Mắc tiểu liên tục: Nguyên nhân, giải pháp và cách điều trị
Mắc tiểu liên tục có nghĩa là nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Vì vậy, có thể phá vỡ thói quen sinh hoạt bình thường, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến thận.
Lúc nào bạn cũng có cảm giác mắc tiểu liên tục, bệnh này không những gây phiền toái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mắc tiểu liên tục, giải pháp và cách phòng chứng bệnh này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Mục lục
- I. Thế nào là mắc tiểu liên tục?
- II. Nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục
- III. Cách chẩn đoán mắc tiểu liên tục
- IV. Mắc tiểu liên tục có nguy hiểm không?
- V. Điều trị mắc tiểu liên tục
- VI. 5 giải pháp thoát khỏi tình trạng mắc tiểu liên tục tại nhà
- Thông tin thêm: Khắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục do bệnh u xơ tuyến tiền liệt
I. Thế nào là mắc tiểu liên tục?
Đi tiểu vốn là chức năng bài tiết thông thường của cơ thể. Bình thường, khi bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định, khoảng từ 250-300ml sẽ bắt đầu gây ra những kích thích khiến cơ thể cảm thấy buồn tiểu và cần đi tiểu. Theo nghiên cứu của hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Tuy nhiên đối với những người thường xuyên sử dụng rượu, bia,.. thì các chất kích thích sẽ gây cảm giác mắc tiểu liên tục.
Nhưng nếu khi bạn vừa đi vệ sinh nhưng vẫn có cảm giác mắc tiểu hoặc luôn có cảm giác mắc tiểu dù không uống quá nhiều nước thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Đi tiểu liên tục không giống như đi tiểu không tự chủ. Đi tiểu liên tục chỉ có nghĩa là cần vào phòng tắm để đi tiểu thường xuyên hơn. Nó có thể xảy ra cùng với đi tiểu không tự chủ nhưng nó không giống nhau.
Hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh chỉ đi tiểu từ 6 – 8 lần/ngày. Đi tiểu liên tục có thể định nghĩa là cần đi tiểu hơn 7 lần/ngày trong khi uống khoảng 2 lít nước (nước lọc, nước canh, nước ép,…)
Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân sẽ khác nhau, và hầu hết mọi người chỉ gặp bác sĩ khi tình trạng trở lên thường xuyên đến mức họ cảm thấy không thoải mái. Trẻ nhỏ có bàng quang nhỏ hơn nên việc đi tiểu thường xuyên hơn là điều bình thường.
II. Nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục
Nguyên nhân dẫn đến mắc tiểu liên tục dựa trên lối sống uống bao nhiêu chất lỏng vào cơ thể, đặc biệt nếu chúng chứa caffeine, rượu. Vào ban đêm, chứng mắc tiểu liên tục có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ bởi sự thôi thúc đi tiểu.
Tuy nhiên, đi tiểu liên tục cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản, bàng quang tiết niệu như: đái tháo đường, đái tháo nhạt, mang thai, tuyến tiền liệt.
Các nguyên nhân, yếu tố liên quan khác bao gồm:
- Ung thư bàng quang
- Sỏi bàng quang, sỏi thận
- Hẹp niệu đạo
- Viêm túi thừa đại tràng
- Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức (OAB), gây ra các cơn co thắt bàng quang không tự nhiên khiến bệnh nhân cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột
- Viêm bàng quang kẽ
- Nhiễm trùng đường tiết liệu
- Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh khác
- Thực phẩm, đồ uống đóng vai trò như thuốc lợi tiểu
- Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc những loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, đẩy chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, gây ra đi tiểu thường xuyên.
- Thai kỳ: trong những tuần đầu của thai kỳ, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục
- Bệnh tiểu đường: đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường loại 1 và 2 khi cơ thể cố gắng loại bổ glucose thông qua nước tiểu.
- Tuyến tiền liệt
III. Cách chẩn đoán mắc tiểu liên tục
Để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu liên tục, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và lấy tiền sử bệnh. Và hỏi một số câu hỏi sau:
- Bạn có uống bất kỳ loại thuốc nào không?
- Bạn có gặp thêm những triệu chứng nào khác không?
- Tình trạng mắc tiểu liên tục diễn ra cả ngày hay chỉ vào ban đêm?
- Bạn có uống nhiều nước hơn bình thường không?
- Màu sắc nước tiểu có gì bất thường không?
- Bạn có uống rượu, hoặc đồ uống chứa caffein không?
Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và tiền sử bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm:
- Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra bằng kính hiển vi của nước tiểu cũng bao gồm một số xét nghiệm để phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau trong nước tiểu.
- Áp lực đồ bàng quang: xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động như thế nào, xét nghiệm này được thể hiện nhằm xác dịnh liệu có vấn đề về cơ hoặc thần kinh nào gây ra đến vấn đề việc bàng quang giữ hay giải phóng nước tiểu.
- Xét nghiệm thần kinh: các xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ xác nhận, loại trừ sự hiện diện của rối loạn thần kinh.
- Siêu âm: xét nghiệm chản đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng âm thanh để hình dung cấu trúc cơ thể bên trong.
IV. Mắc tiểu liên tục có nguy hiểm không?
Trường hợp buồn tiểu liên tục do chế độ ăn và dùng thuốc trong quá trình mang thai thì bạn không cần lo lắng, tình trạng này sẽ kết thúc sau khi bạn điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh nở.
Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng đi tiểu của mình ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện các biểu hiện sau thì hãy đến các cơ sở y tế để khám:
- Tiểu ngắt quãng, cảm giác còn nước tiểu nhưng không tiểu được, đôi khi dòng tiểu ngưng đột ngột.
- Cảm thấy khó chịu trong bàng quang và muốn đi tiểu ngay
- Bị tiểu rò rỉ từng lúc hoặc liên tục (tiểu mất kiểm soát)
- Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau buốt
- Khi tiểu thấy máu hoặc có lẫn máu cục trong nước tiểu.
- Tiểu không tự chủ về đêm
- Tiểu đêm
- Bị sốt, mệt mỏi, căng tức bụng dưới
V. Điều trị mắc tiểu liên tục
Điều trị đi tiểu liên tục sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây ra và tình trạng:
- Nếu bệnh tiểu đường là nguyên nhân thì việc điều trị sẽ liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu
- Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, quá trình điều trị điển hình là điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau
- Nếu nguyên nhân là bàng quang hoạt động quá mức, có thể sử dụng thuốc kháng cholinergic. Điều này giúp ngăn chặn sự co thắt cơ bắp không tự nguyện bất thường xảy ra trong thành bàng quang.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc theo kê toa và theo dõi.
VI. 5 giải pháp thoát khỏi tình trạng mắc tiểu liên tục tại nhà
6.1 Luyện tập bài tập nhịn tiểu cho bàng quang
Phương pháp này rất hữu ích đối với hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong bài tập này, chỉ cần luyện thói quen giữ nước tiểu trong khoảng ít nhất 30 phút, sau đó tăng dần thời gian từ 15 – 30 phút mỗi tuần. Điều này giúp bàng quang luyện thói quen giữ nước tiểu lâu hơn, đi tiểu ít hơn.
6.2 Bài tập Kegel
Là bài tập rèn luyện sức mạnh cho cơ sàn chậu, giúp hoạt động tiểu tiện diễn ra ổn định hơn, giảm tiểu gấp và tần suất đi tiểu.
Thực hiện 100 – 200 lần/ngày.
6.3 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích bàng quang (caffeine, rượu, đồ uống có ga, sản phẩm làm từ cà chua, đồ ăn cay nóng,…) Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ. Vì táo bón có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.
6.4 Uống đủ nước
- Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít hoặc 30 ml/kg thể trọng.
- Không nên uống quá nhiều hay quá ít nước
- Uống cách xa thời điểm đi ngủ ít nhất 2 – 3 giờ để giảm, loại bỏ chứng đi tiểu đêm.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm một số:
- Duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các vấn đề ở trong cơ thể, kịp thời phát hiện khi các bệnh lý xuất hiện.
- Rèn luyện thân thể mỗi ngày để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn.
- Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ lạc quan, tuyệt đối tránh những mệt mỏi, căng thẳng cả trong công việc và cuộc sống.
➤ Xem thêm: Cách trị tiểu liên tục
Thông tin thêm: Khắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục do bệnh u xơ tuyến tiền liệt
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt người sử dụng có thể dùng TPBVSK Vương Bảo với các thành phần: Náng hoa trắng, hải trung kim, tàu bay, sài hồ nam. Sản phẩm có tác dụng:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…sau khoản 1-2 tuần
- Hỗ trợ Giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u xơ đại tiền liệt tuyến sau khoảng 2-3 tháng. Ngoài ra, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng có thể sử dụng Vương Bảo để ngăn ngừa tái phát bệnh.
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Vương Bảo luôn có chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Mắc tiểu liên tục có nguyên nhân từ bệnh lý tại bàng quang, thận, bệnh thần kinh,… hoặc đơn giản từ chế độ ăn uống và dùng thuốc của người bệnh. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “mắc tiểu liên tục là bệnh gì?”
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị