Cách trị bí tiểu tại nhà luôn được các bệnh nhân mắc bí tiểu mức độ nhẹ áp dụng bởi hiệu quả đã chứng minh tính an toàn, giá thành rẻ và dễ thực hiện. Vậy những nguyên nhân nào gây ra bí tiểu? Cách chữa bí tiểu theo dân gian tại nhà như thế nào? Cùng Vương Bảo tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục I. Nguyên nhân gây bí tiểu là gì? II. Cách chữa bí tiểu tại nhà bằng thuốc nam 2.1 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng sắn dây 2.2 Trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất, râu ngô 2.3 Trị bí tiểu tại nhà bằng dây búp tre, rau má 2.4 Điều trị bí tiểu bằng cỏ tranh và rau má 2.5 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử 2.6 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng lá bìm bịp, lá mảnh cộng 2.7 Trị bí tiểu tại nhà bằng mã đề 2.8 Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bồ công anh 2.9 Cách chữa trị bí tiểu dân gian bằng bí xanh III. Lưu ý khi điều trị bí tiểu bằng phương pháp dân gian I. Nguyên nhân gây bí tiểu là gì? Bí tiểu là tình trạng bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Cơ chế hoạt động của bàng quang khi nhịn tiểu và đi tiểu Bí tiểu cấp tính: Đây là tình trạng cấp cứu, bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không thể tống xuất ra ngoài. Bí tiểu cấp tính có thể do các nguyên nhân sau: Chấn thương cột sống, chấn thương vỡ xương chậu Các bệnh lý bàng quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, thành bàng quang bị chai xơ, xơ cứng cổ bàng quang…) Các bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh Alzheimer…) Các thuốc có tác dụng phụ gây bí tiểu (thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine…) Bí tiểu mãn tính: Đây là tình trạng bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không thể làm rỗng hoàn toàn khi đi tiểu. Bí tiểu mãn tính có thể do các nguyên nhân sau: Bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh Alzheimer…) Các bệnh lý bàng quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, thành bàng quang bị chai xơ, xơ cứng cổ bàng quang…) Các bệnh lý tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…) Các bệnh lý cơ sàn chậu (suy yếu cơ sàn chậu, chấn thương cơ sàn chậu…) Tiểu không tự chủ: Đây là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát. Tiểu không tự chủ có thể gây cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được. II. Cách chữa bí tiểu tại nhà bằng thuốc nam Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng bí tiểu: Bài thuốc từ râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng cường chức năng của bàng quang. Bài thuốc từ mã đề: Mã đề có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. Bài thuốc từ cỏ tranh: Cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bài thuốc từ rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. Bài thuốc từ bí xanh: Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. 2.1 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng sắn dây Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày. Dùng củ sắn dây trị bí tiểu Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây (nguồn nguyên liệu chất lượng không bị pha) đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. 2.2 Trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất, râu ngô Chuẩn bị: Bầu đất 30g Râu ngô 20g Mã đề 20g Bước 1: Rửa sạch bầu đất, râu ngô và mã đề rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống 2 lần trong ngày, dùng 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả. 2.3 Trị bí tiểu tại nhà bằng dây búp tre, rau má Chuẩn bị: Búp tre 20g (dạng tươi) Rau má 20g (tươi) Bước 1: Người bệnh rửa sạch rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Bước 2: Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Bước 3: Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp. Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả. 2.4 Điều trị bí tiểu bằng cỏ tranh và rau má Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh 10g Rau má 10g Hoa súng 15g Râu ngô 15g Rau diếp cá 10g Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng. Bước 3: Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể. 2.5 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử Quả kim anh tử chữa trị bí tiểu Chuẩn bị: Kim anh tử 1,5kg Đường trắng vừa đủ dùng Bước 1: Kim anh tử rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi đun với 3 lit nước sạch. Bước 2: Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lit nước thì tiến hành vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong. Bước 3: Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, cần khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy. Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày sẽ giúp trị chứng bí tiểu và tiểu dắt khá hiệu quả. 2.6 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng lá bìm bịp, lá mảnh cộng Chuẩn bị: Lá bìm bìm tươi 50g Lá mảnh cộng tươi 50g Bước 1: Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Bước 3: Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện. 2.7 Trị bí tiểu tại nhà bằng mã đề Chuẩn bị: Cây mã đề: 100g Rễ cỏ tranh: 20g Râu ngô: 20g Củ sả: 20g Đậu đen: 20g Bước 1: Rửa sạch 5 nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lit nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì đun thuốc trên lửa nhỏ đến khi thuốc còn khoảng 500ml thì ngừng. Bước 3: Chia nước thuốc thu được thành 2 phần và dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn chính. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi cải thiện của chứng bí tiểu. 2.8 Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bồ công anh Cây bồ công anh trị bí tiểu Chuẩn bị: Bồ công anh Mã đề Rau má Râu ngô Cam thảo dây Mía dò Rễ cỏ tranh Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu trên với lượng bằng nhau (tỉ lệ 1:1) rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Bước 2: Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Bước 3: Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu. 2.9 Cách chữa trị bí tiểu dân gian bằng bí xanh Lấy khoảng 300g bí xanh, gọt vỏ bỏ ruột rồi sắt miếng, đem ép lấy nước cốt rồi dùng uống trực tiếp. Nếu không uống quen có thể pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Hoặc cũng có thể dùng bí xanh luộc chín rồi ăn hết cả bí và nước luộc. Ngày ăn từ 300g – 500g. Áp dụng khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. III. Lưu ý khi điều trị bí tiểu bằng phương pháp dân gian Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bí tiểu: Chỉ sử dụng các bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng. Không sử dụng các bài thuốc dân gian khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ. Ngoài ra, đối với người bệnh bị bí tiểu có nguyên nhân từ bệnh u xơ tiền liệt tuyến có thể tham khảo thêm viên uống Vương Bảo. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Bí tiểu là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều khó chịu và bất tiện. Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,… Các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng bí tiểu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc men. Nếu bạn gặp phải tình trạng bí tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tìm đọc thêm: Bí tiểu nên uống gì? Buồn tiểu nhưng không tiểu được phải làm sao? Tiểu buốt tiểu ra máu do đâu?
Rối loạn tiểu tiện
Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
Tiểu buốt và đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn thắc mắc không biết đây có phải triệu chứng của bệnh thận hoặc một bệnh lý nào đó có liên quan không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi và cho bạn lời khuyên hữu ích. Mục lục I. Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? II. Cách chẩn đoán tiểu buốt và đau lưng hiện nay III. Phương pháp điều trị chứng tiểu buốt và đau lưng 3.1 Biện pháp điều trị tiểu buốt đau lưng bằng thuốc Tây 3.2 Điều trị tiểu buốt và đau lưng bằng thuốc Đông y IV. Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng I. Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu buốt và đau lưng là triệu chứng nguy hiểm không nên chủ quan. Nếu bạn cảm thấy nóng rát, buốt kèm theo đau nhức lưng mỗi khi đi tiểu thì đây là biểu hiện cảnh báo nhiều căn bệnh đang tiềm ẩn và cần được điều trị ngay lập tức. Sau đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng này: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiết niệu – Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E Coli. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại trong ruột và làm tổn thương lên lớp niêm mạc. Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, nước tiểu có màu nâu đục và mùi hôi… Nếu chủ quan, không thăm khám sớm nó sẽ lan rộng đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Viêm bàng quang – Tình trạng viêm nhiễm niệu đạo hầu hết đều do vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Khi bệnh lan đến bàng quang sẽ khiến người bệnh bị đau tức bụng dưới, tiểu rắt và buốt. Một số trường hợp, nó còn gây cảm giác đau lưng âm ỉ. Sỏi tiết niệu – Sỏi tiết niệu là tình trạng các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu và hình thành sỏi thận. Căn bệnh này gây tắc đường tiểu, đau nhói dọc vùng hông, tiểu khó và buốt. Ở một số người bệnh, cơ thể còn kèm theo triệu chứng ớn lạnh, sốt cao. Viêm tuyến tiền liệt – Viêm tuyến tiền liệt là bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do vi khuẩn tấn công trực tiếp vào tuyến tiền liệt dẫn đến tình trạng viêm và sưng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng, tiểu buốt mỗi khi đi tiểu, đặc biệt là đi tiểu nhiều vào ban đêm. – Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiễm trùng toàn thân. Ngoài ra, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Nhiễm trùng huyết – Tiểu buốt và đau lưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do nhiễm vi khuẩn Escherichia Coli. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ gây nhiễm trùng thận. Ngoài triệu chứng tiểu buốt đau lưng, người bệnh còn có các biểu hiện như chóng mặt, sốt cao, nước tiểu có mùi… Bệnh thận yếu – Thận là cơ quan quan trọng trong việc lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài bằng đường tiểu. Khi thận bị tổn thương, các chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và suy yếu. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là lưng đau nhức thường xuyên kèm theo tiểu buốt. Viêm mào tinh hoàn – Mào tinh hoàn là bộ phận nhỏ dạng ống nằm phía sau tinh hoàn. Khi viêm mào tinh hoàn xảy ra do nhiễm trùng hay chấn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi tiểu, đau xương chậu, lưng và sưng mào tinh hoàn… Ung thư bàng quang – Đi tiểu buốt và đau lưng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Nếu không được kiểm soát tốt, khối u sẽ lan rộng và di căn đến các bộ phận khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Ngoài các triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu, bí tiểu… Viêm âm đạo ở phụ nữ – Bệnh viêm âm đạo ở nữ giới cũng có thể xảy ra tình trạng tiểu buốt và đau lưng. Âm đạo là cơ quan rất dễ bị viêm nhiễm. Thông thường, viêm âm đạo có biểu hiện đặc trưng như đau rát khi quan hệ, ra huyết trắng có mùi lạ. Khi bệnh diễn biến nặng, chị em sẽ có cảm giác đau tức bụng dưới, đau lưng và đi tiểu nhiều lần. – Tiểu buốt và đau lưng không chỉ là dấu hiệu của viêm âm đạo mà còn là biểu hiện của các bệnh lý như sa tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do các bệnh lý như viêm bể thận, áp xe vùng chậu, ung thư xương chậu và tổn thương niệu quản. ||Xem thêm: Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh II. Cách chẩn đoán tiểu buốt và đau lưng hiện nay Thăm khám và chẩn đoán đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra và đưa phác đồ phù hợp. Theo đó, một số phương pháp chuẩn đoán được áp dụng như: Xác định nguyên nhân tiểu buốt đau lưng bằng cộng hưởng từ Kiểm tra lâm sàng: Khi đến khám, người bệnh cần khai báo trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng kèm theo tiền sử bệnh nền nếu có. Xét nghiệm nước tiểu: Thực hiện kiểm tra này nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu, mủ hay khoáng chất không, từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh. Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh thông qua các phương pháp siêu âm, chụp cộng hưởng từ… nhằm xác định vị trí, nguyên nhân và mức độ tổn thương do bệnh gây nên. III. Phương pháp điều trị chứng tiểu buốt và đau lưng Bệnh tiểu buốt và đau lưng có thể điều trị bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Bạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp dưới đây để cải thiện tiểu buốt và đau lưng nhé: 3.1 Biện pháp điều trị tiểu buốt đau lưng bằng thuốc Tây Khi đã hiểu rõ nguyên do gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tiểu buốt và đau lưng phù hợp. Các loại thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện tình trạng tiểu buốt và phục hồi chức năng thận. Sau khi xác định được lý do gây ra tình trạng tiểu buốt và đau lưng, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc trong thời gian ngắn và ngược lại nếu ở thể nặng, việc điều trị sẽ kéo dài hơn và có thể phải truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Sử dụng thuốc Tây y trị tiểu buốt và đau lưng Khi bị tiểu buốt và đau lưng do sỏi: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi tiểu buốt và đau lưng liên quan đến đường tình dục: Bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng quan hệ trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, sẽ sử dụng kết hợp các loại thuốc đặc trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng kèm thêm một số loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuộc chẹn alpha. 3.2 Điều trị tiểu buốt và đau lưng bằng thuốc Đông y Theo y học cổ truyền, khi thận hư sẽ gây ra tình trạng tâm tỳ khí hư khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lưng, đi tiểu rắt, tiểu buốt. Nguyên tắc điều trị chung của các bài thuốc Đông y là tiêu viêm, giảm áp lực lên bàng quang và thanh lọc cơ thể. Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu buốt và đau lưng bạn có thể tham khảo: Chữa tiểu buốt và đau lưng bằng thuốc Đông y Bài thuốc số 1: Nguyên liệu: Ích trí nhân 15g, tang phiêu tiêu, hoài sơn mỗi vị 30g. Cách thực hiện: Bạn sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước. Sau đó, chắt nước thuốc ra bát, chia thuốc thành 2 phần và dùng vào buổi sáng và tối sau khi ăn no. Bài thuốc số 2: Nguyên liệu: Thương nhĩ, mã đề, kim ngân, thổ linh mỗi vị 20g. Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả số lượng thuốc trên sắc với 500ml nước, đem đun sôi đến khi nước cạn còn 200ml rồi chắt ra bát. Mỗi ngày, bạn dùng 1 thang, tình trạng tiểu buốt và đau lưng sẽ được cải thiện rõ rệt. Bài thuốc số 3: Nguyên liệu: Cẩu tích, huyền sâm, rễ cỏ tranh, đinh lăng và kim tiền thảo mỗi vị 16g cùng với thuỷ long 30g và thục địa 20g. Cách thực hiện: Bạn cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 400ml, đun sôi đến khi nước cạn còn 150ml thì đổ ra bát. Dùng đều đặn mỗi ngày uống 1 thang. IV. Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng Quá trình điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng cần một khoảng thời gian lâu dài. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo sự cho phép của bác sĩ thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: Duy trì lượng nước mỗi ngày cho cơ thể Duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 1,5 lít/ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố. Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất, tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Mặc đồ lót chất mát thoáng khí thấm hút mồ hôi để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Tuyệt đối không nhịn tiểu, điều này sẽ gây ứ đọng tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Trong kỳ nguyệt san, luôn vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn. Thường xuyên tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, yoga, đánh bóng… để nâng cao sức khoẻ. Có thể nói, tiểu buốt và đau lưng là bệnh lý không thể coi nhẹ được, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Với những chia sẻ trên, mong rằng chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về chứng tiểu buốt đau lưng. Nếu còn vướng mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. ||Tham khảo bài viết khác: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả Tiểu buốt khám và điều trị ở đâu tốt nhất Hà Nội, TP.HCM?
Bị tiểu ra máu ăn gì, kiêng gì? chế độ ăn uống khi tiểu ra máu
Tiểu ra máu là bệnh lý thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể quan sát được bằng mắt thường. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà có thể được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc hoặc cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt. Bạn có biết, một chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bình thường của hệ tiết niệu và giúp hỗ trợ lớn trong việc điều trị tiểu ra máu? Vậy tiểu ra máu ăn gì, kiêng gì! Mục lục 1. I. Lưu ý 2. II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu 3. III. Tiểu ra máu nên ăn gì? 3.1. 3.1 Ớt chuông đỏ 3.2. 3.2 Bơ 3.3. 3.3 Bắp cải 3.4. 3.4 Súp lơ trắng 3.5. 3.5 Tỏi 3.6. 3.6 Hành tây 3.7. 3.7 Táo 3.8. 3.8 Dưa hấu 3.9. 3.9 Mạn việt quất (Cranberry) 3.10. 3.10 Quả việt quất xanh 3.11. 3.11 Dâu tây 3.12. 3.12 Nho đỏ 3.13. 3.13 Lòng trắng trứng 3.14. 3.14 Cá 3.15. 3.15 Hạt mè (vừng) 3.16. 3.16 Dầu ô liu 3.17. 3.17 Cà chua 3.18. 3.18 Các loại đậu 3.19. 3.19 Sữa chua 3.20. 3.20 Uống đủ nước 3.21. 3.21 Một số món ăn theo dân gian 4. IV. Thực phẩm nên tránh 4.1. 4.1 Hạt điều và đậu phộng 4.2. 4.2 Hạn chế uống rượu 4.3. 4.3 Bỏ hút thuốc 4.4. 4.4 Hạn chế muối 4.5. 4.5 Ăn vừa đủ protein từ động vật 4.6. 4.6 Trái cây có tính axit mạnh 4.7. 4.7 Giảm đường 4.8. 4.8 Thực phẩm có oxalat cao I. Lưu ý Máu trong nước tiểu có thể đến từ bất kì nơi nào thuộc hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)(*) hoặc ngoài tiết niệu (tập thể dục, hành kinh, sử dụng thuốc, thực phẩm…). Tiểu ra máu nên ăn gì? (*) Hệ tiết niệu còn được gọi là hệ thống thận, là nơi sản xuất, lưu trữ và loại bỏ nước tiểu, chất thải lỏng. Thận tạo ra nước tiểu bằng cách lọc chất thải và nước thừa từ máu. Nước tiểu đi từ thận qua hai ống mỏng gọi là niệu quản vào bàng quang. Khi bàng quang đầy, cảm giác buồn tiểu thôi thúc bạn đi tiểu, lúc này nước tiểu được chảy qua niệu đạo để ra ngoài. Trong đó, những nguyên nhân có thể gây tiểu ra máu là: Thể loại Nguyên nhân Nhẹ Phì đại tuyến tiền liệt lành tính Hành kinh Thực phẩm Thuốc Tập thể dục quá sức Sỏi Sỏi san hô Sỏi canxi Sỏi axit uric Nhiễm trùng Viêm bể thận Viêm bàng quang Viêm niệu đạo Chấn thương Chấn thương vùng chậu Chấn thương thận Các cơ quan ngoài Thận Bệnh thận IgA Bệnh màng đáy mỏng Viêm thận di truyền Thận xốp tủy Biến chứng do khám, chữa bệnh (Iatrogenesis) Quy trình nội soi gần đây (ví dụ: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua đường nội soi) Sinh thiết tiền liệt tuyến qua siêu âm nội soi đường trực tràng (TRUS) Đặt ống thông Xạ trị Stent niệu Sinh thiết thận Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể Ác tính Ung thư biểu mô tế bào thận Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp Ung thư biểu mô tuyến Ung thư tuyến tiền liệt Tiểu ra máu là một tình trạng cần được quan tâm, vì những nguyên nhân gây ra nó có thể là những nguyên nhân ác tính nguy hiểm. Bạn cần phải đi khám nếu gặp tình trạng này. Vì thế, chế độ ăn uống sau đây chỉ góp phần giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn, từ đó có thể ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị tiểu ra máu. Chế độ ăn này không có tác dụng bệnh. II. Nguyên nhân gây tiểu ra máu Đối với một số nguyên nhân tiểu ra máu nhẹ, bạn không cần lo lắng, tình trạng này sẽ tự hết. Cụ thể như sau: – Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng, đậu fava, cà rốt, đôi khi có thể khiến nước tiểu có màu đỏ, hoặc màu nâu sẫm. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự hết sau khi bạn ngừng ăn các loại thực phẩm này. Chế độ ăn uống chỉ góp phần giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn, từ đó có thể ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị tiểu ra máu (Ảnh minh họa) – Do thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, khiến nó biến thành màu đỏ, như: Warfarin (Coumadin), Rifampin, Phenazopyridine (Azo, Pyridium), Ibuprofen (Advil, Motrin), thuốc giảm đau chống viêm không steroid – NSAID. Bạn hãy kiểm tra nhãn hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để xem liệu đây có phải là tác dụng phụ của thuốc hay không. – Do tập thể dục quá sức: Hiện tại người ta vẫn chưa biết rõ tại sao tập thể dục gắng sức có thể gây rò rỉ máu trong đường tiết niệu, nhưng nó có thể liên quan đến sự cân bằng chất lỏng (mất nước), khiến tế bào máu bị phá vỡ. Tiểu máu sau tập thể dục gắng sức thường tự biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ. – Do hành kinh: Nước tiểu có màu đỏ do hành kinh là một triệu chứng hoàn toàn bình thường. Nó sẽ tự hết sau khi bạn kết thúc kì kinh. III. Tiểu ra máu nên ăn gì? Dựa vào các nguyên nhân chính gây tiểu ra máu, chế độ ăn nên hướng tới giúp cho hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt khỏe mạnh, đồng thời phòng tránh nhiễm trùng, sỏi. 3.1 Ớt chuông đỏ Ớt chuông đỏ rất giàu các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiết niệu, tiêu biểu là: Vitamin C và A giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiễm trùng, duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt; Lycopene là chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư, làm chậm sự tiến triển của u xơ tuyến tiền liệt. Nó cũng giúp hạ thấp kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liên quan đến các bệnh tuyến tiền liệt. Vitamin B6 có khả năng làm giảm phản ứng của tuyến tiền liệt với testosterone. Ai cũng biết rằng testosterone làm thúc đẩy sự phát triển và lây lan của khối u tuyến tiền liệt, và nhiều nghiên cứu cho thấy B6 có thể làm giảm phản ứng đó; Chất xơ giúp ngăn ngừa những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu tiến triển; .v.v. Bạn có thể thêm ớt chuông đỏ vào chế độ ăn hằng ngày bằng cách: làm món salad với các loại rau khác, cá ngừ hoặc thịt gà; xào với thịt bò; cắt nhỏ chúng rồi cho vào món trứng tráng,… Ớt chuông đỏ rất giàu các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiết niệu (Ảnh minh họa) 3.2 Bơ Bơ được mệnh danh là siêu thực phẩm, bởi nó cực kì bổ dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Đối với tuyến tiền liệt, beta-sitosterol trong quả bơ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh (bao gồm cả tiểu ra máu). Đối với các bệnh ung thư, bơ chứa nhiều vitamin E giúp ngăn ngừa một số loại bệnh. Ngoài ra, nó cũng chứa một hàm lượng lớn vitamin C, B, chất xơ, chất chống oxy hóa… là những chất tốt cho hệ tiết niệu như đã nói ở trên. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tránh dùng nhiều bơ. Bởi bơ là một nguồn rất giàu kali, không tốt cho thận. 3.3 Bắp cải Bắp cải có chứa nhiều phốt pho, các loại vitamin K, C, B6, axit folic và chất xơ – là những chất giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt. Bắp cải có chứa nhiều chất giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Đặc biệt hơn, phytochemical có trong bắp cải là các hợp chất hóa học thường có trong trái cây và rau quả, giúp phá vỡ các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư, tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch. Để thêm bắp cải vào chế độ ăn uống cua rmình, bạn có thể nấu canh, xào, làm salad, bắp cải cuộn thịt,… 3.4 Súp lơ trắng Súp lơ là một trong những loại rau thuộc họ cải, vì thế nó cũng chứa nhiều vitamin C, axit folate và chất xơ,… Ngoài ra, nó còn là nguồn chứa đầy indol, glucosinolate và thiocyanat, là những hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào và DNA, từ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư, kháng vi-rút và vi khuẩn. Nhìn chung, các loại rau họ cải đều tốt cho những bệnh nhân bị tiểu ra máu. 3.5 Tỏi Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Tỏi sống có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút, ngăn ngừa sự phát triển của u xơ tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Từ thời xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng tỏi như một vị thuốc giúp diệt virus, vi khuẩn hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh rằng, tỏi sống có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút. Nó không chỉ giúp tiêu diệt nhiều loại vi rút cảm lạnh và cúm thông thường mà hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm (hai phân loại chính của vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gram dương là nguyên nhân chung của nhiễm trùng đường tiết niệu), nấm, ký sinh trùng đường ruột và nấm men. Ngoài ra, tỏi cũng được cho là có khả năng giúp ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến. 3.6 Hành tây Mùi hăng của hành tây đôi khi khiến một số người cảm thấy sợ và không muốn ăn loại củ này. Tuy nhiên, hành tây lại là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, giúp ngăn ngừa chứng tiểu ra máu. Hành tây rất giàu flavonoid, đặc biệt là quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tốt cho bệnh tim và chống lại nhiều bệnh ung thư cũng như ngăn ngừa phì đại tuyến tiền liệt. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể thêm hành tây vào chế độ ăn uống của mình, bởi nó có khả năng chống lại nhiễm trùng nhờ chứa nhiều vitamin C, vitamin B và các chất xơ prebiotic,… Để thêm hành tây vào chế độ ăn, bạn có thể băm nhỏ rồi rán với trứng, nấu chín rồi làm bánh mì kẹp, xào với thịt bò, làm bánh vòng hành tây,… 3.7 Táo Táo đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, như: giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm cholesterol, chống táo bón, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim,… Táo cũng là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh thận, giúp cải thiện chức năng bàng quang (Ảnh minh họa) Nhưng ít ai biết rằng, táo cũng là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh thận, giúp cải thiện chức năng bàng quang và nhờ tính axit nhẹ mà chúng còn có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. 3.8 Dưa hấu Dưa hấu là một loại quả không có natri (tốt cho người bị thận) và giàu vitamin A, C, lycopene,… rất tốt cho hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nhờ hàm lượng nước cao, dưa hấu còn giúp thanh lọc thận; ngăn ngừa nhiễm trùng; hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp cường dòng chảy của nước tiểu mà không làm căng thẳng thận như rượu hay cà phê. 3.9 Mạn việt quất (Cranberry) Loại quả mọng thơm ngon này được biết đến là có tác dụng chống lại nhiễm trùng bàng quang, bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành bàng quang. Nó cũng rất tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt, bởi có thể làm giảm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt và u xơ tuyến tiền liệt. Uống nước ép mạn việt quất hoặc nước ép lựu rất tốt cho việc phục hồi sau tiểu máu Ngoài ra, nó cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. 3.10 Quả việt quất xanh Quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanidins (là những chất khiến chúng có màu xanh lam) và nhiều hợp chất tự nhiên khác, giúp giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ung thư (Ảnh minh họa) Loại quả này cũng là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với thận, vì chúng chứa ít natri, phốt pho và kali. 3.11 Dâu tây Dâu tây rất giàu hai loại phenol: anthocyanins và ellagitannin. Trong đó, anthocyananin là chất làm cho dâu tây có màu đỏ và là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cấu trúc tế bào cơ thể, ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa. Dâu tây cũng là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C và mangan và chất xơ rất tốt. 3.12 Nho đỏ Nho đỏ chứa một số flavonoid có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm sự hình thành các cục máu đông. Resveratrol, một flavonoid khác được tìm thấy trong nho có khả năng kích thích sản xuất oxit nitric giúp thư giãn các tế bào cơ trong mạch máu để tăng lưu lượng máu, đồng thời cung cấp khả năng chống lại ung thư và ngăn ngừa viêm nhiễm cho hệ tiết niệu. 3.13 Lòng trắng trứng Lòng trắng trứng có chứa hàm lượng protein cao và nhiều loại axit amin thiết yếu. Đặc biệt với nhữn bệnh nhân bị thận, lòng trắng trứng cung cấp protein với ít phốt pho hơn các nguồn protein khác như lòng đỏ trứng hoặc các loại thịt. 3.14 Cá Tương tự như lòng trắng trứng, cá cung cấp protein chất lượng cao, đồng thời còn chứa một loại chất béo tốt gọi là omega-3. Loại chất béo lành mạnh này giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, bệnh tim mạch, viêm nhiễm, tăng cân,… Omega-3 trong cá giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, bệnh tim mạch, viêm nhiễm, tăng cân,… (Ảnh minh họa) Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Đặc biệt là các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi,… Nếu không phải là người thích ăn cá, bạn có thể lấy omega-3 từ quả óc chó, hạt lanh xay, hạt chia và dầu hạt cải. Một lượng nhỏ hơn được tìm thấy trong đậu tây và đậu nành. 3.15 Hạt mè (vừng) Hạt vừng rất giàu kẽm. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, khoáng chất này rất cần thiết cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người, sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra các kết quả bất lợi cho bệnh thận Bạn nên bổ sung kẽm từ thực phẩm, bởi kẽm từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn kẽm bổ sung. 3.16 Dầu ô liu Dầu ô liu là một nguồn cung cấp axit oleic tuyệt vời. Đây là một loại axit béo có khả năng chống viêm. Ngoài ra, nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol và nhiều hợp chất khác, giúp ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm, ung thư. Dầu ô liu cung cấp axit oleic – là một loại axit béo có khả năng chống viêm (Ảnh minh họa) Bạn nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất vì chúng có nhiều chất chống oxy hóa hơn. Có thể sử dụng loại dầu này để làm nước sốt salad, chấm bánh mì hoặc để ướp rau, nấu ăn. 3.17 Cà chua Tương tự như ớt chuông đỏ, cà chua cũng chứa hàm lượng lớn lycopene. Nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như giảm sự phát triển của khối u ở những người bị u xơ tiền liệt tuyến. Vì lycopene liên kết chặt chẽ với thành tế bào nên cơ thể gặp khó khăn khi chiết xuất nó từ cà chua sống. Chính vì thế, cà chua nấu chín là lựa chọn tốt hơn để bổ sung loại chất này. Tuy nhiên cà chua cũng chứa hàm lượng kali cao, vì thế những người bị thận chỉ nên ăn hạn chế món ăn này. 3.18 Các loại đậu Các loại đậu là nhóm thực phẩm bao gồm: lạc, đậu lăng, đậu cô ve, đậu nành, đậu đen, đậu fava, đậu pinto, đậu thận… Phytoestrogen trong các loại đậu giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông (Ảnh minh họa) Họ đậu chứa các hợp chất thực vật được gọi chung là phytoestrogen. Trong đó, tiêu biểu nhất là isoflavone. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đàn ông bổ sung nhiều phytoestrogen có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt giảm thấp hơn 20% so với nhóm không bổ sung. Tác dụng chống ung thư này của phytoestrogen có thể đến từ khả năng điều hòa hormone và chống oxy hóa của chúng. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy, việc tiêu thụ đậu trong một chế độ ăn uống đa dạng cũng có tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát nhiều bệnh lý khác, như bệnh thận mãn tính, các bệnh viêm nhiễm,… 3.19 Sữa chua Sữa chua là một siêu thực phẩm khác giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chẳng hạn như: Nó có chứa probiotics, một loại vi khuẩn có ích giúp làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu, âm đạo và toàn cơ thể. Nó cũng là một nguồn tốt giúp bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa sự hấp thụ oxalat. Thừa oxalat là nguyên nhân hình thành sỏi. Lưu ý: không phải tất cả các loại sữa chua đều có probiotics, hãy kiểm tra nhãn trước khi mua. 3.20 Uống đủ nước Uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, bao gồm cả hệ tiết niệu. Nước cần thiết cho thận hoạt động vì chúng cần đủ chất lỏng để lọc chất thải và vận chuyển nước tiểu đến bàng quang. Uống nhiều chất lỏng hơn làm tăng khối lượng nước tiểu đi qua thận, làm loãng nồng độ khoáng chất, từ đó sỏi thận ít có khả năng kết tinh và hình thành. Uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, bao gồm cả hệ tiết niệu (Ảnh minh họa) Uống đủ nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thận, bàng quang. Bởi nó giúp làm loãng nước tiểu, hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Về lượng nước uống mỗi ngày, theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), lượng nước cần cho nam giới là khoảng 3 lít mỗi ngày và phụ nữ là 2,2 lít mỗi ngày. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này có thể cao hoặc thấp hơn, phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ hoạt động, tuổi tác, khí hậu, chế độ ăn, tình trạng sức khỏe. Nói chung, bạn nên uống đủ nước để hiếm khi cảm thấy khát và để nước tiểu không màu hoặc vàng nhạt. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách, bạn có thể đang thiếu nước. 3.21 Một số món ăn theo dân gian Dưới đây là một số món ăn theo dân gian được cho là tốt cho người đi tiểu ra máu. – Cháo hoa cúc: 5 bông hoa cúc tươi, 50g thịt nạc băm, 50g mộc nhĩ, 100g gạo nếp, gia vị (muối, bột ngọt) vừa đủ. Mộc nhỉ, hoa cúc rửa sạch cắt nhỏ. Gạo nếp đãi sạch rồi cho lên nấu cháo với 1 lít nước. Sau khi gạo nếp nở thì cho thịt lợn và tất cả các vị vào nấu chín. Chia ăn ngày 2 lần. Công dụng: Giải nhiệt, tiêu phù, an tạng, ngăn tiểu tiện ra máu. – Cháo rễ cỏ tranh trắng: 250g rễ cỏ tranh trắng, 50g gạo, đường phèn vừa đủ. Rễ cỏ tranh rửa sạch, bỏ rễ con, cắt nhỏ cho vào nồi cùng 300ml nước. Đun tới khi còn 200ml thì bỏ bã, lấy nước cho gạo đã đãi sạch vào, thêm nước và đường phèn, đun lửa to cho sôi rồi đun nhỏ để cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt, trị đái ra máu. Cháo rễ cỏ tranh trắng giúp thanh nhiệt, trị đái ra máu (Ảnh minh họa) – Canh rau muống: 500g rau muống rửa sạch, thái nhỏ; 50g mật ong; 800ml nước. Đun rau muống với nước tới khi chín nhừ thì chắt lấy nước, bỏ bã, tiếp tục cô tới khi còn 400ml nước. thì dừng, cho mật ong vào. Uống canh này ngày 2 lần. Công dụng: tốt cho bệnh tiểu ra máu. – Canh hồng: 2 quả hồng khô, 6g cỏ bấc đèn, 30g rễ cỏ tranh, đường trắng vừa đủ. Cho hồng, cỏ bấc đèn, rễ cỏ tranh đã rửa sạch vào nồi, đun với nước trong 20 phút rồi vớt bỏ bã, cho đường. Chia 2 lần uống sáng và tối, liên tục trong 3-5 ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi niệu, tốt cho chứng tiểu ra máu. – Mướp đắng nấu. 200-300g mướp đắng bỏ ruột, thái mỏng; 250g lươn vàng làm sạch, bỏ nội tạng. Cho tất cả vào nồi, đổ vừa đủ nước rồi nấu chín. Chia ngày ăn 2 lần. Công dụng: bổ huyết thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu máu do âm hư, hỏa vượng. – Hạt sen nấu. 30g hạt sen, 600ml nước. Cho hạt sen vào đun với nước, cô tới khi còn 30ml thì dừng. Ăn cái, uống nước. IV. Thực phẩm nên tránh Nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho thận, bàng quang, tuyến tiền liệt. Nhất là các loại thực phẩm thúc đẩy hình thành sỏi, làm tăng viêm nhiễm. 4.1 Hạt điều và đậu phộng Chế độ ăn uống với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận – là nguyên nhân gây ra tiểu máu. Tuy nhiên, một số loại hạt như đậu phông, hạt điều thì bạn nên hạn chế ăn. Bởi chúng rất giàu axit oxalic, có thể liên kết để tạo thành tinh thể, dẫn tới hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Hạt điều chứa nhiều axit oxalic, làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận (Ảnh minh họa) 4.2 Hạn chế uống rượu Rượu có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến bạn gặp phải tình trạng đi tiểu thường xuyên. Đồng thời, nó còn gây ra một số kích ứng bàng quang, như đau rát khi tiểu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. 4.3 Bỏ hút thuốc Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Bởi thuốc lá đã được chứng minh là ây những tác động tiêu cực tới hệ tiết niệu, như: gây kích thích bàng quang, gây hại cho thận và làm cho bệnh thận tiến triển, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ,… 4.4 Hạn chế muối Tất cả chúng ta đều biết, chế độ ăn nhiều natri (muối) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bởi nó làm tăng lượng canxi trong nước tiểu của bạn. Chính vì thế, hãy tránh ăn quá mặn. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 1,5g natri/ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiết niệu mà còn tốt cho huyết áp và tim mạch. Chế độ ăn nhiều natri (muối) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận (Ảnh minh họa) 4.5 Ăn vừa đủ protein từ động vật Khoảng 20% cơ thể con người được tạo thành từ protein. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không dự trữ protein nên bạn phải nạp chất này từ chế độ ăn uống mỗi ngày. Có hai nguồn chính để bổ sung protein là protein từ động vật và thực vật. Protein từ động vật (chẳng hạn như thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, thịt gia cầm, cá và trứng,…) là nguồn protein hoàn chỉnh, vì chúng chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều loại protein này có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể và làm giảm một chất hóa học trong nước tiểu gọi là citrate. Công việc của citrate là ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Vì thế, bạn chỉ nên bổ sung protein vừa đủ từ động vật. Song song với đó, có thể bổ sung thêm protein từ thực vật như từ các loại đậu, hạt. 4.6 Trái cây có tính axit mạnh Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây có tính axit mạnh như cam, chanh, quất, bưởi. Bởi nó có thể gây kích thích bàng quang của bạn. Tuy nhiên, sau khi hết nhiễm trùng, ăn trái cây có tính axit với vitamin C có thể giúp ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng. Hãy tránh ăn các loại quả có tính axit mạnh nếu đang bị nhiễm trùng đường tiểu (Ảnh minh họa) 4.7 Giảm đường Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vì thế, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, siro,… 4.8 Thực phẩm có oxalat cao Như ta đã nói ở trên, nếu có quá nhiều oxalat và quá ít chất lỏng trong nước tiểu, các mảnh canxi oxalat sẽ liên kết với nhau để tạo ra các tinh thể. Khi tinh thể tăng dần số lượng, chúng dính vào nhau để tạo thành một tinh thể lớn hơn, gọi là sỏi thận. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có oxalat cao như: rau bina, cám lúa mì, củ cải đường, đại hoàng… Nếu ăn các loại thực phẩm này, bạn cần lưu ý phải bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn để là giảm lượng oxalate được cơ thể hấp thụ, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi. Trên đây là một số một nên ăn và nên tránh với những người bị tiểu ra máu. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về các món nên ăn và kiêng với tình trạng bệnh cụ thể của bản thân.
Tiểu rắt uống thuốc gì? 7 loại thuốc Tây trị tiểu rắt tốt nhất
Tiểu rắt uống thuốc gì? Đó là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra khi bị chứng tiểu rắt. Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số loại thuốc trị tiểu rắt theo phương pháp Tây y đang được nhiều người sử dụng hiện nay. Mục lục I. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt 1.1 Tiểu rắt ở nam giới 1.2 Tiểu rắt ở nữ giới II. Tiểu rắt uống thuốc gì – Top 7 loại thuốc tốt nhất 2.1 Thuốc Ciprofloxacin 500-HV 2.2 Thuốc Metronidazole 250mg 2.3 Thuốc Xatral XL 10mg 2.4 Thuốc Cotrimoxazole 400/80 2.5 Thuốc Cyclindox 100 mg 2.6 Thuốc Clealine 50mg 2.7 Thuốc Venlafaxine Stella 37.5 mg III. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị tiểu rắt I. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt Trước khi tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề tiểu rắt uống thuốc gì? Mời bạn cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu rắt nhé. Bị tiểu rắt là do đâu? 1.1 Tiểu rắt ở nam giới Do cơ thể bị nóng trong. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khoảng 80% nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E Coli xâm nhập vào cơ thể. Do các bệnh về tuyến tiền liệt: Các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến cũng gây ra tiểu rắt như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt… Sỏi thận: Bị sỏi thận hay sỏi bàng quang… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, từ đó gây tiểu rắt tiểu buốt. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. 1.2 Tiểu rắt ở nữ giới Nhiễm khuẩn đường tiểu: Tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, niệu đạo gây bệnh hơn. Do các bệnh phụ khoa: Các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vòi trứng… cũng là nguyên nhân gây ra tiểu rắt. Do căng thẳng, stress quá mức. II. Tiểu rắt uống thuốc gì – Top 7 loại thuốc tốt nhất Dùng thuốc chữa trị tiểu rắt là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện được tình trạng rõ rệt, cân bằng lại cuộc sống. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc có tác dụng trị tiểu rắt theo Tây y như: 2.1 Thuốc Ciprofloxacin 500-HV Thương hiệu: US Pharma Xuất xứ: Việt Nam Hoạt chất: Ciprofloxacin Dạng bào chế: Viên nén bao phim Công dụng: Tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó cải thiện tình trạng tiểu rắt. Thuốc Ciprofloxacin 500-HV trị tiểu rắt Sử dụng Ciprofloxacin 500-HV cho các trường hợp trị nhiễm khuẩn nặng bao gồm: Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm phần phụ. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó điều trị các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hay rối loạn tiểu tiện. 2.2 Thuốc Metronidazole 250mg Nhà sản xuất: Mekophar Xuất xứ: Việt Nam Thành phần chính có: Metronidazole Dạng bào chế: Viên nén bao phim Công dụng: Metronidazole 250mg làm ức chế vi khuẩn gây viêm đường sinh dục, điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Thuốc Metronidazole ứng chế sự phát triển của vi khuẩn Sử dụng Metronidazole 250mg trong trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh. Thuốc được hấp thu nhanh và có hiệu quả cao, tuy nhiên cần được sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. 2.3 Thuốc Xatral XL 10mg Thương hiệu: Sanofi Xuất xứ: Pháp Hoạt chất: Alfuzosin Dạng bào chế: Viên nén phóng thích kéo dài Công dụng: Thuốc Xatral XL 10mg được sử dụng trị các triệu chứng đái rắt do phì đại tiền liệt tuyến, giúp thư giãn các cơ trơn ở mô tuyến tiền liệt. Từ đó, tình trạng tiểu rắt có thể được khắc phục. Xatral XL 10mg – thuốc trị tiểu rắt Xatral XL 10mg có hoạt chất chính là alfuzosin hydrochloride với hàm lượng 10mg, hoạt động trên tuyến tiền liệt, niệu đạo và tam giác bàng quang. Thuốc tác động trực tiếp lên cơ trơn của mô tuyến tiền liệt, cải thiện các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. 2.4 Thuốc Cotrimoxazole 400/80 Nhà sản xuất: Stella Xuất xứ: Việt Nam Thành phần: Sulfametoxazol, Trimethoprim Dạng bào chế: Viên nén Công dụng: Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm ở tiết niệu và cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Cotrimoxazole tiêu diệt vi khuẩn đường tiết niệu Cotrimoxazole 400/80 có thành phần chính là Sulfametoxazol với hàm lượng 400mg và Trimethoprim hàm lượng 80mg. Cơ chế hoạt động chủ yếu bằng cách ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng tiểu rắt và viêm đường tiết niệu khác. 2.5 Thuốc Cyclindox 100 mg Nhà sản xuất: Medochemie Xuất xứ: Việt Nam Thành phần: Doxycyclin Dạng bào chế: Viên nang cứng Công dụng: Cyclindox 100mg điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục, từ đó có thể cải thiện được các triệu chứng tiểu rắt, tiểu mất kiểm soát. Thuốc Cyclindox 100 mg 2.6 Thuốc Clealine 50mg Nhà sản xuất: Atlantic Xuất xứ: Anh Thành phần: Sertraline Dạng bào chế: Viên nén Công dụng: Clealine 50mg giúp cải thiện các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu ở người có bệnh lo âu, trầm cảm hay bị các vấn đề tâm lý. Clealine 50mg trị tiểu rắt ở người có bệnh lo âu Clealine 50mg có thành phần chính là Sertraline với hàm lượng 50mg. Đây là chất ức chế mạnh ở đầu sợi thần kinh, có công dụng kích thích, an thần và chống ám ảnh. Ngoài ra, Sertraline cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở bệnh nhân trầm cảm. 2.7 Thuốc Venlafaxine Stella 37.5 mg Nhà sản xuất: Stella Xuất xứ: Việt Nam Thành phần: Venlafaxine Dạng bào chế: Viên nang cứng Công dụng: Venlafaxine Stella 37.5mg được chỉ định dùng cho người bệnh bị tiểu rắt do trầm cảm nặng. Thuốc Venlafaxine Stella 37.5 Venlafaxine Stella 37.5mg có thành phần chính là Venlafaxine hàm lượng 37.5mg. Thuốc hoạt động bằng cách an thần, tác động nhẹ lên hệ thống tim mạch, giúp thư giãn, cải thiện hoạt động ở hệ thống tiết niệu. III. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị tiểu rắt Bên cạnh việc tiểu rắt uống thuốc gì thì người bệnh cũng cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị tiểu rắt. Chính vì vậy người bệnh cần lưu ý những điều sau đây: Chế độ ăn cho người bị tiểu rắt Chế độ ăn uống: Thực phẩm dinh dưỡng đối với người tiểu rắt cần được chú trọng trong quá trình điều trị. Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. Đồng thời, tăng cường bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các loại nước có ga, cồn như cà phê, rượu, đồ cay nóng… để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng. Vệ sinh vùng kín: Vùng kín là nơi mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, người bệnh cần phải vệ sinh đúng cách, tránh các thói quen như nhịn tiểu, quan hệ tình dục không an toàn. Rèn luyện thể dục thể thao: Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra, luyện tập sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hệ bài tiết bị ảnh hưởng do lâu ngày không vận động, ít vận động gây viêm nhiễm. Trên đây là những thông tin tổng quát về bị tiểu rắt uống thuốc gì và cách phòng tránh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những nội dung trong bài viết này bổ ích cho bạn. Chúc các bạn sớm tìm được phương pháp điều trị tiểu rắt an toàn nhất!
9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần đơn giản thực hiện tại nhà
Khi xảy ra tình trạng đi tiểu nhiều lần hay tiểu són có thể là triệu chứng của rối loạn chức năng bàng quang và các cơ thắt đường dẫn niệu. Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh thông qua chế độ ăn uống và tập luyện các bài tập giảm đi tiểu nhiều lần. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số bài tập hỗ trợ cho bàng quang cũng như cơ sàn chậu, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. Mục lục I. Tại sao cần tập luyện cho bàng quang? II. 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần tốt cho bàng quang 2.1 Bài tập Kegel 2.2 Kỹ thuật phản hồi sinh học 2.3 Kích thích điện 2.4 Tập luyện bàng quang 2.5 Bài tập nón âm đạo 2.6 Bài tập bóp bóng sàn chậu 2.7 Bài tập Lunges 2.8 Bài tập kích hoạt vùng chậu 2.9 Bài tập nâng đầu gối III. Khi nào cần đến cơ sở y tế thăm khám? I. Tại sao cần tập luyện cho bàng quang? Thông thường khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu lên não. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi phản hồi khiến bàng quang co lại. Từ đó, cơ thắt và van nằm ở gần niệu đạo sẽ dần thả lỏng và mở ra để thải nước tiểu ra ngoài. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần Tuy nhiên, khi các chức năng này bị rối loạn, tín hiệu truyền giữa bàng quang và não sẽ có sự ảnh hưởng, thông tin bị nhiễu, không còn được chính xác và linh hoạt nữa. Điều này khiến cho bàng quang bị kích thích, từ đó nước tiểu sẽ đẩy ra ngoài dù chưa đủ lượng nước hoặc các cơ bị co thắt hay thả lòng không trong tầm kiểm soát của não bộ. Chính những điều này gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu không tự chủ. Tình trạng tiểu nhiều lần tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hay sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh mất tự tin. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thực hiện ngay một số bài tập giảm đi tiểu nhiều lần sau đây để cải thiện ngay các triệu chứng này. II. 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần tốt cho bàng quang 2.1 Bài tập Kegel Thực hiện các bài tập Kegel có thể tăng cường sức mạnh và cải thiện khả năng của các cơ trên bàng quang. Bài tập Kegel cải thiện cơ bàng quang – Các bước của bài tập như sau: Bước 1: Thực hiện tư thế chống hai tay và đầu gối xuống dưới sàn (thảm) giống như hình dáng một cái bàn. Bước 2: Bạn nhờ người kéo hai chân ra, đồng thời lúc đó bạn siết chặt cơ đùi trong và cơ sàn chậu trong thời gian 3 giây rồi thả lỏng. Động tác này bạn lặp đi lặp lại 10 lần để đạt được hiệu quả. 2.2 Kỹ thuật phản hồi sinh học Phản hồi sinh học là một trong những kỹ thuật giúp hỗ trợ bài tập Kegel đạt hiệu quả cao hơn. Với cách này, bạn chỉ cần sử dụng đồ thị máy tính và tín hiệu âm thanh sẽ xác định chính xác nhóm cơ cần siết. Từ đó, giúp bạn điều chỉnh tư thế co cơ đúng cách. 2.3 Kích thích điện Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dùng một dây điện tạm thời hoặc điện cực cấy ghép để truyền các xung điện đến bàng quang giúp các cơ xung quanh khu vực này co lại. Theo thời gian, sức mạnh và khả năng kiểm soát của cơ bàng quang được tăng lên. Đặc biệt, nếu người bệnh duy trì thực hiện kích thích điện có thể giúp tăng cường sức khoẻ của các cơ ở bàng quang. 2.4 Tập luyện bàng quang Tập luyện bàng quang giúp giữ được lượng nước tiểu nhiều hơn, giảm số lần đi tiểu trong ngày và kéo dài thời gian giữa hai lần đi vệ sinh cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. – Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Trước khi vào bài tập, bạn cần xác định tần suất số lần đi vệ sinh trong một ngày là bao nhiêu. Bước 2: Bạn rèn luyện bàng quang bằng cách đợi càng lâu càng tốt giữa các lần đi vệ sinh. Sau vài tuần tập luyện, thời gian giữa các lần đi vệ sinh sẽ được kéo dài hơn. 2.5 Bài tập nón âm đạo Nón âm đạo là bài tập dành riêng cho các cơ vùng sàn chậu, giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Động tác nón âm đạo giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt – Các bước thực hiện bài tập đơn giản như sau: Bước 1: Bạn sử dụng một hình nón bên trong âm đạo rồi siết cơ sàn chậu lại. Bước 2: Sau khi siết các cơ, bạn nâng nó lên và giữ chặt các hình nón (bạn có thể nâng hình nón nặng hơn để tăng cường rèn luyện). 2.6 Bài tập bóp bóng sàn chậu Một trong những bài tập giảm đi tiểu nhiều lần bạn có thể áp dụng đó là bóp bóng sàn chậu. Bài tập này giúp siết chặt cùng lúc cơ đùi trong, co bụng và các cơ vùng sàn chậu. Với cách này, các cơ được tăng khả năng chịu đựng giúp kiểm soát bàng quang để hỗ trợ chữa bàng quang tăng hoạt. Bài tập bóp bóng sàn chậu giúp siết chặt cơ đùi – Các bước thực hiện bài tập như sau: Bước 1: Bạn nằm thẳng người trên thảm rồi đặt quả bóng giữa hai đùi. Bước 2: Siết chặt cơ đùi trong và cơ ở vùng sàn chậu để kẹp chặt quả bóng giữa hai chân trong thời gian 10 giây. Lặp lại động tác này 10 – 15 lần để đạt hiệu quả. 2.7 Bài tập Lunges Tác dụng lớn nhất khi thực hiện bài tập này là hỗ trợ tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cơ đùi và các cơ vùng chậu. Điều này sẽ đem lại hiệu quả và giúp ích cho việc cải thiện bàng quang bị tăng hoạt. Bài tập Lunges tập trung hỗ trợ cơ bụng và cơ đùi – Các bước thực hiện động tác như sau: Bước 1: Bạn đứng tư thế hai chân mở rộng bằng hông, sau đó đưa một chân về sau và hạ xuống, gót chân hướng lên trên. Bước 2: Đầu gối chân trước hơi khuỵu xuống và đảm bảo không vượt quá mũi chân để tránh tổn thương cho khớp gối. Lặp lại động tác này 10 lần để có được kết quả như mong đợi. 2.8 Bài tập kích hoạt vùng chậu Bài tập kích hoạt vùng chậu giúp cải thiện sức khoẻ của các cơ vùng sàn chậu, hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt. Đây là một trong những bài tập giảm đi tiểu nhiều lần được nhiều người quan tâm nhất. Kích hoạt vùng chậu với thời gian 3 giây – Các bước làm như sau: Bước 1: Đặt dây kháng lực xung quanh đùi trên và hai chân lại với nhau. Di chuyển đầu gối ra xa, đồng thời siết chặt cơ mông, cơ bụng trong vòng 3 giây. Bước 2: Di chuyển đưa đầu gối trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần trong một lần tập. 2.9 Bài tập nâng đầu gối Bài tập nâng đầu gối tác động chủ yếu vào các nhóm cơ đùi, cơ khớp háng làm ảnh hưởng mạnh đến các cơ vùng sàn chậu. Điều này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe bàng quang. Động tác nâng đầu gối ngang thắt lưng – Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng trên ghế rồi nâng đầu gối lên ngang thắt lưng, thực hiện động tác này 10 lần và giữ trong 3 giây. Bước 2: Sau đó từ từ hạ chân xuống đất và lặp lại 10 – 15 lần để bài tập đạt được hiệu quả. III. Khi nào cần đến cơ sở y tế thăm khám? Khi tình trạng bàng quang tăng hoạt kéo dài liên tục thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời như: Xét nghiệm nước tiểu: Nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn một cốc nhựa để đựng nước tiểu. Đây là xét nghiệm cơ bản để giúp sàng lọc phát hiện nhiễm khuẩn niệu hoặc các vấn đề khác ở đường tiết niệu. Soi bàng quang: Phương pháp này người bệnh sẽ được gây mê và sử dụng một ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera đưa vào bàng quang để phát hiện các vấn đề xảy ra đối với bàng quang. Đặc biệt khi nghi ngờ có sỏi hoặc khối u (nếu có). Chụp bàng quang: Người bệnh khi thực hiện chụp bàng quang cần nhịn đói và đi vệ sinh sạch sẽ trước khi làm thủ thuật. Niệu động học: Các phương pháp niệu động học bao gồm: đo niệu dòng, đo nước tiểu tồn dư, đo áp lực bàng quang. Kỹ thuật này giúp đánh giá những sự thay đổi bất thường của chức năng bàng quang. Trên đây là 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Những cách thức tập luyện này đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà giúp bạn cải thiện bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè của mình nhé. ||Tham khảo bài viết khác: Bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai trong ngày? Điều trị Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục Tiểu nhiều lần có sao không? Cảnh báo bệnh gì nguy hiểm?
Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị
Tiểu không hết là một căn bệnh ảnh hưởng tới cả nam và nữ, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, đặc biệt là khi họ già đi. Nguyên nhân của căn bệnh này do đâu và điều trị như thế nào? Mục lục I. Bệnh tiểu không hết là gì? II. Nguyên nhân của bệnh tiểu không hết III. Triệu chứng bệnh tiểu không hết IV. Chẩn đoán bệnh tiểu không hết 4.1 Tiền sử bệnh 4.2 Khám lâm sàng 4.3 Các xét nghiệm 4.4 Chẩn đoán phân biệt V. Điều trị tiểu không ra hết I. Bệnh tiểu không hết là gì? Bệnh tiểu không hết hay đái không hết là tình trạng bàng quang của bạn không trống rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu. Thay vì nước tiểu được truyền hết qua niệu đạo để ra ngoài thì một số vẫn còn đọng lại trong bàng quang. Đôi khi vừa mới đi xong, người bệnh lại có cảm giác muốn đi ngay sau đó. Tiểu không hết có thể là một vấn đề ngắn hạn hoặc dài hạn và có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian (mãn tính). Việc nước tiểu đọng lại trong bàng quang có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu giữa các lần đi tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu có thể chảy ngược về phía thận, gây tổn thương thận. Bàng quang không trống rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu (Ảnh minh họa) II. Nguyên nhân của bệnh tiểu không hết Để tìm được nguyên nhân của bệnh, đầu tiên ta phải hiểu về các cơ quan của hệ tiết niệu và cơ chế hoạt động của chúng. Tiểu không hết là tình trạng bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường tiết niệu, bao gồm: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH): Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ nằm ở phía dưới bàng quang. Khi tuyến tiền liệt phát triển quá mức, nó có thể chèn ép niệu đạo, gây cản trở dòng nước tiểu. Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là nguyên nhân gây tiểu không hết thường thấy ở những nam giới lớn tuổi (Ảnh minh họa) Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm bàng quang, niệu quản và thận. Viêm đường tiết niệu có thể gây đau, rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Sỏi thận: Sỏi thận là các khối chất rắn hình thành trong thận. Sỏi thận có thể gây đau dữ dội ở lưng hoặc bụng và có thể cản trở dòng nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm bàng quang, niệu quản và thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau, rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư bắt đầu ở tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau, rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Ung thư thận: Ung thư thận là một loại ung thư bắt đầu ở thận. Ung thư thận có thể gây đau, rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, tiểu không hết cũng có thể là do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như: Một số nhóm thuốc có thể gây ra tình trạng tiểu không hết (Ảnh minh họa) Táo bón: Táo bón có thể làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến nước tiểu khó chảy ra ngoài. Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể gây tiểu không hết. Chấn thương: Chấn thương bàng quang hoặc niệu đạo có thể gây tiểu không hết. Các vấn đề về thần kinh: Các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như đột quỵ hoặc bệnh đa xơ cứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang. III. Triệu chứng bệnh tiểu không hết Các triệu chứng của bệnh tiểu không hết tùy thuộc vào việc bạn đang mắc tiểu không hết cấp tính hay mãn tính. Triệu chứng tiểu không hết đột ngột (cấp tính): Cảm giác khó chịu hoặc đau đớn ở bụng dưới Muốn đi tiểu ngay sau khi vừa đi xong Cảm giác nước tiểu vẫn còn đọng ở dưới nhưng khó để đi Các triệu chứng của bệnh tiểu không hết tùy thuộc vào việc bạn đang mắc tiểu không hết cấp tính hay mãn tính (Ảnh minh họa) Các triệu chứng tiểu không hết mãn tính có thể bao gồm: Muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày Đi tiểu khó khăn, căng thẳng khi đi tiểu Dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn Cần đi tiểu khẩn cấp nhưng rất ít thành công khi cố gắng đi tiểu Cảm thấy buồn tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong Khó chịu nhẹ và liên tục ở bụng dưới, đường tiết niệu Cảm thấy bàng quang vẫn chưa trống hoàn toàn sau khi tiểu Không cảm nhận được khi bàng quang đầy Tiểu đêm nhiều lần Cùng với đó là một số triệu chứng kèm theo nếu tiểu không hết là dấu hiệu của một vấn đề y tế khác (viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, sa bàng quang,…) IV. Chẩn đoán bệnh tiểu không hết Chẩn đoán tiểu không hết thường dựa trên tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm. 4.1 Tiền sử bệnh Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn, bao gồm thời gian bắt đầu, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh của bạn, bao gồm các bệnh lý đường tiết niệu, các vấn đề về thần kinh hoặc các chấn thương ở bàng quang hoặc niệu đạo. 4.2 Khám lâm sàng Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát và khám vùng chậu hoặc bụng. Bác sĩ có thể kiểm tra kích thước và hình dạng của bàng quang, cũng như kiểm tra xem niệu đạo có bị tắc nghẽn hay không. 4.3 Các xét nghiệm Các xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán tiểu không hết, bao gồm: Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề khác ở bàng quang. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các vấn đề về thận hoặc các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Siêu âm bàng quang: Siêu âm bàng quang có thể giúp bác sĩ ước tính kích thước của bàng quang và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Đo niệu động học: Đo niệu động học là một xét nghiệm sử dụng các ống nhỏ được đưa vào bàng quang và niệu đạo để đo áp lực và lưu lượng nước tiểu. Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán tiểu không hết và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. 4.4 Chẩn đoán phân biệt Tiểu không hết cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, bao gồm: Viêm đường tiết niệu Sỏi thận Nhiễm trùng đường tiết niệu Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư thận Táo bón Sử dụng thuốc Chấn thương Các vấn đề về thần kinh V. Điều trị tiểu không ra hết Cách điều trị tiểu không hết phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để điều trị bệnh tiểu không hết, một số phương pháp thường được áp dụng là: Dẫn lưu bàng quang Giãn niệu đạo Stent niệu đạo Thuốc tuyến tiền liệt Phẫu thuật Điều trị nguyên nhân Nếu tiểu không hết là do một bệnh lý cơ bản, việc điều trị nguyên nhân có thể giúp cải thiện các triệu chứng của tiểu không hết. Ví dụ, nếu tiểu không hết là do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn alpha hoặc phẫu thuật để giảm kích thước tuyến tiền liệt. Thuốc Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng của tiểu không hết, bao gồm: Một loại thuốc điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (Ảnh minh họa) Thuốc chẹn alpha: Thuốc này giúp thư giãn cơ vòng niệu đạo, giúp nước tiểu chảy ra dễ dàng hơn. Thuốc ức chế 5-alpha-reductase: Thuốc này giúp giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Thuốc lợi tiểu: Thuốc này giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể, có thể giúp giảm áp lực lên bàng quang. Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc nếu tiểu không hết là do một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như sỏi thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Các loại phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị tiểu không hết bao gồm: Mở tuyến tiền liệt: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, trong đó bác sĩ thực hiện một vết rạch ở bụng dưới để tiếp cận tuyến tiền liệt. Mở tuyến tiền liệt nội soi: Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn, trong đó bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera và dụng cụ phẫu thuật để tiếp cận tuyến tiền liệt. Tán sỏi tuyến tiền liệt bằng sóng siêu âm: Đây là phương pháp không xâm lấn, trong đó bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ các mô tuyến tiền liệt dư thừa. Thay đổi lối sống Một số thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của tiểu không hết, bao gồm: Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến nước tiểu khó chảy ra ngoài. Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm áp lực lên bàng quang. Tránh uống rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tiểu không hết. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng bàng quang. Tiểu không hết là căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị hiệu quả, cần tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nếu gặp các triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tiết niệu để được khám, chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay nghe theo những lời khuyên vô căn cứ.