Rối loạn tiểu tiện

Tiểu rắt và tiểu nhiều lần do đâu? Điều trị thế nào?

Tiểu rắt và tiểu nhiều lần là chứng rối loạn tiểu tiện rất dễ gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Vậy căn bệnh này do đâu mà xảy ra và điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây! Mục lục1. Tiểu rắt tiểu và nhiều lần là gì?2. Tình trạng này có nghiêm trọng không?3. Nguyên nhân bệnh3.1. Nguyên nhân bệnh lý3.2. Nguyên nhân không bệnh lý4. Điều trị tiểu rắt và tiểu nhiều lần4.1. Phương pháp không dùng thuốc4.2. Điều trị dùng thuốc4.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị4.4. Phẫu thuật Tiểu rắt tiểu và nhiều lần là gì? Tiểu rắt và tiểu nhiều lần thực chất là hai tình trạng rối loạn tiểu tiện khác nhau. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra cùng một lúc trong nhiều bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu. Cụ thể: – Tiểu rắt hay tiểu dắt là hiện tượng bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần đi lại rất ít, đôi khi chỉ vài giọt. – Tiểu nhiều lần cũng đề cập đến tần suất đi tiểu của một người trong một ngày (bao gồm cả ban ngày và ban đêm). Những người mắc chứng tiểu nhiều lần cần đi tiểu rất thường xuyên, hơn bảy lần một ngày dù chỉ uống khoảng 2 lít chất lỏng. Tiểu nhiều lần thường đi kèm với tiểu gấp, tức là một người cảm thấy cần phải đi tiểu ngay lập tức, không cách nào trì hoàn được. Như vậy, nếu tiểu rắt và tiểu nhiều lần cùng xảy ra ở một người, người mắc thường sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày dù chỉ uống nước vừa đủ, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thường ít (vì bàng quang chưa đầy) và đôi khi cơn buồn tiểu đến, họ không thể trì hoãn được mà phải lập tức chạy vào nhà vệ sinh. Tiểu rắt và tiểu nhiều lần có thể xảy ra ở bất kì ai, bất kì giới tính nào và độ tuổi nào. Tuy nhiên tình trạng này thường có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Đọc thêm: Bệnh đái rắt là gì? Người bị tiểu rắt và tiểu nhiều lần sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày dù chỉ uống nước vừa đủ, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít và đôi khi không thể trì hoãn cơn buồn tiểu (Ảnh minh họa) Tình trạng này có nghiêm trọng không? Tiểu rắt và tiểu nhiều lần tuy không gây nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng nó có thể gây ra những bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Chẳng hạn như: Làm giảm năng suất lao động Khiến bạn ngại tham gia các hoạt động xã hội hay xây dựng các mối quan hệ mới Ảnh hưởng tới giấc ngủ nếu bạn phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu Gây tâm lí ngại ngùng, tự ti, khó chịu .v.v. Nếu tình trạng tiểu rắt và tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hoặc nó kèm theo các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu đêm, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cấp cứu nếu bạn bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng sau: Sốt Đau bụng Đau lưng hoặc bên hông Nước tiểu có máu, sẫm màu hoặc đục Nôn mửa Ớn lạnh Tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát quá mức Mệt mỏi Tiết dịch từ âm đạo hoặc dương vật Xuất tinh đau Tiểu rắt tiểu nhiều lần có thể gây mất ngủ (Ảnh minh họa) Nguyên nhân bệnh Nguyên nhân bệnh lý Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Bệnh này xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm vào các bộ phận của hệ tiết niệu, như bàng quang, niệu đạo hay thận. Ngoài tiểu rắt và tiểu nhiều lần, nhiễm trùng đường tiết niệu còn có gây nhiều triệu chứng khó chịu khác, như: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, nước tiểu đổi màu, sốt,… Bàng quang tăng hoạt (OAB) Bàng quang hoạt động quá mức là tên gọi của một nhóm các triệu chứng tiết niệu, gồm: tiểu gấp, tiểu không kiểm soát, tiểu són, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,… Nó không phải là một bệnh. U xơ tiền liệt tuyến U xơ tiền liệt tuyến là một bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi, nó đặc trưng bởi tình trạng tuyến tiền liệt phình to ra, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó dẫn đến tiểu rắt và tiểu nhiều lần. Chi tiết: Bệnh u xơ tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị Bệnh tiểu đường Tiểu rắt và tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, đặc biệt nếu bạn tiết ra nhiều nước tiểu khi đi tiểu. Ở bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách tốt như bình thường, dẫn đến lượng đường huyết lưu lại trong máu cao. Lúc này, cơ thể bạn sẽ cố gắng loại bỏ đường dư thừa, từ đó gây ra các triệu chứng như đã kể ở trên cùng nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, khát nước liên tục hoặc đói, khô miệng hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân. Các nguyên nhân bệnh lý khác. Viêm bể thận Viêm bàng quang Sỏi đường tiết niệu Viêm tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt .v.v. Nguyên nhân không bệnh lý Sử dụng rượu, bia hay caffein Các loại thức uống này có thể hoạt động như các chất lợi tiểu tự nhiên, đặc biệt là khi bạn tiêu thụ chúng với số lượng lớn. Các chất lợi tiểu là thứ có thể khiến bạn đi tiểu rắt và tiểu nhiều lần hơn bình thường. Tương tự rượu bia và caffein, các chất làm ngọt nhân tạo, các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit (như nước ép trái cây họ cam, quýt, cà chua) cũng có thể hoạt động như các chất lợi tiểu. Mang thai Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều lần hơn bình thường và họ có thể gặp phải chứng tiểu dắt, tiểu nhiều lần. Điều này xảy ra là do tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên đây là vấn đề hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Căng thẳng và lo lắng Tiểu rắt và tiểu nhiều lần đôi khi có thể là phản ứng của cảm giác lo lắng hoặc hồi hộp. Người ta vẫn chưa hiểu rõ ràng tại sao lại vậy nhưng nó có thể liên quan đến các chất hóa học được sản xuất ra khi bạn đang ở trạng thái lo lắng. Lưu ý: Trên đây chúng tôi chỉ nêu ra các nguyên nhân thường gặp gây tiểu rắt và tiểu không hết. Đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Điều trị tiểu rắt và tiểu nhiều lần Phương pháp không dùng thuốc Các cách chữa trị tiểu rắt và tiểu nhiều lần không dùng thuốc này chỉ có hiệu quả đối với các nguyên nhân không do bệnh lý. Còn đối với các trường hợp do bệnh lý thì áp dụng các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra thì mới trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày Vùng kín là nơi nấm hoặc các vi khuẩn có hại dễ xâm nhập và gây bệnh trong hệ tiết niệu làm phát sinh tiểu rắt, tiểu nhiều lần và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác. Bởi vậy, để điều trị cũng như phòng ngừa chứng tiểu rắt và tiểu nhiều lần tại nhà thì mọi người lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh tiểu rắt và tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa) Vệ sinh vùng kín đúng cách sau quan hệ Sau khi giao hợp, vùng kín sẽ có những tổn thương nhất định làm “sức đề kháng giảm”. Đây là cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn, nấm ngứa xâm nhập và gây bệnh về đường tiết niệu hoặc các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa biểu hiện qua các triệu chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, bí tiểu… Đặc biệt ở phụ nữ cấu tạo đường niệu đạo ngắn và nằm gần âm hộ nên tỉ lệ mắc viêm nhiễm cao hơn nhiều so với nam giới. Vì vậy sau khi quan hệ, hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ bằng nước thường hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Giữ tâm trạng thoải mái, hướng tới sự tích cực, tránh căng thẳng stress Việc duy trì tâm trạng thoải mái và học cách nhìn mọi việc dưới những điều tích cực không chỉ là cách làm tăng năng lượng sống, giúp cuộc sống ý nghĩa và vui tươi hơn mà đây còn là cách phòng ngừa tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần và những rối loạn tiểu tiện khác. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực (Ảnh minh họa) Ngủ đủ giấc Ngủ đủ giấc mỗi ngày chính là cách tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng sau một ngày hoạt động vất vả. Việc ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng giúp tinh thần sảng khoái, tránh mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng cơ thể để phòng ngừa chứng rối loạn tiểu tiện cũng như nhiều bệnh thường gặp khác. Uống đủ nước mỗi ngày Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu khoảng 1,5 – 2 lít/ngày) là thói quen rất tốt cho cơ thể. Nó giúp cung cấp đủ lượng khoáng cho cơ thể hoạt động, hỗ trợ và quá trình trao đổi chất hàng ngày. Bên cạnh đó, việc uống đủ ít nhất 2 lit nước mỗi ngày cũng là cách giúp thận và các bộ phận trong hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả, phòng ngừa và cải thiện chứng tiểu rắt tiểu nhiều lần rất tốt. Lưu ý: Nên uống nhiều nước vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy để giúp thanh lọc cơ thể. Tránh uống nhiều nước vào buổi tối. Uống đủ nước mỗi ngày giúp thận và các bộ phận trong hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả (Ảnh minh họa) Ăn nhiều chất xơ và các loại thực phẩm có tính mát Tăng cường chất xơ và các loại thực phẩm có tính mát hàng ngày cũng là một trong những cách khắc phục tiểu rắt và tiểu nhiều lần. Một số thực phẩm có tính mát người bệnh có thể tham khảo như: Bí xanh Bột sắn dây Giá đỗ Rau mùng tơi Rau má Các loại rau họ đậu: đậu đũa, đậu cove… Các loại rau họ cải: cải xoăn, cải bắp, cải thảo… Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích Rượu, bia, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích là những thức uống mà người mắc tiểu rắt và tiểu nhiều lần cần tránh xa. Đây không chỉ là những thức uống khiến cơ thể bị nóng trong, gây lợi tiểu mà đây còn là những đồ uống không có lợi cho sức khỏe con người nói chung. Dành thời gian luyện tập thể thao mỗi ngày Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày vận động thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, phòng ngừa tiểu rắt, tiểu nhiều lần và nhiều chứng bệnh thường gặp khác. Bạn có thể tham khảo các bài tập như: luyện thiền, yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng khác… Luyện thiền, yoga cũng là cách nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tiểu rắt, tiểu nhiều lần hiệu quả (Ảnh minh họa) Điều trị dùng thuốc Có nhiều loại thuốc chữa tiểu rắt và tiểu nhiều lần khác nhau. Nhưng để việc điều trị có hiệu quả, việc sử dụng thuốc cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn. Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ có thể kê: Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế  5-alpha reductase, thuốc tadalfil,… để điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Thuốc metformin, thiazolidinediones, thuốc ức chế DPP-4, chất chủ vận thụ thể GLP-1,… để điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Liệu pháp estrogen âm đạo, thuốc làm giãn bàng quang,… để điều trị bàng quang tăng hoạt. .v.v. Lưu ý: Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ và bạn cần sử dụng thuốc đúng theo bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị Song song với các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Với tiểu rắt và tiểu nhiều lần do u xơ tiền liệt tuyến, Vương Bảo hiện đang là sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin tưởng và chọn lựa. Bởi so với các sản phẩm trên thị trường, Vương Bảo có nhiều ưu điểm vượt trội sau: Là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài “Nghiên cứu tác dụng của cây náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) trên bệnh phì đại  tuyến tiền liệt” của TS. Nguyễn Bá Hoạt tiến hành từ năm 2001 đến 2008. Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và có mặt hơn 8 năm trên thị trường Hiệu quả được kiểm chứng bởi người tiêu dùng khắp cả nước và đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW. Là sản phẩm duy nhất có chứa thành phần cao Ngải nhật giúp phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới có u xơ. Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Phẫu thuật Phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Một số bệnh lý có thể cần tới phẫu thuật để điều trị dứt điểm là: U xơ tiền liệt tuyến kích thước lớn Sỏi thận Bàng quang tăng hoạt Ung thư tuyền tiền liệt .v.v. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn có thể phục hồi nhanh hay chậm. Tổng kết Tiểu rắt và tiểu nhiều lần là những triệu chứng rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra cùng một lúc ở nhiều bệnh lý khác nhau. Đôi khi, nó cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân không bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc của người mắc. Chính vì thế, nếu bị tiểu rắt và tiểu nhiều lần kéo dài không thuyên giảm, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả

Đái buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu tiện cảm thấy bị đau buốt ở bộ phận sinh dục rất khó chịu. Đái buốt là biểu hiện của một số bệnh như bệnh nhiễm trùng niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, u xơ tiền liệt tuyến… Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp tiểu buốt gây ra do cơ thể bị nóng trong. Mục lụcI. Đái buốt (tiểu buốt) là hiện tượng gì?II. Đái buốt (tiểu buốt) là biểu hiện của bệnh gì?2.1 Do viêm, nhiễm trùng niệu đạo2.2 Hẹp niệu đạo2.3 Viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang2.4 Do sỏi hệ tiết niệu2.5 Viêm bể thận2.6 Viêm tuyến tiền liệt2.7 U xơ tiền liệt tuyến2.8 Ung thư tuyến tiền liệt2.9 Viêm ống dẫn trứng (viêm vòi trứng)2.10 Viêm, nhiễm trùng âm đạo2.11 Viêm vùng chậu (PID)2.12 Do cơ thể bị nóng trongIII. Bị tiểu buốt cần thăm khám bác sĩ khi nào?IV. Bị đái buốt nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?4.1 Uống thuốc Nam điều trị đái buốt (tiểu buốt)4.2 Điều trị tiểu buốt bằng thuốc Tây yV. Chế độ sinh hoạt tốt phòng ngừa đái buốt I. Đái buốt (tiểu buốt) là hiện tượng gì? Đái buốt (hay còn gọi là tiểu buốt) là một thuật ngữ miêu tả hiện tượng người bệnh đi tiểu cảm thấy bị đau buốt, rất khó chịu ở cơ quan sinh dục. Đây là một triệu chứng thường gặp của các bệnh liên quan đến rối loạn hệ tiết niệu. Đái buốt là hiện tượng một người cảm thấy bị đau buốt và rất khó chịu ở cơ quan sinh dục khi đi tiểu (Ảnh minh họa) Cảm giác đái buốt thường xuất hiện ở cuối bãi tiểu với cơn đau buốt nhói kéo dài từ 5 – 7 giây cho đến khi hết nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tiểu buốt xuất hiện ở đầu bãi tiểu hoặc thậm chí xuất hiện từ đầu bãi cho tới cuối bãi. Người bệnh buốt thường xuất hiện kèm theo các chứng rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu rắt, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần… II. Đái buốt (tiểu buốt) là biểu hiện của bệnh gì? Đái buốt thường gọi là một chứng bởi nó thường là triệu chứng, biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Cụ thể, đái buốt có thể là biểu hiện của một số bệnh như: 2.1 Do viêm, nhiễm trùng niệu đạo Niệu đạo là một ống có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi bên ngoài cơ thể. Riêng ở nam giới, ống niệu đạo còn có nhiệm vụ vận chuyển tinh dịch phóng ra bên ngoài trong quá trình phóng tinh. Nhiễm trùng niệu đạo là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu biểu (Ảnh minh họa) Viêm, nhiễm trùng niệu đạo là sự viêm, nhiễm trùng ống dẫn tiểu trong cơ thể con người do một loại vi khuẩn nào đó. Thông thường, tỉ lệ viêm niệu đạo ở nữ giới thường cao hơn nam giới do ống niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn đồng thời nằm sát cạnh âm đạo. Người bị viêm niệu đạo thường gặp các triệu chứng: Tiểu buốt Tiểu khó Tiểu bí Tiểu gấp Bị cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện Ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo Bị đau khi quan hệ… 2.2 Hẹp niệu đạo Hẹp niệu đạo là tình trạng một hoặc nhiều vị trí nào đó của ống niệu đạo bị co hẹp với đường kính nhỏ hơn bình thường. Điều này làm giảm lưu lượng dòng tiểu, gây cản trở dòng tiểu, khiến người bệnh đi tiểu rất khó khăn, bị tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu đi được ít… Hẹp niệu đạo là bệnh thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Nguyên nhân do niệu đạo nam dài hơn nên dễ bị tổn thương hơn. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, hẹp niệu đạo có thể biến chứng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt. 2.3 Viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang Viêm, nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới) là tình trạng bàng quang bị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây thường là biến chứng của bệnh viêm niệu đạo khi vi khuẩn gây hại không được tiêu diệt tận gốc, khiến chúng lan theo đường tiểu và gây viêm nhiễm tại bàng quang. Các triệu chứng thường gặp phải khi bị viêm bàng quang là: Đái buốt Đái rắt Đái nhiều lần Nước tiểu có mùi hôi bất thường, màu đục hoặc có thể lẫn máu Bị đau ở cơ quan sinh dục Người bệnh phát sốt. 2.4 Do sỏi hệ tiết niệu Đái buốt cũng là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh sỏi hệ tiết niệu. Có thể hiểu đơn giản, sỏi hệ tiết niệu là hiện tượng hình thành sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu, cụ thể như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Theo thời gian, kích thước sỏi lớn dần gây cản trở sự di chuyển của nước tiểu, từ đó làm hình thành các chứng bệnh rối loạn tiểu tiện, trong đó có đái buốt. Sỏi thận (bên phải) và sỏi bàng quang (bên trái) 2.5 Viêm bể thận Bệnh viêm bể thận (hay còn gọi là nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trên) là hiện tượng một bên thận hoặc cả hai quả thận bị nhiễm trùng. Đây cũng là một biến chứng của viêm ống niệu đạo khi không được điều trị triệt để khiến các vi khuẩn gây hại có cơ hội lan rộng đến thận, niệu quản và gây viêm nhiễm. Ngoài đái buốt, viêm bể thận còn có một số triệu chứng khác như: tiểu nóng, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và có mùi hôi… 2.6 Viêm tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt có vị trí nằm dưới bàng quang đồng thời ôm bọc quanh một phần sau ống niệu đạo ở nam giới. Tuyến tiền liệt có hai nhiệm vụ chính: Co bóp và kiểm soát nước tiểu thông qua các thùy tuyến tiền liệt Tạo dịch kiềm màu trắng hòa vào tinh dịch để nuôi dưỡng vào bảo tinh trùng, hoàn thành quá trình phóng tinh. Viêm tuyến tiền liệt chủ yếu gây ra do các loại vi khuẩn gram(-) và vi khuẩn sinh tiết niệu như vi khuẩn E.coli. Do bị viêm sưng nên tuyến tiền liệt có xu hướng phình to hơn bình thường. Điều này tác động gây chèn ép đến niệu đạo và bàng quang, làm rối loạn sự vận hành của hệ tiết niệu. Từ đó gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần… 2.7 U xơ tiền liệt tuyến Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là hiện tượng kích thước tuyến tiền liệt phình to dần, gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, từ đó gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có chứng đái buốt. Đây là một dạng lành tính của u tuyến tiền liệt và có thể chữa trị được. Nam giới độ tuổi trung niên rất hay mắc phải căn bệnh này. Khối u xơ tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và bàng quang có thể gây ra chứng tiểu rắt (Ảnh minh họa) 2.8 Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng u ác tính tuyến tiền liệt. Khác với viêm tuyến tiền liệt và u xơ tiền liệt tuyến, bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, các biểu hiện bệnh không thường xuyên khiến người bệnh dễ bị lầm tưởng sang các bệnh rối loạn tiểu tiện thường gặp khác. Đến khi phát hiện thì bệnh thường phát triển sang giai đoạn nặng khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn. Do cũng có kích thước phì đại nên ung thư tuyến tiền liệt cũng tác động chèn ép vào bàng quang, niệu đạo và gây ra các triệu chứng: Tiểu buốt Khó tiểu Tiểu rắt Tiểu nhiều lần Tiểu bí Đi tiểu ra máu Tiểu không tự chủ 2.9 Viêm ống dẫn trứng (viêm vòi trứng) Ống dẫn trứng (vòi trứng) là phần nối tử cung và buồng trứng, là “đường đi” của trứng, tinh trùng, trứng đã thụ tinh thành công trong hệ sinh sản nữ giới. Viêm ống dẫn trứng là tình trạng một hoặc hai bên vòi trứng bị viêm sưng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn có hại từ âm đạo lan sâu vào trong tử cung và tiến đến vòi trứng gây bệnh. Viêm ống dẫn trứng gây ra các triệu chứng như: Kinh nguyệt không đều Đau bụng kinh Khí hư ra nhiều Ngứa âm đạo Đau mỏi lưng, eo Buồn nôn Sốt Bị rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu buốt, khó tiểu, tiểu rắt… 2.10 Viêm, nhiễm trùng âm đạo Viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến việc tiết nhiều dịch nhầy, khí hư, ngứa và đau vùng âm đạo, âm hộ ở phụ nữ. Hầu như đa số phụ nữ đều bị viêm nhiễm trùng âm đạo ít nhất một lần trong đời. Do âm đạo bị viêm nhiễm sưng đau nên khi đi tiểu dễ xuất hiện cảm giác khó tiểu, đi tiểu đau buốt. 2.11 Viêm vùng chậu (PID) Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở cơ quan sinh sản phụ nữ. Viêm vùng chậu thường gặp nhất ở 3 dạng: viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng. Một số triệu chứng của viêm vùng chậu như: Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường Đau bụng dưới Sốt, ớn lạnh Bị đau khi quan hệ Máu kinh xuất hiện bất thường Khi đi tiểu bị đau buốt, đi tiểu nhiều lần. 2.12 Do cơ thể bị nóng trong Cơ thể bị nóng trong do ăn đồ ăn cay nóng thường xuyên, uống bia rượu hoặc sử dụng các thực phẩm gây nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây đái buốt. Tuy nhiên, các triệu chứng đái buốt do bị nóng trong sẽ được cải thiện khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. III. Bị tiểu buốt cần thăm khám bác sĩ khi nào? Đừng tự chịu đau một mình mà hãy tìm đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại các địa chỉ uy tín nếu bạn có các triệu chứng dưới đây: Nếu bị đái buốt kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa) Cơn đau buốt khi đi tiểu kéo dài dai dẳng không tự dứt. Bị đái buốt kèm theo sốt, người mệt mỏi. Nước tiểu có mùi hôi nồng khó chịu kéo dài, nước tiểu có lẫn máu (nước tiểu màu hồng). Bị đau buốt đái kèm theo đau bụng, đau vùng chậu. Có dịch lạ bất thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục (dương vật hoặc âm đạo). Khi bạn đang mắc các bệnh về bàng quang, sỏi thận. IV. Bị đái buốt nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi? 4.1 Uống thuốc Nam điều trị đái buốt (tiểu buốt) Một số bài thuốc Nam giúp chữa trị đái buốt (tiểu buốt) hiệu quả tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo là: Bài 1: Kim tiền thảo và mã đề Chuẩn bị 80g mỗi loại kim tiền thảo và mã đề. Đem rửa sạch hết các bụi bẩn thì cho vào nồi sắc với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 15 phút để các chất trong cây thuốc Kim tiền thảo và mã đề phai ra với nước rồi tắt bếp. Chắt nước sắc dùng uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc. Khi uống hết tiếp tục đun lần 2, 3 khi nước thuốc nhạt thì thay bã mới. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần sẽ thấy chứng đái buốt giảm đáng kể. Cây kim tiền thảo Bài 2: Uống nước sắc râu ngô chữa trị đái buốt Lấy 100g râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều được) + 30g rễ cỏ tranh. Rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 1 lit nước sạch. Khi ấm râu ngô sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 – 15 phút thì ngưng. Chắt nước sắc râu ngô dùng uống trực tiếp liên tục trong ngày để hệ tiết niệu hoạt động đào thải các độc tố. Kiên trì sắc nước râu ngô uống khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. Bài 3: Uống bột sắn dây chữa trị tiểu rắt Bột sắn dây là thức uống có tính làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Uống bột sắn dây còn có khả năng chữa trị nóng trong, giúp làm giảm các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau tiểu… do nóng trong cơ thể gây ra. Cách dùng rất đơn giản: pha 2 – 3 thìa bột sắn dây với 300ml nước, khuấy đều rồi dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 lần. Kiên trì áp dụng hàng ngày để làm mát cơ thể, nhờ đó chứng đái rắt sẽ được cải thiện. Bài 4: Kết hợp kim tiền thảo, mã đề và râu ngô Chuẩn bị: Kim tiền thảo, râu ngô, mã đề, cỏ mần trầu: mỗi vị 50g. Có thể dùng nguyên liệu tươi hoặc nguyên liệu khô. Lớp vỏ bên ngoài cùng của thân cây tre: 3g. Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc (bột tre không rửa) rồi cho vào ấm sắc với 1,5 lit nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp, uống thay nước lọc. Bài 5: Bài thuốc trị đái buốt bằng kim ngân hoa Lấy 80g kim ngân hoa + 50g mỗi loại rễ cỏ tranh, mã đề. Rửa sạch 3 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 1,2 lít nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút thì chắt lấy nước thuốc dùng uống thay nước lọc, uống hết trong ngày. Tiếp tục đun thêm nước 2 và 3. Nước thuốc nhạt thì thay bã mới. Kiên trì uống liên tục sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy chứng tiểu rắt được cải thiện hiệu quả. Cây kim ngân hoa ! LƯU Ý: Các bài thuốc trên có thường có hiệu quả nhanh với người bị tiểu rắt do nóng trong cơ thể gây nên. Còn đối với người mắc đái dắt do các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh lý về tuyến tiền liệt, bệnh lý phụ khoa, nam khoa… thì muốn điều trị triệt để người bệnh cần tiến hành điều trị tận gốc bệnh. Các bài thuốc chúng tôi giới thiệu phía trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Người bệnh muốn điều trị bằng các bài thuốc Đông y hay thuốc Nam thì nên tới các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc bắt bệnh, từ đó mới có bài thuốc hiệu quả nhất. 4.2 Điều trị tiểu buốt bằng thuốc Tây y Dùng thuốc Tây y để điều trị đái rắt là cách làm nhiều người bệnh áp dụng khi được chẩn đoán bị đái rắt do các bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ nặng hoặc nhẹ bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ xem xét kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý gây ra như: – Viêm niệu đạo bởi các vi khuẩn Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae: tham khảo nhóm thuốc Quinolone; nhóm thuốc kháng sinh Macrolide, thuốc Ceftriaxone (Rocephin) kết hợp với doxycycline (Vibramycin)… –  Sỏi thận. Uống nhiều nước mỗi ngày đồng thời kết hợp dùng các loại thuốc tán sỏi để bào mòn kích thước sỏi. –  Viêm bàng quang do vi khuẩn Coliform gây ra: tham khảo các nhóm thuốc kháng sinh Quinolone, cephalosporin; thuốc kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); thuốc amoxicillin (Amoxil), nitrofurantoin (Furadantin),… – Viêm bể thận do vi khuẩn Coliform gây ra: tham khảo nhóm thuốc kháng sinh Quinolone; nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycoside kết hợp với thuốc Ampicillin; thuốc piperacillin (Pipracil); nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3;… – Viêm tuyến tiền liệt do Coliform gây ra: tham khảo nhóm thuốc kháng sinh Quinolone; nhóm trimethoprim-sulfamethoxazole; thuốc doxycycline; … – Phì đại tuyến tiền liệt: tham khảo nhóm Thuốc chẹn alpha 1; thuốc kháng Androgen finasteride (Proscar), liệu pháp tăng thân nhiệt, phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương bảo giúp hỗ trợ cải thiện đái buốt do u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời giúp làm giảm kích thước khối u phì đại lành tính. Vương Bảo có thành phần chính là cao Náng hoa trắng – Chuyển giao từ công trình nghiên cứu nhiều năm của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW). Theo nghiên cứu của TS. Hoạt, Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Khi kết hợp Náng hoa trắng với các thảo dược khác như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay, Đơn kim,… sẽ mang lại tác dụng lợi tiểu, giảm các rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết,… Đặc biệt hơn, Vương Bảo còn chứa hàm lượng lớn cao Ngải nhật. Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, Artemisinin trong Ngải nhật có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới có u xơ. Cấu trúc phân tử của artemisinin Vương Bảo cũng đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW, kết quả cho thấy sản phẩm tác dụng rất tốt và an toàn. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY – Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt: tham khảo phương pháp phẫu thuật cắt tế bào ung thư, xạ trị, hóa trị. – Viêm âm đạo do Herpes: tham khảo các loại thuốc thuốc famciclovir (Famvir), Acyclovir (Zovirax), thuốc valacyclovir (Valtrex). V. Chế độ sinh hoạt tốt phòng ngừa đái buốt Một số chế độ sinh hoạt và thói quen hàng ngày tốt cũng giúp phòng ngừa đái buốt như: – Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lit nước lọc mỗi ngày. – Nên uống nhiều nước vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đồng thời hạn chế uống nhiều nước sau 21h tối. – Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ giúp cơ thể được mát trong, tránh tình trạng rối loạn tiểu tiện, táo bón. – Hạn chế tối đa việc bổ sung các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn chua, trái cây chua, thực phẩm có tính axit cao, rượu và các loại đồ uống chứa cồn, thực phẩm chứa caffein… để tránh kích thích bàng quang, giúp bàng quang có thời gian phục hồi. – Không nên dùng các loại nước xả có mùi thơm với độ cá nhân để tránh nguy cơ bị kích ứng. – Nên dùng bao cao su khi gần gũi bạn tình để giữ an toàn cho cả hai, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đái buốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, như: nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt,… Vì thế, để điều trị đái buốt hiệu quả, đầu tiên cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bạn hãy đi khám để tìm ra được nguyên nguyên chính xác, tránh để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và gặp thêm nhiều triệu chứng khác. Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước). ||Tham khảo bài viết khác: Bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khắc phục bằng cách nào? Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh Chia sẻ17 Tweet Chia sẻ

Bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khắc phục bằng cách nào?

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Tôi năm nay 51 tuổi. Vài tháng gần đây tôi hay bị tiểu nhiều lần tiểu buốt khiến cuộc sống của tôi gặp khá nhiều rắc rối, đặc biệt là khi tôi có việc cần đi thời gian lâu hoặc ở những nơi WC bất tiện. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi có cách nào để chữa trị chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt tận gốc không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Trần Văn Xuân, Hà Tĩnh) Trả lời: Chào bác Xuân, Lời đầu thư, vuong-bao.com xin gửi lời cảm ơn tới bác đã dành thời gian gửi thắc mắc đến chuyên mục giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “có cách nào để chữa trị chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt tận gốc không?” của bác Xuân, chúng tôi xin được trả lời như sau: Tiểu nhiều lần tiểu buốt là gì? Tiểu nhiều lần và tiểu buốt là 2 triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở cả nam giới và phụ nữ khi hệ tiết niệu xảy ra vấn đề. Cụ thể: Tiểu nhiều lần: là hiện tượng người bệnh hay có cảm giác mót tiểu cần phải đi vệ sinh. Nhưng khi vào WC thì chỉ rặn được rất ít nước tiểu (thường ít hown100ml/lần). Khi vừa đi xong thì lại có cảm giác bị mót tiểu tiếp. Tiểu buốt: là tình trạng người bệnh khi đi tiểu bị cảm giác đau buốt, nóng rát rất khó chịu ở cơ quan sinh dục. Cảm giác đau buốt khi đi tiểu thường xuất hiện ở cuối bãi. Một số trường hợp nặng có thể bị cảm giác tiểu buốt từ đầu bãi tới cuối bãi tiểu. Tiểu nhiều lần và tiểu buốt có thể xảy ra độc lập hoặc đồng thời với nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số chứng rối loạn tiểu tiện khác đi kèm tiểu nhiều lần tiểu buốt như: tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết… (tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh). Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần tiểu buốt Tiểu nhiều lần tiểu buốt có thể gây ra bởi sự tác động của yếu tố bên ngoài (không phải bệnh lý) hoặc do các bệnh lý gây ra (nói cách khác, tiểu nhiều lần tiểu buốt là lời “thông báo” các bệnh lý đã tới “hỏi thăm” sức khỏe của bạn). Cụ thể: Tiểu nhiều lần tiểu buốt gây ra bởi các yếu tố không phải bệnh lý: Nóng trong gây chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt Do độ tuổi. Do cơ thể bị nóng trong. Do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Do thói quen nhịn tiểu quá lâu. Do tâm lý bị stress, căng thẳng, áp lực công việc trong thời gian dài. Do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ hàng ngày. Do vệ sinh “vùng kín” sau khi quan hệ chưa đúng cách. Tiểu nhiều lần tiểu buốt gây ra bởi các bệnh lý: Do bệnh viêm niệu đạo. Do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang) Do nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận, viêm đài bể thận) Do sỏi tiết niệu hoặc các dị tật. Do viêm tuyến tiền liệt Bệnh phì đại tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt. Cách chữa tiểu nhiều lần tiểu buốt tận gốc Do tiểu nhiều lần tiểu buốt gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên người bệnh muốn chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt tận gốc thì trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân gây ra để từ đó có hướng chữa trị phù hợp. Điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt không do bệnh lý gây ra Đối với chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt không do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian lâu đời được truyền lại có tác dụng điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt như: Dùng bột sắn dây làm mát trong giúp điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt Bột sắn dây điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt Cách 1: Uống bột sắn dây tự làm Chuẩn bị 3kg sắn dân tươi, làm sạch rồi thái thành từng miếng. Đem phơi khô (hoặc có thể sấy giòn), sau đó giã nhỏ, lọc lấy bột sắn dây nguyên chất. Dùng bột này pha với nước mát, khuấy đều đến khi bột sắn dây tan hết thì dùng uống trực tiếp. Nếu chưa uống quen có thể pha thêm một chút đường giúp dễ uống hơn. Ngày uống 1 – 2 cốc nước bột sắn dây sẽ thấy chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt thuyên giảm dần Cách 2: Tìm mua bột sắn dây tại các địa chỉ uy tín (để tránh bị pha lẫn bột mì). Cho khoảng 200ml nước sạch vào nồi đun sôi, sau đó cho 2 – 3 thìa bột sắn dây vào khuấy đều. Đậy nắp đun thêm 1 phút để bột sắn dây chín. Sau đó bắc nồi xuống, pha thêm một chút đường, chờ bột sắn dây nguội thì dùng ăn trực tiếp. Ngày ăn từ 1 – 2 lần. Điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt bằng ngải cứu Mặc dù ngải cứu là vị thuốc Nam có tính ấm nhưng đem kết hợp dùng ngải cứu với các vị thuốc Nam khác lại đem về hiệu quả chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt khá tốt. Cây ngải cứu Chuẩn bị: Ngải cứu, nên lấy cả thân và lá: 50g Cỏ seo gà, rễ cỏ chanh: mỗi vị 15g. Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp tục thêm 20 phút để các tinh chất trong thuốc phai ra nước rồi tắt bếp. Dùng nước thuốc thu được chia uống 2 lần trong ngày, uống sau ăn. Mỗi lần uống pha cùng 1/2 thìa cafe mật ong. Ăn bí xanh trị tiểu nhiều lần tiểu buốt Cách 1: Dùng uống nước cốt bí xanh Lấy 300g – 400g bí xanh. Nạo sạch vỏ, rửa sạch và lọc bỏ ruột. Sau đó thái thành miếng rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Dùng uống trực tiếp nước cốt bí xanh. Ngày uống từ 1 – 2 cốc. Nếu người bệnh chưa uống quen có thể pha thêm nước lọc và một chút muối để thức uống dễ uống hơn. Bí xanh (Bí đao) Cách 2: Luộc bí xanh ăn trực tiếp Chuẩn bị một lượng bí xanh người bệnh có thể ăn hết, gọt vỏ, lọc ruột, rửa sạch rồi sắt thành miếng nhỏ. Cho bí xanh vào luộc chín với 200ml nước sạch. Sau đó dùng ăn trực tiếp bí luộc và uống hết cả nước. Chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt với kim tiền thảo, mã đề, cỏ mần trầu Kim tiền thảo, râu ngô, mã đề là những vị thuốc Nam được mệnh danh là “khắc tinh” của chứng rối loạn tiểu tiện do nóng trong và các yếu tố không phải bệnh lý gây ra. Vì vậy, dùng bài thuốc Nam kim tiền thảo, râu ngô và mã đề chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt là cách làm rất hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuẩn bị: Kim tiền thảo, mã đề, râu ngô và cỏ mần trầu: mỗi vị 60g. Dùng con dao mỏng cạo lấy lớp vỏ bên ngoài của thân cây tre (tre tươi): 2g. Thực hiện: Rửa sạch 4 loại cây lá sau đó cho vào nồi, cho thêm 2g bột thân cây tre và 1 lit nước sạch, đưa lên đun sôi. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút để thu về nước thuốc kim tiền thảo, mã đề, râu ngô và cỏ mần trầu. Dùng nước này uống trực tiếp, uống thay nước lọc trong ngày. Có thể uống khi còn ấm hoặc khi nguội. Khi uống hết thì tiếp tục cho nước vào sắc lần 2, lần 3. Đến khi nước thuốc nhạt thì thay nguyên liệu mới. Dùng uống liên tục trong 2 – 4 ngày sẽ thấy chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt giảm hẳn rõ rệt. Cây kim tiền thảo Kết hợp thay đổi các thói quen sinh hoạt tốt hàng ngày Kết hợp thay đổi các thói quen sinh hoạt tốt hàng ngày cũng là cách hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số thói quen sinh hoạt tốt như: Tập thói quen đi tiểu theo từng thời điểm cụ thể trong ngày. Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lit nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên sau 21h thì nên hạn chế uống nước để tránh bị tiểu đêm. Có chế độ ăn uống hợp lý nhằm cân bằng lượng chất xơ, rau xanh và lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày. Điều này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt và còn giúp ngừa táo bón, nóng trong hiệu quả cho người bệnh. Tránh stress, căng thẳng kéo dài. Luôn suy nghĩ hướng tinh thần đến những điều tích cực, lạc quan trong cuộc sống. Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ. Lưu ý vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ đúng cách. Không nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa vệ sinh vùng kín sau khi vừa giao hợp. Bởi điều này có thể khiến môi trường vùng kín bị mất cân bằng, khiến các loại vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm. Điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt bằng thuốc Tân dược Dùng uống các loại thuốc Tân dược (thuốc Tây y) điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt cũng là một trong những lựa chọn của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp người bệnh không có thời gian thực hiện các bài thuốc dân gian. Một số thuốc Tân dược có tác dụng điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt: Thuốc Peflacin 400mg Thuốc Metronidazole Micro 250mg. Thuốc Ciprofloxacin 500mg. Điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt bằng thuốc Tân dược Lưu ý: Các thuốc Tân dược trên có thể thay bằng nhiều loại thuốc Tân dược khác có thành phần tương tự, điều này tùy thuộc theo liệu pháp điều trị và sự cân nhắc của từng bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý mua thuốc Tây y chữa bệnh. Mọi vấn đề liên quan đến liều lượng dùng thuốc, chỉ định dùng thuốc Tây y điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt cần được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa hoặc các Dược sĩ. Vuongbao.vn không đưa ra lời khuyên về sử dụng thuốc Tây Y trong điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt. Chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt do bệnh lý gây ra Bởi nguyên nhân gốc gây bệnh là do các bệnh lý nên muốn chữa trị tiểu nhiều lần tiểu buốt hiệu quả tận gốc thì người bệnh cần điều trị khỏi các bệnh lý, từ đó nhằm chấm dứt các triệu chứng bệnh – chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt. Trường hợp mắc tiểu nhiều lần tiểu buốt do bệnh lý, người bệnh cần tiến hành thăm khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết để tìm ra chính xác bệnh lý gây tiểu nhiều lần tiểu buốt. Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh, từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ bệnh lý nhẹ hoặc nặng khác nhau mà các bác sĩ chuyên môn sẽ cân nhắc đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp. Với thắc mắc”có cách nào để chữa trị chứng tiểu nhiều lần tiểu buốt tận gốc không?” của bác Xuân, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bác được những thông tin hữu ích. Để biết thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác, mong bác gọi về tổng đài 1800.1258 (miễn cước) của chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất. Chúc bác sớm khỏi bệnh, khỏe mạnh và luôn an lạc! >>> Bạn có thể quan tâm:  Bị đái dắt phải làm sao? Vương bảo – hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt do bệnh u xơ tiền liệt tuyến gây ra Đối với người bị tiểu nhiều lần tiểu buốt do mắc u xơ tuyến tiền liệt, ngoài cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh, các bài thuốc Nam điều trị thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng… do bệnh u phì đại tuyến tiền liệt lành tính gây ra. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY   Chia sẻ17 Tweet Chia sẻ

Tiểu nhiều lần ra máu có phải mắc bệnh nguy hiểm?

Đi tiểu nhiều lần ra máu là một tình trạng biểu hiện cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe. Vậy đi tiểu nhiều lần ra máu có phải mắc bệnh nguy hiểm không? ➤  Xem trước: Tình trạng đái ra máu vì sao? Tiểu nhiều lần ra máu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm Mục lục1. Thế nào là tiểu nhiều lần ra máu?2. Tiểu nhiều lần ra máu là triệu chứng của bệnh gì?2.1. Viêm đường tiết niệu2.2. Bệnh lý tuyến thận2.3. Ung thư bàng quang2.4. Bệnh lậu2.5. Nhóm bệnh tuyến tiền liệt3. Tiểu nhiều lần ra máu do các nguyên nhân khác4. Ảnh hưởng của tiểu nhiều ra máu5. Cách chẩn đoán tiểu nhiều ra máu6. Hướng điều trị bệnh đi tiểu nhiều lần ra máu6.1. Điều trị theo phương pháp Tây y6.2. Điều trị bằng phương pháp dân gian6.3. Sử dụng Vương Bảo – Giúp cải thiện tiểu nhiều ra máu do phì đại tuyến tiền liệt7. Thay đổi thói quen sống để điều trị bệnh đi tiểu nhiều lần ra máu Thế nào là tiểu nhiều lần ra máu? Tiểu nhiều lần ra máu là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày và có máu ở trong nước tiểu. Khi đó, nước tiểu có màu hồng, màu đỏ hoặc màu giống như nước Coca, tùy theo lượng máu trong nước tiểu mà màu sắc nước tiểu tùy thuộc vào lượng máu trong nước tiểu. Khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu kết quả thấy có các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Thông thường, đi tiểu sẽ không đau nhưng nếu có máu đông trong nước tiểu thì người bệnh cảm thấy đau. Ở một số trường hợp, nước tiểu có máu nhưng lại không có các dấu hiệu nào khác, chỉ nhìn thấy ở dưới kính hiển vi. Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng của sức khỏe Tiểu nhiều lần ra máu là triệu chứng của bệnh gì? Đi tiểu nhiều lần ra máu là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Bởi rất có thể nó đang cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ, môi trường sống ẩm ướt hoặc do các bệnh lý. Đi tiểu ra máu ở đàn ông khi bị viêm đường tiết niệu có thể do biến chứng từ bệnh phì đại tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, còn đi tiểu ra máu tươi ở phụ nữ khi bị viêm đường tiết niệu chủ yếu là do viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như nước tiểu xuất hiện màu hồng hoặc màu nâu đỏ, đau buốt âm đạo (dương vật) khi đi tiểu, đau lưng, đau vùng bụng dưới, sốt cao… Bệnh lý tuyến thận Các bệnh lý tuyến thận như viêm thận và bể thận đều có biểu hiện đi tiểu ra máu. Do vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển ngược dòng gây ra viêm nhiễm hoặc bị nhiễm khuẩn qua đường máu. Khi bị mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến thận, bệnh nhân thường có các triệu chứng giống như viêm nhiễm bàng quang như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau vùng eo và sốt. Ung thư bàng quang Đối với căn bệnh ung thư bàng quang, việc đi tiểu ra máu không được thường xuyên, hiện tượng này có thể xuất hiện một vài ngày đầu, xong chúng biến mất rồi lại tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh việc đi tiểu ra máu, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tiểu nhiều lần, có cảm giác đau rát khi đi tiểu, tốc độ nước tiểu chạy chậm,… Mức độ chảy máu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có những người khi tiểu thì máu ra ít, khiến cho người bệnh không tự nhìn thấy được bằng mắt thường mà cần phải tiến hành đi khám mới phát hiện được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân ra rất nhiều máu, có thể dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong màu sắc của nước tiểu. Bệnh lậu Lậu là 1 căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều tác hại như suy giảm ham muốn tình dục, nhiễm trùng máu, vô sinh và trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh lậu sau 1 thời gian ủ bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu đông, lỗ niệu đạo sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy vùng kín,… Nhóm bệnh tuyến tiền liệt Nhóm bệnh lý về tuyến tiền liệt bao gồm: phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Các bệnh lý này đều có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Do cấu tạo của tuyến tiền liệt là nằm bên dưới bàng quang và bao quanh phía sau của ống niệu đạo nên khi bị mắc các bệnh lý này thì biểu hiện đầu tiên sẽ là việc bài tiết nước tiểu không bình thường. Người bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ra máu. Tiểu nhiều lần ra máu có thể cảnh báo bệnh ung thư tuyến tiền liệt Chúng tôi khuyên bạn khi thấy có hiện tượng đi tiểu ra máu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tiểu nhiều lần ra máu do các nguyên nhân khác Tuy nhiên, không phải hầu hết trường hợp tiểu nhiều ra máu đều là do sự xuất hiện của các bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như: Do bị chấn thương: Các va chạm mạnh, tai nạn hoặc vận động quá mức, tập luyện quá sức… khiến các cơ quan sinh dục đặc biệt là các cơ quan của đường tiểu bị tác động dẫn đến tổn thương, đặc biệt là bàng quang khiến các tế bào máu bị vỡ chính là nguyên nhân gây tiểu ra máu. Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh ung thư cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu. Do vậy, nếu như bạn gặp phải trường hợp trên, hãy ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ. Ảnh hưởng của tiểu nhiều ra máu Tiểu nhiều ra máu có thể gây nên những ảnh hưởng nhất định có thể kể đến như: Ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày khi thường xuyên phải đi vệ sinh. Việc phải đi vệ sinh nhiều cũng khiến cho bạn cảm thấy không tự tin, ngại giao tiếp. Tiểu nhiều ra máu kéo dài sẽ khiến cho bạn bị mất một lượng máu lớn sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như khiến người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… Cách chẩn đoán tiểu nhiều ra máu Để giúp các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu nhiều ra máu từ đó đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp nhất thì cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm nước tiểu: đây là xét nghiệm quan trọng nó giúp đánh giá xem lượng hồng cầu có trong nước tiểu. Đồng thời khi làm xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm ra vi khuẩn hay nhân tố gây bệnh. Chẩn đoán bằng hình ảnh: với cách này bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để chụp cắt lớp, siêu âm hay chụp MRI để tìm ra những vấn đề bất thường gây nên tình trạng đi tiểu nhiều ra máu. Có thể kể đến như có khối u hay tuyến tiền liệt có bị phì đại hay không. Soi bàng quang: đây là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện những vấn đề trong bàng quang thông qua hình ảnh thu lại từ những thiết bị hiện đại từ đó xác định ra nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều ra máu. Hướng điều trị bệnh đi tiểu nhiều lần ra máu Đi tiểu nhiều ra máu là dấu hiệu khá nguy hiểm vì vậy mà bạn cần đến các cơ sở y tế để sớm tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tùy theo từng nguyên nhân và có những cách tham khảo như sau: Điều trị theo phương pháp Tây y Với phương pháp Tây y thì tùy theo từng loại bệnh mà có những hướng điều trị khác nhau như sử dụng thuốc hay sử dụng phẫu thuật. Sử dụng thuốc: với tình trạng đi tiểu nhiều ra máu nguyên nhân do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn như Cephalosporin. Trong những trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc cầm máu Trasamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch. Sử dụng phương án phẫu thuật: tùy vào bệnh mà lựa chọn các phương pháp phẫu thuật khác nhau như nội soi hoặc mổ mở. Với phẫu thuật nội soi thường áp dụng cho những người bị phì đại tuyến tiền liệt. Còn đối với hình thức mổ mở thường áp dụng trong trường hợp bị ung thư thận, tuyến tiền liệt, hoặc bị sỏi. Tuy nhiên phương pháp mổ mở này thường có những rủi ro nên sẽ cần cân nhắc rất kỹ trước khi thực hiện. Điều trị bằng phương pháp dân gian Với phương pháp dân gian này bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng điều trị tiểu nhiều ra máu ngay tại nhà. Một số bài thuốc dân gian đơn giản bạn có thể tham khảo như: Canh quả hồng: Bạn kết hợp hồng chín khô với cỏ bấc đèn, đường trắng và cỏ tranh. Đem tất nguyên liệu đi rửa sạch và đun trong nước sôi khoảng 20 phút rồi cho thêm đường vừa đủ, sử dụng uống ấm sáng và tối. Lươn nấu mướp: Bạn chuẩn bị lươn vàng và mướp đắng bỏ hạt. Đem sơ chế sạch sẽ rồi đun với 500ml nước, nêm gia vị vừa ăn. Uống nước bí: Bạn sử dụng bí xanh xay với một chút muối, lọc lấy nước để uống. Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ giúp tình trạng đi tiểu nhiều ra máu được cải thiện. Sử dụng Vương Bảo – Giúp cải thiện tiểu nhiều ra máu do phì đại tuyến tiền liệt Ngoài những phương pháp nếu tình trạng tiểu nhiều ra máu của bạn là do phì đại tiền liệt tuyến, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Không chỉ giúp hạn chế tình trạng tiểu nhiều ra máu Vương Bảo còn hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện khác ở nam giới có nguyên nhân do phì đại tuyến tiền liệt như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu yếu,…. Đây đều là những công dụng đã được đăng kí và cấp phép bởi Bộ Y tế. Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ tỉ lệ hợp lý các thành phần có trong sản phẩm, gồm: Hải trung kim: giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu. Sài hồ nam, ngũ sắc: giúp lợi tiểu. Rau tàu bay, đơn kim, lá cây hoa ban: giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo. Náng hoa trắng: Giúp giảm kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến (hiệu quả đã được thử nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh) đồng thời làm giảm nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Ngải nhật:Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến. (Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên có chứa thành phần Ngải nhật). Ngoài ra, Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, do thành phần sản phẩm 100% từ thảo dược thiên nhiên. Người cao tuổi, bệnh nhân đang phải dùng các loại thuốc huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… cũng có thể sử dụng được sản phẩm. >>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Thay đổi thói quen sống để điều trị bệnh đi tiểu nhiều lần ra máu Để cho quá trình điều trị hiệu quả cũng như phòng tránh được việc đi tiểu nhiều lần ra máu, chúng ta cần phải: Uống nhiều nước lọc hàng ngày Hạn chế việc nhịn tiểu Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế việc sử dụng các chất vệ sinh gây kích ứng các cơ quan Nên ăn nhạt hơn, hạn chế việc ăn mặn và cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể Không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Khi phát hiện ra hiện tượng đi tiểu ra máu thì không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay là thuốc cầm máu mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất Nếu nghi ngờ bị tiểu ra máu (khi thấy nước tiểu có màu bất thường nghi ngờ là có máu trong nước tiểu), nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu là gì. Tuyệt đối không nên tự điều trị, cũng như chậm trễ trong việc đến khám như thế sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm . Chia sẻ14 Tweet Chia sẻ

TIỂU ĐÊM NHIỀU - Nguy cơ gây đột quỵ cao. Làm thế nào để cải thiện?

Chào chuyên gia, bố tôi năm nay 73 tuổi. Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, ông bắt đầu xuất hiện chứng tiểu đêm. Ban đầu là 1-2 lần dậy ban đêm, giờ mỗi đêm ông đi 4- 5 lần khiến sức khỏe của ông suy giảm rõ rệt. Tôi rất lo lắng vì mùa đông trời rét 10 độ, vừa nằm trong chăn ấm mà đã lại phải lục đục dậy đi tiểu tiếp. Cái nguy hiểm nhất tôi lo là chứng ĐỘT QUỴ, bố tôi có bệnh nền huyết áp cao nên cứ mỗi lần ông cụ dậy đi tiểu, tôi lại thấp thỏm không yên, thành ra giấc ngủ của tôi cũng theo đó bị ảnh hưởng. Tôi có đưa bố đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận bố tôi bị phì đại tiền liệt tuyến kích thước là 54gram. Bác sĩ đã cho đơn thuốc về uống nhưng cũng dặn theo là nếu uống không đỡ thì có thể phải phẫu thuật. Tôi vô cùng lo lắng cho tình trạng của bố mình, hiện tại tôi vẫn thấy đêm ông đi tiểu nhiều. Xin hỏi chuyên gia làm thế nào để cải thiện tình trạng đi tiểu đêm của bố tôi, tránh những nguy hiểm không hay vì tiểu đêm nhiều? Xin cảm ơn! < Nguyễn Văn Chiến, 39 tuổi – Ứng Hoà, Hà Nội> Chuyên gia trả lời: Chào anh Nguyễn Văn Chiến, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Vương Bảo Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau: Tiền liệt tuyến là một bộ phận chỉ có ở nam giới, nằm ngay ở cổ bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và đầu niệu đạo (đường dẫn nước tiểu ra ngoài). Khi đến tuổi trưởng thành, kích thước tuyến tiền liệt nặng khoảng 20gr. Tuy nhiên, đối với nam giới từ 40 tuổi trở đi, tuyến tiền liệt bắt đầu có nguy cơ phình to lên, chèn ép gây kích thích vào bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang hoạt động quá mức, chính việc này gây ra triệu chứng tiểu nhiều ở cả ngày và đêm. Ngoài ra, tiền liệt tuyến phình to cũng chèn ép vào đường niệu đạo khiến lượng nước tiểu không được giải phóng hết nên đa phần người bị bệnh này đều có cảm giác đi xong cảm thấy không thoải mái, một lát sau lại muốn đi tiếp là vậy. Tiền liệt tuyến bình thường và khi bị phì đại lên Trường hợp của bố anh Chiến với bệnh nền HUYẾT ÁP CAO kèm theo phì đại tiền liệt tuyến kích thước 54gram thì cần cực kỳ chú ý vì người bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần người bình thường. Chưa kể yếu tố nhiệt độ thấp vào mùa đông miền Bắc rất nguy hiểm nếu tần suất dậy đi tiểu đêm quá nhiều. Nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm nhiều – Người bệnh cần hết sức lưu ý Để giảm triệu chứng tiểu đêm nhiều, điều tiên quyết phải giảm được kích thước khối phì đại tiền liệt tuyến. Với người cao tuổi có bệnh lý nền, chúng tôi vẫn khuyên bệnh nhân nên điều trị nội khoa bảo tồn với thảo dược thiên nhiên vì an toàn và không gây tác dụng phụ. Hiện nay có một nhóm dược liệu đã được chứng minh tác dụng trong việc làm giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến rất tốt, trong đó có Náng hoa trắng. Náng hoa trắng hay còn gọi là Đại tướng quân là loài cây mọc phổ biến tại Việt Nam. Mọi bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Hiện nay, đã có hàng loạt những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các nhà khoa học trong nước đã cho thấy kết quả rất khả quan về tác dụng của Nắng hoa trắng. Nhưng đặc biệt phải kể đến đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng của cây nắng hoa trắng trên bệnh phì đại tiền liệt tuyến” tiến hành từ năm 2001 đến 2008 đã kết luận: Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Náng hoa trắng – có trong Vương Bảo giúp giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến Với kết quả này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng Náng hoa trắng cho kết quả giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hoạt chất chính có tác dụng với bệnh phì đại tiền liệt tuyến trong Náng hoa trắng là Lycorin lại ít tan trong nước. Vì vậy, sắc nước uống thì hiệu quả sẽ giảm. Ngoài ra, sử dụng Náng hoa trắng quá liều có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn là gây nôn và cường giao cảm. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng Náng hoa trắng tươi mà chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, chúng tôi đã kết hợp Náng hoa trắng với các thảo dược: Sài hồ nam, tàu bay, hải trung kim để mang đến hiệu quả giảm kích thước và cải thiện tiểu tiện vượt trội hơn. Đồng thời, Vương Bảo rất an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài được. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Vương Bảo – giúp giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến, cải thiện tiểu đêm nhiều Với chiết xuất từ Náng hoa trắng và nhiều thảo dược quý khác, Vương Bảo đã được chứng minh có tác dụng như sau: Giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… sau 2-3 tuần sử dụng. Giảm kích thước tuyến tiền liệt hiệu quả sau 2-3 tháng sử dụng Vương Bảo dùng tốt trong các trường hợp: Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật. Hiệu quả của Vương Bảo ĐÃ ĐƯỢC chứng minh bằng NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Kết quả: 83,33% Khách hàng dùng cho hiệu quả giảm bệnh tốt, cao hơn tân dược. Liên hệ 18001258 để được hướng dẫn sử dụng >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Tiểu đêm ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ nam giới?

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi. Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, tôi bắt đầu xuất hiện chứng tiểu đêm. Ban đầu là 1-2 lần dậy ban đêm, giờ đã là 3-4 lần  khiến sức khỏe của tôi suy giảm rõ rệt, đặc biệt là trong vấn đề sinh lý, tôi thấy mình không còn hứng thú gì nữa. Tôi đã đi khám và được kết luận mắc phì đại tiền liệt tuyến với kích thước lên tới 56gr. Bác sĩ cũng đã cho thuốc uống nhưng tôi sợ uống lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Xin hỏi tại sao bị tiền liệt tuyến tôi lại gặp phải triệu chứng tiểu đêm và suy giảm sinh lý như vậy và có cách nào an toàn giúp chữa bệnh được không? Xin cảm ơn! (Nguyễn Văn Sơn – Thành phố Hải Dương) Trả lời: Chào bạn, Tiền liệt tuyến là một bộ phận chỉ có ở nam giới, nằm ngay ở cổ bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và đầu niệu đạo (đường dẫn nước tiểu ra ngoài). Khi đến tuổi trưởng thành, kích thước tuyến tiền liệt nặng khoảng 20gr. Tuy nhiên, đối với nam giới từ 40 tuổi trở đi, tuyến tiền liệt bắt đầu có nguy cơ phình to lên, chèn ép gây kích thích vào bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang hoạt động quá mức, chính việc này gây ra triệu chứng tiểu nhiều ở cả ngày và đêm nhưng về ban đêm thì người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng vì ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Ngoài ra, Một trong những chức năng của tuyến tiền liệt chính là chức năng sinh dục. Tuyến này có chức năng tiết ra chất dịch, góp phần tạo ra tinh dịch, là nơi cung cấp môi trường sống cho tinh trùng. Vì vậy, khi tuyến tiền liệt bị phì to lên, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của mình. Hơn nữa, khi mắc bệnh, người bệnh thường bị triệu chứng tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, sức khỏe suy giảm rõ rệt cũng là nguyên nhân gây suy giảm sinh lý ở quý ông. Vì vậy, để ngăn chặn chứng tiểu đêm cũng như suy giảm sinh lý ở nam giới thì việc tiên quyết chính là đưa kích thước phì đại tiền liệt tuyến trở về mức bình thường. Về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu về công dụng của Náng hoa trắng hay còn gọi là cây Chuối nước, Đại tướng quân… Theo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng của cây nắng hoa trắng  trên bệnh phì đại tiền liệt tuyến” của TS Nguyễn Bá Hoạt tiến hành từ năm 2001 đến 2008 đã kết luận: Náng hoa trắng Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Với kết quả này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng Náng hoa trắng cho kết quả giảm phì đại tiền liệt tuyến rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hoạt chất chính có tác dụng với bệnh phì đại tiền liệt tuyến trong Náng hoa trắng là Lycorin lại ít tan trong nước. Vì vậy, sắc nước uống thì hiệu quả sẽ giảm. Ngoài ra, sử dụng Náng hoa trắng quá liều có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn là gây nôn và cường giao cảm. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng Náng hoa trắng tươi mà chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Để thuận tiện, bạn nên tìm những sản phẩm có chiết xuất từ Náng hoa trắng thì sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn. Thân mến! >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Giải pháp hiệu quả cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến Vương Bảo có các thành phần: Náng hoa trắng, hải trung kim, tàu bay, sài hồ nam. Sản phẩm có tác dụng: Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…sau khoản 1-2 tuần Hỗ trợ Giảm và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến sau khoảng 2-3 tháng Vương Bảo dùng tốt trong các trường hợp: Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật. Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Vương Bảo luôn có chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu không giảm u phì đại tuyến tiền liệt. Vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Chia sẻ3 Tweet Chia sẻ

Loading...