Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa
Đi tiểu buốt ở nam giới thường là triệu chứng của một số bệnh về hệ tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt… Vậy nên làm gì giúp điều trị và phòng ngừa chứng tiểu buốt ở nam giới?
Mục lục
- I. Tiểu buốt ở nam giới là gì?
- II. Triệu chứng tiểu buốt ở nam giới
- III. Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì?
- IV. Biến chứng của tiểu buốt ở nam giới
- V. Nam giới bị tiểu buốt có nguy hiểm không?
- VI. Làm gì khi có triệu chứng tiểu buốt?
- VII. Tiểu buốt ở nam giới chữa trị như thế nào?
- VIII. Hướng dẫn phòng ngừa đi tiểu buốt ở nam giới
I. Tiểu buốt ở nam giới là gì?
Tiểu buốt ở nam giới là tình trạng đi tiểu có cảm giác đau, rát, khó chịu khi đi tiểu. Cảm giác này có thể xuất hiện ở đầu niệu đạo, niệu đạo, bàng quang hoặc ở vùng bụng dưới. Tiểu buốt là một triệu chứng của nhiều bệnh lý có thể gây ra.
Tiểu buốt ở nam có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc là nam giới tuổi trung niên trở nên. Những người có bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân (tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn,…)
II. Triệu chứng tiểu buốt ở nam giới
Tiểu buốt ở nam giới là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh đi tiểu bị kèm theo cảm giác đau buốt ở cơ quan sinh dục gây ra cảm giác rất khó chịu. Cụ thể, tiểu buốt ở nam giới thường biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Khi tiểu bị cảm giác đau buốt, nóng rát ở dương vật. Cơn đau buốt thường xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu hoặc có thể kéo dài từ đầu bãi đến cuối bãi (trường hợp nặng).
- Lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần rất ít, thường chỉ nhỏ hơn 100ml/lần.
- Tiểu buốt ở nam giới thường đi kèm với chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần (vừa tiểu xong lại mót tiểu và cần đi tiếp).
- Có cảm giác bị đè nén gây đau đớn.
- Nước tiểu không chảy thành dòng, hay chảy ngắt quãng hoặc bị dừng đột ngột khi tiểu.
III. Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì?
Đi tiểu buốt ở nam giới không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, tiểu buốt ở nam giới cũng gây tâm lý ái ngại, mất tự tin, bị stress trong công việc hoặc khi cần đi xa, tới những nơi việc tiểu tiện bị bất tiện.
Đi tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Trên thực tế, đi tiểu buốt (đái buốt) là một chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới và thường là biểu hiện của các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu; bệnh về tuyến tiền liệt. Cụ thể:
- Viêm đường tiết niệu: Là tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bao gồm bàng quang, niệu đạo và thận. Viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây ra.
- Viêm tuyến tiền liệt: Là tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt, một cơ quan nhỏ nằm dưới bàng quang. Viêm tuyến tiền liệt có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển quá lớn, chèn ép lên niệu đạo và gây khó khăn khi đi tiểu.
- Sỏi đường tiết niệu: Là tình trạng hình thành các viên sỏi ở đường tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu có thể di chuyển và gây tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến tiểu buốt.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu, chlamydia, có thể gây tiểu buốt.
Ngoài ra, các yếu tố có nguy cơ gây tiểu buốt bao gồm:
- Người cao tuổi
- Người có bệnh tiểu đường
- Người có đặt ống thông tiểu tại chỗ
IV. Biến chứng của tiểu buốt ở nam giới
Tiểu buốt không phải là bệnh nhưng là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời, tiểu buốt ở nam giới rất dễ gây ra những vấn đề về sức khỏe:
- Ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan khác trong đường tiết niệu: bàng quang, thận,…
- Tổn thương đường tiết niệu không được điều trị dễ gây ung thư, vô sinh,…
- Các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm qua đường tiết niệu tấn công vào máu gây viêm màng não, viêm màng tim,…
- Tiểu buốt ảnh hưởng tới tinh thần của người bệnh, chất lượng cuộc sống
||Xem thêm: Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh
V. Nam giới bị tiểu buốt có nguy hiểm không?
Như đã thấy ở trên, tiểu buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là do viêm niệu đạo hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nguyên nhân này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Có thể kể tới là:
- Phù nề dương vật, áp xe quanh niệu đạo, hẹp niệu đạo sau viêm, viêm hạch dương vật (do viêm niệu đạo gây ra)
- Tổn thương thận vĩnh viễn, viêm bể thận, nhiễm trùng toàn thân (một tình trạng đe dọa tính mạng) (do nhiễm trùng đường tiết niệu)
- Bí tiểu cấp tính (một tình trạng y tế khẩn cấp), bí tiểu mãn tính, sỏi bàng quang, thận hư, tổn thương bàng quang, suy thận (do u xơ tiền liệt tuyến)
- Viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa gây ra viêm khớp, viêm bao gân, viêm da, vô sinh (do bệnh lậu)
- .v.v.
Chính vì thế, nếu nam giới gặp hiện tượng đái buốt, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Đặc biệt, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu bị tiểu buốt kèm một hay nhiều các triệu chứng dưới đây:
- Có dịch tiết ra từ dương vật của bạn
- Có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu)
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
- Sốt.
- Đau kéo dài hơn 1 ngày.
- Đau lưng hoặc bên hông (đau hạ sườn).
VI. Làm gì khi có triệu chứng tiểu buốt?
- Chú ý vệ sinhh cá nhân
- Uống nhiều nước hơn để tống vi khuẩn ra khỏi đường tiểu
- Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra
VII. Tiểu buốt ở nam giới chữa trị như thế nào?
Bởi vì tiểu buốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý gây ra nên muốn chữa trị dứt điểm chứng tiểu buốt, trước tiên người bệnh cần tìm chính xác căn nguyên gây bệnh. Hãy xếp thời gian đi thăm khám sớm nhất có thể (tại các địa chỉ uy tín) để xác định bệnh lý nào gây chứng tiểu buốt ở nam giới; từ đó xin lời khuyên từ bác sĩ để có hướng chữa trị bệnh phù hợp.
Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý, các mức độ bệnh nhẹ hoặc nặng khác nhau mà các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, dùng thuốc uống điều trị nội khoa khi bị tiểu buốt do bệnh lý là một trong những cách thường được lựa chọn nhiều nhất.
Một số loại biệt dược, nhóm thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý ở nam giới như:
- Nhóm thuốc kháng Aminoglycoside: điều trị tiểu buốt cho các trường hợp người bệnh bị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nhóm thuốc sử dụng theo đường tiêm. Một số biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
- Nhóm kháng sinh Quinolon: điều trị cho nam giới bị tiểu buốt do viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt. Đây là nhóm thuốc sử dụng theo đường uống. Các biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
- Thuốc Zyloprim, Allopurinol, : thường dùng trong điều trị tiểu buốt do sỏi thận gây ra.
- Thuốc Finasteride (Proscar, Propecia): chủ yếu dùng trong việc ức chế sự phát triển khối u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời tác động làm teo nhỏ kích thước phì đại tuyến tiền liệt.
- Thuốc chặn Alpha 1: có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện do u xơ tuyến tiền liệt lành tính gây ra. Một số tên biệt dược trong nhóm chặn Alpha 1 như: Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
☛ Đọc thêm: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất
Ngoài ra, nếu bị tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để dùng thêm TPBVSK Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến, cụ thể:
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, bao gồm cả tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không hết,…
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
Do thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên Vương Bảo rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng tới gan, thận. Những bệnh nhân có bệnh lý nền đang cần điều trị với thuốc tiểu đường, huyết áp, tim mạch cũng có thể sử dụng.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
VIII. Hướng dẫn phòng ngừa đi tiểu buốt ở nam giới
Nam giới hay mắc tiểu buốt có thể lưu ý những lời khuyên sau để hạn chế tình trạng tiểu buốt có thể xảy ra:
- Cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày giữa lượng chất xơ và protein, tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm như rau xanh, chất xơ, các loại trái cây chứa nhiều vitamin, các loại rau xanh có tính mát như: giá đỗ, bí xanh, mùng tơi…
- Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày) để hệ tiết niệu luôn hoạt động khỏe mạnh. Nhưng không nên uống nhiều nước sau 21h để tránh tình trạng tiểu đêm kèm tiểu buốt có thể xảy ra.
- Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, đồ uống chứa caffein… hoặc các loại đồ uống không có lợi như: nước ngọt có gas. Bởi đây đều là thức uống gây nóng trong, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên rất dễ gây tiểu buốt và nhiều loại bệnh lý khác.
- Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt cần vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp để tránh viêm nhiễm.
- Ngủ đủ giấc. Dành thời gian ngủ ít nhất 7h mỗi ngày. Không nên thức quá khuya.
- Dành thời gian vận động, thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường và cải thiện sức khỏe.
- Đi khám sức khỏe toàn thân định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm.
Tiểu buốt ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nguyên nhân này tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn cần được điều trị. Bởi nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng. Chính vì thế, nếu gặp tình trạng tiểu buốt, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258.
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả
- Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị tốt nhất
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị