26/05/2018 10:09
Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà
Đái dắt đái buốt là hai triệu chứng rối loạn tiểu tiện có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây đái dắt đái buốt có thể do bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt người bệnh bị thay đổi đột ngột. Vậy có cách nào điều trị bệnh đái dắt đái buốt hiệu quả?
Mục lục
I. Đái dắt đái buốt là gì?
Đái dắt đái buốt là 2 biểu hiện của chứng rối loạn tiểu tiện (hay còn gọi là rối loạn đường tiết niệu). Đây là hai tình trạng rối loạn tiểu tiện khác nhau hoàn toàn nhưng do chúng thường xuất hiện cùng nhau nên người bệnh hay gọi chung là chứng đái dắt đái buốt.
- Tiểu rắt: là trạng thái bất thường của người bệnh khi đi tiểu thường xuyên liên tục và mỗi lần đi tiểu chỉ đẩy ra được một ít nước tiểu. Cơ thể bứt rứt khó chịu không yên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Tiểu buốt: là tình trạng người bệnh đi tiểu bị đau, buốt và rát khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc.
Đái dắt đái buốt là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi tiểu chỉ rặn được rất ít nước tiểu. Khi vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu tiếp. Lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần thường ít hơn 100ml. Đồng thời trong quá trình đi tiểu người bệnh cảm thấy bị đau, nhói buốt rất khó chịu ở bộ phận sinh dục. Cơn buốt tiểu sẽ xuất hiện ở cuối bãi tiểu. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người bệnh đái buốt ở đầu bãi tiểu hoặc bị đái buốt kéo dài từ đầu bãi tiểu tới cuối bãi tiểu.
Người bệnh bị cả chứng đái dắt đái buốt thường có tỉ lệ mắc các bệnh lý cao hơn những người chỉ bị một loại đái dắt hoặc đái buốt.
II. Đái rắt đái buốt xảy ra do đâu?
Đái dắt đái buốt thường gây ra bởi 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân do bệnh lý hoặc không phải do bệnh lý. Cụ thể:
2.1 Đái dắt đái buốt gây ra do bệnh lý
Một số bệnh lý gây chứng đái rắt đái buốt như:
- Bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu: Viêm – nhiễm trùng đường tiết niệu; viêm bàng quang; viêm bể thận; viêm niệu đạo; viêm bàng quang kẽ;
- Bệnh lý tuyến tiền liệt (ở nam giới): viêm tuyến tiền liệt; u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt); ung thư tuyến tiền liệt.
- Các loại sỏi hoặc di tật như: sỏi thận, sỏi niệu đạo; sỏi bàng quang; sỏi niệu quản; hẹp niệu đạo.
- Do bệnh lý ở thận: Suy thận
- Do các bệnh viêm phụ khoa: viêm nhiễm trùng niệu đạo; viêm vùng chậu…
- Do bệnh viêm nam khoa: viêm tinh hoàn; viêm bao quy đầu…
2.2 Đái dắt đái buốt do các yếu tố không bệnh lý
Một số yếu tố tác động bệnh ngoài không phải bệnh lý cũng gây hiện tượng đái dắt đái buốt như:
- Yếu tố tuổi tác: tuổi càng cao thì hệ tiết niệu càng suy giảm dẫn đến người bệnh dễ bị chứng đái rắt đái buốt.
- Do sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt, uống nước nhiều đột ngột.
- Do hội chứng bàng quang hoạt động quá mức (OAB)
- Do stress, căng thẳng công việc kéo dài.
III. Chữa đái dắt đái buốt không do bệnh lý
Đối với trường hợp người bệnh bị đái dắt đái buốt không phải do bệnh lý gây ra, tình trạng đái dắt đái buốt có thể thuyên giảm và dần tự khỏi nếu người bệnh thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp cũng như tham khảo kết hợp thêm một số cách trị đái dắt đái buốt bằng nguyên liệu tự nhiên có tính mát.
Một số cách làm dân gian chữa trị đái dắt đái buốt như:
3.1 Chữa bằng kim tiền thảo và râu ngô
- Bước 1: Chuẩn bị Kim tiền thảo + râu ngô + cỏ mần trầu + mã đề: mỗi vị 80g
- Bước 2: Rửa sạch 4 loại nguyên liệu trên rồi cho vào sắc với 1,5 lit nước sạch
- Bước 3: Khi ấm sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 15 phút để các hoạt chất trong 4 vị thuốc Nam phai ra với nước sắc.
- Bước 4: Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày. Có thể đun thêm lần 2 – 3. Đến khi nước thuốc nhạt thì thay nguyên liệu mới.
Thực hiện khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy chứng đái dắt đái buốt giảm hiệu quả. Bài thuốc này cũng có hiệu quả trong điều trị chứng bí tiểu, khó tiểu, tiểu nhiều lần khi cơ thể bị nóng trong gây ra.
3.2 Chữa bằng bột sắn dây
- Cách 1: Mua bột sắn dây chất lượng. Pha 2 muỗng cafe bột sắn dây vào 200ml nước và khuấy đều. Sau đó dùng uống trực tiếp, ngày uống 1 – 2 cốc.
- Cách 2: Tự làm bột sắn dây bằng cách dùng sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng sau đó đem phơi khô và sấy giòn. Giã nhỏ miếng sắn dây rồi đem lọc lấy bột mịn. Dùng bột sắn dây để hòa nước uống hàng ngày, có thể pha thêm một chút đường để sắn dây có vị thơm ngon hơn. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần.
3.3 Dùng bí xanh
Bạn có thể dùng bí xanh theo nhiều cách để làm mát cơ thể điều trị chứng đái rắt đái buốt như:
- Cách 1: Chuẩn bị 300g bí xanh, sau đó gọt vỏ rồi cho vào máy ép lấy nước cốt. Dùng nước cốt bí xanh thu được uống trực tiếp, có thể pha thêm vài hạt muối giúp thức uống có vị ngon hơn. Ngày uống 2 cốc nước cốt bí xanh. Kiên trì thực hiện liên tục khoảng 10 ngày sẽ thấy chứng đái dắt đái buốt giảm hiệu quả.
- Cách 2: Dùng 300g – 500g bí xanh, gọt vỏ, lọc bỏ hạt, thái miếng sau đó cho vào luộc chín với khoảng 250ml nước sạch. Dùng ăn hết bí xanh và uống hết nước luộc trong ngày.
- Cách 3: Lấy 300g bí xanh đã được làm sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 200ml nước. Có thể pha thêm một chút đường hoặc muối để sinh tố bí xanh có vị thơm ngon hơn. Chia thành 2 – 3 phần sinh tố bí xanh và uống hết trong ngày.
3.4 Uống nước sắc bèo cái
- Bước 1: chuẩn bị Bèo cái đã được loại bỏ rễ + cây mã đề + rễ cỏ tranh: mỗi vị 100g
- Bước 2: Rửa sạch 3 nguyên liệu, thái thành khúc rồi cho lên chảo sao vàng
- Bước 3: Hạ thổ 3 nguyên liệu vừa thu được (đổ 3 nguyên liệu xuống nền đất sạch và chờ chúng tự nguội)
- Bước 4: Đem các nguyên liệu thu được sắc với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút thì chắt nước thuốc ra uống. Dùng uống hết nước thuốc trong ngày.
Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần sẽ thấy chứng đái dắt đái buốt dần thuyên giảm.
3.5 Dùng da vàng mề gà khô
Người bệnh có thể tìm mua da vàng mề gà khô trong các hiệu thuốc Bắc. Lấy khoảng 20 cái da vàng mề gà khô đem rang đến khi có mùi thơm thì đem tán nhỏ mịn. Chia bột mịn thu được thành 4 phần. Mỗi phần bột da vàng mề gà đem pha với khoảng 150ml nước ấm, khuấy đều và dùng uống. Ngày uống 2 – 3 lần.
3.6 Thay đổi thói quen lành mạnh
Một số thói quen lành mạnh hàng ngày cũng có tác dụng điều trị và phòng ngừa chứng đái dắt đái buốt như:
- Bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C, Probiotic hàng ngày như: cam, chanh, bưởi, ổi, xoài, chuối, sữa chua, men Probiotic… hàng ngày.
- Không ăn các thực phẩm có tính nóng, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như: mì; kim chi; các loại lẩu cay; món ăn cay…
- Không sử dụng rượu bia hoặc các chất uống có chứa cồn, các loại chứa chất kích thích như: cafe, thuốc lá… vì nó khiến tình trạng đái dắt đái buốt trầm trọng hơn nhanh chóng.
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt là ở phần vùng kín.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lit nước/ngày. Tuy nhiên chỉ nên uống nhiều nước vào ban ngày (đặc biệt là buổi sáng). Nên hạn chế uống nước sau 21h để tránh hiện tượng đi tiểu đêm.
- Lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái.
- Tập cách luyện bàng quang bằng việc đi tiểu theo đúng các khoảng thời gian nhất định trong ngày.
IV. Chữa đái rắt đái buốt do bệnh lý
Nếu tình trạng đái dắt đái buốt kéo dài liên tục trong thời gian dài không tự khỏi và xuất hiện tiểu ra máu thì người bệnh cần xếp thời gian tới thăm khám các cơ sở y tế uy tín, vì rất có thể bạn đang bị các bệnh lý trong cơ thể, từ đó làm phát sinh chứng đái rắt đái buốt.
Để điều trị hiệu quả tình trạng đi tiểu rắt buốt nhiều lần trong trường hợp này trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó tùy thuộc vào nguyên nhân, tình hình sức khỏe chung của bạn cũng như một số yếu tố khác bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với đái dắt đái buốt do các loại sỏi dị tật gây ra thì người bệnh cần uống đủ nước từ 2 – 2,5 lit nước/ngày đồng thời uống thuốc nhằm bào mòn sỏi phù hợp với loại sỏi đang mắc phải (do bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và kê đơn thuốc).
Phẫu thuật
Phương pháp này thường được áp dụng với bệnh nhân có bệnh lý chuyển biến nặng hoặc bệnh lý không thể dùng thuốc điều trị nội khoa tại chỗ. Cụ thể, một số trường hợp đái dắt đái buốt do bệnh lý gây ra bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh như:
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở giai đoạn nặng: khi kích thước tuyến tiền liệt to hơn bình thường rất nhiều (thường khoảng từ 60g – hơn 100g).
- Bệnh ung thư tuyến tiền liệt: phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư (ở giai đoạn nhẹ) nhằm ngăn chặn khối u phát triển và di căn.
- Sỏi hệ tiết niệu: kích thước sỏi quá lớn cần tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra.
- Bệnh hẹp niệu đạo: cần phẫu thuật để mở rộng vị trí niệu đạo bị hẹp.
V. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu rắt và buốt
Nếu bạn bị đi đái dắt và buốt hoặc gặp một số rối loạn tiểu tiện khác như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không hết,… bạn nên tham khảo để sử dụng thêm TPBVSK Vương bảo.
Vương Bảo là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt, những bệnh nhân cao tuổi đang điều trị các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch cũng có thể sử dụng sản phẩm.
Về hiệu quả sử dụng, Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng kỹ lưỡng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Nhiều bệnh nhân sau khi dùng sản phẩm đã phản hồi rằng: Tình trạng tiểu dắt tiểu buốt của họ được cải thiện sau 2-3 tuần sử dụng Vương Bảo và hiệu quả rõ rệt nhất là sau1,5 tới 2 tháng.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Đái dắt đái buốt là hai tình trạng rối loạn tiểu tiện khác nhau, nhưng chúng hoàn toàn có thể cùng xuất hiện do người bệnh mắc một số bệnh lý như: u xơ tiền liệt tuyến, sỏi thận, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu,… hoặc do tuổi tác, thói quen sinh hoạt. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên đi khám để xác định được chính xác nguyên nhân.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu dắt ở nam giới là gì? Triệu chứng và cách điều trị an toàn
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
-
16/08/2018 16:38
Chào bạn, Qua thông tin bạn mô tả có thể gặp trong bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt... Bạn nên đi khám và ...[Xem thêm]
14/09/2017 11:40
-
15/09/2017 09:16
Chào anh Luân, Trường hợp tiểu buốt rắt kèm tiểu máu của anh có thể do sỏi tiết niệu di chuyển cọ xát gây viêm phù nề niêm mạc đường tiểu, ...[Xem thêm]
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị