Bệnh đi tiểu đêm khắc phục như thế nào?

Tiểu đêm là 1 căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Đi tiểu đêm gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh/ Vậy khắc phục tình trạng này thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiểu đêm có điều trị được không?

Tiểm đêm là một tình trạng thường gặp và có thể điều trị được.

Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả, bước đầu cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Người ta chia nguyên nhân gây tiểu đêm thành nguyên nhân không bệnh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân tiểu đêm không do bệnh lý.

  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước, canh, rượu bia vào buổi tối chính là nguyên nhân gây đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu: Việc sử dụng những loại thuốc có tính lợi tiểu để điều trị các tăng huyết áp, bệnh phù thũng do suy thận cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
  • Phụ nữ mang thai: Ở phụ nữ mang thai, các nội tiết tố thay đổi, tử cung lớn do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên bàng quang cũng dẫn tới chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
  • Yếu tố tâm lý: Đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng thường gặp liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ – mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân tiểu nhiều về đêm do bệnh lý.

  • Bệnh lý tuyến tiền liệt: Thường gặp nhất là tăng sản tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường, nó sẽ chèn ép vào đường tiểu do đó ngăn cản dòng nước tiểu đi ra và kích thích bàng quang dẫn đến chứng đi tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm. (Tìm hiểu thêm: Tăng sản tuyến tiền liệt là gì?)
  • Viêm đường tiết niệu: Các chứng viêm niệu đạo, viêm bàng quang…Bàng quang chính là nơi chứa nước tiểu. Bình thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, nó sẽ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài nhưng khi bị viêm đường tiết niệu, do cổ bàng quang, niêm mạc bàng quang bị kích thích nên lúc nào người bệnh cũng có cảm giác buồn tiểu do đó dẫn tới chứng đi tiểu nhiều lần bất kể ngày hay đêm.
  • Sỏi thận, dị vật đường tiết niệu: sỏi hay dị vật di chuyển, cọ xát gây kích thích dẫn tới tiểu nhiều lần… sỏi – dị vật cũng có thể gây tắc đường tiểu. Có thể xuất hiện các biểu hiện kèm theo như tiểu buốt, tiểu ra máu cảm giác tiểu không hết, lượng nước tiểu giảm.
  • Đái tháo đường tuýp II: Biểu hiện bệnh là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Các biểu hiện kèm theo như da khô, thường xuyên khát nước, sụt cân…
  • .v.v.

Chi tiết: Nguyên nhân chứng tiểu đêm nhiều lần

Để điều trị bệnh hiệu quả, bước đầu cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh (Ảnh minh họa)

Khi nào tiểu đêm cần điều trị, khi nào không?

Tiểu đêm có thể không cần điều trị nếu tình trạng này không diễn ra thường xuyên và nó không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sức khỏe của bạn. Tiểu đêm cũng không cần điều trị nếu bạn đang mang thai – bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tiểu đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, thể chất và tinh thần của bạn. Bạn nên đi khám để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu tiểu đêm kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác, như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,… thì bạn cần đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có một vấn đề y tế tiềm ẩn nào đó.

Các khắc phục bệnh đi tiểu đêm

Phương pháp tại nhà

Xây dựng thói quen vệ sinh tốt

Một thói quen vệ sinh tốt có thể giúp bạn khắc phục phần nào tình trạng tiểu đêm. Chúng gồm:

  • Đi vệ sinh trước giờ đi ngủ và dành thời gian để làm trống hoàn toàn bàng quang;
  • Bạn nên đi tiểu ít nhất 3 đến 4 giờ một lần và không nên nhịn tiểu. Việc giữ nước tiểu lâu trong bàng quang quá lâu có thể làm suy yếu cơ bàng quang và dễ gây nhiễm trùng, từ đó dẫn tới chứng tiểu đêm.
  • Khi đi tiểu, hãy ở thoải mái, thư giãn các cơ và tránh gồng mình, gắng sức.

Hạn chế uống nước hai giờ trước khi đi ngủ

Uống nước gần giờ đi ngủ có thể dẫn tới tiểu đêm. Vì thế, bạn nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, đặc biệt là các loại đồ uống có thể kích thích bàng quang như trà, rượu, cà phê, nước ngọt.

Tuy nhiên bạn lưu ý, vẫn cần phải uống đủ lượng nước trong ngày.

Bạn nên tránh uống nước trước giờ đi ngủ (Ảnh minh họa)

Uống thuốc lợi tiểu vào buổi chiều

Như đã nói ở trên, một số loại thuốc có thể gây lợi tiểu. Vì thế, thay vì uống thuốc vào buổi tối, bạn có thể hỏi bác sĩ để dùng các thuốc này vào buổi chiều hay những thời điểm khác trong ngày.

Tập kegels tăng cường cơ sàn chậu

Để có một bàng quang khỏe mạnh, tránh tăng hoạt về đêm, bạn nên tạo cho mình thói quen tập kegels.

Kegels là các bài tập tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ tử cung, bàng quang, ruột non và tực tràng. Bạn có thể thực hiện các bài tập này bất cứ lúc nào, cho dù bạn đang ngồi tại bàn làm việc hay thư giãn trên ghế dài.

Để thực hiện bài tập, bạn có thể tham khảo tại các bài viết, video hướng dẫn trên internet.

Phòng tránh táo bón

Nếu bạn bị táo bón, phân có thể đè lên bàng quang, gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần,… Vậy nên, hãy phòng tránh táo bón bằng cách tăng cường ăn chất xơ, chúng có nhiều trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và khô, các loại đậu,…

Giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng của bạn

Với những người bị bàng quang tăng hoạt (một trong các nguyên nhân gây tiểu đêm), việc giảm cân được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng. Bởi, giảm cân sẽ giúp vùng bụng giảm bớt áp lực lên tất cả các cơ quan xung quanh, bao gồm cả bàng quang.

Nếu đang thừa cân, bạn nên lên một kế hoạch giảm cân lành mạnh.

Giảm cân có thể giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm (Ảnh minh họa)

Dùng thuốc

Có một số loại thuốc được chấp thuận để điều trị chứng tiểu đêm. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể làm giảm các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi nguyên nhân. Các thuốc này là:

  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống bài niệu desmopressin

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây tiểu đêm của bạn mà bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác, như:

  • Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-Alpha Reductase, chất ức chế phosphodiesterase-5,… để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt.
  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo
  • Thuốc insulin, amylinomimetic, thuốc ức chế alpha-glucosidase, chất chủ vận dopamine,… để điều trị tiểu đường.
  • .v.v.

Khi sử dụng các loại thuốc này, nguyên nhân của bạn sẽ được cải thiện, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm cả tiểu đêm.

Thuốc là một trong những cách giúp khắc phục tình trạng tiểu đêm (Ảnh minh họa)

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn sử dụng thêm các loại TPCN, TPBVSK để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ưu điểm của các sản phẩm này thường là chiết xuất tự nhiên, thảo dược nên không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, công dụng trước khi sử dụng bất kì sản phẩm bổ sung nào.

Với bệnh nhân trung và cao tuổi bị tiểu đêm hoặc bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tìm hiểu để sử dụng thêm viên uống Vương Bảo.

Đây là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp bộ của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện dược liệu TW), có công dụng:

  • Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
  • Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới trung và cao tuổi, nam giới có u xơ tiền liệt tuyến

Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Theo khảo sát, sản phẩm nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng sử dụng (theo một khảo sát của Thời báo kinh tế Việt Nam).

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Phẫu thuật

Khi việc điều trị nội khoa không hiệu quả, một số nguyên nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật mới khắc phục hiệu quả được tình trạng bệnh. Chẳng hạn:

  • Phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến
  • Phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu
  • Phẫu điều trị bàng quang tăng hoạt
  • .v.v.

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, tùy thuộc từng nguyên nhân mà bệnh nhân còn có thêm nhiều lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn:

  • Kích thích điện để co cơ sàn chậu, khắc phục tình trạng bàng quàng tăng hoạt
  • Cấy ghép tuyến tụy để điều trị tiểu đường type 1.
  • Giải phẫu bọng đái để điều trị tiểu đường type 2.
  • Châm cứu để làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
  • .v.v.

Tổng kết

Tiểu đêm là một tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định. Việc điều trị đôi khi đòi hỏi nhiều thời gian, vì thế người bệnh cần chuẩn bị tinh thần tốt, kiên nhẫn và không nên bỏ ngang quá trình điều trị.

Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu đêm cũng như sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước).

 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
  • thinhtran đã bình luận

    24/03/2018 13:53

    alo, em năm nay 29 tuổi nhưng đêm nào cũng đi đái, thường là 1 lần, nhiều thì 2 lần, có cách nào chữa dứt điểm không đi đái đêm ...[Xem thêm]
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      22/08/2018 15:35

      Chào anh Thịnh, Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt ...[Xem thêm]
  • Linh đã bình luận

    08/03/2018 16:32

    Khoảng 3 ngày nay em bị đi tiểu nhiều lần, tiểu rất ít tiểu xong là bị buốt và hơi rát. Không biết em bị làm sao?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      29/03/2018 16:53

      Chào chị Linh! Triệu chứng của chị có thể do Viêm đường tiết niệu gây ra chị nhé! Niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương gây các triệu chứng như: ...[Xem thêm]
  • Loading...