Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Có nguy hiểm không?
Tiểu đêm là triệu chứng thường gặp của các bệnh tiết niệu. Có thể tiểu đêm không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị tiểu đêm sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, suy giảm sức khỏe. Vậy tiểu đêm là bệnh gì, nguyên nhân nào? Bài viết này sẽ làm rõ các nguyên nhân và cách điều trị tiểu đêm.
Mục lục
- I. Tiểu đêm là gì?
- II. Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
- III. Tiểu đêm 1 lần có sao không?
- IV. Đi tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?
- V. Vì sao bị tiểu đêm nhiều lần?
- VI. Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm
- VII. Cách điều trị tiểu đêm
- VIII. Cách khắc phục chứng tiểu đêm
- IX. Cách phòng ngừa tiểu đêm
I. Tiểu đêm là gì?
Có thể bạn đã biết: “Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não để tạo phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.”
Tiểu đêm là tình trạng thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc sẽ tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là người trên 50 tuổi. Khi thức dậy nhiều hơn 2 lần trong đêm thì nên đi khám.
II. Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Với một cơ thể khỏe mạnh, trong thời gian ngủ – hệ bài tiết giảm hoạt động cho nước tiểu được tạo ra ít hơn và cô đặc hơn so với ban ngày. Vì thế, phần lớn trong chúng ta không phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Giấc ngủ sẽ không bị gián đoạn trong 6 – 8 giờ đồng hồ.
Nếu phải thức dậy hơn 1 lần để đi tiểu, có thể bạn đã mắc phải chứng đi tiểu đêm. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.
III. Tiểu đêm 1 lần có sao không?
Thông thường mỗi người đi tiểu 1 lần mỗi đêm, có thể đi tiểu trước lúc ngủ hoặc vào lúc gần sáng. Tiểu đêm nhiều lần bình thường là do bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần uống ít nước buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết.
Tuy nhiên nếu tiểu đêm nhiều lần thường xuyên mà không phải là lý do trên thì đó có thể là tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tiền liệt tuyến hay một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, suy tim…
IV. Đi tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?
Nếu mắc tiểu đêm nhiều lần mà trì hoãn không điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng thần kinh: thức giấc 2 – 3 lần trong đêm để đi tiểu sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Theo thời gian, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng.
- Tổn thương lâu dài: nếu tiểu đêm do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, đái tháo đường, bệnh thận …. không được can thiệp sớm sẽ dẫn tới các tổn thương khó hồi phục.
- Gia tăng nguy cơm mắc các bệnh về tim: ở người lớn tuổi, tiểu đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, giấc ngủ gián đoạn.
- Đối với người già, lớn tuổi phải thức giấc nhiều lần vì tiểu đêm sẽ làm gia tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác.
V. Vì sao bị tiểu đêm nhiều lần?
Tiểu đêm là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Dù bất kỳ nguyên nhân nào thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết dù chỉ là điều trị triệu chứng.
Nguyên nhân không phải do bệnh lý gồm:
- Do lão hóa: ở người lớn tuổi khi cơ thể đã lão hóa qua nhiều năm thì khả năng sản xuất hormon chống bài niệu đã suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt là ban đêm. Thêm vào đó cơ thắt bàng quang cũng đã suy yếu và lỏng lẻo theo thời gian khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn.
- Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.
- Tác dụng phụ của thuốc: thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị tim mạch
- Do lối sống: là nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp tới tiểu đêm, khi bệnh nhân có những thói quen như uống nhiều nước buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu thì dễ gây kích thích bàng quang gây tiểu đêm.
Nguyên nhân do bệnh lý:
- Bàng quang tăng hoạt (OAB): còn được gọi là bàng quang kích thích – nguyên nhân hàng đầu phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.
- U xơ tiền liệt tuyến: bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn làm chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm với tiểu són hoặc tiểu không hết.
- Các nguyên nhân khác: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận hoặc các bệnh ngoài niệu (tiểu đường, suy tim, parkinson cũng có thể có triệu chứng tiểu đêm).
VI. Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm
Người bệnh nên ghi chép lại những thông tin trong ngày như uống gì và số lượng nạp vào bao nhiêu cùng tần suất đi tiểu. Khi đi khám, cần đưa đầy đủ các thông tin này cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu trả lời một số câu hỏi sau:
- Tình trạng tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?
- Phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
- Cơ thể có tạo ra ít nước tiểu hơn trước đây không?
- Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác không?
- Đang sử dụng các loại thuốc nào?
- Có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hoặc tiểu đường không?
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm:
- Đo đường huyết
- Xét nghiệm ure máu
- Cấy nước tiểu
- Siêu âm, chụp CT
- Nội soi bàng quang
VII. Cách điều trị tiểu đêm
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.
- Do tác động từ thuốc: người bệnh nên sử dụng thuốc sớm hơn vào ban ngày
- Do chứng ngưng thở khi ngủ: người bệnh được khuyến nghị thăm khám các chuyên gia về giấc ngủ hay bác sĩ tim mạch.
- Do bệnh lý: tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu,… Các trường hợp tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ thuyên giảm khi bệnh được kiểm soát tốt.
Sử dụng các bài thuốc chữa tiểu đêm bằng dân gian được xem là giải pháp hữu hiệu vừa an toàn, hiệu quả tốt lại tiết kiệm chi phí. Trong đông y, các vị thuốc được sử dụng nhiều trong chữa trị chứng tiểu đêm nhiều lần như: Ích Trí Nhân, Phá cố chỉ, Náng hoa trắng, Hải Trung Kim, Tàu Bày, Sài Hồ Nam,…
Đối với nam giới trung niên gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần hầu hết là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Sử dụng Vương Bảo là giải pháp an toàn, hiệu quả cho các trường hợp này. Vương Bảo được ghi nhận tác dụng cải thiện về chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần, cụ thể: giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thây rắt hơn. Sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
VIII. Cách khắc phục chứng tiểu đêm
Tiểu đêm có thể được khắc phục triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc dễ và điều trị sớm. Đặc biệt, người cao tuổi nên khám định kỳ thường xuyên để xác định nguyên nhân.
Những phương pháp dơn giản từ lối sống và cách sinh hoạt của bản thân có thể khắc phục được chứng tiểu đêm:
- Hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu, hạn chế uống nước quá nhiều, đặc biệt rượu bia vào buổi tối.
- Không nên hút thuốc, uống trà, cà phê trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu ngon hơn.
- Uống các thuốc lợi tiểu xa xa ra khỏi thời gian ngủ vào ban đêm
- Tập các bài tập Kegel vật lý trị liệu đối với phụ nữ nhiều lần thai sản để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
IX. Cách phòng ngừa tiểu đêm
Để hạn chế tiểu đêm, bạn nên lưu ý:
– Chế độ ăn uống
- Hạn chế uống nước, ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ.
- Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, trà vào buổi tối
- Nên ăn nhạt, nhất là trong bữa tối. Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại quả nhiều nước (bưởi, cam, dưa hấu, lê,…) vào buổi tối.
– Thói quen sinh hoạt
- Luyện thói quen đi tiểu trước khi ngủ
- Gạt bỏ mọi lo lắng, căng thẳng trước khi ngủ. Stress kéo dài có thể làm nghiêm trọng chứng tiểu đêm.
- Với người lớn tuổi, người nhà nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ giường đến nhà vệ sinh (phòng tránh té ngã).
- Tăng cường tập thể dục để giảm cân nếu đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì.
Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng tiểu đêm thường gặp nhất là do uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là đồ uống có cồn, cafein. Vì thế, người bệnh nên sắp xếp lại thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vương Bảo, hoặc mong muốn được giải đáp thắc mắc quý độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1258 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị