Chữa u xơ tiền liệt tuyến

Vôi hóa tiền liệt tuyến hình thành ra sao? nguy hiểm không?

Vôi hóa tiền liệt tuyến là tình trạng thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, bệnh lý này có thể liên quan đến một số bệnh lý tại tuyến tiền liệt. Đa số các trường hợp bị vôi hóa tuyến tiền liệt không có biểu hiện hay triệu chứng và cũng không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Tuy nhiên, trong bài viết này vuong-bao.com sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi cũng như nguyên nhân hình thành và cách phòng tránh vôi hóa tiền liệt tuyến. Mục lụcI. Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì?II. Nguyên nhân vôi hóa tiền liệt tuyến hình thànhIII. Triệu chứng vôi hóa tuyến tiền liệtIV. Vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?V. Cách chuẩn đoán vôi hóa tiền liệt tuyếnVI. Điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến6.1 Điều trị nội khoa6.2 Điều trị ngoại khoaVII. Cách ngăn ngừa vôi hóa tiền liệt tuyếnVIII. Một số hình ảnh và sinh thiết vôi hóa tiền liệt tuyến I. Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì? Vôi hóa tiền liệt tuyến (hay còn gọi là sỏi tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt bị lắng đọng canxi trong thời gian dài. Đa số các trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến không gây các biểu hiện hoặc dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Chúng chỉ gây các ra các triệu chứng khi có kích thước đủ lớn (trên 3 cm2 ). Tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt thường xảy ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt. Thông thường, sau khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ xảy ra quá trình sơ hóa – cơ sở làm tích tụ canxi dẫn đến vôi hóa hoặc sỏi. II. Nguyên nhân vôi hóa tiền liệt tuyến hình thành Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến vôi hóa tiền liệt tuyến. Nhưng trong quá trình phân tích và đánh giá, người ta nhận thấy rằng tình trạng vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến các bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt bình thường và u xơ (ảnh minh họa) Một thống kê cho thấy có khoảng 75% nam giới trung niên bị vôi hóa tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, chúng chỉ gây đau và chuột rút cơ ở háng và vùng bụng dưới khi có kích thước đủ lớn (trên 3 cm2) Ở những người đàn ông bị mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng tìm được sỏi – tuyến tiền liệt vôi hóa. Tuy nhiên, đây chưa được kết luận là nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt trong bất kỳ hình thức nào. III. Triệu chứng vôi hóa tuyến tiền liệt Vôi hóa tiền liệt tuyến không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu kích thước đủ lớn chúng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn đường tiết niệu dưới tương tự giống triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt của nam giới. Cụ thể: Tiểu gấp, mất khả năng nhịn tiểu. Tiểu khó Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn Tiểu són, tiểu không tự chủ Tiểu đêm Bí tiểu Tiểu rắt Đi tiểu nhiều lần (số lần đi tiểu tăng từ 8 – 12 lần/ngày). Có cảm giác đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi. Trường hợp nặng có thể tiểu tiện ra máu (nước tiểu màu hồng nhạt) … IV. Vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Để xác định vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm hay không thì cần dựa vào kích thước và mức độ vôi hóa tiền liệt tuyến hiện tại. Trong trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến không gây biểu hiện gì thì thường chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu trường hợp tuyến tiền liệt phát triển vôi hóa với kích thước to thì có thể gây các biến chứng cho người bệnh như: Gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính: kích thước vôi hóa tiền liệt tuyến lớn có thể chèn ép vào đường dẫn nước tiểu, từ đó gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang; tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: sỏi tuyến tiền liệt có thể khiến việc tạo dịch nhầy trắng bảo vệ tinh trùng suy giảm, chất lượng dịch nhầy suy giảm. Từ đó khiến chất lượng tinh dịch kém hơn, có thể làm giảm thời gian sống sót của tinh trùng trong cơ thể nữ giới khiến tỉ lệ thụ thai thành công thấp. Gây ảnh hưởng chức năng thận: Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài không được điều trị, gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận ảnh hưởng tới chức năng thận. Có thể là “chất xúc tác” dẫn đến các bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến. Gây sỏi bàng quang, sỏi niệu quản: do bị chèn ép bởi sỏi vôi hóa tiền liệt tuyến, kích thước ống niệu đạo gây khó khăn trong tiểu tiện. Lâu dần làm ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tác động gây sỏi trong bàng quang. V. Cách chuẩn đoán vôi hóa tiền liệt tuyến Vôi hóa tiền liệt tuyến được phát hiện thông qua một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng như: Được tình cờ phát hiện ngẫu nhiên trong khi thực hiện siêu âm tuyến tiền liệt cắt ngang. Chụp ảnh phóng xạ: thường tìm thấy vôi hóa tiền liệt tuyến ở thùy sau và các thùy bên. Chụp X quang. Siêu âm: Vôi hóa tuyến tiền liệt xuất hiện dưới dạng các ổ sáng, có hoặc không hiển thị bóng sau. Chụp CT: Vôi hóa tiền liệt tuyến xuất hiện dưới dạng tiêu điểm tăng cường độ dày Chụp MRI: Vôi hóa tiền liệt tuyến thường khó hình dung trên MRI nên phương pháp này ít được ưu tiên. Việc tìm vôi hóa tiền liệt tuyến có thể thực hiện trên cả bệnh nhân mang bệnh tuyến tiền liệt và cả người khỏe mạnh. Bởi sỏi vô hóa tuyến tiền liệt có thể đang ở kích thước nhỏ (thường không gây biến chứng) hoặc ở kích thước lớn (gây biến chứng). VI. Điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến Nếu tình trạng vôi hóa không quá to và nhiều, cũng không gây bất kỳ triệu chứng gì thì không cần phải điều trị, chỉ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến và theo dõi thường xuyên sự phát triển của tình trạng bệnh. Trong trường hợp bệnh phát triển nặng thì bạn có thể áp dụng những cách điều trị như sau: 6.1 Điều trị nội khoa Trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt mãn tính thì cần được điều trị tận gốc bằng cách: dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm dạng uống hoặc thuốc kháng sinh dạng tiêm,… Còn đối với vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến u xơ tuyến tiền liệt thì có thể sử dụng những loại thuốc như: Nhóm thuốc chẹn alpha có thể kể đến như: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin),… Nhóm thuốc ức chế 5-alpha (5-ARI) như: Proscar (finasteride) và Avodart (dutasteride),… Tùy từng trường hợp mà bác sỹ có thể kể thêm những loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, Mirabegron, Desmopressin, thuốc lợi tiểu quai,… Sử dụng TPBVSK Vương Bảo đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến. >>> Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY >>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY. >> Xem thêm: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến 6.2 Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa khi bị vôi hóa tiền liệt tuyến thường được chỉ định khi: Khi vôi hóa có kích thước lớn gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe như chức năng tình dục, viêm tuyên tiền liệt và khi thực hiện điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả cao thì có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật loại bỏ. Khi vôi hóa mà kèm theo tình trạng phì đại tiền liệt tuyến ở mức độ nặng cần can thiệp ngoại khoa thì khi phẫu thuật bác sỹ sẽ đồng thời loại bỏ các nốt vôi hóa. Nếu kiểm nốt vôi hóa qua sinh thiết tế bào phát hiện có tế bào ác tính, thì cũng cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Can thiệp ngoại khoa có thể là cắt nội soi hay phẫu thuật mổ mở. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định. VII. Cách ngăn ngừa vôi hóa tiền liệt tuyến Để ngăn ngừa vôi hóa tiền liệt tuyến một cách hiệu quả nhất thì các bạn có thể tham khảo, thực hiện những cách mà chúng tôi nêu ra dưới đây: Uống nước đầy đủ mỗi ngày: việc uống đủ nước (tối thiểu 2 – 2,5 lit/ngày) giúp nước tiểu được lọc sạch, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa lượng protein và chất xơ, rau xanh. Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu, massage tuyến tiền liệt thường xuyên nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tuyến tiền liệt, đồng thời làm tăng hiệu quả diệt vi khuẩn nếu đang trong quá trình điều trị bệnh. Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cũng như sức khỏe chung của cơ thể. Một số môn thể thao bạn có thể tham khảo như đi bộ, tập yoga… Hạn chế tối đa các loại thức ăn mặn hoặc thực phẩm cay nóng. Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích không có lợi như: rượu, bia, cà phê… Nếu đã có gia đinh thì nên thực hiện sinh hoạt tình dục đều đặn để tránh tình trạng tắc tuyến tiền liệt. Vệ sinh cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày. VIII. Một số hình ảnh và sinh thiết vôi hóa tiền liệt tuyến Siêu âm thận, niệu quản và bàng quang cho thấy kích thước bàng quang với tuyến tiền liệt không đồng nhất với các khu vực xảy ra vôi hóa tiền liệt tuyến Hình ảnh thận, niệu quản và bàng quang. Chụp X-quang cho thấy tuyến tiền liệt bị vôi hóa hoàn toàn với sỏi bàng quang. Một mẫu bệnh phẩm tuyến tiền liệt vôi hóa với sỏi bàng quang. Hình ảnh sinh thiết vôi tiền liệt tuyến 1 Hình ảnh (A): Mẫu sinh thiết lõi tuyến tiền liệt cho thấy một số vôi hóa (vùng sáng hơn) trong mô (vùng tối hơn). Hình ảnh (B): Vôi hóa có kích thước khác nhau từ vài đến vài trăm micromet. Hình ảnh (C): Ở độ phóng đại cao, bề mặt vôi hóa cho thấy cấu trúc tinh thể với dư lượng protein và các polyme ngoại bào có thể từ màng sinh học vi sinh vật. Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét được thực hiện bằng cách thu thập tín hiệu từ các electron tán xạ ngược, tạo ra sự tương phản thành phần giữa mô và vôi hóa. (A) × 39, (B) × 500, (C) × 10.000. Hình ảnh sinh thiết tuyến tiền liệt 2 Hình ảnh (A): Mẫu sinh thiết lõi tuyến tiền liệt bị vôi hóa và cora amylacea (vùng sáng hơn) trong mô (vùng tối hơn). Hình ảnh (B): Chi tiết phóng đại của một số cấu trúc vôi hóa tiền liệt tuyến tương thích về mặt hình thái với cora amylacea. Hình ảnh (C): Tập hợp vi sinh vật trong môi trường với hình thái coccoid với các tế bào đa bào ngoại bào (màng sinh học vi sinh vật). Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét được thực hiện bằng cách thu thập tín hiệu từ các electron tán xạ ngược (A) hoặc các electron thứ cấp để có chi tiết hình thái cao nhất. (A) × 100, (B) × 2.000, (C) × 8.000. Vôi hóa tiền liệt tuyến thường không gây nguy hiểm gì với người bệnh, nếu không có triệu chứng gì có thể sống chung hòa bình và không cần điều trị. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn nên người bị vôi hóa tuyến tiền liệt nên chú ý tới các biện pháp phòng tránh hạn chế tình trạng bệnh trở nặng hơn. ||Tham khảo bài viết khác: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại là bao nhiêu? Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và điều trị Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

U xơ tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

Ngoài việc dùng thuốc, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng chiếm một phần rất qua trọng trong việc điều trị bệnh. Bệnh u xơ tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Dưới đây vuong-bao.com sẽ giới thiệu đến các bạn một số thực phẩm nên ăn để góp phần cải thiện các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt. Mục lụcI. Vai trò của dinh dưỡng trong bệnh u xơ tuyến tiền liệtII. U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì?2.1 Mắc-ca2.2 Cà chua2.3 Rau củ quả tươi2.4 Đậu nành2.5 Hạt mè (hạt vừng)2.6 Cá hồi2.7 Ớt chuông2.8 BơIII. U xơ tuyến tiền liệt kiêng ăn gì?3.1 Thịt đỏ3.2 Trứng và thịt gia cầm3.3 Thực phẩm cay3.4 Thực phẩm có nhiều đường3.5 Caffeine3.6 Sữa3.7 RượuIV. Vương Bảo – Hỗ trợ tốt cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyếnV. Lưu ý cho người bị u xơ tiền liệt tuyến I. Vai trò của dinh dưỡng trong bệnh u xơ tuyến tiền liệt Khi bị u xơ tiền liệt tuyến, người bệnh thường xuyên có cảm giác khó chịu khi đi tiểu: tiểu rắt, tiểu buốt,… nếu chế độ ăn của người bệnh không phù hợp có thể làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Bổ sung thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng sẽ tốt hơn cho sức khỏe thể trạng của bệnh nhân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xu xơ tuyến tiền liệt là ưu tiên thực phẩm có đặc tính: Thực phẩm có tính mát khả năng chống oxy hóa cao Giàu vitamin và khoáng chất II. U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì? 2.1 Mắc-ca Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra tiềm năng của hạt mắc-ca trong việc thúc đẩy sức khỏe tuyến tiền liệt. Mắc-ca gồm 13 giống khác nhau, 3 giống đã được nghiên cứu là đen, vàng và đỏ. Trong đó, Mắc-ca đỏ góp một vai trò trong việc làm giảm tuyến tiền liệt ở nam giới bị u xơ. Mắc-ca vàng và đen thì không có tác dụng này hoặc tác dụng rất ít. Ngoài việc tốt cho người bị u xơ, loại hạt này còn được chứng minh là bảo vệ cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt nhờ hàm lượng  glucosinolates cao (glucosinolates là một trong những chất có đặc tính chống ung thư mạnh. Hàm lượng glucosinolates trong mắc-ca còn cao hơn cả bông cải xanh, cải bắp hay cải Brussels (cải tí hon). Hạt mắc-ca cũng được chứng minh là làm tăng năng lượng và ham muốn tình dục, hỗ trợ trong việc điều trị rối loạn cương dương và tăng lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng. 2.2 Cà chua Cà chua chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tên là lycopene. Một nghiên cứu đáng tin cậy cho biết rằng, lycopene làm chậm sự tiến triển của u xơ tuyến tiền liệt. Lycopene cũng giúp hạ thấp kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liên quan đến viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Để hưởng lợi đầy đủ những lợi ích từ lycopene trong cà chua, bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, sau khi tiêu thụ cà chua chín, mức lycopene trong máu sẽ cao hơn so với cà chua sống. Ngoài ra, một cách khác để hấp thụ lycopene tốt là ăn kèm cà chua với một lượng nhỏ chất béo (chẳng hạn như ăn cà chua khô ngâm dầu olive ăn kèm với salad, bánh mì, vv) Ngoài cà chua, một số thực phẩm khác cũng giàu lycopene bạn có thể bổ sung là: dưa hấu, quả mơ, bưởi hồng, đu đủ 2.3 Rau củ quả tươi Một chế độ ăn nhiều rau xanh, ít chất béo bão hòa có khả năng làm giảm thiểu các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Nghiên cứu theo dõi của các chuyên gia y tế cũng cho thấy rằng: Những người tiêu thụ trái cây và rau quả nói chung, đặc biệt là những loại giàu beta-carotene, lutein và zeaxanthin có tỉ lệ mắc u xơ tuyến tiền liệt thấp hơn những người không tiêu thụ. Một số loại rau củ quả giàu các chấy chống oxy hóa kể trên mà bạn có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày đó là: Giàu beta-carotene: Khoai lang, cà rốt, cải xoăn, quả bí, xoài, đu đủ, vv. Giàu lutein và zeaxanthin: ớt chuông, ngô, cam, xoài, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, cà chua, cải xoăn, rau bina, vv. Ngoài ra, những người ăn hành và tỏi thường xuyên cũng có tỉ lệ mắc u xơ tuyến tiền liệt. Vì thế, hãy bổ sung thêm rau xanh một cách hợp lý vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, đừng ăn quá nhiều rau, hoặc bổ sung đột ngột một lúc thật nhiều rau, điều này có thể khiến bạn bị táo bón. 2.4 Đậu nành Trong đậu nành có chứa isoflavone – một chất giúp giảm các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Isoflavone trong đậu nành có khả năng ức chếhormone 5-alpha reductase và aromatas, từ đó làm giảm sự tăng sinh tếbào tuyến tiền liệt. Cùng với đó, nhiều ý kiến cũng cho biết rằng: Đàn ông châu Á có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt thấp hơn so với đàn ông phương Tây bởi họ có chế độ ăn uống nhiều đậu nành và rau quả. Tại Việt Nam, chúng ta không khó để mua đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, có thể kể đến là: sữa đậu nành, đậu nành rang, đậu phụ, sữa chua đậu nành 2.5 Hạt mè (hạt vừng) Hạt mè rất giàu kẽm – một khoáng chất tốt cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, Đàn ông mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn, đôi khi thấp hơn tới 75% so với những người có tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Kẽm cũng rất tốt cho những người bị u xơ tuyến tiền liệt. Bổ sung kẽm từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn với việc bổ sung vitamin. Ngoài hạt vừng, một số món ăn giàu kẽm khác là: hạnh nhân, hạt bí ngô, sữa chua, tôm cua. 2.6 Cá hồi Cá hồi là một nguồn rất tốt bổ sung omega-3, một chất béo lành mạnh tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh omega-3, vì thế bổ sung thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ ăn uống là cách tốt nhất để bổ sung. Ngoài cá hổi, trên thực tế  bạn có thể bổ sung Omega-3 bằng nhiều loại thực phẩm khác, như: Các loại cá: cá trích, cá mòi, hàu…; dầu hạt cải và dầu đậu nành; quả óc chó, các sản phẩm từ đậu nành, rau có màu xanh đậm, thực phẩm bổ sung DHA,… 2.7 Ớt chuông Theo Mayo Clinic, Vitamin C có trong rau quả đóng một vai trò trong việc chống lại bệnh u xơ tuyến tiền liệt và ớt chuông đứng đầu trong danh sách giàu loại vitamin này. Một chén ớt chuông chứa gần 200% lượng vitamin cần thiết hàng ngày của bạn C. Ngoài ớt chuông, các loại rau khác giàu vitamin C có thể kể đến là: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải tí hon (cải brussels) 2.8 Bơ Bơ rất giàu beta-sitosterol, một loại sterol thực vật được cho là có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến u xơ tuyến tiền liệt. Một số nam giới sử dụng chất bổ sung beta-sitosterol nói rằng họ có lưu lượng nước tiểu tốt hơn và lượng nước tiểu ít hơn. Tuy nhiên, Mayo Clinic cảnh báo rằng sự an toàn và hiệu quả của các chất bổ sung beta-sitosterol chưa được chứng minh. Vì thế, bạn nên bổ sung beta-sitosterol từ thực vật. Bên cạnh bơ, các thực phẩm khác giàu beta-sitosterol bao gồm: hạt bí ngô, mầm lúa mì, đậu nành, hồ đào III. U xơ tuyến tiền liệt kiêng ăn gì? Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm tốt, bạn cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm không tốt cho tuyến tiền liệt. Một số thực phẩm cần tránh bao gồm: 3.1 Thịt đỏ Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng ít thịt đỏ có thể giúp cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt. Nhưng, nếu tiêu thụ thịt đỏ hằng ngày sẽ làm làm tăng nồng độ axit arachidonic trong cơ thể, từ đó làm tăng viêm, ảnh hưởng không tốt tới tình trạng u xơ tuyến tiền liệt. Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc u xơ tuyến tiền liệt lên gấp 3 lần. Vậy nên, hãy ăn thịt đỏ một cách có điều độ (nếu bạn yêu thích món thịt này) và lựa chọn một số loại thịt khác như thịt nạc hay cá để thay thếbổ sung. 3.2 Trứng và thịt gia cầm Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiết niệu vềmối liên hệ giữa thức ăn và sự xuất hiện của các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt cho biết rằng: Ăn trứng và thịt gia cầm dường như làm tăng các triệu chứng u xơ. Bởi lòng đỏ trứng cũng có hàm lượng axit arachidonic cao, như đã đề cập ở trước đó, nó làm tăng viêm. Chính vì thế, hãy ăn một cách có chừng mừng lòng đỏ trứng và thịt gia cầm. 3.3 Thực phẩm cay Vị cay làm cho bữa ăn của bạn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, những người bị u xơ tuyến tiền liệt cần cẩn thận hơn trong việc ăn thực phẩm cay. Bởi chúng có thể kích thích bàng quang và tuyến tiền liệt, gây ra các triệu chứng tiết niệu liên quan đến  u xơ tuyến tiền liệt. 3.4 Thực phẩm có nhiều đường Đường được thêm vào nhiều loại đồ ăn nhằm làm tăng vị giác, như: các bữa ăn sẵn, khoai tây chiên giòn, bánh mì trắng, nước sốt làm sẵn, vv. Nhưng đường lại không tốt cho những người bị u xơ tuyến tiền liệt bởi nó có thể làm tăng viêm. Vì thế, hãy cắt giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều đường nếu bạn bị u xơ tuyến tiền liệt. Nguồn bổ sung đường tốt hơn cho bạn là các sản phẩm nguyên hạt, trái cây tươi, các loại hạt. Những thứ này không chỉ “lành mạnh” cho tuyến tiền liệt, mà còn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nữa. 3.5 Caffeine Nếu bị u xơ tuyến tiền liệt, bạn nên tránh hoặc hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể. Bởi caffeine có khả năng làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu Na+, tạo ra tác dụng lợi tiểu. Khiến bạn gặp các triệu chứng tiết niệu (tiểu đêm, tiểu nhiều lần) nhiều hơn. 3.6 Sữa Một chế độ ăn ít chất béo được khuyến nghị để giúp làm giảm các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt. Sữa chính là một thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, vì thế hãy hạn chế các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải tránh hoàn toàn sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa, mà thay vào đó hãy chuyển sang loại ít chất béo. 3.7 Rượu Tránh uống nhiều rượu được khuyến nghị với những người bị u xơ tuyến tiền liệt. Bởi rượu có thể hoạt động như một chất kích bàng quang và tuyến tiền liệt, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Vì thế, hãy uống rượu một cách có điều độ. Ngoài ra, phòng khám Mayo khuyến cáo rằng: Những người bị u xơ tuyến tiền liệt nên tránh uống nhiều nước (chất lỏng) cùng một lúc, và nên tránh uống nước 1-2 giờ trước khi đi ngủ. Việc này giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở những người bị u xơ. IV. Vương Bảo – Hỗ trợ tốt cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến Bên cạnh một chế độ ăn uống tốt cho tuyến tiền liệt, để hạn chế khối u phát triển và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả hơn, bạn nên tham khảo để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Kết quả cho thấy, sản phẩm có tác dụng rõ rệt trong việc hỗ trợ làm giảm kích thước u phì đại tiền liệt tuyến và giảm các rối loạn tiểu tiện ở nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt như tiểu dắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Đây cũng chính là những công dụng đã được Bộ y tế cấp phép cho sản phẩm. Có thể nói, Vương Bảo là một sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đạt được hiệu quả tác động đa chiều và toàn diện, từ đó giúp bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến ổn định cũng như thuyên giảm được bệnh. Sau hơn 8 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực (xem khảo sát: 93,5% khách hàng hài lòng khi dùng Vương Bảo). Chính vì thế, nếu bị u xơ tuyến tiền liệt, bạn có thể sử dụng thêm Vương Bảo và hoàn toàn yên tâm về sản phẩm này. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY V. Lưu ý cho người bị u xơ tiền liệt tuyến Quá trình điều trị phì đại tuyến tiền liệt là quãng thời gian dài. Vì thế, muốn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần điều trị sớm và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, rau xanh, tinh bột Hoàn toàn loại bỏ những thực phẩm nằm trong danh sách kiêng đề cập ở trên. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Duy trì chế độ ăn uống khoa học trong một thời gian dài. Ngay cả khi tiến hành điều trị can thiệp, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh tình trạng tái phát. Chỉ uống đủ lượng nước cần thiết, tránh uống quá nhiều nước, hạn chế uống nước vào buổi đêm để tránh đi tiểu nhiều gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không được nhịn tiểu vì sẽ làm trầm trọng bệnh tình. Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng lên di chuyển nhẹ nhàng. Thường xuyên giữ ấm cơ thể. Khi bị lạnh cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng giữ nước tiểu, tăng áp lực lên bàng quang. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần xây dựng đời sống sinh hoạt vợ chồng điều độ. Luôn giữ tình thần thư thái, không căng thẳng. Vì stress là thủ phạm khiến bệnh tình trở nặng nhanh hơn. Với những thông tin hữu ích trên, vuong-bao.com đã giải đáp được thắc mắc phì đại tuyến tiền liệt ăn gì, kiêng gì để từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Nếu cần tư vấn hoặc gặp bất kì vấn đề nào về bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 1258 hoặc để lại bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể hơn. Ngoài chế độ ăn, uống gì cũng là vấn đề mà người bị u xơ tuyến tiền liệt quan tâm, bạn có thể tìm hiểu vấn đề này chi tiết hơn bài viết: Bị phì đại tuyến tiền liệt nên uống gì? Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Những biến chứng sau mổ u xơ tiền liệt tuyến thường gặp

Mổ u xơ tuyến tiền liệt được chia làm 2 loại chính là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật xâm lấn, với mỗi loại này lại có những kỹ thuật mổ khác nhau. Dù mổ bằng kỹ thuật nào, chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đặc biệt, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những biến chứng sau mổ u xơ tuyến tiền liệt. Mục lụcI. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn tối thiểu1.1 Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum)1.2 Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT)1.3 Đặt ống thông1.4 Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA)1.5 Can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt)II. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn2.1 Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP)2.2 Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP)2.3 Phẫu thuật bằng tia laser2.4 Phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật mở)III. Nên làm gì sau mổ u xơ tuyến tiền liệt?IV. Phòng ngừa tái phát u xơ tuyến tiền liệt sau mổ I. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn tối thiểu Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn gọi là phâut thuật nội soi hay phẫu thuật can thiệp lỗ nhỏ. Đây là kỹ thuật có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống, cho phép bác sĩ thực hiện các kỹ thuật tương tự như phẫu thuật truyền thống nhưng với vết mổ nhỏ hơn. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện bằng cách đưa các dụng cụ nội soi cao cấp vào cơ thể qua 3-4 vết rạch nhỏ (kích thước chỉ bằng khuyết áo). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể xem chi tiết hình ảnh của tuyến tiền liệt trên màn hình. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ nội soi với các vết mổ nhỏ (Ảnh minh họa) Với các kỹ thuật tiên tiến, ngày nay phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn có thể sử dụng robot, bác sĩ sẽ điều khiển robot từ bàn điều khiển để thực hiện các thao tác phẫu thuật. Camera 3D với độ phân giải cao mang lại hình ảnh của khu vực phẫu thuật tốt hơn cộng với sự linh hoạt của cánh tay robot, các bác sĩ sẽ thực hiện chính xác các kỹ thuật và kiểm soát tốt hơn. Ưu diểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu so với phẫu thuật truyền thống là: Vết mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau hơn, ít để lại sẹo hậu phẫu hơn Thời gian phục hồi nhanh, có thể xuất viện luôn trong ngày Máu được kiểm soát tốt hơn trong quá trình phẫu thuật Giảm nguy cơ nhiễm trùng, vv Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu vẫn có thể để lại những biến chứng sau mổ, tùy thuộc vào từng kỹ thuật. 1.1 Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum) Một số biến chứng có thể gặp phải khi trị liệu bằng hơi nước đó là: Tiểu đau Đi tiểu ra máu Có máu trong tinh dịch Tiểu dắt Cần đặt ống thông tiểu Tăng tần suất đi tiểu Nhiễm trùng đường tiểu (thường xảy ra sau khi thực hiện bất kì phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt nào. Bạn có thể cần uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng) Bí tiểu Các triệu chứng trên sẽ tốt dần lên trong khoảng 3 tuần sau phẫu thuật. Nếu chúng kéo dài hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Để giảm bớt các khó chịu này, bạn có thể: Uống thuốc giảm đau nhẹ như Tylenol Tắm nước ấm hoặc ngồi trên chai nước nóng Hạn chế sử dụng caffeine, sô-cô-la và rượu Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu tạm thời sau trị liệu bằng hơi nước (Ảnh minh họa) 1.2 Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT) TUTM có thể gây ra một số biến chứng như: Khởi phát hoặc làm xấu đi các triệu chứng tiết niệu. Đôi khi, nó có thể gây ra viêm mãn tính ở tuyến tiền liệt, dẫn tới các triệu chứng như: tiểu thường xuyên, tiểu khẩn cấp hoặc tiểu đau Khó tiểu tạm thời (thường diễn ra trong vòng một vài ngày sau khi làm phẫu thuật. Vì thế sau phẫu thuật bạn thường phải đặt ống thông tiểu cho đến khi có thể tự đi tiểu) Nhiễm trùng đường tiết niệu Cần điều trị lại do không mang lại hiệu quả như mong đợi Do các biến chứng tiềm ẩn, TUMT có thể không phải là một lựa chọn điều trị nếu bạn đã hoặc đã từng: cấy ghép dương vật, hẹp niệu đạo, vv. TUTM không mang lại hiệu quả cao nên hiện nay nó đã ít được thực hiện. 1.3 Đặt ống thông Một số biến chứng có thể xảy ra khi đặt ống thông đó là: Ảnh hưởng tới bàng quang, gây tiểu ra máu, tiểu ngắt quãng, sỏi bàng quang,… Gặp các vấn đề về niệu đạo gồm: viêm niệu đạo, chảy máu niện đạo, tổn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo,… Biến chứng ở bìu, chẳng hạn như viêm tinh hoàn (khoảng 2-8% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này),  viêm tuyến tiền liệt Gây ra nhiều đau đớn, đặc biệt là khi mới đặt ống thông Nhiễm trùng đường tiết niệu (đây là biến chứng thường gặp nhất khi đặt ống thông tiểu) … Bạn có thể gặp một số đau đớn khi mới đặt ống thông (Ảnh minh họa) 1.4 Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA) Cắt bỏ kim xuyên sọ là một thủ thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt an toàn, không có nhiều bằng chứng về những biến chứng nghiêm trọng của TUNA. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra một số vấn đề như: Viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây ra đi tiểu đau hoặc tiểu thường xuyên Khó tiểu vài ngày sau khi làm phẫu thuật Nhiễm trùng đường tiết niệu Cần điều trị lại do một số bệnh nhận không thấy sự cải thiện sau phẫu thuật Rối loạn cương dương (rất hiếm xảy ra) 1.5 Can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt) Nút động mạch tuyến tiền liệt là một thủ thuật mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tuyến tiền liệt. Từ các dữ liệu được công bố, phương pháp này được cho là an toàn nhưng giống như bất kì điều trị y tế nào khác, nó vẫn có thể phát sinh một số biến chứng nhỏ: Thỉnh thoảng có vài vết bầm nhỏ hoặc khối máu tụ xung quanh vị trí kim đã được đưa vào, nhưng điều này là bình thường và vết bầm sẽ dần biến mất. Nếu vết bầm lớn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh sau đó. Bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ sau phẫu thuật nhưng tình trạng sẽ cải thiện sau một vài ngày Có một vài biến chứng nhỏ sau phẫu thuật nút động mạch tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) II. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn Phẫu thuật xâm lấn là thủ thuật mà các bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ y tế vào cơ thể, thông qua các vết mổ lớn. Phẫu thuật xâm lấn để điều trị u xơ tuyến tiền liệt hầu hết đều là để cắt bỏ và lấy phần tuyến tiền liệt đã bị u xơ ra ngoài, trả lại kích thường của tuyến tiền liệt về như bình thường. Phẫu thuật xâm lấn thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị u xơ từ trung bình đến nặng, đồng thời các triệu chứng tiết niệu gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, ảnh hường tới cuộc sống. Có nhiều thủ tục xâm lấn khác nhau, với mỗi thủ tục chúng đều có những rủi ro và biến chứng riêng. 2.1 Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) Cắt bỏ tuyến tiền liệt tuyến tiền liệt (TURP) là một thủ tục an toàn. Tuy nhiên, như với tất cả các loại phẫu thuật, nó cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Xuất tinh ngược: Đây là biến chứng thường gặp ở 90% bệnh nhân sau phẫu thuật. Hiện tượng này là tình trạng khi bạn xuất tinh, tinh dịch không đi ra ngoài mà lại chảy ngược vào bàng quang. Nó xảy ra do các dây thần kinh hoặc cơ bao quanh bàng quang bị tổn thương. Xuất tinh ngược không có hại và bạn vẫn sẽ trải nghiệm cảm giác cực khoái. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tiểu không tự chủ: Là biến chứng khá phổ biến sau TURP. Tuy nhiên nó sẽ tốt hơn sau một vài tuần phẫu thuật. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc để điều trị vấn đề này. Rối loạn cương dương: 10% nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương cứng và duy trì sự cương cứng sau TURP. Biến chứng này diễn ra tạm thời nhưng với một số người, nó sẽ là vĩnh viễn. Để điều trị biến chứng này, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc nếu cần thiết và nếu đây là một vấn đề dáng lo ngại, bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật điều trị. Hẹp niệu đạo: Ước tính có 4% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này. Nó có thể xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật niệu đẹp bị tổn thương. Các triệu chứng hẹp niệu đạo thường là: khó đi tiểu, nước tiểu tách dòng, nước tiểu nhỏ giọt sau khi đi vệ sinh xong, đau nhẹ khi đi tiểu, vv. Hội chứng TURP: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nó xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật, có quá nhiều chất lỏng dùng để rửa khu vực quanh tuyến tiền liệt bị hấp thụ vào máu. Các triệu chứng ban đầu của hội chứng TURP là: chóng mặt, đau đầu, nhịp tim chậm, mất phương hướng, bụng bị sưng, cảm thấy hay bị bệnh, vv. Nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa với các cơn co giật, khó thở, da tím tái, hôn mê. Nguy cơ gặp  hội chứng TURP được ước tính là dưới 1% và có khả năng giảm hơn nữa vì các kỹ thuật phẫu thuật mới đã tránh việc bơm chất lỏng vào bàng quang. Biến chứng khác: Chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu, tuyến tiền liệt bị u xơ trở lại, vv. TURP cũng có những rủi ro tiềm ẩn (Ảnh minh họa) 2.2 Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP) Biến chứng của rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo gồm: Khó tiểu tạm thời Nhiễm trùng đường tiết niệu Xuất tinh ngược. Xảy ra ở khoảng 6-55/100 bệnh nhân. Tỉ lệ này thấp hơn so với TURP. Nhiễm trùng đường tiết niệu Tiểu không tự chủ. Xảy ra với tỉ lệ thấp hơn 0,01% Rối loạn cương dương. Được báo cáo gặp ở khoảng 4-25/100 bệnh nhân. Cần thực hiện phương pháp điều trị khác. TUIP có thể mang lại hiệu quả không cao ở một số bệnh nhân, lúc này bạn có thể cần phải điều trị lại bằng TUNA hoặc một liệu pháp khác. Phẫu thuật lại. Cứ 100 bệnh nhân thì có khoảng 10 bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật lại sau 15 năm. 2.3 Phẫu thuật bằng tia laser Phẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất trong các loại phẫu thuật xâm lấn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro và biến chứng, phổ biến nhất là: Hoại tử mô. Mỗi loại laser diode có bước sóng khác nhau, một số loại có độ xâm lấn cao hơn những loại khác, vì thế nó dễ dẫn tới hoại tử mô Khó tiểu tạm thời Nhiễm trùng đường tiết niệu Hẹp niệu đạo Xuất tinh ngược (cực khoái khô) Rối loạn cương dương. Nguy cơ này thấp hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống Cần phẫu thuật lại hẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro (Ảnh minh họa) 2.4 Phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật mở) Phẫu thuật mở là phẫu thuật truyền thống, trong đó vết mổ được thực hiện bằng dao mổ. Các vết mổ này được rạch bằng dao, có kích thước lớn đến rất lớn, 7-10 cm, tùy thuộc vào thủ thuật được thực hiện. Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước, bởi các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đa ra đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn cần thực hiện loại phẫu thuật này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe. Sự chỉ định sẽ đến từ bác sĩ. Nhìn chung, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt được thực hiện khi tuyến tiền liệt đã phình to, có nhiều biến chứng hoặc khi bàng quang đã bị tổn thương. Một số khó chịu phổ biến sau phẫu thuật mổ mở đó là: Buồn nôn và nôn do gây mê toàn thân Đau nhức nhiều xung quanh vết mổ Cảm giác bồn chồn và mất ngủ Khát nước Táo bón Bệnh nhân hồi phục lâu hơn sau phẫu thuật Về các biến chứng, tỉ lệ biến chứng chung trong phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt là 17,3%. Trong đó phổ biến nhất là các biến chứng có liên quan đến: Chảy máu cần truyền máu (gặp ở 7,5% trường hợp) Nhiễm trùng đường tiết niệu (gặp ở 5,1% bệnh nhân) Bí tiểu Hẹp niệu đạo (gặp ở 1,7% bệnh nhân) Tiểu không tự chủ (gặp ở 2,7% bệnh nhân) Chảy máu nặng (gặp ở 3,7% bệnh nhân) Sốc. Sốc là hiện tượng bệnh nhân bị giảm huyết áp nghiêm trọng, làm lưu lượng máu trên toàn cơ thể lưu thông chậm lại. Hiện tượng này xảy ra do mất máu quá nhiều, nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về trao đổi chất Tắc mạch phổi. Trong quá trình phẫu thuật, các cục máu đông có thể tách ra khỏi tĩnh mạch và đi tới phổi, làm tắc mạch phổi. Đây là một biến chứng cần cấp cứu y tế và có thể gây tử vong. Các triệu chứng của tắc mạch phổi thường là: đau ngực, khó thở, ho (có thể ho ra máu), đổ mồ hôi, huyết áp rất thấp, nhịp tim nhanh, đau đầu nhẹ và ngất xỉu. Hầu hết các biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu sớm. Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước do nó có nhiều rủi ro và nhược điểm (Ảnh minh họa) III. Nên làm gì sau mổ u xơ tuyến tiền liệt? Để hạn chế các biến chứng cũng như để phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật mổ u xơ tuyến tiền liệt, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc sau mổ. Tại bệnh viện, bạn sẽ được các bác sĩ theo dõi trong khoảng 1-2 ngày. Sau khi phục hồi ổn định, bạn sẽ được xuất viện. Tại nhà, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề trong việc chăm sóc vết mổ và vệ sinh ống thông tiểu. Một số việc NÊN và KHÔNG NÊN làm sau khi mổ u xơ tuyến tiền liệt đó là: NÊN: Đi bộ chậm và tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy cần thiết; chú ý hơn đến chế độ ăn uống, ăn các loại đồ mềm, chia ra thành các bữa nhỏ, ăn nhiều cà chua, đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại cá da trơn, các loại thực phẩm giàu kẽm. KHÔNG NÊN: Sử dụng thuốc xổ sau 6 tuần kể từ khi phẫu thuật; Hoạt động, mang vác nặng; Tập các động tác yoga hay dưỡng sinh mà cần sử dụng cơ bụng; Lái xe đường dài trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật; Quan hệ tình dục trong 2 tháng. Nếu bị sưng bìu và dương vật sau phẫu thuật, điều này là hoàn toàn bình thường, bạn có thể giảm khó chịu bằng cách: Mặc đồ lót ngắn, rộng và thoải mái Chườm túi nước đá vào vùng bìu Nâng cao bìu bằng cách kê một chiếc khăn bên dưới. Bạn cũng cần theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể sau mổ, hãy nhập viện ngay nếu gặp các vấn đề dưới đây: Cảm thấy sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, có các dấu hiệu nhiễm trùng Đau rát khi đi tiểu kéo dài nhiều ngày Đỏ, sưng, chảy máu hoặc có dịch chảy ra từ vết mổ Tiểu ra máu kéo dài hơn 4 tuần Chóng mặt, khó thở Đau bụng kéo dài Yếu và mệt mỏi không cải thiện sau 4 tuần Ngoài ra, nếu bạn gặp các biến chứng như xuất tinh ngược, bí tiểu, khó tiểu, tiểu dắt,… sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt và nó không cải thiện sau một khoảng thời gian, hãy tới gặp bác sĩ. ☛ Bài viết chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tuyến tiền liệt đúng cách IV. Phòng ngừa tái phát u xơ tuyến tiền liệt sau mổ Sau mổ u xơ tuyến tiền liệt, để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và một chế độ sinh hoạt khoa học. Đồng thời, sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, như Vương Bảo. Ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần và làm giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vương Bảo còn là một sản phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt, giúp phòng ngừa tái phát bệnh. Vương Bảo đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm và theo khảo sát của chương trình  Tin & Dùng Việt Nam 2018 (Thời báo Kinh tế Việt Nam), Vương Bảo nhận được sự hài lòng của 93,5% khách hàng sử dụng Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Uơng (bạn có thể xem kết quả nghiên cứu lâm sàng TẠI ĐÂY) và tham gia báo cáo tại Hội nghị khoa học lần thứ 13 (VUNA 13) vào ngày 22 – 24/8/2019 (đây là hội nghị thường niên, quy tụ các bác sĩ đầu ngành về Tiết niệu và Thận học trên cả nước đến trao đổi, cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị) (bạn có thể xem thông tin về Hội nghị TẠI ĐÂY) >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Phẫu thuật không phải là bắt buộc trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Việc lựa chọn phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào yếu tố bệnh, đồng thời nó có thể gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật. Để hạn chế những biến chứng này và phục hồi nhanh hơn, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc các vết thương sau mổ, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Đồng thời có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ. Mọi vấn đề còn thắc mắc, để được chuyên gia giải đáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới hotline 1800.1258. Chia sẻ13 Tweet Chia sẻ

Top 5 bài thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Trong nhiều thế kỷ, công thức thảo dược và nhiều bài thuốc nam đã được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Chữa bệnh bằng thuốc nam có ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc tân dược. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt và những lưu ý khi sử dụng các bài thuốc này. Mục lụcTại sao dùng thuốc nam để chữa phì đại tuyến tiền liệt?Phì đại tuyến tiền liệt trong y học cổ truyền dân tộcChữa phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc namBác sĩ tư vấn, hướng dẫnBài thuốc nam chữa phì đại tuyến tiền liệtLưu ý khi sử dụng các bài thuốc nam trong điều trị phì đại tuyến tiền liệtVương Bảo – Giải pháp chữa phì đại tuyến tiền liệt từ nhiều cây thuốc namBiện pháp phòng tránh và khắc phục bệnhKết luận Tại sao dùng thuốc nam để chữa phì đại tuyến tiền liệt? Trong Tây Y, để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, có một số loại thuốc có thường dùng là: thuốc chẹn alpha-1, thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI) và một số loại thuốc khác. (Tìm hiểu thêm tại: Các loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt). Các nhóm thuốc Tây Y này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu, suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh ngược, rối loạn cương dương,… Còn trong Y học cổ truyền dân tộc, các bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt thường không gây tác dụng phụ, độc tính thấp nếu sử dụng đúng. Ngoài ra, thuốc Nam còn giúp điều hòa trạng thái toàn thân, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nhược điểm của của các bài thuốc nam là tác dụng đôi khi rất chậm, cần thời gian để phát huy hiệu quả. Ưu điểm của các bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt thường không gây tác dụng phụ, độc tính thấp nếu sử dụng đúng (Ảnh minh họa) Phì đại tuyến tiền liệt trong y học cổ truyền dân tộc Khái niệm bệnh. Từ thời cổ đại, cha ông ta đã ghi nhận một hội chứng có tên là “lin”. Hội chứng này liên quan đến các rối loạn tiểu tiện, sự tắc nghẽn dòng nước tiểu và nhiều triệu chứng khác. Rất có thể đây chính là tên gọi xa xưa của cha ông ta cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Trong y học cổ truyền dân tộc, bệnh phì đại tuyến tiền liệt được chia làm 5 thể, đó là: Thể thận âm bất túc Thể thấp nhiệt Thể ứ trệ Thể trung khí hạ hãm Thể tỳ thận đều hư Mỗi thể này lại có những triệu chứng khác nhau (chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần dưới) vì thế cần được điều trị theo các bài thuốc nam khác nhau. Trong y học cổ truyền dân tộc, bệnh phì đại tuyến tiền liệt được chia làm 5 thể (Ảnh minh họa) Chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc nam Nguyên tắc chữa bệnh: Bác sĩ tư vấn, hướng dẫn luyện tập, chế độ ăn uống, châm cứu, vv Dùng các bài thuốc uống. Trước khi bốc thuốc, bệnh nhân sẽ được khám theo phương pháp của Đông y và biện chứng luận trị để chẩn đoán rồi lập ra phương thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Hiểu đơn giản nghĩa là, mỗi bệnh nhân cần được điều trị dựa trên hội chứng thực tế của mình chứ không phải bằng một công thức định sẵn. Bác sĩ tư vấn, hướng dẫn Tập luyện thể chất và tinh thần. Dù chữa bệnh bằng thuốc Nam, thuốc Bắc hay Đông Y, Tây Y, thầy thuốc đều khuyên bệnh nhân phải luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên. Điều này giúp nâng cao sức khỏe toàn thân, khiến tinh thần trở nên mạnh mẽ, minh mẫn. Khi sức khỏe thể chất và tinh thần đều được cải thiện, hiệu quả điều trị bệnh tất sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Quan tâm tới vấn đề ăn uống. Y học cổ truyền cho rằng ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể chúng ta. Việc chúng ta ăn gì ở “thượng nguồn” sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khí chất trong cơ thể. Vì thế, chế độ ăn uống phải thích hợp, cân bằng để cho cơ thể được ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất, tránh những đồ ăn không tốt gây tổn thất tinh lực cho cơ thể. Chế độ ăn uống được khuyến khích cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt là: ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả, các loại hạt, nấm, cà chua,… ☛ Đọc thêm: Phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì? Dù chữa bệnh theo phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống (Ảnh minh họa) Châm cứu. Châm cứu là phương pháp sử dụng kim đâm xuyên qua da trên một số điểm nhất định của cơ thể, gọi là huyệt. Châm cứu giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt từ trung bình đến nặng. Ngoài ra, châm cứu còn giúp bệnh nhân bổ thận (tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức khỏe toàn thân), kiện tỳ (tăng cường hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng), an thần định chí (làm hệ thần kinh an ổn, ngủ ngon). Từ đó, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Có nhiều phương pháp châm cứu khác nhau, bệnh nhân cần được thầy thuốc thăm khám cụ thể, sau đó mới đưa ra các thủ thuật châm cứu riêng. Bài thuốc nam chữa phì đại tuyến tiền liệt Tùy vào từng thể bệnh với các triệu chứng khác nhau mà bệnh nhân được kê bài thuốc phù hợp. Dưới đây là các thể bệnh và bài thuốc điều trị kèm theo: Thể thận âm bất túc: Người bệnh có các triệu chứng: Tiểu tiện nhỏ giọt không thông lợi, đau lưng, ù tai, lòng bàn tay, bàn chân nóng, gò má đỏ, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu ít. Bài thuốc: Thục địa hoàng, xa tiền tử (bọc trong vải) – mỗi loại 15 gr Hoài sơn, phục linh, đan bì, trạch tả, ngưu tất (mỗi loại 9 gr) Sơn thù nhục, sơn từ cô (mỗi loại 6 gr), 30 gr hạ khô thảo Thể thấp nhiệt: Các triệu chứng: Tiểu tiện không thông lợi, nước tiểu vàng, bụng dưới trướng đau, đại tiện táo, miệng đắng và dính, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt. Bài thuốc: Biển súc, cù mạch, mộc thông, thương truật, phục linh (mỗi loại 9 gr) Sơn chi, tỳ giải (mỗi loại 12 gr), 6 gr cam thảo Địa hoàng 3 gr Xa tiền tử 15 gr(bọc vải) Thể ứ trệ: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiểu tiện nhỏ giọt, đái rắt hoặc bí tiểu, tia nước tiểu nhỏ không mạnh, bụng dưới trướng đầy. Bài thuốc gồm: Địa hoàng 3 gr (cho vào sau), Đương quy, sinh địa (mỗi loại 12 gr), Sơn xuyên giáp, đào nhân, biển súc, cù mạch, ngưu tất (mỗi vị 9 gr) Hoàng kỳ 15 gr Thể trung khí hạ hãm: Lượng tiểu ít mà không thông, người mệt mỏi, ăn không ngon, đoản hơi đoản khí, rêu lưỡi trắng mỏng là những biểu hiện thường thấy ở thể bệnh này. Bài thuốc gồm: Đảng sâm, chích hoàng kỳ (mỗi vị 15 gr) 10 gr bạch truật Chích cam thảo, trần bì (mỗi vị 6 gr) Thăng ma, sài hồ, tỳ giải, biển súc, mộc thông (mỗi vị 9 gr) Thể tỳ thận đều hư: Người bệnh tiểu tiện rắt, đi không hết, tia nước tiểu không mạnh, lưng gối mỏi yếu, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi chân tay lạnh, chất lưỡi bệu nhạt. Bài thuốc gồm: Đảng sâm, trạch tả, xa tiền tử (bọc trong vải) Xuyên sơn giáp (mỗi vị 15 gr) 30 gr chích hoàng kỳ 3 gr nhục quế (cho vào sau) Phục linh, đào nhân, hồng hoa (mỗi vị 12 gr) 9 gr vương bất lưu hành Cách sắc các bài thuốc trên như sau: Nước đầu cho các vị thuốc cùng 750 ml nước, nấu còn 200-300 ml thuốc; nước hai cũng làm tương tự như thế, hòa chung hai nước, chia làm 3-4 lần dùng trong ngày. Mỗi đợt dùng khoảng 1 tuần. Tùy vào từng thể bệnh với các triệu chứng khác nhau mà bệnh nhân được kê bài thuốc phù hợp (Ảnh minh họa) Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc nam trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không nên tự ý mua các vị thuốc để sắc uống mà cần đến khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín (như Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam), bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An,…) để được thăm khám và chẩn bệnh cụ thể. Bởi như đã nói ở trên, trước khi bốc thuốc, bệnh nhân cần được khám và biện chứng luận trị để chẩn đoán, sau đó thầy thuốc mới tiến hành lập ra phương thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân, chứ không phải tất cả các bệnh nhân đều sử dụng một công thức định sẵn như trên. Vương Bảo – Giải pháp chữa phì đại tuyến tiền liệt từ nhiều cây thuốc nam Ngoài những bài thuốc cụ thể trên, một số cây thuốc nam cũng mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt khá tốt mà bạn có thể kết hợp với thuốc tây để đẩy lùi bệnh. Điển hình nhất có thể kể tới là Náng hoa trắng. Cây Náng hoa trắng Theo các nghiên cứu hiện đại, cây Náng hoa trắng có chứa thành phần Alcaloid cao, trong đó hoạt chất chính là Lycorin. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm kích thước tuyến tiền liệt một cách rõ rệt. Ngoài ra, khi nghiên cứu độc tính bán trường diễn của các hoạt chất Alcaloid trong Náng hoa trắng, người ta cũng nhận thấy chất này không gây ảnh hưởng đến huyết học và giải phẫu các cơ quan nội tạng, điều này thể hiện nó có tính an toàn cao. Để sử dụng Náng hoa trắng chữa phì đại tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể lấy lá tươi ngâm rượu hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều không mang lại hiệu quả cao, bởi hoạt chất chính là Lycorin lại ít tan trong nước. Hơn thế nữa, nếu sử dụng liều lượng không chính xác, có thể dẫn đến quá liều gây buồn nôn/nôn và cường giao cảm. Hiện nay, để hưởng được lợi ích tối đa từ Náng hoa trắng, bạn nên sử dụng sản phẩm Vương Bảo – Giải pháp chữa phì đại tuyến tiền liệt từ nhiều loại thảo dược quý hiếm.   Vương Bảo – Giải pháp giảm phì đại tuyến tiền liệt từ thảo dược tự nhiên Vương Bảo được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, với thành phần là cao náng hoa nắng, cao hải trung kim, cao rau tàu bay và cao nam sài hồ. Sản phẩm hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Đồng thời có tác dụng cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến chỉ sau 3 tháng sử dụng, như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần. Vương Bảo đã được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép và có mặt hơn 5 năm trên thị trường. Sản phẩm được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như được kiểm chứng bởi sự hài lòng từ 93,5% bệnh nhân sử dụng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Vương Bảo. Hãy click ngay Điểm bán Vương Bảo nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm Vương Bảo chính hãng tại nhà thuốc gần nhất. Biện pháp phòng tránh và khắc phục bệnh Sự thay đổi ở lối sống cũng như chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt đồng thời ngăn chặn tình trạng xấu xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp: Nên hạn chế đồ uống vào buổi tối, không nên uống gì trước khi đi ngủ để tránh phải thức dậy vào đêm Không uống nhiều rượu bia và cà phê vì đây là những chất kích thích bàng quang và làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn Sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc Không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu Thực phẩm tốt cho người bệnh như đậu nành, cà chua, họ nhà rau cải tốt cho cải thiện các triệu chứng của bệnh Giữ ấm cơ thể không để cơ thể bị lạnh Kết luận Phì đại tuyến tiền liệt có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả Đông Y, Tây Y, đến các bài thuốc Nam. Nhưng dù có điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa, bạn cũng cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có chẩn đoán chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị đúng bệnh, phù hợp với mình. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1258. Chia sẻ15 Tweet Chia sẻ

Làm thế nào để phát hiện u xơ tiền liệt tuyến ?

Trong u xơ tiền liệt tuyến (UXTLT), tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quanq, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tiểu khó. Mục lụcU xơ tuyến tiền liệt là gì?Làm thế nào để phát hiện u xơ tuyến tiền liệt?Phát hiện thông qua triệu chứngPhát hiện thông qua chẩn đoán U xơ tuyến tiền liệt là gì? Tiền liệt tuyến (TLT) là một cơ quan nhỏ có kích thước khoảng 2cm đường kính, nằm dưới bàng quang (nơi chứa đựng nước tiểu) và bao bọc xung quanh niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang).Và u xơ tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt. Việc tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần… ). Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí suy thận. Đây không phải là bệnh lý ác tính mà là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt, xảy ra ở nam giới lớn tuổi, do đó còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Bệnh bắt đầu vào độ tuổi trung niên ở đàn ông, tiến triển từ từ và thường chỉ gây ra triệu chứng sau 50 tuổi. Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay có tới 45-70% số nam giới trong độ tuổi từ 45-75 mắc căn bệnh này, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Còn tại Hoa Kỳ có hơn một nửa đàn ông độ tuổi từ 60-70 và khoảng 90% ở độ tuổi từ 70-90 có triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Làm thế nào để phát hiện u xơ tuyến tiền liệt? Để có thể có thể phát hiện bệnh u xơ tuyến tiền liệt có những phương pháp có thể kể đến như phát hiện thông qua triệu chứng hay phát hiện bằng cách kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm. Cụ thể như sau: Phát hiện thông qua triệu chứng Khi bệnh u xơ tuyến tiền liệt phát triển to khiến ảnh hưởng nhiều đến đường tiểu nên thường gây nên những triệu chứng điển hình như: Đi tiểu nhiều lần: Khi bị u xơ tuyến tiền liệt người bệnh sẽ gia tăng số lần đi tiểu ở cả ngày và đêm, tình trạng tiểu nhiều lần gây bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt tình trạng tiểu đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Bí tiểu: Đây là 1 trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng u xơ tuyến tiền liệt mà bạn cần lưu ý. Bí tiểu đột ngột đôi khi có thể xảy ra ở người bị u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh buồn tiểu nhưng không đi được dù đã cố gắng rặn. Điều này có thể khiến cho vùng bụng dưới căng lên khó chịu. Tiểu són, tiểu không tự chủ: Tiểu không tự chủ cũng là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt là khi ngủ. Nhiều người còn gặp phải tình trạng són tiểu. Tiểu khó: Do bị khối u chèn ép nên người bệnh u xơ tuyến tiền liệt gặp khó khăn khi đi tiểu, mỗi lần đi tiểu mất nhiều thời gian, dòng chảy của nước tiểu yếu, tiểu không hết nên thường vừa đi xong lại có thể buồn đi tiểu. Nước tiểu có lẫn máu: Trong 1 số trường hợp u xơ tuyến tiền liệt người bệnh có thể phát hiện nước tiểu lẫn máu. Phát hiện thông qua chẩn đoán Với những triệu chứng như ở trên có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác nên để chắc chắn bạn cần đi khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện khám và chỉ định thực hiện thêm một vài những phương pháp chẩn đoán sau: Khám lâm sàng: đây là điều đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về những vấn đề khác bạn gặp phải cũng như những loại thuốc bạn đang sử dụng hay vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt của những người thân trong gia đình. Kiểm tra trực tràng: với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tuyến tiền liệt bằng cách chèn một ngòn tay vào trực tràng. Cách kiểm tra này bác sĩ có thể xác định được xem có phải là u xơ tuyến tiền liệt hay không hay bị do ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm nước tiểu: thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp loại trừ nhiễm trùng hay các bệnh khác có những dấu hiệu tương tự như u xơ tuyến tiền liệt. Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): tuyến tiền liệt sản sinh ra PSA để hóa lỏng tinh dich, do đó khi bị u xơ thì mức độ PSA cũng sẽ tăng lên. Bằng cách thực hiện xét nghiệm này có thể xác định có bị u xơ tuyến tiền liệt hay không? Do lượng nước tiểu tồn dư: phương pháp này thực hiện bằng cách siêu âm bàng quang để kiểm tra xem trong bàng quang còn lại bao nhiêu nước tiểu từ đó đánh giá được mức độ chèn ép của tuyến tiền liệt  vào bàng quang hay niệu đạo. Siêu âm trực tràng: thực hiện thủ thuật này sẽ cho phép thấy được giải phẫu học của tuyến tiền liệt từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được đánh giá. Kiểm tra sinh tiết tuyến tiền liệt: phương pháp này sẽ lấy mẫu mô ở tuyến tiền liệt, rồi kiểm tra các mô từ sinh thiết dưới kính hiển vi sẽ giúp chẩn đoán được bệnh và cũng giúp loai trừ được ung thư tuyến tiền liệt. Soi bàng quang: với các này cho phép bác sĩ xem bên trong niệu đạo và bàng quang từ đó xem sự phát triển của tuyến tiền liệt ảnh hưởng thế nào tới bàng quang và sẽ xem tình trạng bệnh u xơ đang phát triển mức độ nào. Trên đây là những thông tin về cách giúp bạn phát hiện bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đề cặp trên sẽ giúp bạn sớm phát hiện từ đó có biện pháp khám và điều trị kịp thời.   Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Chữa bệnh tuyến tiền liệt bằng thảo dược an toàn hiệu quả

Một số bệnh tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt làm cho người bệnh lo lắng, mất ăn mất ngủ. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, có một số loại thảo mộc có thể giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và tránh trải qua phẫu thuật. Mục lụcPhì đại tuyến tiền liệt nam giớiDấu hiệu thường gặp của phì đại tuyến tiền liệtThảo dược chữa bệnh tuyến tiền liệt1. Rễ cây tầm ma2. Cọ lùn3. Cây liễu thảo4. Kim ngân hoa5. Rễ cây bồ quân6. Trinh nữ hoàng cungLưu ý khi sử dụng thảo dược chữa bệnh tuyến tiền liệtThực phẩm tốt cho người phì đại tuyến tiền liệtTrái lựuTrái cây và rau cảiVitamin E (tocopherol)Sử dụng Vương Bảo để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt nam giới Phì đại tuyến tiền liệt là sự tăng sinh quá mức của tuyến tiền liệt. Bệnh lành tính thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt bị phì đại khi đó sẽ dồn nén bàng quang và niệu đạo, đây là nguyên nhân giải thích tại sao chúng ta gặp phải các vấn đề về đường tiểu tiện. U xơ tuyến tiền liệt không có bất kỳ liên hệ nào với ung thư nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy nhược và tắc hay nhiễm trùng đường tiểu. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan này thường được đề xuất, dẫn đến tình trạng vô sinh và những vấn đề về cương cứng ở đàn ông. Để điều trị giai đoạn mới chớm của bệnh thì nên sử dụng một số thảo mộc. Tuy nhiên khuyến cáo người bệnh không nên tự điều trị tại nhà sẽ kiến bạn gặp nguy hiểm nếu không có bác sỹ thăm khám và chỉ định điều trị. Dấu hiệu thường gặp của phì đại tuyến tiền liệt Nam giới khi lớn tuổi thường mắc các chứng về rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu gấp… Đây được coi là các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt. Thường xuyên đi tiểu đêm vì thức giấc, tiểu ít hoặc tiểu khó, tiểu tiện gấp… Sau 50 tuổi, cứ 2 người đàn ông lại có một người mắc những rối loạn này và đây là triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt (hoặc u tuyến tiền liệt). Đi tiểu khó khăn: Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới có thể đi tiểu được. Các biểu hiện đi kèm thường là dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc có hiện tượng đái rắt. Hiện tượng tiểu són: Nước tiểu tự bài tiết không kiềm chế được khi ngủ và không theo ý muốn. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện hiện tượng này. Tiểu ngắt quãng: Cùng với phì đại tuyến tiền liệt có sự hình thành sỏi bàng quang làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn nếu gặp trời lạnh hoặc khi uống rượu bia hoặc sử dụng các thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh. Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. >>> Xem thêm: Nguyên nhân đi tiểu lần trong ngày Ngoài một số dấu hiệu kể trên, để người bệnh có thể chuẩn đoán chính xác bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt, đo độ nhô của tuyến tiền liệt và lượng nước tiểu còn tồn lưu.  Có thể sử dụng thêm phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính. Tuy bệnh không quá nguy hiểm và hiện nay đã có một số loại thuốc, phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng của bệnh nhưng người bệnh cũng không nên quá chủ quan. Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng ví dụ như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận. Thảo dược chữa bệnh tuyến tiền liệt Trong các trường hợp hợp chữa u phì đại tuyến tiền liệt hoặc phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt có một số thảo mộc giúp bạn điều trị bệnh và giúp cho người bệnh không phải trải qua phẫu thuật. 1. Rễ cây tầm ma Cây tầm ma gốc lạ hoặc cây tầm ma châm chích có đặc tính kháng viêm và ngăn chặn sự phát triển của mô tuyến tiền liệt. Người ta sử dụng rễ của cây tầm ma đặc biệt là trong giai đoạn đầu có dấu hiện rối loạn tiết niệu vì nó sẽ làm chạm sự phát triển của u tuyến tiền liệt và giảm số lần đi tiểu. Ủy ban châu Âu và tổ chức WHO công nhận tất cả các “chứng minh lâm sàng” sử dụng rễ của cây tầm ma trong “điều trị đi tiểu liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính từ thể nhẹ đến trung bình, biểu hiện bệnh lí không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt”. Theo tiến sĩ Jean-Michel Morel, giáo viên liệu pháp thực vật tại trường y của Besançon, khuyến cáo dùng rễ cây tầm ma như thuốc với tỷ lệ một muỗng cà phê 5 ml pha vào 1 ly nước uống trước bữa ăn tối. Người ta cũng có thể sắc rễ thành nước uống (đun sôi trong vòng 15 phút). Chuẩn bị: 15g cây tầm ma Cách thực hiện: cho 15g cây tầm ma ngâm trong nước lạnh trong khoảng 10 phút. Rồi đêm nước này đung sôi trong vòng 1 phút rồi tắt bếp. Ngâm tiếp trong 10 phút rồi lọc lấy nước uống hết trong 1 lần. Bạn cần thực hiện uống 3-4 lần một ngày. 2. Cọ lùn Cây cọ lùn là một loài thảo mộc có liên quan đến việc chữa bệnh tuyến tiền liệt và các rối loạn tiểu tiện. Quả của loại cây sống ở Mỹ được sử dụng dưới dạng thuốc. Hơn một chục nghiên cứu cho thấy nó ảnh hưởng rõ rệt đến số lần đi tiểu đêm (và số lần thức giấc vào ban đêm). Chuẩn bị: 300g dầu cọ lùn Cách thực hiện: dùng dầu cọ lùn ép công nghiệp mỗi ngày sử dụng chia làm 2 cốc nhỏ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng dầu cọ lùn trong chế biến các món ăn hoặc dùng ăn kèm rau dạng salad để ăn hàng ngày. 3. Cây liễu thảo Loài cây sống ở dãy núi Alps sẽ hứa hẹn trong điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tiến sĩ Kurt Hostettmann, một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong điều trị bệnh bằng các loại thảo dược, cho biết cách ông phát hiện ra các thuộc tính của loài cây này. Nó đướ sử dụng như trà túi lọc, khi sử dụng nó, người bị mắc chứng bệnh ít bị chỉ định phẫu thuật hơn những người khác. Theo tiến sĩ Kurt Hostettmann thì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học về loài cây này, nhưng tôi đề nghị cha tôi thử dùng và ông đã làm như đề xuất của tôi. Buổi sáng và buổi tối, bố tôi đã uống loại thảo mộc này, sau ba đến bốn tuần, vấn đề đi tiểu đêm của ông thuyên giảm đáng kể. Ông đã không còn rối loạn tuyến tiền liệt nữa cho đến khi ông qua đời gần 20 năm sau đó”. Cây liễu thảo chứng minh hiệu quả thực sự của mình trong cuộc chiến chống lại u tuyến tiền liệt, hạn chế số lần đi tiểu, giúp tiểu dễ dàng, không bị tiểu dắt. Có thể uống như trà trong 20 ngày/tháng. 4. Kim ngân hoa Kim ngân hoa là loại cây thuốc nam chữa phì đại tuyến tiền liệt được dùng nhiều. Theo Y học hiện đại, trong kim nhân hoa có nhiều thành thần như eugenol, geraniol và α-pinen. Đặc biệt, cây thuốc nam này có chứa lượng lớn luteolin-7-glucosid, luteolin, lonicerin và axit clorogenic… Đây là các chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn và cải thiện các triệu chứng của tuyến tiền liệt. Chuẩn bị: 3g Kim ngân hoa, 3g cam thảo Cách thực hiện: nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi đun với 200ml nước, đun cho đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp. Lấy ra lọc nước chia uống 2-3 lần trong ngày. 5. Rễ cây bồ quân Rễ cây bồ quân là cây thuốc nam dùng để điều trị u xơ tuyến tiền liệt rất hiệu quả. Trong rễ cây bồ quân có chứa lượng tanin và alcalcoid có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu khó, tiểu rắt. Chuẩn bị: 40g rễ cây bồ quân Cách thực hiện: Đem rễ cây bồ quân đi làm sạch, thái lát mỏng rồi cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp. Bắc ra lọc lấy nước rồi chia làm 3 để uống hết trong 1 ngày. 6. Trinh nữ hoàng cung Trinh nữ hoàng cung là một trong những thuốc nam có giá trị y học cao và được sử dụng để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Trong cây trinh nữ hoàng cung có chứa chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm và giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Chuẩn bị: 3 lá trinh nữ hoàng cung Cách thực hiện: Sử dụng lá trinh nữ hoàng cung rửa sạch, thái nhỏ rồi sắc với 2 chén nước cho đến khi còn còn một nửa chén thồi lọc lấy nước uống chia làm 3 lần uống hết trong ngày sau khi ăn sẽ giúp giảm triệu chứng. >>> Bạn có thể quan tâm: So sánh Náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa bệnh tuyến tiền liệt Trong quá sử dụng thảo dược để chữa bệnh tuyến tiền liệt cần lưu ý một vài điều sau để giúp việc điều trị mang lại hiệu quả nhất. Cụ thể như: Không tự ý mua về sử dụng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Các bài thuốc thảo dược thường có tác dụng chậm do đó bạn cần kiên trì sử dụng theo đúng chỉ dẫn và liệu lượng. Trong quá trình thảo dược nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường bạn cần dừng sử dụng và cần đi khám để bác sĩ tư vấn. Sử dụng các bài thuốc thảo dược có hiệu quả nhanh hay chậm tùy thuốc vào cơ địa của từng người. Sử dụng thảo dược có thể an toàn nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng có thể gây những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Thực phẩm tốt cho người phì đại tuyến tiền liệt Khi bị mắc phì đại tuyến tiền liệt, ngoài điều trị, chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày người bệnh nên lựa chọn một số thực phẩm tốt cho chứng bệnh của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh, các bạn có thể lựa chọn cung cấp vào bữa ăn hàng ngày của mình: Trái lựu Nước trái lựu có tính chất kháng ôxy. Theo nghiên cứu của Viện Đại học Los Angeles vào tháng 7/2006, chứng minh nước ép trái lựu có hiệu quả đối với một số ung thư. Cho nên, để ngăn ngừa ung thư, các chuyên gia khuyên nên uống mỗi ngày 200 ml nước ép trái lựu. Trái cây và rau cải Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi ví dụ như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc và một số loại rau tươi ví dụ như rau muống, rau thơm… là những thực phẩm nên sử dụng. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, vitamin, thì trong các loại thực phẩm này còn có các flavonoid có tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư. Vitamin E (tocopherol) Một chế độ ăn giàu vitamin E giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Dầu thực vật là nguồn tocopherol tự nhiên quan trọng, trong đó đáng chú ý là dầu hướng hương, dầu đậu nành. Cần lưu ý các loại dầu mỡ phối hợp gồm những acid béo mà thành phần chính là dầu hydro hóa, sản xuất từ dầu thực vật thể lỏng hoặc các mỡ động vật như mỡ gia súc lại là những nhân tố góp phần thúc đẩy ung thư tiền liệt tuyến phát triển. >>> Thông tin thêm cho bạn:  Bị phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì? Sử dụng Vương Bảo để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt Để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt), người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng Vương Bảo có thành phần là cao náng hoa nắng, cao hải trung kim, cao rau tàu bay và cao nam sài hồ có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ (phì đại lành tính) tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần. Giúp hỗ trợ trong điều trị bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Đặc biệt hơn, Vương Bảo còn chứa hàm lượng lớn cao Ngải nhật. Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới, Artemisinin trong Ngải nhật có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới có u xơ. Vương Bảo cũng đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW, kết quả cho thấy sản phẩm tác dụng rất tốt và an toàn. Đặt mua Vương Bảo giao hàng về tận nhà bạn TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc chính hãng có bán Vương Bảo Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ

Loading...