14/12/2016 10:27
Són tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị
Tiểu són (són tiểu) là hiện tượng đi tiểu không kiểm soát, người bệnh không thể nhịn tiểu được, nước tiểu rò rỉ gây ướt quần ngay khi người bệnh buồn tiểu.Tiểu són dễ gây cảm giác ngại ngùng, xấu hổ và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Mục lục
I. Tiểu són là gì?
Tiểu són có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh có thể chỉ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu khi không đi tiểu kịp thời; hoặc cũng có thể xảy ra ngay cả khi hắt hơi hoặc ho mạnh hoặc cười mạnh bất chợt… Tiểu són dễ gây cảm giác tự ti, mặc cảm, xấu hổ, ngại đi xa, ngại giao tiếp… làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt của người bệnh.
Tiểu són là một chứng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam và nữ trong mọi độ tuổi (nhưng tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi và trung tuổi). Ở trẻ em, tiểu són chính là hiện tượng đái dầm.
Theo một dữ liệu thống kê cho thấy,
- Tiểu són xảy ra ở 25% – 45% phụ nữ. Trong đó 7% – 37% phụ nữ ở độ tuổi 20-39 bị són tiểu vài lần, 9% – 39% phụ nữ trên 60 tuổi bị són tiểu hằng ngày.
- Tỉ lệ nam giới bị tiểu són ít hơn ở nữ giới. Có khoảng 11% – 34% nam giới lớn tuổi mắc tiểu són, trong đó, 2% – 11% nói rằng bị són tiểu hàng ngày.
- Ở trẻ em, có khoảng 10% trẻ em 7 tuổi mắc tiểu són, khoảng 3% trẻ em từ 11-12 tuổi và khoảng 1% trẻ 16-17 tuổi bị són tiểu (đái dầm) vào ban đêm.
(Các dữ liệu thống kê này có thể khác nhau ở mỗi nghiên cứu do tính đồng nhất giữa các phương pháp luận, định nghĩa và các đối tượng tham gia nghiên cứu).
II. Phân loại són tiểu
Tình trạng són tiểu được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh:
- Són tiểu tăng áp lực trong bụng: nước tiểu bị rò rỉ khi người bệnh làm tăng áp lực bàng quang bằng cách ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, nâng vật nặng.
- Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence): triệu chứng này diễn ra khi mắc cơn tiểu cấp, người bệnh đột ngột rất muốn đi tiểu khiến người bệnh không kịp đến nhà vệ sinh. Tần suất xuất hiện kiểu này thường xuyên và xảy ra cả ban đêm. Nguyên nhân của són tiểu cấp kỳ có thể do nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh hoặc tiểu đường.
- Són tiểu khi đầy bàng quang: do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu nên người bệnh gặp tình trạng nhỏ giọt nước tiểu thường xuyên hoặc liên tục.
- Són tiểu chức năng: do các vấn đề về thể chất và tâm thần khiến người bệnh không kịp đi đến nhà vệ sinh.
- Són tiểu hỗn hợp: là tình trạng són tiểu phối hợp tất cả các loại són tiểu kể trên.
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa:
- Người bệnh cảm thấy không thoải mái về tình trạng són tiểu của bản thân
- Tần suất són tiểu nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Có nguy cơ té ngã khi người bệnh phải di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh.
III. Nguyên nhân gây tiểu són
Són tiểu có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày, thể chất, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các phương pháp điều trị bệnh gây ra. Do đó, người bệnh cần được thăm khám – chẩn đoán chính xác nguyên nhân để kiểm soát tiểu són. Nguyên nhân gây tiểu són có thể chia làm 3 nhóm chính:
3.1 Són tiểu tạm thời
Có một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc điều trị có thể gây kích thích bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu:
- Rượu, bia
- Caffeine
- Nước khoáng có gas
- Chất làm ngọt nhân tạo
- Socola
- Ớt
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, ngọt, acid,… (đặc biệt là trái cây họ cam quýt)
- Vitamin C
- Thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp, thuốc an thần
3.2 Són tiểu do bệnh lý
Són tiểu cũng có thể do một số bệnh lý đường tiểu như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiếu niệu có thể gây kích thích bàng quang khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều và đột ngột hơn so với bình thường, đôi khi tiểu không kiểm soát.
- Táo bón: trực tràng là cơ quan có vị trí nằm gần bàng quang, 2 cơ quan này có chung dây thần kinh chi phối. Khi táo bón, phân cứng sẽ kích thích và dây thần kinh ở trực tràng quá mức có thể tác động đến bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên.
3.3 Són tiểu do thay đổi cơ thể
Tiểu không kiểm soát cũng có thể là do những vấn đề thể chất hoặc thay đổi của cơ thể:
- Mang thai: sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi trong cơ thể người mẹ có thể khiến mẹ bầu tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến tình trạng són tiểu khi mang thai.
- Sinh con: do trong quá trình sinh con, rặn mạnh quá và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đạo dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Thay đổi tuổi tác: khi càng lớn tuổi thì cơ của bàng quang càng yếu nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
- Mãn kinh: sau khi mãn kinh, người phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen hơn (một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh). Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng tiểu không tử chủ.
- Cắt tử cung: ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ sẽ dẫn tới són tiểu tiểu không tự chủ.
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở người lớn tuổi.
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Khối u ở dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang.
- Sỏi tiết niệu
- Rối loạn thần kinh (bệnh đa xơ cứng, bệnh parkinson, đột quỵ, u não, chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
IV. Đối tượng nguy cơ mắc són tiểu
- Són tiểu ở nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với ở nam giới do phụ nữ có cấu trúc cơ thể khác nam giới, có thời kỳ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, ở nam giới cũng có thể mắc mệnh này do các vấn đề tuyến tiền liệt làm kích thích són tiểu.
- Tuổi càng cao thì cơ chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang, niệu đạo bị giảm làm tăng khả năng nước tiểu tràn ra không tự chủ.
- Thừa cân: trong lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xunh quanh, làm suy yếu cơ và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Hút thuốc: việc sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.
- Di truyền: trong gia định hoặc họ hàng gần có mắc chứng són tiểu thì khẳ năng thế hệ tiếp theo mắc són tiểu sẽ cao hơn.
V. Són tiểu có nguy hiểm không?
Són tiểu nếu không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, gồm:
- Gây ra các vấn đề về da: tiểu nhiều làm da thường xuyên ẩm ướt có thể gây phát ban, nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, gây tự ti trong các mối quan hệ cá nhân – xã hội.
VI. Khám tiểu són ở đâu?
Nếu bạn bị són tiểu, bạn có thể đi khám tại khoa Sản phụ khoa (với nữ giới) hoặc khoa Thận – Tiết niệu. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bạn. Nếu bạn cần điều trị thêm vấn đề nào, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một khoa khác.
Bác sĩ chuyên khoa có thể là bác sĩ tiết niệu – người điều trị các vấn đề về tiết niệu ở cả nam và nữ, hoặc bác sĩ tiết niệu nữ – người được đào tạo chuyên sâu về hệ tiết niệu nữ.
VII. Chẩn đoán chứng són tiểu
Để có biện pháp chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh tỉ mỉ và làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên sẽ hỏi về tiểu sử của người bệnh, chẳng hạn như:
- Tuổi tác của bạn
- Những loại thuốc đang dùng
- Số lần có thai
- Có bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu không?
- Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ
- Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở…) dùng trong thời gian đó
- Các hoạt động, cười, ho… trong hay trước khi bị són tiểu
- Số lượng cà phê, rượu đã dùng
- .v.v.
Tiếp sau đó, các bác sĩ sẽ khám tổng quát xem có bệnh gì không, khám vùng đi tiểu và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng xảy ra hay không. Xét nghiệm xem thận có vấn đề hay không là một số điều cần phải làm để chẩn đoán được chính xác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tã hay không, số lượng rò rỉ nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước,… để phân loại tiểu són, từ đó có cách điều trị thích hợp.
VIII. Phương pháp điều trị tiểu són
Việc điều trị tiểu són sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và loại gây ra tiểu són. Sẽ ưu tiên phương pháp điều trị tự nhiên, chủ yếu là thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày:
- Uống đủ lượng nước và đúng thời điểm trong ngày
- Giữ mức cân nặng hợp lý
- Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ tránh bị táo bón
- Thể dục thể thao điều độ
- Không hút thuốc lá
8.1 Tập luyện bàng quang
Dựa trên ghi chép nhật ký bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lịch trình đi tiểu hàng ngày của người bệnh. Cố gắng nhịn đi tiểu theo lịch trình đề ra khi bị kích thích. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh lâu hơn, giúp bàng quang có thể chứa nhiều nước tiểu hơn.
8.2 Luyện tập cơ sàn chậu
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh nhóm cơ này. Bài tập này là kegel – giúp thắt chặt và thư giãn các cơ để kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nước tiểu. Cơ sàn chậu khỏe mạnh cũng giúp giữ nước tiểu tốt hơn.
8.3 Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc với mục đích thư giãn cơ bàng quang giúp ngăn ngừa cơn co thắt bàng quang. Đồng thời, chặn các tín hiệu thần kinh làm tăng tần suất đi tiểu.
8.4 Sử dụng thiết bị y tế
- Chất làm đầy niệm đạo: một thiết bị nhỏ giống như tampon được đưa vào niệm đạo nữ giới để giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu.
- Đặt vòng nâng trong âm đạo: một chiếc vòng chất lượng silicon được đưa vào âm đạo để giúp giữ bàng quang nâng lên, cổ bàng quang ít di động khi có tăng áp lực lên bàng quang trong sinh hoạt hàng ngày, ngăn nước tiểu rò rỉ. Thiết bị này được sử dụng ở người bị sa bàng quang, sa tử cung hoặc niệu đạo quá di động dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát dưới áp lực.
8.5 Phẫu thuật
Khi những phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị són tiểu.
Ở phụ nữ, quá trình mang thai – sinh con có thể khiến cơ sàn chậu trở nên suy yếu và bị tổn thương. Thành phần nâng đỡ bên dưới niệu đạo không thể giữ niệu đạo và bàng quang ở đúng vị trí bình thường, dẫn tới phụ nữ sau sinh dễ bị són tiểu khi gắng sức.
Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đặt dải băng nâng không tan dưới niệu đạo qua ngả âm đạo, tạo một lớp nâng đỡ vững chắc, treo niệu đạo và bàng quang về đúng vị trí bình thường.
Phẫu thuật điều trị són tiểu là phương pháp được chỉ định sau khi những phương pháp khác không đạt hiệu quả.
IX. Cách phòng ngừa són tiểu tại nhà
Tình trạng són tiểu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Duy trình cân nặng ổn định hợp lý
- Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón
- Tránh xa các chất kích thích lên bàng quang (rượu, bia, caffeine, thực phẩm có tính acid)
- Không hút thuốc lá (nên tìm giải pháp để bỏ thói quen hút thuốc lá)
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập sàn chậu hiệu quả.
Chứng són tiểu khá thường gặp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Són tiểu không nên được coi là một phần của lão hóa và người bệnh không nên xấu hổ mà không gặp bác sĩ. Có nhiều biện pháp từ đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh và tránh các biến chứng đáng tiếc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
12/12/2016 09:51
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị