Tiểu dắt ở trẻ em (đái nhắt) là gì? Cách điều trị tốt nhất
Tiểu dắt ở trẻ em hay còn gọi là đái nhắt là hiện tượng phổ biến tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó liên quan tới các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận… Để hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hãy tham khảo những thông tin có trong bài viết dưới đây của Vương Bảo nhé!
Mục lục
I. Tiểu dắt ở trẻ em là như thế nào?
Theo nghiên cứu, số lượng trẻ em mắc tiểu dắt chiếm tới hơn 15%. Tiểu dắt là tình trạng bé luôn thấy buồn tiểu, tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí vừa đi tiểu xong vẫn buồn tiểu tiếp.
Trung bình chúng ta sẽ đi tiểu từ 4 – 8 lần/ngày. Và nếu con số này tăng cao hơn thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiểu tiện rất cao nhất là tiểu dắt, bệnh sẽ kèm theo một số biểu hiện sau:
- Muốn đi tiểu, tiểu không hết và khó có thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình.
- Đau khi đi tiểu, tiểu ra nước đỏ, hồng có thể kèm theo cục máu đông.
- Đau bụng dưới, đau lưng hông, trẻ mệt, chán ăn, khó tiểu, quấy khóc.
- Nhiều trường hợp bé sụt cân, tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu đục, sốt cao.
II. Nguyên nhân em bé bị tiểu rắt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chứng tiểu dắt ở trẻ có thể do bé uống nhiều nước, sữa hoặc cũng có thể do vấn đề về bệnh lý. Trong đó phải kể tới:
2.1 Nguyên nhân sinh lý
Tiểu rắt có thể không phải là bệnh lý mà chúng có thể do một vài nguyên nhân sau:
- Bé uống quá nhiều sữa, nước hoặc ăn nhiều cháo đặc biệt là vào buổi tối.
- Do cơ thể bị nóng trong người.
- Bé bị la mắng nhiều dẫn đến hoảng sợ, tâm lý không ổn định dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu dắt…
- Ăn nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước dừa, nước mía, nước ngô….. Đây đều là sản phẩm có tác dụng lợi tiểu, kích thích việc đi tiểu. Hơn nữa khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm thận hoạt động quá mức dẫn đến tăng cường đào thảo gây tiểu nhiều.
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Khi trẻ em bị tiểu rắt nhưng tình trạng không thường xuyên đồng thời không có biểu hiện suy giảm thì có thể con bạn mắc một số dấu hiệu sau:
- Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên.
- Bé bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.
- Thận yếu, viêm thận, chức năng thận suy giảm ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.
III. Tiểu dắt ở trẻ em là cảnh báo của bệnh gì?
3.1 Viêm bàng quang ở trẻ em
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc viêm bàng quang khá nhiều đứng thứ 3 chỉ sau các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ nhỏ nhưng thường do vi khuẩn E.Coli và virus Adenovirus gây nên. Bên cạnh đó, bệnh còn do một vài lý do khác như uống ít nước, có khuyết điểm ở bộ phận sinh dục, nhịn tiểu quá lâu…
Triệu chứng bệnh:
- Trẻ quấy khóc, luôn bị khó chịu khi đi tiểu, đau vùng dưới rốn, hay xoa bụng, ôm bụng và đau vùng trên của xương mu.
- Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau khi đi tiểu.
- Có thể xuất hiện thêm tình trạng có mủ, tiểu ra máu, sốt nhẹ hoặc không sốt.
3.2 Bệnh suy thận
Suy thận không chỉ gặp ở người trưởng thành mà nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh do bệnh bẩm sinh hoặc do tổn thương đường cầu, đường tiết niệu. Tại Việt Nam, có tới 40% trẻ mắc suy thận là do bẩm sinh còn tỷ lệ 60% còn lại là do ảnh hưởng từ các bệnh nền khác.
Triệu chứng bệnh:
- Tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu sắc đục hơn so với bình thường.
- Luôn thấy khó chịu khi đi tiểu bởi tình trạng đau rát.
- Sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơn sưng tuy nhiên mức độ phù nền sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể sưng nặng hơn và phù nề ra toàn thân chỉ sau vài ngày.
3.3 Bệnh viêm đường tiết niệu
Tiểu dắt ở trẻ em kéo dài trong nhiều ngày có thể là cảnh báo của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do vi khuẩn E.Coli (vi khuẩn thường nằm ở phân) gây ra. Thông thường viêm đường tiết niệu sẽ gặp nhiều ở bé gái bởi cấu tạo giải phẫu, cơ quan sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu quá gần với lỗ hậu môn.
Triệu chứng phổ biến của bệnh:
- Tiểu ra máu, nước tiểu có mùi, màu vàng đậm.
- Trẻ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, có thể tiểu ngay cả khi đang ngủ, buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu không quá nhiều.
- Trẻ sợ đi tiểu do tiểu buốt, đau bụng dưới rốn hoặc bị đau vùng xương chậu.
- Chán ăn, bỏ bữa, sốt, quấy khóc, nôn trớ, tiêu chảy.
3.4 Hẹp bao quy đầu với em bé trai
Theo thống kê, số lượng bé trai bị hẹp bao quy đầu chỉ chiếm 10%, hiểu đơn giản thì đây là tình trạng bao da bọc kín quanh quy đầu, chúng có cấu tạo từ niêm mạc. Thông thường khi lớn bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu nhưng có vài trường hợp đặc biệt trẻ không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu:
Biểu hiện:
- Bao quy đầu luôn trong tình trạng mọng nước, sưng đỏ, khó lộn ra thậm chí không thể lộn ra ngoài.
- Tiểu dắt, nước tiểu bắn thành từng tia, tiểu chậm nước tiểu rò rỉ bởi bao quy đầu quá hẹp.
IV. Trẻ em bị tiểu rắt phải làm sao?
4.1 Chữa tiểu dắt ở trẻ bằng thuốc tây y
Làm gì khi trẻ bị tiểu rắt? Nếu thấy bé có biểu hiện tiểu rắt kèm theo đau bụng, sốt, tiểu buốt, nước tiểu có máu, nước tiểu có mủ thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tại đây các chuyên gia có thể sẽ chỉ định cho trẻ uống:
- Thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang.
- Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu.
Trong khi điều trị nên kết hợp chế độ ăn hàng ngày của con, tham khảo ý kiến bác sĩ về thực phẩm nên ăn và không nên ăn.
4.2 Chữa tiểu rắt ở trẻ bằng phương pháp dân gian
Để kết quả chữa tiểu dắt ở trẻ em đạt kết quả cao hơn thì ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị riêng của bác sĩ thì ba mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị theo dân gian sau:
- Rau má: Với tính mát thanh nhiệt, lợi ích mang lại tác dụng rất lớn trong việc chữa tiểu dắt cho bé. Thực hiện cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần xay rau má rồi lấy nước cho con uống hàng ngày.
- Râu ngô: chuẩn bị nguyên liệu gồm râu ngô, ngọn tre non, mã đề rồi phơi khô, đun cùng nước cho bé uống mỗi ngày để cải thiện tiểu nhiều, tiểu rắt.
- Rau mồng tơi: Không chỉ là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm, loại rau này còn thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Lưu ý không nên dùng rau mồng tơi cho bé bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Bột sắn dây: Vị mát, thanh nhiệt, giải độc, ba mẹ chỉ cần hòa bột sắn dây rồi cho bé uống mỗi ngày để chữa tiểu rắt.
4.3 Biện pháp cải thiện tiểu dắt ở trẻ em tại nhà
Bên cạnh các phương pháp chữa tiểu dắt cho bé như trên thì bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé, xây dựng chế độ ăn phù hợp. Cụ thể:
- Hạn chế gây áp lực, căng thẳng lên bé, không cáu giận hoặc mắng bé quá nhiều bởi điều này gián tiếp khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Không cho bé uống nhiều nước ngọt, nước có gas, nước chứa caffeine….. Bởi đây đều là tác nhân làm cho bàng quang hoạt động quá mức từ đó làm xuất hiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt ở bé.
- Dạy con không được nhịn tiểu, mỗi lần tiểu nên tiểu hết và để các cơ được thư giãn khi đi tiểu và đúng tư thế tiểu. Đặc biệt là đối với bé gái nếu ngồi quá sát sẽ làm nước tiểu trào ngược vào trong âm đạo gây hiện tượng són tiểu.
- Tập cho bé thói quen đi tiểu hàng ngày, nên đi theo đúng lịch biểu cách 2 – 3 tiếng/ lần.
- Trong quá trình tắm rửa vệ sinh không được dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh lên bộ phận sinh dục nhất là bé gái vì nó sẽ gây kích thích sinh dục khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu nên vệ sinh sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh.
- Để ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng cầu, ba mẹ nên vệ sinh thật sạch cho bé sau khi đi đại tiện.
- Cần cho bé tẩy giun định kỳ bởi nhiễm giun kim cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rối loạn đường tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
- Bổ sung nước cho cơ thể, cho bé ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả…..
Tiểu dắt ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý làm bé bị căng thẳng, mệt mỏi. Do đó để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khó chịu này cha mẹ cần quan sát, chú ý để phát hiện bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Mong rằng thông tin trên hữu ích đến bạn giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị