủ nên vẫn bị đái dầm về đêm. 

Tiểu đêm nguyên phát phổ biến hơn, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra ở cả trẻ lớn hoặc trẻ đang độ tiểu thanh thiếu niên thì nên được kiểm tra và tư vấn từ chuyên gia. Bởi đây có thể cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các nguy hiểm khác về sức khỏe của trẻ như vấn đề về thần kinh, não, stress…

II. Nguyên nhân tiểu đêm ở trẻ em gây đái dầm

Có thể tiểu đêm ở trẻ em là do nguyên nhân thứ phát hoặc nguyên phát vừa trình bày như trên hoặc bệnh do một vài vấn đề sau:

2.1 Dung tích bàng quang giảm 

Bàng quang nhỏ là lý do trẻ tiểu đêm nhiều hơn người lớn, với những trẻ thường xuyên đái dầm đều là trẻ có dung tích bàng quang nhỏ hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Một vài biểu hiện cụ thể như: 

  • Vào ban ngày: tần suất đi tiểu nhiều, thậm chí gấp đôi và đôi khi còn chạy gấp vào nhà vệ sinh để kịp thời. 
  • Vào ban đêm: Trẻ buồn tiểu, tiểu dầm bởi lúc này chức năng giữ nước của bàng quang bị suy giảm. 

Nhưng không phải tất cả trẻ đái dầm vào buổi đêm đều do kích thước bàng quang nhỏ mà tình trạng này vẫn có thể gặp ở trẻ có kích thước bình thường. Đây được giải thích là do bàng quang giảm dung tích hay còn gọi là kích thích phản xạ bàng quang trước khi sức chứa đầy. 

2.2 Do bệnh về thận hoặc bàng quang 

Bàng quang bị mất chức năng kiểm soát không chỉ gây tiểu đêm ở trẻ em mà còn xảy ra ngay cả ban ngày. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như đau khi đi tiểu, tiểu thường xuyên do đó bố mẹ không nên xem nhẹ nguyên nhân này bởi nó có thể cảnh báo bệnh viêm niệu đạo, bàng quang thần kinh, tắc nghẽn niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu…. 

2.3 Do di truyền 

Nguyên nhân phổ biến nhất và thường gặp nhất khi tiểu đêm ở trẻ em đái dầm là do di truyền. Bạn có thể nhận biết tình trạng này ở con bằng cách quan sát trẻ đi tiểu đêm liên tục trong vòng 6 tháng. Và tỷ lệ di truyền được xác định thông qua các yếu tố sau: 

  • Khi cả hai bố mẹ cũng bị đi tiểu đêm nhiều lần khi nhỏ, tỷ lệ trẻ di truyền với yếu tố này chiếm đến 77%. 
  • Nếu chỉ di truyền từ bố hoặc mẹ thì số lượng chiếm 44%. 
  • Còn với trường hợp ngoại lệ khi bố hoặc mẹ chưa từng bị tiểu dầm đêm lúc nhỏ thì chiếm 15%.
trẻ em đi tiểu nhiều vào ban đêm
Đái dầm do di truyền chiếm tỷ lệ cao tới 77% nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc lúc bé

Chính vì thế có thể thấy tiểu đêm ở trẻ em do di truyền là hiện tượng bình thường, bố mẹ cũng không quá lo lắng nếu tiểu dầm xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi bởi đây là giai đoạn cơ thể trẻ đang hoàn thành chức năng tiểu tiện. 

2.4 Lượng nước tiểu trong cơ thể bé tăng tiết vào ban đêm 

Khi lượng hormone vasopressin trong cơ thể không sản xuất đủ sẽ dẫn đến hiện tượng đái dầm về đêm ở trẻ. Đây là loại hormone được não sản xuất về đêm nhằm mục đích tăng hấp thu nước trong máu và làm giảm chức năng bài tiết tại thận. 

Và nếu lượng hormone này được sản xuất đủ thì mặc định chúng ta sẽ ngủ ngon tới sáng mà không cảm thấy mắc tiểu giữa đêm. Đối với trẻ em cũng vậy khi sản xuất hormone này chưa đủ sẽ xảy ra đái dầm về đêm. Tuy nhiên với trẻ trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi.

2.5 Táo bón 

Tiểu đêm ở trẻ em không thể bỏ qua nguyên nhân táo bón, khi bị táo bón phân chứa đầy trong trực tràng khiến bàng quang bị áp lực và nhầm tưởng đó là tín hiệu bị buồn tiểu. Vì thế, chấm dứt táo bón cũng là cách điều trị tiểu đêm, đái dầm hiệu quả ở bé. 

2.6 Tiểu đêm nhiều gây đái dầm do không tự ý thức đi tiểu 

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiểu đêm ở bé vào bất cứ thời điểm nào trong giấc ngủ đều là do cơ thể không phản hồi với những phản ứng ở bên trong cơ thể. Hoặc cũng do bé không tự tỉnh giấc khi bàng quang đầy gây đái dầm. 

2.7 Bệnh thần kinh

Nhiều trường hợp khi tủy sống phát triển không bình thường ở thời thơ ấu sẽ dẫn đến tiểu dầm vào đêm ở trẻ. Tuy hiếm gặp nhưng nếu thấy con có biểu hiện ngứa chân, tê chân và đau ở chân hoặc gặp các vấn đề về cột sống thì hãy cảnh giác và đưa bé đi khám trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm.

2.8 Giấc ngủ sâu

tiểu đêm nhiều lần ở trẻ em
Ngủ sâu nguyên nhân phổ biến dẫn đến đái dầm về đêm ở trẻ

Giấc ngủ sâu là biểu hiện sinh lý bình thường với trẻ em đặc biệt là với độ tuổi thanh thiếu niên khi bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi giấc ngủ quá sâu sẽ làm não tạm quên đi việc cơ thể đang buồn tiểu, khiến bàng quang mất kiểm soát do đó dẫn đến tiểu dầm vào đêm.

2.9 Yếu tố thứ phát 

Chưa bao giờ tiểu đêm hoặc tiểu đêm đã hết trong vòng 6 tháng nhưng lại xuất hiện có thể là bởi các nguyên nhân sau: 

  • Trẻ bị căng thẳng do các yếu tố xung quanh như bố mẹ không hạnh phúc, bố mẹ cãi nhau hoặc bé trải qua mất mát lớn nào đó. 
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ chưa phù hợp. 

2.10 Yếu tố về bệnh lý

Có khoảng 3% tiểu đêm ở trẻ em là do các yếu tố về bệnh lý gây nên, trong đó một số bệnh thường gặp có thể kể tới như: 

  • Bệnh liên quan tới đường tiết niệu. 
  • Hồng cầu hình liềm thiếu máu. 
  • Rối loạn thần kinh,
  • Tiểu đường
  • Tạm ngưng thở trong khi ngủ. 

Tình trạng tiểu đêm hoặc tiểu dầm lặp lại nhiều lần thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. 

III. Tác động của tiểu đêm đến tâm lý của bé

Tiểu đêm ở bé có thể gây nguy hiểm hoặc không nhưng chúng đều gây tác động lên tâm lý của bé:

  • Nếu tiểu đêm, tè dầm do sinh lý thì sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 
  • Đối với trẻ tiểu đêm nhiều lần không những làm ảnh hưởng tới tâm lý của bé mà còn gây lo lắng cho bố mẹ. Lúc này với trẻ lớn có thể sẽ thấy xấu hổ, tự ti và nó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc học tập.
trẻ 5 tuổi đi tiểu nhiều lần trong đêm
Tiểu đêm sẽ tác động đến cả tâm lý của bé và bố mẹ bé

IV. Cách khắc phục tiểu đêm ở trẻ cực hiệu quả 

Để điều trị tiểu đêm hiệu quả ở trẻ trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây tiểu đêm đồng thời nên để tâm lý của bé thật thoải mái trước khi áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị nào dưới đây. 

4.1 Điều chỉnh hành vi 

  • Nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ, nên nhắc nhở nhẹ nhàng không nên cáu gắt và không nên để con uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ đặc biệt là đồ uống lợi tiểu như nước ngọt có gas, các loại trà….. 
  • Có thể đánh thức bé giữa đêm xem có cần đi tiểu không. 
  • Tuyệt đối không nên dùng bỉm hoặc tã lót đối với trẻ trên 8 tuổi.  
  • Tập thói quen cho bé tự thay quần nếu tiểu dầm vào đêm.
  • Không trêu chọc bé. 

4.2 Điều chỉnh động cơ 

  • Có thể tạo thêm những khuyến khích cho bé nếu như không tiểu đêm hoặc tiểu dầm về đêm bằng cách tặng những phần quà nhỏ. 
  • Luyện tập để cải thiện chức năng bàng quang. 

4.3 Dùng thuốc 

Ngoài việc điều chỉnh hành vi như trên thì dùng thuốc chữa tiểu đêm cho con cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hiện nay trên thị trường có duy nhất 2 loại thuốc được bộ y tế phê duyệt là Imipramine và Desmopressin: 

  • Desmopressin: hỗ trợ giảm lượng nước tiểu trong cơ thể đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng đái dầm hiệu quả khoảng 40 – 60%. Thuốc có cả dạng viên uống hoặc xịt mũi, tuy nhiên sau khi uống thuốc vào buổi tối tuyệt đối bố mẹ không cho con uống thêm bất cứ loại chất lỏng nào để hạn chế hiện tượng mất cân bằng điện giải. 
  • Imipramine: Sản phẩm hiệu quả dành cho trẻ bị tiểu đêm, để tránh uống quá liều thuốc mẹ nên theo dõi đến liều lượng cũng như thời điểm uống của bé.

Lưu ý: Với những trẻ trên 6 – 7 tuổi bố mẹ nên tham khảo về điều chỉnh hành vi của bé trước khi có ý định mua thuốc chữa tiểu đêm vì khi chữa trị bằng thuốc không những gây tốn kém mà còn đem lại nhiều tác dụng phụ cũng như tăng khả năng tái bệnh. 

Có thể thấy tiểu đêm ở trẻ em khá phổ biến và nó cũng là biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên ba mẹ nên chú ý bởi nếu tình trạng xảy ra ngay cả khi trẻ lớn hơn 5 tuổi thì có thể sẽ cảnh báo dấu hiệu bất thường. Khi này trẻ cần được đi khám để xác định nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp.

 
 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...