Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? Lưu ý khi điều trị

Chào bác sĩ,

Khoảng 3 tuần gần đây tôi xuất hiện chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, mỗi lần tiểu tiện chỉ được rất ít nước tiểu nhưng một thời gian ngắn sau đó tôi lại có cảm giác buồn đi tiểu tiếp. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp mắc tiểu nhưng tiểu ít của tôi là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

(Nguyễn Văn Toán, 50 tuổi, Lào Cai)


Trả lời:

Chào bác Toán,

Lời đầu thư, vuong-bao.com xin gửi lời cảm ơn bác đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không?” của bác Toán chúng tôi xin được giải đáp như sau:

I. Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu ít là gì?

Mắc tiểu nhưng tiểu ít là một biểu hiện của chứng bí tiểu, khó tiểu. Người bệnh mắc bí tiểu sẽ thường xuyên có cảm giác căng chướng bụng và phải đi vệ sinh ngay lập tức. Nhưng khi vào nhà vệ sinh lại phải rặn tiểu hồi lâu mới có thể tiểu được và lượng nước tiểu ra được rất ít (thường chỉ dưới 100ml/lần).

Mắc tiểu nhưng tiểu ít
cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít

Mắc tiểu nhưng tiểu ít là căn bệnh dễ gặp. Chúng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những người ở độ tuổi khoảng trên 40 tuổi.

>>Xem chi tiết: Bí tiểu (khó tiểu) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Bị mắc tiểu nhưng tiểu ít kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của người bệnh.

II. Mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì?

Chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu như:

 – Bị nóng trong người: Cơ thể bị nóng trong, gan nóng là một nguyên nhân phát sinh chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít.

 – Viêm niệu đạo: Ống niệu đạo ở nam giới giống như “kênh thoát nước” đưa nước tiểu từ bàng quang chảy ra bên ngoài. Ngoài ra, trong quá trình xuất tinh, ống niệu đạo ở nam giới là cơ quan truyền phóng tinh dịch.

Khi niệu đạo bị viêm, vị trí viêm bị phình to làm chu vị ống niệu đạo hẹp lại gây cản trở dòng nước tiểu, từ đó làm xuất hiện hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo thường do các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập từ bên ngoài và gây bệnh.

 – Hẹp niệu đạo: là căn bệnh ở nam giới và thường có nguyên nhân liên quan đến chứng viêm niệu đạo.

 – Nhiễm trùng đường tiết niệu: có 2 dạng thường gặp là viêm bể thận và viêm bàng quang.

Một số vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào niệu đạo, chúng không gây bệnh tại niệu đạo mà có xu hướng di chuyển gây bệnh vào các bộ phận khác như bàng quang. ống thận, thận… Điều này có thể dẫn đến rối loại hệ tiểu tiện, gây các chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, bị đau buốt khi tiểu tiện. Tiểu ngắt quãng, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.

mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ
Bàng quang bị viêm

 – Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm dưới đáy bàng quang và bao quanh một phần sau ống niệu đạo. Tuyến tiền liệt bị viêm khiến kích thước và trọng lượng tuyến tiền liệt tăng lên, từ đó gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo gây chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, khó tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt: hay còn gọi là bệnh u xơ tuyến tiền liệt lành tính. Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra do các tế bào tuyến tiền liệt tăng sản kích thước khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên. Không chỉ gây bí tiểu, mắc tiểu nhưng tiểu ít, căn bệnh này còn gây một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt kèm theo cảm giác tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu són, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm…

III. Lưu ý khi mắc tiểu nhưng tiểu ít

  • Uống đủ nước: Nếu gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít thì hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho hệ bài tiết hoạt động hiệu quả. Uống đủ nước cũng giúp tránh gặp phải các vấn đề liên quan tới hệ bài tiết nước tiểu.
  • Không dùng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế hãy hạn chế ở mức thấp nhất việc sử dụng chúng.
  • Không uống nước có gas: Các loại nước có gas thường giúp giải khát, kích thích vị giác. Tuy nhiên, nước uống có gas lại là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, vì thế hãy hạn chế ở mức tuyệt đối.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Chăm chỉ tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mà còn phòng tránh hiệu quả những bệnh lý không mong muốn.

IV. Mắc tiểu nhưng tiểu ít chữa trị thế nào?

Để chữa trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít hiệu quả, đầu tiên người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây mắc tiểu nhưng tiểu ít để từ đó đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp.

4.1 Điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng bài thuốc dân gian

buồn tiểu nhưng tiểu ít
Rau diếp cá

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:

  • Hạ liên châu, Mướp đắng, Cam thảo, Rau diếp cá: mỗi vị 16g
  • Mã đề thảo, Vỏ bí ngô,  Bạch mao căn: mỗi vị 16g
  • Thổ phục linh, Tang diệp: mỗi vị 20g
  • Mộc thông: 12g

Cách sắc thuốc:

  • Cho các vị thuốc vào ấm và sắc với 3 bát con nước sạch.
  • Ấm thuốc sôi tiến hành hạ nhỏ lửa
  • Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và sắc tiếp tục cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc thì chắt ra.
  • Tiếp tục cho 800ml nước lần 2 và lần 3. Mỗi lần sắc còn 300ml nước thuốc thì ngừng.
  • Trộn đều 3 lần nước thuốc với nhau. Sau đó chia thành 3 phần dùng uống trong ngày.
  • Uống cách 20 phút sau khi ăn no.
  • Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn.
  • Thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
  • Kiên trì dùng uống thuốc sẽ thấy chứng bí tiểu khó tiểu thuyên giam sau 3 – 10 ngày.

Bài thuốc 2:

cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu ít ở nữ
Cây kim ngân hoa

Nguyên liệu:

  • Hương nhu trắng, Cỏ mần trầu, mã đề: mỗi vị 16g
  • Kim ngân hoa, râu ngô: mỗi vị 10g.
  • Liên kiều, sinh địa: 12g

Cách sắc thuốc và các dùng giống bài thuốc 1.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu:

  • Cây mã đề, cây kim tiền thảo, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) : mỗi vị 50g
  • Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
  • Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít
Cây kim tiền thảo

Cách sắc thuốc và các dùng giống bài thuốc 1.

Các bài thuốc dân gian trên có hiệu quả tích cực với trường hợp người bệnh mắc bí tiểu do nóng trong. Trong trường hợp người bệnh bị mắc tiểu nhưng tiểu ít do bệnh lý thì các bài thuốc này chỉ đạt hiệu quả thấp do chúng không có khả chữa trị từ căn nguyên bệnh.

4.2 Chữa trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng thuốc Tây y

Dùng các loại thuốc Tây y như kháng sinh, kháng viêm, lợi tiểu, cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh mắc tiểu nhưng tiểu ít. So với các bài thuốc dân gian, thuốc Tây y mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn nhưng bên cạnh đó chúng có thể gây các tác dụng phụ cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định áp dụng.

Một số nhóm thuốc, thành phần có tác dụng điều trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít như:

  • Nhóm kháng sinh Quinolon: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt bằng đường uống. Các biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
  • Nhóm kháng Aminoglycoside: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu bằng đường tiêm. Biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
  • Thuốc Allopurinol điều trị sỏi thận.
  • Thuốc bôi tại chỗ Famciclovir trị viêm âm đạo ở phụ nữ.
  • Thuốc chặn Alpha 1: làm giảm triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt lành tính với các tên biệt dược Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
  • Thuốc Finasteride (Proscar, Propecia): ức chế sự phát triển và làm teo nhỏ kích thước phì đại tuyến tiền liệt.
  • TPBVSK Vương Bảo: Đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhần bị phì đại tiền liệt tuyến

    cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít
    Vương Bảo có dạng lọ 80 viên và dạng hộp 20 viên

V. Điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít thường chỉ được cân nhắc áp dụng khi các bệnh lý ở mức độ nặng, việc dùng thuốc điều trị nội khoa tại chỗ không có tác dụng hoặc là tác dụng không đáng kể. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể kể đến như:

buồn đái nhưng đái ít
Vị trí niệu đạo bị hẹp được mở rộng sẽ giúp cải thiện dòng tiểu
  • Mở rộng niệu đạo: vị trí hẹp niệu đạo được mở rộng giúp dòng nước tiểu di chuyển dễ dàng hơn, người bệnh thoải mái hơn,  các triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, khó tiểu, tiểu rắt… được giảm đáng kể.
  • Phẫu thuật: Có thể là mổ phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tuyến tiền liệt ở kích thước lớn; hoặc phẫu thuật cắt bỏ kích thước khối u tuyến tiền liệt ác tính (ung thư tuyến tiền liệt).

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã có thêm những thông tin – hiểu biết về cách khắc phục mắc tiểu nhưng tiểu ít. Chúc bạn có hướng điều trị hợp lý và sớm khỏi.


Cập nhật lúc: 19/04/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...