03/03/2019 16:11
Són Tiểu ở Nam Giới: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Són tiểu ở nam giới còn gọi là tiểu không kiểm soát. Tình trạng són tiểu ở nam giới thường gây ra những phiền toái trong công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Mục lục
I. Tiểu són ở nam giới là gì?
Són tiểu ở nam giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra không tự kiểm soát được. Són tiểu thường xảy ra lúc gắng sức, cảm giác buồn tiểu gấp. Són tiểu ở nam giới làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh.
Theo ước tính, có khoảng 3 – 11% nam giới bị tiểu són và con số này tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, ước tính về chứng tiểu són nghiêm trọng ở nam giới 70 và 80 tuổi vẫn chỉ bằng khoảng một nửa so với nữ giới.
Mặc dù són tiểu xảy ra thường xuyên hơn khi nam giới già đi, nhưng chứng bệnh này không phải là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa. Nếu tình trạng tiểu són ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
II. Nguyên nhân gây tiểu són ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân gây són tiểu ở nam giới, có thể là do tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến hay phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Đôi khi bắt nguồn từ các nguyên nhân mà con người chưa giải thích rõ.
Một số nguyên nhân khác gây tình trạng són tiểu ở nam giới như:
- Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính: Bàng quang co thắt quá mạnh khiến nước tiểu bị thoát ra ngoài. Tình trạng này thường gặp ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc bàng quang thần kinh.
- Thiểu năng cơ thắt: thường gặp sau mổ ung thư tuyến tiền liệt hoặc mổ u xơ tuyến tiền liệt.
- Cơ quanh niệu đạo bị tổn thương hoặc yếu: nước tiểu có thể bị thoát ra kể cả khi không có vấn đề gì về bàng quang.
- Đi tiểu không hết, trong bàng quang vẫn còn nước tiểu: điều này làm nước tiểu nhanh đầy trong bàng quang. Nếu quá đầy trong bàng quang, nước tiểu có thể tự thoát ra ngoài.
- Làm tắc nghẽn đường tiểu ra khỏi bàng quang: nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, đến một lúc nào đó cũng sẽ bị rỉ ra ngoài.
III. Ảnh hưởng của són tiểu ở nam giới
Tùy theo sức chịu đựng của từng người mà són tiểu ở nam giới có thể là rất phiền phức. Thậm chí có người tách mình ra khỏi cộng đồng, thay đổi thói quen sinh hoạt – là tiền đề dẫn tới stress, trầm cảm.
- Trong công việc: bệnh nhân bị són tiểu sẽ luôn gặp lo lắng về sự bất an trong lúc làm việc. Do đó có thể làm ảnh hưởng xấu đến công việc.
- Trong cuộc sống: Người bệnh thường từ chối mọi đề nghị dã ngoại, xem phim,… Suy nghĩ này làm cho cuộc sống của người bị són tiểu trở nên tẻ nhạt hơn.
- Trong tình dục: Bệnh són tiểu ở nam giới làm cho người bệnh cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt.
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ: sự căng thẳng về bệnh són tiểu làm cho một số bệnh nhân khó ngủ. Ngoài ra, người mắc són tiểu ở nam giới phải đi vệ sinh nhiều lần vào buổi đêm, giấc ngủ không được đảm bảo.
IV. Nam giới nào có nguy cơ mắc chứng tiểu són?
Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây, bạn có nhiều khả năng mắc chứng tiểu són. Các yếu tố rủi ro này bao gồm:
- Tuổi tác: Nam giới tuổi càng cao, nguy cơ mắc tiểu són càng tăng lên. Đây có thể là kết quả của những thay đổi về thể chất khiến việc giữ nước tiểu trở nên khó khăn hơn.
- Ít hoạt động thể chất: Không hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân và giảm sức khỏe tổng thể. Điều này có thể làm cho các triệu chứng của són tiểu tồi tệ hơn.
- Béo phì: Béo phì khiến vùng giữa lớn lên, gây ra những áp lực không cần thiết lên bàng quang. Là nguyên nhân gây ra són tiểu.
- Tiền sử mắc một số bệnh: Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt cùng các phương pháp điều trị những bệnh này có thể dẫn đến són tiểu tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Bị các vấn đề về thần kinh: Các bệnh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng,… có thể làm giảm khả năng truyền tín hiệu chính xác của não bộ đối tới bàng quang và đường tiết niệu.
- Bị dị tật bẩm sinh: Nam giới có thể bị són tiểu nếu đường tiết niệu không hình thành chính xác trong quá trình phát triển của thai nhi.
V. Phương pháp điều trị són tiểu ở nam giới
Tùy vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thay đổi thói quen sống còn giúp bạn kiểm soát, hỗ trợ điều trị bệnh són tiểu ở nam giới.
5.1 Chế độ ăn uống
Để giảm chứng đi tiểu không tự chủ, nên có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước). Trước khi đi ngủ nên hạn chế uống nước để không bị khó ngủ do đi tiểu nhiều lần.
Không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, nước có gas,… bởi chúng có thể gây kích ứng đến bàng quang. Không chỉ vậy, chocolate, chất tạo ngọt, đồ ăn cay nóng và trái cây vị chua cũng khiến người bệnh trở lên trầm trọng hơn.
5.2 Tập luyện thể thao
Cơ sàn chậu là nhóm cơ nằm bao quanh bàng quang và niệu đạo, giúp kiểm soát, ngăn chặn lượng nước tiểu chảy ra giữa chừng. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà cơ này bị tổn thương hoặc yếu đi sẽ dẫn đến bệnh són tiểu ở nam giới.
Do đó, khi bị bệnh bác sĩ khuyến khích luyện tập liên quan đến sự co thắt của cơ sàn chậu. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với tập luyện cơ bàng quang bằng việc trì hoãn đi tiểu. Mỗi khi cảm thấy buồn tiểu, bạn nên cố nhịn 10 phút sau đó tăng dần khoảng thời gian cho đến khi bạn chỉ đi tiểu một lần sau 2,5 – 3,5 giờ.
Trong trường hợp cơ sàn chậu không thể co thắt thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kích điện bằng một đầu dò nhỏ. Khi đưa vào hậu môn dòng điện sẽ kích thích cơ sàn chậu hoạt động.
5.3 Nội khoa
Nếu nguyên nhân gây són tiểu ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường gặp khi kê đơn như:
- Thuốc chẹn Alpha: giúp giãn cơ cổ bàng quang và cơ ở tuyến tiền liệt. Từ đó làm rỗng bàng quang một cách dễ dàng.
- Thuốc kháng Cholinergic: giúp làm dịu bàng quang khi co bóp quá mức
5.4 Ngoại khoa
Nếu đương tiết niệu bị hẹp hoặc tắc nghẽn do sỏi thì bác sĩ sẽ phải chỉ định phương pháp phẫu thuật để trị chứng tiểu són. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để có đầy đủ trang thiết bị nhằm đảm bảo an toàn không để lại biến chứng.
5.5 Đặt ống thông
Có nhiều cách đặt ống thông để khắc phục tình trạng tiểu són ở nam giới, chẳng hạn như:
- Ống thông Foley. Đây là một ống mỏng được đưa vào niệu đạo để sử dụngg lâu dài. Ống thoát nước tiểu được gắn với một túi chứa đeo quanh chân (vào ban ngày) hoặc cạnh giường (vào ban đêm).
- Ống thông siêu âm. Ống này được cấy dẫn vào bàng quang thông qua một vết cắt nhỏ phía trên xương mu. Giống như với ống thông Foley, ống này cũng dẫn nước tiểu vào một túi chứa. Khoảng 1 tháng/lần bác sĩ sẽ tiến hành thay ống mới.
VI. Cách phòng ngừa són tiểu ở nam giới
Tiểu són không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tiểu són ở nam giới sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, gây bất tiện, mặc cảm. Để phòng tránh tiểu són, tiểu không tự chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh thân thể, nhất là vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để phòng tránh sỏi thận, sỏi tiết niệu gây nghẽn dòng chảy.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện u, sỏi trong đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường các thực phẩm bổ thận, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá,…
Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh són tiểu ở nam giới. Khi xuất hiện tình trạng đi tiểu không chủ động nên sớm liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị són tiểu phù hợp.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
-
05/03/2019 14:18
Chào Kiên! Biểu hiện tiểu són có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đi khám từ bệnh viện tuyến huyện trở lên là được nhé. Đồng thời, ...[Xem thêm]
20/12/2018 10:15
-
20/12/2018 14:55
Chào anh, Vương Bảo hiện là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Sản phẩm kế thừa và chuyển giao kết quả từ đề tài ...[Xem thêm]
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị