Bí tiểu ở người già: Triệu chứng và cách điều trị nhanh chóng

Bí tiểu ở người già ngày càng trở nên phổ biến, tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng nghiêm trọng nếu không được khám và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bí tiểu ở người già là gì? Cách điều trị bí tiểu ở người già ra sao? Cùng vuong-bao.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh bí tiểu ở người già là gì?

Bí tiểu là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới.

Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ bí tiểu ở người già (từ 40 – 83 tuổi) ước tính là 4,5 – 6,8 người/1000 người hàng năm. Ở những người 80 tuổi trở lên, tỉ lệ bí tiểu chiếm hơn 30%.

bí tiểu ở người già
Bí tiểu ở người già là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là nam giới cao tuổi (Ảnh minh họa)

Bí tiểu ở người già là tình trạng bàng quang không thể đào thải hết lượng nước tiểu ra ngoài, được phân thành hai loại dựa vào thời gian kéo dài:

  • Bí tiểu cấp tính: diễn ra đột ngột, kéo dài trong thời gian rát ngắn, bệnh nhân hoàn toàn không đi tiểu được dù có cảm giác căng tức bàng quang. Bí tiểu cấp tính phổ biến ở nhóm đối tượng nam giới lớn tuổi.
  • Bí tiểu mãn tính: diễn biến từ từ, thầm lặng theo thời gian. Bệnh nhân vẫn có thể đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu không thải hết được ra ngoài. Vì triệu chứng diễn ra âm thầm không rầm rộ. Nhiều người thậm chí còn không biết mình mắc bệnh vì không phát hiện được bất kỳ triệu chứng bí tiểu nào.

II. Bí tiểu ở người già có nguy hiểm không?

Bí tiểu cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Nó làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của nước tiểu và hoạt động bình thường của hệ tiết niệu, gây ra những cơn đau dữ dội do bàng quang liên tục căng ra và chứa đầy nước tiểu.

Bí tiểu mãn tính diễn ra từ từ nhưng nếu không điều trị, nó có thể dẫn đến một số biến chứng:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi nước tiểu không được thải hết ra ngoài, nó sẽ là môi trường lý tưởng để cho các vi khuẩn bình thường vô hại có cơ hội sinh sôi và gây nhiễm trùng đường tiết niệu của bạn.
người già bị bí tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những biến chứng của bí tiểu ở người già (Ảnh minh họa)
  • Tổn thương bàng quang: Nếu bí tiểu mãn tính không được điều trị có thể khiến bàng quang bị căng quá mức trong thời gian dài (do lữu trữ nước tiểu còn sót lại). Về lâu dài, các cơ bên trong bàng quang có thể bị tổn thương và không còn hoạt động chính xác.
  • Tiểu không tự chủ: Khi bàng quang không rỗng hoàn toàn, đồng thời các cơ trong bàng quang đã bị hư hỏng, nó có thể dẫn đến việc rò rỉ nước tiểu không tự chủ, hay còn được gọi là tiểu không tự chủ.
  • Hư thận: Đường tiết niệu bao gồm từ thận, niệu quản đến bàng quang và niệu đạo. Vì thế, khi bị bí tiểu, nước tiểu còn dư lại sau mỗi lần đi tiểu có thể tích tụ trào ngược vào thận. Khiến thận sưng lên và chèn ép vào các cơ quan lân cận. Áp lực này có thể làm hư thận và trong một số trường hợp có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính và suy thận.

Chính vì thế, bí tiểu ở người cao tuổi là một vấn đề cần được quan tâm.

Xem thêm: Bí tiểu có nguy hiểm không?

III. Nguyên nhân gây bí tiểu ở người già

Các nguyên nhân gây bí tiểu ở người già có thể được phân loại như sau:

3.1 Do tắc nghẽn

Khi có sự tắc nghẽn ở đường tiết niệu dưới hoặc cổ bàng quang, nó có thể gây ra tình trạng bí tiểu. Sự tắc nghẽn này có thể do chính bên trong hệ tiết niệu (ví dụ: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo) hoặc bên ngoài (ví dụ: khi một khối u tử cung hoặc phân cứng do táo bón chèn ép cổ bàng quang, gây tắc nghẽn đường ra).

Dưới đây là một số tình trạng phổ biến có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến bí tiểu ở người cao tuổi:

  • Nam giới: Phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt); ung thư tuyến tiền liệt
  • Nữ giới: Sa nội tạng (u nang, sa trực tràng, sa tử cung); khối u vùng chậu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng).
  • Cả hai giới: u bàng quang; ung thư bàng quang; sự tác động của phân do táo bón; khối u ác tính đường tiêu hóa hoặc sau phúc mạc; sỏi tiết niệu.

Ở người cao tuổi, nguyên nhân tắc nghẽn phổ biến nhất là phì đại tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu trên 310 nam giới cao tuổi, 53% bệnh nhân bị bí tiểu là do phì đại tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn khác chiếm khoảng 23%.

người già bí tiểu phải làm sao
Tuyền tiền liệt phì đại chèn ép vào niệu đạo, khiến nước tiểu không thể thoát hết ra ngoài, gây ra tình trạng bí tiểu ở người già (Ảnh minh họa)

3.2 Do nhiễm trùng và viêm

Nếu bị nhiễm trùng ở bất kì phần nào của đường tiết niệu dưới đều có thể dẫn đến bí tiểu.

Dưới đây là một số tình trạng viêm nhiễm có thể gây bí tiểu ở người cao tuổi:

  • Nam giới: viêm bao quy đầu; áp xe tuyến tiền liệt; viêm tuyến tiền liệt.
  • Nữ giới: viêm âm đạo; viêm âm hộ cấp tính; lichen phẳng âm đạo; pemphigus âm đạo.
  • Cả hai giới: bệnh sán máng; viêm bàng quang; nhiễm herpes simplex; viêm niệu đạo;…
bí tiểu ở người cao tuổi
Viêm bàng quang cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)

Ở nam giới cao tuổi, viêm tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do các vi sinh vật gram âm, chẳng hạn như Escherichia coli và các loài Proteus, dẫn đến sưng tấy tuyến, chèn ép niệu đạo, gây ra bí tiểu.

Ở nữ giới cao tuổi, viêm âm đạo là nguyên nhân phổ biến gây bí tiểu. Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị mất cân bằng hệ vi khuẩn, khiến vi khuẩn xấu có điều kiện phát triển và gây viêm nhiễm hoặc bị nhiễm trùng. Viêm âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh, do nồng độ esrtogen của họ suy giảm mạnh ở giai đoạn này.

Ngoài ra, viêm niệu đạo do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cũng có thểy gây phù nề niệu đạo, dẫn đến bí tiểu.

3.3 Do tổn thương thần kinh

Bí tiểu do tổn thương thần kinh xảy ra như nhau ở cả hai giới khi họ cao tuổi. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, chúng có thể hoạt động không chính xác, dẫn đến việc cơ bàng quang không nhận được thông báo đã đến lúc phải đi tiểu hoặc khiến cho bàng quang quá yếu để làm rỗng hoàn toàn, dẫn đến bí tiểu.

Một số tình trạng liên quan đến dây thần kinh có thể gây bí tiểu ở người cao tuổi là:

  • Thần kinh tự chủ hoặc ngoại vi: Bệnh thần kinh tự chủ; đái tháo đường; Hội chứng Guillain Barre; thiếu máu ác tính; bệnh bại liệt; phẫu thuật vùng chậu triệt để.
  • Não: bệnh mạch máu não; bệnh đa xơ cứng; ung thư hoặc khối u; bệnh Parkinson.
  • Tủy sống: bệnh đĩa đệm; u màng não; bệnh đa xơ cứng; nứt đốt sống ẩn; tụ máu hoặc áp xe tủy sống; chấn thương tủy sống; u tủy sống.

3.4 Do thuốc

Thuốc có thể gây bí tiểu cấp tính ở người cao tuổi, do tác động của chúng lên các chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể thần kinh, cholinergic và thụ thể muscarinic.

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng bí tiểu là:

  • Thuốc cường hệ adrenergic
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc trị cao huyết áp
  • .v.v.
nguyên nhân gây bí tiểu cấp ở người cao tuổi
Thuốc có thể gây bí tiểu cấp tính ở người cao tuổi, do tác động của chúng lên các chất dẫn truyền thần kinh (Ảnh minh họa)

3.5 Nguyên nhân khác

  • Nam giới: Chấn thương dương vật, gãy hoặc rách
  • Nữ giới: Rối loạn chức năng cơ vòng niệu đạo (hội chứng fowler)
  • Cả hai giới: Đứt niệu đạo sau và cổ bàng quang do gặp chấn thương vùng chậu; biến chứng sau phẫu thuật.

IV. Nhận biết bí tiểu ở người già

4.1 Bí tiểu cấp tính

  • Bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột
  • Bệnh nhân cảm thấy buồn đi tiểu mà không thể đi tiểu
  • Có các cơn đau đớn dữ dội và khó chịu ở vùng bụng dưới
  • Khi thăm khám, người bệnh có thể sờ thấy bàng quang căng phồng, căng tức bụng dưới
  • Có thể kèm theo hôn mê hoặc sốt nặng (biểu hiện nhiễm trùng)

4.2 Bí tiểu mãn tính

cách chữa bí tiểu ở người già
Bí tiểu khiến người bệnh cảm thấy mình phải đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần mỗi ngày, cả ngày lẫn đêm (Ảnh minh họa)
  • Bí tiểu mãn tính xảy ra trong thời gian dài
  • Người bệnh cảm thấy mình phải đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần mỗi ngày
  • Có các khó khăn khi đi tiểu
  • Cảm thấy buồn tiểu lại ngay sau khi vừa đi tiểu xong
  • Đi tiểu đêm nhiều lần
  • Có cảm giác buồn tiểu không tự chủ hoặc cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức, không thể kiềm lại
  • Không thể biết khi nào bàng quang đầy.
  • Có cảm giác khó chịu nhẹ liên tục hoặc cảm giác đầy ở vùng xương chậu / bụng dưới.

☛ Xem thêm: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính

V. Bị bí tiểu ở người già nên làm gì?

5.1 Đối với bản thân

Bạn cần lập tức gọi cấp cứu nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu của bí tiểu cấp tính, đây là tình trạng y tế khẩn cấp cần cấp cứu kịp thời.

Bí tiểu mãn tính tuy không phải là tình trạng khẩn cấp nhưng nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, vì thế nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng bất thường khi tiểu tiện thì nên đi khám để được chẩn đoán bệnh. Sau khi thăm khám và thống nhất phác đồ điều trị, bạn cần tuân thủ phác đồ và làm đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

5.2 Đối với người nhà

Cần lập tức gọi cấp cứu nếu nhận thấy người thân có các triệu chứng bí tiểu cấp tính.

Bí tiểu mãn tính không phải là tình trạng khẩn cấp nhưng có thể gây ra những triệu chứng tiểu tiện khó chịu. Nhiều người lớn tuổi có quan niệm rằng, tuổi già tới thì việc gặp các vấn đề sức khỏe là điều hiển nhiên và bình thường, vì thế họ âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, bí tiểu là tình trạng có thể điều trị được và họ không đáng phải chịu đựng những khó chịu này, việc điều trị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tinh thần của họ, khiến họ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Là con cháu, bạn nên quan tâm và thường xuyên hỏi han về sức khỏe của những người lớn tuổi trong nhà. Nếu họ có các triệu chứng bí tiểu mãn tính, bạn nên đưa họ đi khám tại khoa Thận – Tiết niệu của các bệnh viện, phòng khám uy tín. Sau khi được thăm khám và có phác đồ điều trị, bạn có trách nhiệm đốc thúc người thân của mình tuân thủ đúng phác đồ và đi khám với họ trong những lần tái khám. Gia đình chính là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bí tiểu của người cao tuổi, là chỗ dựa tinh thần giúp họ hồi phục nhanh hơn.

cách chữa bí tiểu ở người già
Con cái nên thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ già và đưa họ đi khám nếu thấy họ có các triệu chứng bí tiểu hay bất kì căn bệnh nào (Ảnh minh họa)

VI. Điều trị bí tiểu ở người già

6.1 Bí tiểu cấp tính ở người già

Bí tiểu cấp tình ở người già là một tình trạng cấp cứu, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tiểu qua đường niệu đạo để giải áp bàng quang và  thải nước tiểu ra ngoài.

Với những bệnh nhân có phẫu thuật tiết niệu thời gian gần, như cắt tuyến tiền liệt triệt để hoặc tái tạo niệu đạo thì không thể sử dụng ống thông tiểu qua đường niệu đạo. Những bệnh nhân này cần được đặt ống thông trên đường xương mu.

Sau khi đặt ống thông, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Tiếp theo bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị nguyên nhân.

6.2 Bí tiểu mãn tính ở người già

Bí tiểu mãn tính cần được điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc nếu bệnh nhân đang gặp các biến chứng về đường tiết niệu. Dưới đây là các phương pháp điều trị bí tiểu mãn tính ở người già:

  • Đặt ống thông tiểu: Bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu để có thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Trừ khi nguyên nhân gây bí tiểu có thể được khắc phục ngay. Tuy nhiên, việc đặt ống thông trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng, vì thế các bác sĩ sẽ cố gắng để không phải đặt ống thông tiểu quá lâu.

Nếu đặt ống thông không liên tục, bệnh nhân sẽ được dạy cách đặt ống thông để giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang.

cách chữa bí tiểu ở người già
Bệnh nhân cần đặt ống thông tiểu để có thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang (Ảnh minh họa)
  • Nong niệu đạo và đặt stent: Thủ thuật này được sử dụng để mở rộng lỗ hẹp niệu đạo, từ đó cho phép nước tiểu chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Nội soi bàng quang: Thủ thuật này được sử dụng để tìm và loại bỏi sỏi hoặc các vật thể lạ trong bàng quang, niệu đạo.
  • Thuốc: Để điều trị bí tiểu mãn tính, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
    • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang
    • Các loại thuốc làm cho cơ vòng niệu đạo và tuyến tiền liệt giãn ra, từ đó giúp nước tiểu được thải ra ngoài dễ hơn
    • Thuốc giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt, để giảm tắc nghẽn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
    • .v.v.
  • Sửa đổi hành vi: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên sửa đổi một số hành vi để làm giảm triệu chứng bí tiểu, chẳng hạn như:
    • Quản lý lượng và thời gian uống chất lỏng.
    • Tập các bài tập cơ sàn chậu
    • Thực hành các bài tập và kỹ thuật phục hồi bàng quang.
    • .v.v.
  • Phẫu thuật: Nếu thuốc và các liệu pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể cần thực hiện các thủ thuật phẫu thuật. Việc thực hiện thủ thuật nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh.

☛ Xem thêm: Các phương pháp điều trị bí tiểu hiệu quả

VII. Vương Bảo – Khắc phục bí tiểu và các rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi

Nếu bạn là nam giới cao tuổi, đang gặp tình trạng bí tiểu hay các rối loạn tiểu tiện khác (tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,…), bạn nên sử dụng thêm Vương Bảo – Một sản phẩm dành cho nam giới đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

bí tiểu ở người già

Ngoài ra, Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài. Sản phẩm an toàn trên đường tiêu hóa và không ảnh hưởng tới gan, thận như nhiều loại thuốc điều trị Tây y. Những bệnh nhân cao tuổi, đang điều trị bệnh lý nền, có sử dụng các loại thuốc điều trị như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… cũng có thể sử dụng Vương Bảo.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Bí tiểu là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt trong độ tuổi từ 60 đến 80. Cả bí tiểu cấp tính và mãn tính đều thường dễ chẩn đoán bởi hai loại đều kèm theo các triệu chứng không thể đi tiểu hiệu quả. Trong đó, bí tiểu cấp tính là một tình trạng y tế cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tính mạng. Bí tiểu mãn tính diễn ra từ từ và nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Người cao tuổi thường có xu hướng coi bệnh tật là một điều hiển nhiên khi già đi và âm thầm chịu đựng, là con cháu bạn nên hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, ông bà và giải thích cho họ hiểu bí tiểu là tình trạng có thể điều trị được và họ không cần phải chịu đựng những điều này. Hãy đưa họ đi khám và đốc thúc họ tuân thủ phác đồ điều trị. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và khiến họ trở nên hạnh phúc hơn.

Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...