9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần đơn giản thực hiện tại nhà
Khi xảy ra tình trạng đi tiểu nhiều lần hay tiểu són có thể là triệu chứng của rối loạn chức năng bàng quang và các cơ thắt đường dẫn niệu. Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh thông qua chế độ ăn uống và tập luyện các bài tập giảm đi tiểu nhiều lần. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số bài tập hỗ trợ cho bàng quang cũng như cơ sàn chậu, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
I. Tại sao cần tập luyện cho bàng quang?
Thông thường khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu lên não. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi phản hồi khiến bàng quang co lại. Từ đó, cơ thắt và van nằm ở gần niệu đạo sẽ dần thả lỏng và mở ra để thải nước tiểu ra ngoài.
Tuy nhiên, khi các chức năng này bị rối loạn, tín hiệu truyền giữa bàng quang và não sẽ có sự ảnh hưởng, thông tin bị nhiễu, không còn được chính xác và linh hoạt nữa. Điều này khiến cho bàng quang bị kích thích, từ đó nước tiểu sẽ đẩy ra ngoài dù chưa đủ lượng nước hoặc các cơ bị co thắt hay thả lòng không trong tầm kiểm soát của não bộ. Chính những điều này gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu không tự chủ.
Tình trạng tiểu nhiều lần tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hay sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh mất tự tin. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thực hiện ngay một số bài tập giảm đi tiểu nhiều lần sau đây để cải thiện ngay các triệu chứng này.
II. 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần tốt cho bàng quang
2.1 Bài tập Kegel
Thực hiện các bài tập Kegel có thể tăng cường sức mạnh và cải thiện khả năng của các cơ trên bàng quang.
– Các bước của bài tập như sau:
- Bước 1: Thực hiện tư thế chống hai tay và đầu gối xuống dưới sàn (thảm) giống như hình dáng một cái bàn.
- Bước 2: Bạn nhờ người kéo hai chân ra, đồng thời lúc đó bạn siết chặt cơ đùi trong và cơ sàn chậu trong thời gian 3 giây rồi thả lỏng. Động tác này bạn lặp đi lặp lại 10 lần để đạt được hiệu quả.
2.2 Kỹ thuật phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học là một trong những kỹ thuật giúp hỗ trợ bài tập Kegel đạt hiệu quả cao hơn. Với cách này, bạn chỉ cần sử dụng đồ thị máy tính và tín hiệu âm thanh sẽ xác định chính xác nhóm cơ cần siết. Từ đó, giúp bạn điều chỉnh tư thế co cơ đúng cách.
2.3 Kích thích điện
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dùng một dây điện tạm thời hoặc điện cực cấy ghép để truyền các xung điện đến bàng quang giúp các cơ xung quanh khu vực này co lại. Theo thời gian, sức mạnh và khả năng kiểm soát của cơ bàng quang được tăng lên.
Đặc biệt, nếu người bệnh duy trì thực hiện kích thích điện có thể giúp tăng cường sức khoẻ của các cơ ở bàng quang.
2.4 Tập luyện bàng quang
Tập luyện bàng quang giúp giữ được lượng nước tiểu nhiều hơn, giảm số lần đi tiểu trong ngày và kéo dài thời gian giữa hai lần đi vệ sinh cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
– Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước khi vào bài tập, bạn cần xác định tần suất số lần đi vệ sinh trong một ngày là bao nhiêu.
- Bước 2: Bạn rèn luyện bàng quang bằng cách đợi càng lâu càng tốt giữa các lần đi vệ sinh. Sau vài tuần tập luyện, thời gian giữa các lần đi vệ sinh sẽ được kéo dài hơn.
2.5 Bài tập nón âm đạo
Nón âm đạo là bài tập dành riêng cho các cơ vùng sàn chậu, giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
– Các bước thực hiện bài tập đơn giản như sau:
- Bước 1: Bạn sử dụng một hình nón bên trong âm đạo rồi siết cơ sàn chậu lại.
- Bước 2: Sau khi siết các cơ, bạn nâng nó lên và giữ chặt các hình nón (bạn có thể nâng hình nón nặng hơn để tăng cường rèn luyện).
2.6 Bài tập bóp bóng sàn chậu
Một trong những bài tập giảm đi tiểu nhiều lần bạn có thể áp dụng đó là bóp bóng sàn chậu. Bài tập này giúp siết chặt cùng lúc cơ đùi trong, co bụng và các cơ vùng sàn chậu. Với cách này, các cơ được tăng khả năng chịu đựng giúp kiểm soát bàng quang để hỗ trợ chữa bàng quang tăng hoạt.
– Các bước thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Bạn nằm thẳng người trên thảm rồi đặt quả bóng giữa hai đùi.
- Bước 2: Siết chặt cơ đùi trong và cơ ở vùng sàn chậu để kẹp chặt quả bóng giữa hai chân trong thời gian 10 giây. Lặp lại động tác này 10 – 15 lần để đạt hiệu quả.
2.7 Bài tập Lunges
Tác dụng lớn nhất khi thực hiện bài tập này là hỗ trợ tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cơ đùi và các cơ vùng chậu. Điều này sẽ đem lại hiệu quả và giúp ích cho việc cải thiện bàng quang bị tăng hoạt.
– Các bước thực hiện động tác như sau:
- Bước 1: Bạn đứng tư thế hai chân mở rộng bằng hông, sau đó đưa một chân về sau và hạ xuống, gót chân hướng lên trên.
- Bước 2: Đầu gối chân trước hơi khuỵu xuống và đảm bảo không vượt quá mũi chân để tránh tổn thương cho khớp gối. Lặp lại động tác này 10 lần để có được kết quả như mong đợi.
2.8 Bài tập kích hoạt vùng chậu
Bài tập kích hoạt vùng chậu giúp cải thiện sức khoẻ của các cơ vùng sàn chậu, hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt. Đây là một trong những bài tập giảm đi tiểu nhiều lần được nhiều người quan tâm nhất.
– Các bước làm như sau:
- Bước 1: Đặt dây kháng lực xung quanh đùi trên và hai chân lại với nhau. Di chuyển đầu gối ra xa, đồng thời siết chặt cơ mông, cơ bụng trong vòng 3 giây.
- Bước 2: Di chuyển đưa đầu gối trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần trong một lần tập.
2.9 Bài tập nâng đầu gối
Bài tập nâng đầu gối tác động chủ yếu vào các nhóm cơ đùi, cơ khớp háng làm ảnh hưởng mạnh đến các cơ vùng sàn chậu. Điều này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe bàng quang.
– Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng trên ghế rồi nâng đầu gối lên ngang thắt lưng, thực hiện động tác này 10 lần và giữ trong 3 giây.
- Bước 2: Sau đó từ từ hạ chân xuống đất và lặp lại 10 – 15 lần để bài tập đạt được hiệu quả.
III. Khi nào cần đến cơ sở y tế thăm khám?
Khi tình trạng bàng quang tăng hoạt kéo dài liên tục thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn một cốc nhựa để đựng nước tiểu. Đây là xét nghiệm cơ bản để giúp sàng lọc phát hiện nhiễm khuẩn niệu hoặc các vấn đề khác ở đường tiết niệu.
- Soi bàng quang: Phương pháp này người bệnh sẽ được gây mê và sử dụng một ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera đưa vào bàng quang để phát hiện các vấn đề xảy ra đối với bàng quang. Đặc biệt khi nghi ngờ có sỏi hoặc khối u (nếu có).
- Chụp bàng quang: Người bệnh khi thực hiện chụp bàng quang cần nhịn đói và đi vệ sinh sạch sẽ trước khi làm thủ thuật.
- Niệu động học: Các phương pháp niệu động học bao gồm: đo niệu dòng, đo nước tiểu tồn dư, đo áp lực bàng quang. Kỹ thuật này giúp đánh giá những sự thay đổi bất thường của chức năng bàng quang.
Trên đây là 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Những cách thức tập luyện này đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà giúp bạn cải thiện bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè của mình nhé.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai trong ngày? Điều trị
- Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục
- Tiểu nhiều lần có sao không? Cảnh báo bệnh gì nguy hiểm?
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
Bài viêt liên quan
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng?
- Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn
- Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh
- Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị