Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tiểu buốt có mủ là bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới, triệu chứng này cho thấy sức khoẻ của bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu và cơ quan sinh dục. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này? Cách điều trị và phòng ngừa sao cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Tiểu buốt có mủ là gì?
Tiểu buốt có mủ là bệnh khá thường gặp ở nam giới hiện nay. Đây là tình trạng nhiễm trùng trong niệu đạo hoặc bàng quang, trong đó có một lượng lớn vi khuẩn hoặc tế bào bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đi tiểu kèm theo chảy mủ.
Nó không phải một bệnh lý cụ thể nhưng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nam khoa khác trên cơ thể. Đái buốt có mủ có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi trưởng thành.
II. Triệu chứng đi tiểu buốt có mủ
Triệu chứng khi tiểu buốt có mủ thường liên quan đến viêm nhiễm trong hệ thống tiết niệu. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tiểu buốt có mủ:
- Đau hoặc khó chịu khi tiểu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Đau có thể xuất hiện ở niệu đạo hoặc bàng quang.
- Tiểu buốt thường xuyên liên tục, ngay cả khi chỉ rất ít nước tiểu.
- Nước tiểu có thể có màu trắng hoặc đục, và có mùi khó chịu.
- Cảm giác nóng rát trong niệu đạo khi tiểu, có mủ chảy ra từ lỗ tiểu.
- Cảm giác tiểu buốt thường tăng lên vào ban đêm, gây khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ.
- Có thể có cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc xung quanh vùng bàng quang.
- Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể chứa máu, tạo thành màu hồng hoặc đỏ.
- Nếu nhiễm trùng lan rộng sang các cơ quan khác, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc sốt cao.
III. Nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đi tiểu buốt có mủ. Đôi lúc chính bạn đã vô tình và thiếu hiểu biết mà tạo cơ hội cho bệnh này phát triển và ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng sữa tắm, xà phòng quá nhiều chất tẩy rửa, nồng độ kiềm cao.
- Đồ lót ẩm ướt, thít chặt, chất liệu bí bách.
- Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ với bạn tình.
- Kích ứng với các chất trong bao cao su, gel bôi trơn,…
- Dị tật bẩm sinh như hẹp niệu đạo, hẹp lỗ tiểu cũng gây ra tiểu buốt có mủ.
IV. Tiểu buốt có mủ trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Tiểu buốt có mủ là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị tiểu buốt có mủ thường có một lượng lớn vi khuẩn hoặc tế bào bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm trong niệu đạo hoặc bàng quang. Nếu chủ quan không điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
4.1 Bệnh lậu
Tiểu buốt có mủ là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lậu. Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ không an toàn, bừa bãi. Triệu chứng của bệnh lậu có thể xuất hiện từ 1 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tiểu buốt này có thể kèm theo cảm giác đau, rát hoặc khó chịu khi tiểu.
Ở nữ giới, triệu chứng của bệnh lậu có thể ít rõ ràng hơn hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số triệu chứng ở nữ bao gồm tiểu buốt nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bệnh lậu lan rộng vào cổ tử cung và tử cung, có thể gây ra viêm nhiễm và triệu chứng khác nhau như xuất hiện mủ âm đạo, chảy mủ từ cổ tử cung, cảm giác đau hay khó chịu ở vùng bụng dưới, hoặc kinh nguyệt bất thường.
4.2 Viêm bàng quang
Bệnh viêm bàng quang thường là do nhiễm trùng bàng quang, xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua ống tiểu. Tiểu buốt có mủ trắng có thể xuất hiện do vi khuẩn, tế bào vi khuẩn, tế bào bị tổn thương hoặc tế bào nhiễm trùng trong niệu quản hoặc bàng quang. Chính vì vậy, khi bị những loại vi khuẩn này tấn công, bạn sẽ cảm giác tiểu buốt mỗi lần đi vệ sinh.
4.3 Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ nằm dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo ở nam giới. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là tạo ra một phần lượng chất nhờn trong tinh dịch để giữ cho tinh trùng được bảo vệ và di chuyển dễ dàng trong quá trình xuất tinh.
Triệu chứng điển hình cảnh báo cơ thể đang mắc viêm tuyến tiền liệt như: tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi hôi. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt còn có thể gây ra các triệu chứng khác như đau hông, đau háng, hoặc đau và căng thẳng trong vùng xương chậu.
4.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu buốt ra mủ trắng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng nhiễm trùng trong hệ thống đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và niệu quản.
Vi khuẩn thường từ niệu đạo xâm nhập vào bàng quang hoặc niệu quản, gây ra viêm và các triệu chứng khác nhau. Mủ trắng xuất hiện khi vi khuẩn hoặc tế bào vi khuẩn bị tổn thương trong niệu quản hoặc bàng quang và tiết ra mủ để chống lại nhiễm trùng.
4.5 Viêm mủ bể thận
Viêm mủ bể thận là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong bể thận, thường do vi khuẩn từ đường tiết niệu lan truyền lên bể thận. Người bệnh thường sẽ cảm nhận thấy hiện tượng khó đi tiểu, tiểu buốt và có lẫn mủ trong nước tiểu.
V. Đi tiểu buốt có mủ điều trị như thế nào?
Việc tiểu buốt có mủ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Để điều trị hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân của nó và tập trung vào việc giải quyết vấn đề gốc rễ. Bạn cần đi khám bác sĩ để lắng nghe ý kiến chính xác và nhận chỉ định phác đồ chữa trị hợp lý.
- Tiểu buốt có mủ do nhiễm trùng đường tiết niệu: bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, kháng viêm để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc điều trị sẽ bao gồm một đợt điều trị kháng sinh ngắn, chẳng hạn như trimethoprim-sulfamethoxazole đường uống hoặc nitrofurantoin.
- Tiểu buốt có mủ do bệnh lậu: có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phương pháp DHA. Phương pháp này có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
- Tiểu buốt có mủ do viêm tuyến tiền liệt: sử dụng thuốc tùy thuộc vào cấp độ cấp tính hay mãn tính. Trường hợp này thường bao gồm cả uống và tiêm tuỳ theo phác đồ điều trị cụ thể.
VI. Cách phòng ngừa bệnh đi tiểu buốt có mủ
Để phòng ngừa bệnh đi tiểu buốt có mủ và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Uống đủ nước hàng ngày (trung bình 2l nước) giúp giữ cho đường tiết niệu được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng gel bôi trơn, bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm tổn thương.
- Bổ sung Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ, sử dụng xà phòng nhẹ và rửa sạch vùng kín.
- Tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa cafein và cồn làm tăng tần suất đi tiểu và khiến niệu đạo và bàng quang dễ bị tổn thương.
- Đừng nhịn tiểu quá lâu, hãy đi tiểu đúng lúc và đủ lượng để giữ cho đường tiết niệu được làm sạch.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao ở mức độ vừa phải.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo bó sát hoặc có tính ma sát quá cao.
- Cố gắng đi tiểu sau mỗi lần quan hệ tình dục.
- Thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Bảo. Sản phẩm thích hợp với nam giới ở tuổi trung và cao niên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Đặc biệt là nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến.
Viên uống được chế tác từ các nguyên liệu tự nhiên như Cao Náng hoa trắng, Cao Ngải Nhật, Cao Tàu bay,…giúp hỗ trợ giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến. Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng, an toàn và hiệu quả với người sử dụng.
Qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu chi tiết hơn về tình trạng tiểu buốt có mủ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị chuẩn xác. Ngoài ra, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để căn bệnh này không thể xảy ra. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 1258 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời ngay từ bây giờ.
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh
- 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả
- Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị tốt nhất
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị