Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bí tiểu là chứng bệnh có thể gặp cả ở nam và nữ, nhưng tỷ lệ mắc bí tiểu ở nam sẽ cao hơn. Bí tiểu (tiểu bí, khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau mỗi lần đi tiểu. Bí tiểu khiến mọi sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, người bệnh mất ngủ, sức khỏe suy giảm, mất tự tin khi ra ngoài, công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng vuong-bao.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Bí tiểu, khó tiểu là gì?

Bí tiểu (hay còn gọi là tiểu bí, khó tiểu) là tình trạng bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau khi đi tiểu. Nó gây tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (bàng quang không trống rỗng hoàn toàn), làm người bệnh có cảm giác hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần.

Tuổi càng lớn, tỷ lệ người mắc tình trạng bí tiểu sẽ có xu hướng tăng. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp khoảng 10 lần so với nữ giới. Độ tuổi thường gặp từ 40 – 80 tuổi.

II. Phân loại bí tiểu

Bí tiểu có 2 loại thường gặp là bí tiểu cấp tính – bí tiểu mãn tính.

2.1 Bí tiểu cấp tính

Hiện tượng đột ngột bí đái, người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng, đau bụng dữ dội và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Nguyên nhân do u tuyến tiền liệt, sỏi mắc nghẽn cổ bàng quang hoặc niệu đạo, chấn thương vỡ hoặc dập niệu đạo, chấn thương cột sống…

2.2 Bí tiểu mạn tính

Tình trạng khó tiểu xảy ra trong thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng lên. Đến một thời gian nào đó khối cầu bàng quang hình thành ngày một lớn.

Sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bí tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng bí tiểu ở nam giới cao gấp 8 – 10 lần so với nữ giới.

III. Các triệu chứng bí tiểu thường gặp

3.1 Triệu chứng bí tiểu cấp tính

  • Chứng bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột và biến chứng nhanh, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu gấp nhưng lại không thể đi được.
  • Bị đau đớn và khó chịu ở bụng dưới do bàng quang căng tức.
  • Trường hợp bí tiểu cấp tính cần được chuyển đến cơ sở Y tế gần và uy tín để thông tiểu giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang.

3.2 Triệu chứng bí tiểu mãn tính

Khác với bí tiểu cấp tính, bí tiểu mạn tính thường xảy ra trong một thời gian dài. Người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng vẫn có một lượng nước tiểu nhỏ bị lắng đọng trong bàng quang. Ở giai đoạn đầu, đa số người bệnh không tự phát hiện được mình có đang mắc bí tiểu mãn tính hay không. Vì các triệu chứng không rõ ràng và chưa biến chuyển nặng.

Khi bệnh kéo dài, mức độ bệnh nặng dần sẽ có các triệu chứng như:

  • Số lần đi tiểu tăng dần, người bệnh phải đi tiểu thường xuyên khoảng từ 8 – 10 lần/ngày (hoặc nhiều hơn).
  • Phải đứng lâu mới có thể tiểu tiện được.
  • Dòng nước tiểu yếu hoặc chảy đứt quãng.
  • Có cảm giác mót tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong.
  • Đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.
  • Rò rỉ nước tiểu từ bàng quang trong suốt cả ngày.
  • Tiểu không tự chủ, tiểu són hoặc bị mất khả năng nhịn tiểu
  • Vùng bụng khó chịu, có cảm giác tức đầy ở vùng xương chậu và vùng bụng dưới.
Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng thường gặp khi bị bí tiểu (Ảnh minh họa)

IV. Nguyên nhân gây bí tiểu

4.1 Bàng quang co bóp không đủ mạnh

Quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài sẽ được thực hiện như sau:  Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml là xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Khi có tác động nào đó ức chế sự phản xạ này không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra. Bàng quang khi đó sẽ co bóp và tống nước tiểu ra ngoài.

Trường hợp bàng quang không co bóp đủ mạnh sẽ xảy ra khi:

  • Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thục vật, đặc biệt là các chấn thương cột sống
  • Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu
Bàng quang không co bóp đủ mạnh khiến lượng nước tiểu bị ứ đọng nhiều dần qua từng thời kỳ (ảnh minh họa)

4.2 Các cơ vòng nhẵn không giãn nở

Hiện tượng các cơ vòng nhẵn không giãn nở khi gặp một số trường hợp sau đây:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật hay gặp trường hợp chấn thương cột sống
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
  • Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang

4.3 Niệu đạo không thông suốt

Niệu đạo không thông suốt do các nguyên nhân như: Bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi hoặc bị vỡ do các chấn thương.

4.4 Do một số bệnh viêm nhiễm trùng

Một số bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa hoặc các bệnh viêm nhiễm gây bí tiểu như:

  • Ở nam giới: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu…
  • Ở phụ nữ: Do viêm âm hộ, viêm âm đạo, u xơ tử cung, ung thư tử cung…
Phì đại tuyến tiền liệt ngăn chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu, gây ra chứng bí tiểu (Ảnh minh họa)

4.5 Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc trị bệnh làm giảm khả năng tống ép nước tiểu của bàng quang, từ đó tác động gây bí tiểu như:

  • Thuốc kháng histamine.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Một số thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc thần kinh hoặc thuốc giảm đau có chứa Opioid

4.6 Do một số bệnh khác

Một số bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh bàng quang và cơ thắt bàng quang có thể gây chứng bí tiểu như:

  • Đột quỵ
  • Chấn thương sọ não
  • Chấn thương tủy sống
  • Bệnh tiểu đường
  • Do mang thai và sinh em bé (ở phụ nữ)…

V. Biến chứng của bí tiểu

Nếu không được phát hiện và điều trị, bí tiểu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chứng bí tiểu khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tổn thương bàng quang: Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang trở nên căng cứng, nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương, trường hợp nghiêm trọng có thể làm bàng tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách.
  • Hại thận: Đôi khi chứng bí tiểu có thể làm cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào thận. Điều này được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.
  • Tiểu không tự chủ: Là tình trạng người bệnh thải nước tiểu không chủ ý, họ không thể kiểm soát việc đi tiểu của bản thân.
  • .v.v.
Bí tiểu có thể gây ra những biến chứng liên quan tới thận (Ảnh minh họa)

VI. Bí tiểu có nguy hiểm không?

Với các triệu chứng trên, bí tiểu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe – tinh thần – cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây ra xáo trộn về mặt tâm lý khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Bí tiểu (tiểu khó) không chỉ xảy ra ở ban ngày mà còn cả ban đêm. Việc thường xuyên thức dậy do cảm giác mắc tiểu khiến người bệnh phải dậy liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Người mắc bí tiểu mãn tính thường bị mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, suy nhược thần kinh và thể chất. Nước tiểu tích tụ, ứ đọng lâu ngày ở bàng quang còn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

VII. Cách chữa trị bí tiểu

7.1 Điều trị bí tiểu cấp tính

Thông tiểu là cách làm nhanh nhất điều trị bí tiểu cấp tính. Các bác sĩ sẽ dùng ống thông đặt vào bàng quang nhằm đưa nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang. Khi nước tiểu được dẫn lưu ra ngoài, cơn đau sẽ dịu bớt và giúp ngăn ngừa bàng quang, thận không bị tổn thương.

7.2 Chữa trị bí tiểu mãn tính

 – Mở rộng niệu đạo

Đây là phương pháp sử dụng khi người bệnh bị tiểu bí do hẹp ống niệu đạo. Mở rộng ống niệu đạo cho phép nhiều nước tiểu chảy qua nhiều hơn, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng và đi được nhiều nước tiểu hơn trong mỗi lần đi.

Ngoài mở rộng ống niệu đạo, người ta có thể dùng cách đặt một ống stent vào vị trí niệu đạo bị hẹp. Điều này giúp cho nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn.

Ống stent là một ống rỗng bằng silicon hoặc kim loại được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản, giúp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài và kiểu của ống stent dùng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc theo mức độ từng bệnh nhân.

 – Dùng thuốc Tây y điều trị bí tiểu

Trường hợp bí tiểu do nhiễm trùng bàng quang có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó kết hợp với dùng thuốc kháng sinh (do bác sĩ kê đơn) nhằm làm lành vết viêm nhiễm.

Trường hợp bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt, đây là một căn bệnh rất hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên có thể tham khảo:

  • Thuốc chẹn Alpha bao gồm  Alfuzosin (Xatral, Uroxatral); Terazosin (Hytrin); Doxazosin (Cardura); Tamsulosin (Flomax) nhằm làm giãn cơ trơn thành tuyến tiền liệt, từ đó hạn chế sự chèn ép của tuyến tiền liệt lên ống niệu đạo giúp dòng nước tiểu đi ra dễ dàng hơn.
  • Thuốc ức chế men khử 5-alpha là Finasterid (Proscar, Propecia); dutasteride (Avodart) có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u xơ tuyến tiền liệt đồng thời thu nhỏ kích thước của chúng, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng bí tiểu.

Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Bởi đây là những loại thuốc kê theo toa có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc hiệu quả ngược nếu không sử dụng đúng.

Đọc thêm: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết

7.3 Các bài tập hỗ trợ điều trị bí tiểu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh cận vận động thường xuyên và đều đặn với cường độ phù hợp. Một số bộ môn thể thao như: đi bộ, bơi, cầu lông, tập dưỡng sinh sẽ phù hợp với tình trạng người mắc bí tiểu. Khi tập những môn thể thao này, mọi cơ quan trong cơ thể đều được vận động một cách nhịp nhàng. Từ đó giúp lưu thông khí huyết.

Đặc biệt, bài tập kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu giúp bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng.

VIII. Cách chữa bí tiểu (khó tiểu) bằng dân gian

Cách sắc thuốc chung:

  • Cho các vị thuốc vào ấm, đổ 800ml nước sạch cho lên đun.
  • Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và sắc tiếp tục cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc thì chắt ra.
  • Tiếp tục cho 800ml nước lần 2 và lần 3. Mỗi lần sắc còn 300ml nước thuốc thì ngừng.
  • Trộn đều 3 lần nước thuốc với nhau. Sau đó chia thành 3 phần dùng uống trong ngày.
  • Uống cách 20 phút sau khi ăn no.
  • Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn.
  • Thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
  • Kiên trì dùng uống thuốc sẽ thấy chứng bí tiểu khó tiểu thuyên giam sau 3 – 10 ngày.

8.1 Chữa trị bí tiểu do thấp nhiệt

Người bệnh có biểu hiện như:

  • Đái buốt, đái dắt
  • Nước tiểu màu đỏ
  • Nóng rát ở bàng quang và niệu đạo
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Sốt
  • Miệng đắng, rêu lưỡi vàng.

Dùng một trong các bài thuốc sau:

Cây ngân hoa

Bài 1:

  • 16g mỗi loại (Hương nhu trắng, cỏ mần trầu, mã đề thảo)
  • 12g mỗi loại (liên kiều, sinh địa)
  • 10g mỗi loại (ngân hoa, râu ngô)

Sắc uống ngày 1 thang có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu hóa thấp.

Bài 2:

  • 16g mỗi loại (Hạ liên châu, Bạch mao căn, rau diếp cá, mã đề thảo, vỏ bí ngô, mướp đắng, cam thảo đất)
  • 20g mỗi loại (Thổ phục linh, tang diệp)
  • 12g mộc thông

Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu.

8.2 Điều trị bí tiểu do sỏi

Người bệnh có biểu hiện như sau:

  •  Bí tiểu
  • Đau lưng
  • Đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận
  • Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu.

Dùng một trong các bài:

Cây kim tiền thảo

Bài 1:

  • 20g mỗi loại (Kim tiền thảo, trinh nữ, trúc diệp)
  • 16g mỗi loại (râu ngô, rễ bí ngô, rau ngổ, ích mẫu)

Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng chống viêm, thông tiểu, bài thạch.

Bài 2:

  • 20g mỗi loại (Mướp đắng, trinh nữ, rễ cỏ tranh, dấp cá, rau ngổ)
  • 16g mỗi loại (cỏ xước, hương nhu trắng, hải kim sa)
  • 10g mỗi loại (kê nội kim, ngân hoa)

Sắc uống ngày 1 thang giúp chống viêm, bài thạch.

8.3 Điều trị bí tiểu do sang chấn

Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

Sinh địa

Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí, dùng bài thuốc:

  • 12g mỗi loại (sinh địa, tam thất, sơn chi, hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ)
  • 6g thông thảo
  • 16g mỗi loại (Đinh lăng, trúc diệp)
  • 10g xa tiền

Sắc uống ngày 1 thang giúp bổ khí hoạt huyết, thông tiểu, giảm đau.

8.4 Chữa trị bí tiểu sau phẫu thuật

Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh.

Dùng bài thuốc:

  • Cát căn 20g
  • Hà thủ ô (chế) 16g
  • Chè khô 16g
  • Ba kích 10g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần có tác dụng chống co thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương.

Lưu ý: Trường hợp này không được dùng thuốc lợi tiểu.

IX. Cách phòng tránh bí tiểu như thế nào?

Để phòng tránh các bệnh rối loạn tiểu tiện, trong đó có bí tiểu. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất:

  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe
  • Có chế độ ăn uống hợp lý
  • Không nên nhịn tiểu
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ (đặc biệt là vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm)
  • Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ vì đó cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu bí, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
  • Thường xuyên khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh nếu có. Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ càng tránh được nguy cơ tiểu bí.
  • Bổ sung đầy đủ nước hoặc các loại trái cây sẽ góp phần phòng ngừa các bệnh lý đường tiểu.

Vương Bảo – Hỗ trợ giảm bí tiểu, khó tiểu hiệu quả

Với những người bị bí tiểu, tiểu khó do u xơ tiền liệt tuyến hoặc nam giới cao tuổi có các rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu bí, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…) có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.

 

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có đầy đủ báo cáo chứng minh (được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW).

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc nam như: Náng hoa trắng, Ngải nhật, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Bí tiểu hay tiểu khó là một hiện tượng thường gặp, đây không phải là bệnh mà là một triệu chứng cảnh báo bạn đang có vấn đề nào đó ở hệ tiết niệu. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu để lâu, bí tiểu có thể tiến triển và gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258 để được chuyên gia giải đáp thêm.

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
  • Tuấn đã bình luận

    13/04/2019 11:26

    Tôi bị tiểu khó cũng lâu rồi, tia nước tiểu yếu. Mong bác sĩ tư vấn giúp, xin cảm ơn.
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      15/04/2019 12:34

      Chào anh Tuấn, Tiểu khó, tia nước tiểu yếu, có thể gặp trong bệnh lí như Phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu… Với thông ...[Xem thêm]
  • Nguyễn Đức Minh đã bình luận

    11/10/2018 10:14

    Tôi mới có hiện tượng buồn tiểu nhưng khi đi tiểu khó khăn phải rặn nhiều, tia nhỏ, lâu hết. nhiều khi đi xong vẫn bị són. tôi đã siêu ...[Xem thêm]
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      11/10/2018 16:32

      Chào anh Nguyễn Đức Minh, Tiểu khó, tiểu không hết do nhiều nguyên nhân như: ảnh hưởng chức năng thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích ...[Xem thêm]
  • lê ngọc đã bình luận

    05/09/2018 14:13

    cho em hỏi em hay bị đi tiểu nhiều và tiểu ít là do nguyên nhân gì ạ?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      11/09/2018 13:22

      Chào bạn Ngọc, Tiểu nhiều, dòng tiểu yếu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: thận yếu, ...[Xem thêm]
  • linh đã bình luận

    29/08/2018 22:31

    em đi tiểu là di xong vẫn buồn liên tục nhung ko đi hết và đi ít. Bệnh 2-3 ngày, chế độ ăn thất thường. Cần tư vấn?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      30/08/2018 09:49

      Chào chị Linh! Với tình trạng của chị có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm đường tiết niệu, kích thích bàng quang... hoặc chế độ ăn uống sinh ...[Xem thêm]
  • Nhàn đã bình luận

    05/06/2018 21:05

    Ba tôi 72 tuổi. Đi tiểu khó khăn 1 năm nay. Rặng mạnh nước tiểu mới ra. Mấy tháng nay mất luôn khả năng tình dục. đã khám KL: bt ...[Xem thêm]
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      16/08/2018 14:14

      Chào anh Nhàn! Trường hợp của Bác do nhiều nguyên nhân, anh nên đưa Bác đi khám để xác định chính xác nguyên nhân điều trị cho phù hợp anh nhé! Cần ...[Xem thêm]
  • Loading...