Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả

Đái buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu tiện cảm thấy bị đau buốt ở bộ phận sinh dục rất khó chịu. Đái buốt là biểu hiện của một số bệnh như bệnh nhiễm trùng niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, u xơ tiền liệt tuyến… Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp tiểu buốt gây ra do cơ thể bị nóng trong.

I. Đái buốt (tiểu buốt) là hiện tượng gì?

Đái buốt (hay còn gọi là tiểu buốt) là một thuật ngữ miêu tả hiện tượng người bệnh đi tiểu cảm thấy bị đau buốt, rất khó chịu ở cơ quan sinh dục. Đây là một triệu chứng thường gặp của các bệnh liên quan đến rối loạn hệ tiết niệu.

Đái buốt là hiện tượng một người cảm thấy bị đau buốt và rất khó chịu ở cơ quan sinh dục khi đi tiểu (Ảnh minh họa)

Cảm giác đái buốt thường xuất hiện ở cuối bãi tiểu với cơn đau buốt nhói kéo dài từ 5 – 7 giây cho đến khi hết nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tiểu buốt xuất hiện ở đầu bãi tiểu hoặc thậm chí xuất hiện từ đầu bãi cho tới cuối bãi.

Người bệnh buốt thường xuất hiện kèm theo các chứng rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu rắt, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần

II. Đái buốt (tiểu buốt) là biểu hiện của bệnh gì?

Đái buốt thường gọi là một chứng bởi nó thường là triệu chứng, biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Cụ thể, đái buốt có thể là biểu hiện của một số bệnh như:

2.1 Do viêm, nhiễm trùng niệu đạo

Niệu đạo là một ống có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi bên ngoài cơ thể. Riêng ở nam giới, ống niệu đạo còn có nhiệm vụ vận chuyển tinh dịch phóng ra bên ngoài trong quá trình phóng tinh.

Nhiễm trùng niệu đạo là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu biểu (Ảnh minh họa)

Viêm, nhiễm trùng niệu đạo là sự viêm, nhiễm trùng ống dẫn tiểu trong cơ thể con người do một loại vi khuẩn nào đó. Thông thường, tỉ lệ viêm niệu đạo ở nữ giới thường cao hơn nam giới do ống niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn đồng thời nằm sát cạnh âm đạo.

Người bị viêm niệu đạo thường gặp các triệu chứng:

  • Tiểu buốt
  • Tiểu khó
  • Tiểu bí
  • Tiểu gấp
  • Bị cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện
  • Ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo
  • Bị đau khi quan hệ…

2.2 Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tình trạng một hoặc nhiều vị trí nào đó của ống niệu đạo bị co hẹp với đường kính nhỏ hơn bình thường. Điều này làm giảm lưu lượng dòng tiểu, gây cản trở dòng tiểu, khiến người bệnh đi tiểu rất khó khăn, bị tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu đi được ít…

Hẹp niệu đạo là bệnh thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Nguyên nhân do niệu đạo nam dài hơn nên dễ bị tổn thương hơn. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, hẹp niệu đạo có thể biến chứng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt.

2.3 Viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang

Viêm, nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới) là tình trạng bàng quang bị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây thường là biến chứng của bệnh viêm niệu đạo khi vi khuẩn gây hại không được tiêu diệt tận gốc, khiến chúng lan theo đường tiểu và gây viêm nhiễm tại bàng quang.

Các triệu chứng thường gặp phải khi bị viêm bàng quang là:

  • Đái buốt
  • Đái rắt
  • Đái nhiều lần
  • Nước tiểu có mùi hôi bất thường, màu đục hoặc có thể lẫn máu
  • Bị đau ở cơ quan sinh dục
  • Người bệnh phát sốt.

2.4 Do sỏi hệ tiết niệu

Đái buốt cũng là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh sỏi hệ tiết niệu.

Có thể hiểu đơn giản, sỏi hệ tiết niệu là hiện tượng hình thành sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu, cụ thể như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Theo thời gian, kích thước sỏi lớn dần gây cản trở sự di chuyển của nước tiểu, từ đó làm hình thành các chứng bệnh rối loạn tiểu tiện, trong đó có đái buốt.

Sỏi thận (bên phải) và sỏi bàng quang (bên trái)

2.5 Viêm bể thận

Bệnh viêm bể thận (hay còn gọi là nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trên) là hiện tượng một bên thận hoặc cả hai quả thận bị nhiễm trùng. Đây cũng là một biến chứng của viêm ống niệu đạo khi không được điều trị triệt để khiến các vi khuẩn gây hại có cơ hội lan rộng đến thận, niệu quản và gây viêm nhiễm.

Ngoài đái buốt, viêm bể thận còn có một số triệu chứng khác như: tiểu nóng, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và có mùi hôi…

2.6 Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có vị trí nằm dưới bàng quang đồng thời ôm bọc quanh một phần sau ống niệu đạo ở nam giới. Tuyến tiền liệt có hai nhiệm vụ chính:

  • Co bóp và kiểm soát nước tiểu thông qua các thùy tuyến tiền liệt
  • Tạo dịch kiềm màu trắng hòa vào tinh dịch để nuôi dưỡng vào bảo tinh trùng, hoàn thành quá trình phóng tinh.

Viêm tuyến tiền liệt chủ yếu gây ra do các loại vi khuẩn gram(-) và vi khuẩn sinh tiết niệu như vi khuẩn E.coli. Do bị viêm sưng nên tuyến tiền liệt có xu hướng phình to hơn bình thường. Điều này tác động gây chèn ép đến niệu đạo và bàng quang, làm rối loạn sự vận hành của hệ tiết niệu. Từ đó gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần…

2.7 U xơ tiền liệt tuyến

Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là hiện tượng kích thước tuyến tiền liệt phình to dần, gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, từ đó gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có chứng đái buốt.

Đây là một dạng lành tính của u tuyến tiền liệt và có thể chữa trị được. Nam giới độ tuổi trung niên rất hay mắc phải căn bệnh này.

Khối u xơ tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và bàng quang có thể gây ra chứng tiểu rắt (Ảnh minh họa)

2.8 Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng u ác tính tuyến tiền liệt. Khác với viêm tuyến tiền liệt và u xơ tiền liệt tuyến, bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, các biểu hiện bệnh không thường xuyên khiến người bệnh dễ bị lầm tưởng sang các bệnh rối loạn tiểu tiện thường gặp khác. Đến khi phát hiện thì bệnh thường phát triển sang giai đoạn nặng khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Do cũng có kích thước phì đại nên ung thư tuyến tiền liệt cũng tác động chèn ép vào bàng quang, niệu đạo và gây ra các triệu chứng:

  • Tiểu buốt
  • Khó tiểu
  • Tiểu rắt
  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu bí
  • Đi tiểu ra máu
  • Tiểu không tự chủ

2.9 Viêm ống dẫn trứng (viêm vòi trứng)

Ống dẫn trứng (vòi trứng) là phần nối tử cung và buồng trứng, là “đường đi” của trứng, tinh trùng, trứng đã thụ tinh thành công trong hệ sinh sản nữ giới.

Viêm ống dẫn trứng là tình trạng một hoặc hai bên vòi trứng bị viêm sưng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn có hại từ âm đạo lan sâu vào trong tử cung và tiến đến vòi trứng gây bệnh.

Viêm ống dẫn trứng gây ra các triệu chứng như:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Đau bụng kinh
  • Khí hư ra nhiều
  • Ngứa âm đạo
  • Đau mỏi lưng, eo
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Bị rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu buốt, khó tiểu, tiểu rắt…

2.10 Viêm, nhiễm trùng âm đạo

Viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến việc tiết nhiều dịch nhầy, khí hư, ngứa và đau vùng âm đạo, âm hộ ở phụ nữ. Hầu như đa số phụ nữ đều bị viêm nhiễm trùng âm đạo ít nhất một lần trong đời.

Do âm đạo bị viêm nhiễm sưng đau nên khi đi tiểu dễ xuất hiện cảm giác khó tiểu, đi tiểu đau buốt.

2.11 Viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở cơ quan sinh sản phụ nữ. Viêm vùng chậu thường gặp nhất ở 3 dạng: viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.

Một số triệu chứng của viêm vùng chậu như:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường
  • Đau bụng dưới
  • Sốt, ớn lạnh
  • Bị đau khi quan hệ
  • Máu kinh xuất hiện bất thường
  • Khi đi tiểu bị đau buốt, đi tiểu nhiều lần.

2.12 Do cơ thể bị nóng trong

Cơ thể bị nóng trong do ăn đồ ăn cay nóng thường xuyên, uống bia rượu hoặc sử dụng các thực phẩm gây nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây đái buốt. Tuy nhiên, các triệu chứng đái buốt do bị nóng trong sẽ được cải thiện khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hợp lý.

III. Bị tiểu buốt cần thăm khám bác sĩ khi nào?

Đừng tự chịu đau một mình mà hãy tìm đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại các địa chỉ uy tín nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:

Nếu bị đái buốt kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)
  • Cơn đau buốt khi đi tiểu kéo dài dai dẳng không tự dứt.
  • Bị đái buốt kèm theo sốt, người mệt mỏi.
  • Nước tiểu có mùi hôi nồng khó chịu kéo dài, nước tiểu có lẫn máu (nước tiểu màu hồng).
  • Bị đau buốt đái kèm theo đau bụng, đau vùng chậu.
  • Có dịch lạ bất thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục (dương vật hoặc âm đạo).
  • Khi bạn đang mắc các bệnh về bàng quang, sỏi thận.

IV. Bị đái buốt nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

4.1 Uống thuốc Nam điều trị đái buốt (tiểu buốt)

Một số bài thuốc Nam giúp chữa trị đái buốt (tiểu buốt) hiệu quả tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo là:

Bài 1: Kim tiền thảo và mã đề

Chuẩn bị 80g mỗi loại kim tiền thảo và mã đề. Đem rửa sạch hết các bụi bẩn thì cho vào nồi sắc với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 15 phút để các chất trong cây thuốc Kim tiền thảo và mã đề phai ra với nước rồi tắt bếp. Chắt nước sắc dùng uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc. Khi uống hết tiếp tục đun lần 2, 3 khi nước thuốc nhạt thì thay bã mới.

Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần sẽ thấy chứng đái buốt giảm đáng kể.

Cây kim tiền thảo

Bài 2: Uống nước sắc râu ngô chữa trị đái buốt

Lấy 100g râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều được) + 30g rễ cỏ tranh. Rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 1 lit nước sạch. Khi ấm râu ngô sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 – 15 phút thì ngưng. Chắt nước sắc râu ngô dùng uống trực tiếp liên tục trong ngày để hệ tiết niệu hoạt động đào thải các độc tố.

Kiên trì sắc nước râu ngô uống khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Bài 3: Uống bột sắn dây chữa trị tiểu rắt

Bột sắn dây là thức uống có tính làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Uống bột sắn dây còn có khả năng chữa trị nóng trong, giúp làm giảm các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau tiểu… do nóng trong cơ thể gây ra.

Cách dùng rất đơn giản: pha 2 – 3 thìa bột sắn dây với 300ml nước, khuấy đều rồi dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 lần. Kiên trì áp dụng hàng ngày để làm mát cơ thể, nhờ đó chứng đái rắt sẽ được cải thiện.

Bài 4: Kết hợp kim tiền thảo, mã đề và râu ngô

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo, râu ngô, mã đề, cỏ mần trầu: mỗi vị 50g. Có thể dùng nguyên liệu tươi hoặc nguyên liệu khô.
  • Lớp vỏ bên ngoài cùng của thân cây tre: 3g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc (bột tre không rửa) rồi cho vào ấm sắc với 1,5 lit nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp, uống thay nước lọc.

Bài 5: Bài thuốc trị đái buốt bằng kim ngân hoa

Lấy 80g kim ngân hoa + 50g mỗi loại rễ cỏ tranh, mã đề. Rửa sạch 3 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 1,2 lít nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút thì chắt lấy nước thuốc dùng uống thay nước lọc, uống hết trong ngày.

Tiếp tục đun thêm nước 2 và 3. Nước thuốc nhạt thì thay bã mới. Kiên trì uống liên tục sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy chứng tiểu rắt được cải thiện hiệu quả.

Cây kim ngân hoa

! LƯU Ý:

Các bài thuốc trên có thường có hiệu quả nhanh với người bị tiểu rắt do nóng trong cơ thể gây nên. Còn đối với người mắc đái dắt do các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh lý về tuyến tiền liệt, bệnh lý phụ khoa, nam khoa… thì muốn điều trị triệt để người bệnh cần tiến hành điều trị tận gốc bệnh.

Các bài thuốc chúng tôi giới thiệu phía trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Người bệnh muốn điều trị bằng các bài thuốc Đông y hay thuốc Nam thì nên tới các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc bắt bệnh, từ đó mới có bài thuốc hiệu quả nhất.

4.2 Điều trị tiểu buốt bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y để điều trị đái rắt là cách làm nhiều người bệnh áp dụng khi được chẩn đoán bị đái rắt do các bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ nặng hoặc nhẹ bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ xem xét kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý gây ra như:

  • – Viêm niệu đạo bởi các vi khuẩn Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae: tham khảo nhóm thuốc Quinolone; nhóm thuốc kháng sinh Macrolide, thuốc Ceftriaxone (Rocephin) kết hợp với doxycycline (Vibramycin)…
  • –  Sỏi thận. Uống nhiều nước mỗi ngày đồng thời kết hợp dùng các loại thuốc tán sỏi để bào mòn kích thước sỏi.
  • –  Viêm bàng quang do vi khuẩn Coliform gây ra: tham khảo các nhóm thuốc kháng sinh Quinolone, cephalosporin; thuốc kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); thuốc amoxicillin (Amoxil), nitrofurantoin (Furadantin),…
  • – Viêm bể thận do vi khuẩn Coliform gây ra: tham khảo nhóm thuốc kháng sinh Quinolone; nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycoside kết hợp với thuốc Ampicillin; thuốc piperacillin (Pipracil); nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3;…
  • – Viêm tuyến tiền liệt do Coliform gây ra: tham khảo nhóm thuốc kháng sinh Quinolone; nhóm trimethoprim-sulfamethoxazole; thuốc doxycycline; …
  • – Phì đại tuyến tiền liệt: tham khảo nhóm Thuốc chẹn alpha 1; thuốc kháng Androgen finasteride (Proscar), liệu pháp tăng thân nhiệt, phẫu thuật.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương bảo giúp hỗ trợ cải thiện đái buốt do u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời giúp làm giảm kích thước khối u phì đại lành tính.

Vương Bảo có thành phần chính là cao Náng hoa trắng – Chuyển giao từ công trình nghiên cứu nhiều năm của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW). Theo nghiên cứu của TS. Hoạt, Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.

Khi kết hợp Náng hoa trắng với các thảo dược khác như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay, Đơn kim,… sẽ mang lại tác dụng lợi tiểu, giảm các rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết,…

Đặc biệt hơn, Vương Bảo còn chứa hàm lượng lớn cao Ngải nhật. Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, Artemisinin trong Ngải nhật có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới có u xơ.

Cấu trúc phân tử của artemisinin

Vương Bảo cũng đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW, kết quả cho thấy sản phẩm tác dụng rất tốt và an toàn.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

– Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt: tham khảo phương pháp phẫu thuật cắt tế bào ung thư, xạ trị, hóa trị.

– Viêm âm đạo do Herpes: tham khảo các loại thuốc thuốc famciclovir (Famvir), Acyclovir (Zovirax), thuốc valacyclovir (Valtrex).

V. Chế độ sinh hoạt tốt phòng ngừa đái buốt

Một số chế độ sinh hoạt và thói quen hàng ngày tốt cũng giúp phòng ngừa đái buốt như:

  • – Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lit nước lọc mỗi ngày.
  • – Nên uống nhiều nước vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đồng thời hạn chế uống nhiều nước sau 21h tối.
  • – Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ giúp cơ thể được mát trong, tránh tình trạng rối loạn tiểu tiện, táo bón.
  • – Hạn chế tối đa việc bổ sung các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn chua, trái cây chua, thực phẩm có tính axit cao, rượu và các loại đồ uống chứa cồn, thực phẩm chứa caffein… để tránh kích thích bàng quang, giúp bàng quang có thời gian phục hồi.
  • – Không nên dùng các loại nước xả có mùi thơm với độ cá nhân để tránh nguy cơ bị kích ứng.
  • – Nên dùng bao cao su khi gần gũi bạn tình để giữ an toàn cho cả hai, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Đái buốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, như: nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt,… Vì thế, để điều trị đái buốt hiệu quả, đầu tiên cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bạn hãy đi khám để tìm ra được nguyên nguyên chính xác, tránh để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và gặp thêm nhiều triệu chứng khác.

Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước).

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
  • lâm đã bình luận

    07/04/2019 16:42

    cho em hỏi
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      12/04/2019 15:24

      Chào Lâm! Bạn vui lòng chia sẻ tình trạng bệnh hoặc gọi lên Tổng đài miễn cước 18001258 trong giờ hành chính để được tư vấn nhé. Cám ơn bạn ...[Xem thêm]
  • Ngoc đã bình luận

    25/08/2018 21:19

    Bac si cho e hoi me em di tieu it va di tieu rat la benh j cach chua nhu the nao
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      28/08/2018 09:34

      Chào bạn Ngọc! Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện Bác đang có dấu hiệu bệnh lý hội chứng bàng quang kích thích. Bạn nên khuyên Bác ...[Xem thêm]
  • Gia bảo đã bình luận

    18/07/2018 07:26

    Bác sĩ xin giải đáp dùm mình: đi tiểu buốt nhiều lần mà gây tê chân nữa thưa bác sĩ xin giải đáp dùm em
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      16/08/2018 09:20

      Chào bạn Gia Bảo! Triệu chứng bạn đang gặp phải có thể do Viêm đường tiết niệu gây ra bạn nhé. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng ...[Xem thêm]
  • Nguyên tuan đã bình luận

    30/06/2018 08:21

    Thời gian gần đây tôi đi tiểu xong và có cảm giác đi tiểu không hết nước tiểu. Cho tôi hỏi đây là dấu hiệu của bệnh gì?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      16/08/2018 13:27

      Chào anh Tuan, Tiểu không hết, són tiểu có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do nóng trong, kích thích bàng quang hoặc bệnh lý liên quan hệ tiết ...[Xem thêm]
  • Bùi thi Hiền đã bình luận

    13/06/2018 01:39

    Xin chào
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      17/08/2018 10:52

      Chào bạn! Hiện bạn có đang thắc mắc thông tin gì về bệnh tuyến tiền liệt hay sản phẩm Vương Bảo cần tư vấn không bạn? Bạn vui lòng để ...[Xem thêm]
  • Loading...