Những biến chứng sau mổ u xơ tiền liệt tuyến thường gặp

Mổ u xơ tuyến tiền liệt được chia làm 2 loại chính là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật xâm lấn, với mỗi loại này lại có những kỹ thuật mổ khác nhau. Dù mổ bằng kỹ thuật nào, chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đặc biệt, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những biến chứng sau mổ u xơ tuyến tiền liệt.

I. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn gọi là phâut thuật nội soi hay phẫu thuật can thiệp lỗ nhỏ. Đây là kỹ thuật có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống, cho phép bác sĩ thực hiện các kỹ thuật tương tự như phẫu thuật truyền thống nhưng với vết mổ nhỏ hơn.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện bằng cách đưa các dụng cụ nội soi cao cấp vào cơ thể qua 3-4 vết rạch nhỏ (kích thước chỉ bằng khuyết áo). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể xem chi tiết hình ảnh của tuyến tiền liệt trên màn hình.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ nội soi với các vết mổ nhỏ (Ảnh minh họa)

Với các kỹ thuật tiên tiến, ngày nay phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn có thể sử dụng robot, bác sĩ sẽ điều khiển robot từ bàn điều khiển để thực hiện các thao tác phẫu thuật. Camera 3D với độ phân giải cao mang lại hình ảnh của khu vực phẫu thuật tốt hơn cộng với sự linh hoạt của cánh tay robot, các bác sĩ sẽ thực hiện chính xác các kỹ thuật và kiểm soát tốt hơn.

Ưu diểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu so với phẫu thuật truyền thống là:

  • Vết mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau hơn, ít để lại sẹo hậu phẫu hơn
  • Thời gian phục hồi nhanh, có thể xuất viện luôn trong ngày
  • Máu được kiểm soát tốt hơn trong quá trình phẫu thuật
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng,
  • vv

Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu vẫn có thể để lại những biến chứng sau mổ, tùy thuộc vào từng kỹ thuật.

1.1 Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum)

Một số biến chứng có thể gặp phải khi trị liệu bằng hơi nước đó là:

  • Tiểu đau
  • Đi tiểu ra máu
  • Có máu trong tinh dịch
  • Tiểu dắt
  • Cần đặt ống thông tiểu
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiểu (thường xảy ra sau khi thực hiện bất kì phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt nào. Bạn có thể cần uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng)
  • Bí tiểu

Các triệu chứng trên sẽ tốt dần lên trong khoảng 3 tuần sau phẫu thuật. Nếu chúng kéo dài hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Để giảm bớt các khó chịu này, bạn có thể:

  • Uống thuốc giảm đau nhẹ như Tylenol
  • Tắm nước ấm hoặc ngồi trên chai nước nóng
  • Hạn chế sử dụng caffeine, sô-cô-la và rượu
Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu tạm thời sau trị liệu bằng hơi nước (Ảnh minh họa)

1.2 Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT)

TUTM có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Khởi phát hoặc làm xấu đi các triệu chứng tiết niệu. Đôi khi, nó có thể gây ra viêm mãn tính ở tuyến tiền liệt, dẫn tới các triệu chứng như: tiểu thường xuyên, tiểu khẩn cấp hoặc tiểu đau
  • Khó tiểu tạm thời (thường diễn ra trong vòng một vài ngày sau khi làm phẫu thuật. Vì thế sau phẫu thuật bạn thường phải đặt ống thông tiểu cho đến khi có thể tự đi tiểu)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Cần điều trị lại do không mang lại hiệu quả như mong đợi
  • Do các biến chứng tiềm ẩn, TUMT có thể không phải là một lựa chọn điều trị nếu bạn đã hoặc đã từng: cấy ghép dương vật, hẹp niệu đạo, vv.

TUTM không mang lại hiệu quả cao nên hiện nay nó đã ít được thực hiện.

1.3 Đặt ống thông

Một số biến chứng có thể xảy ra khi đặt ống thông đó là:

  • Ảnh hưởng tới bàng quang, gây tiểu ra máu, tiểu ngắt quãng, sỏi bàng quang,…
  • Gặp các vấn đề về niệu đạo gồm: viêm niệu đạo, chảy máu niện đạo, tổn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo,…
  • Biến chứng ở bìu, chẳng hạn như viêm tinh hoàn (khoảng 2-8% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này),  viêm tuyến tiền liệt
  • Gây ra nhiều đau đớn, đặc biệt là khi mới đặt ống thông
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (đây là biến chứng thường gặp nhất khi đặt ống thông tiểu)
Bạn có thể gặp một số đau đớn khi mới đặt ống thông (Ảnh minh họa)

1.4 Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA)

Cắt bỏ kim xuyên sọ là một thủ thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt an toàn, không có nhiều bằng chứng về những biến chứng nghiêm trọng của TUNA. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây ra đi tiểu đau hoặc tiểu thường xuyên
  • Khó tiểu vài ngày sau khi làm phẫu thuật
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Cần điều trị lại do một số bệnh nhận không thấy sự cải thiện sau phẫu thuật
  • Rối loạn cương dương (rất hiếm xảy ra)

1.5 Can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt)

Nút động mạch tuyến tiền liệt là một thủ thuật mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tuyến tiền liệt. Từ các dữ liệu được công bố, phương pháp này được cho là an toàn nhưng giống như bất kì điều trị y tế nào khác, nó vẫn có thể phát sinh một số biến chứng nhỏ:

  • Thỉnh thoảng có vài vết bầm nhỏ hoặc khối máu tụ xung quanh vị trí kim đã được đưa vào, nhưng điều này là bình thường và vết bầm sẽ dần biến mất. Nếu vết bầm lớn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh sau đó.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ sau phẫu thuật nhưng tình trạng sẽ cải thiện sau một vài ngày
Có một vài biến chứng nhỏ sau phẫu thuật nút động mạch tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa)

II. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn

Phẫu thuật xâm lấn là thủ thuật mà các bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ y tế vào cơ thể, thông qua các vết mổ lớn. Phẫu thuật xâm lấn để điều trị u xơ tuyến tiền liệt hầu hết đều là để cắt bỏ và lấy phần tuyến tiền liệt đã bị u xơ ra ngoài, trả lại kích thường của tuyến tiền liệt về như bình thường.

Phẫu thuật xâm lấn thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị u xơ từ trung bình đến nặng, đồng thời các triệu chứng tiết niệu gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, ảnh hường tới cuộc sống.

Có nhiều thủ tục xâm lấn khác nhau, với mỗi thủ tục chúng đều có những rủi ro và biến chứng riêng.

2.1 Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP)

Cắt bỏ tuyến tiền liệt tuyến tiền liệt (TURP) là một thủ tục an toàn. Tuy nhiên, như với tất cả các loại phẫu thuật, nó cũng có những rủi ro tiềm ẩn.

  • Xuất tinh ngược: Đây là biến chứng thường gặp ở 90% bệnh nhân sau phẫu thuật. Hiện tượng này là tình trạng khi bạn xuất tinh, tinh dịch không đi ra ngoài mà lại chảy ngược vào bàng quang. Nó xảy ra do các dây thần kinh hoặc cơ bao quanh bàng quang bị tổn thương. Xuất tinh ngược không có hại và bạn vẫn sẽ trải nghiệm cảm giác cực khoái. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
  • Tiểu không tự chủ: Là biến chứng khá phổ biến sau TURP. Tuy nhiên nó sẽ tốt hơn sau một vài tuần phẫu thuật. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc để điều trị vấn đề này.
  • Rối loạn cương dương: 10% nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương cứng và duy trì sự cương cứng sau TURP. Biến chứng này diễn ra tạm thời nhưng với một số người, nó sẽ là vĩnh viễn. Để điều trị biến chứng này, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc nếu cần thiết và nếu đây là một vấn đề dáng lo ngại, bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật điều trị.
  • Hẹp niệu đạo: Ước tính có 4% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này. Nó có thể xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật niệu đẹp bị tổn thương. Các triệu chứng hẹp niệu đạo thường là: khó đi tiểu, nước tiểu tách dòng, nước tiểu nhỏ giọt sau khi đi vệ sinh xong, đau nhẹ khi đi tiểu, vv.
  • Hội chứng TURP: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nó xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật, có quá nhiều chất lỏng dùng để rửa khu vực quanh tuyến tiền liệt bị hấp thụ vào máu. Các triệu chứng ban đầu của hội chứng TURP là: chóng mặt, đau đầu, nhịp tim chậm, mất phương hướng, bụng bị sưng, cảm thấy hay bị bệnh, vv. Nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa với các cơn co giật, khó thở, da tím tái, hôn mê. Nguy cơ gặp  hội chứng TURP được ước tính là dưới 1% và có khả năng giảm hơn nữa vì các kỹ thuật phẫu thuật mới đã tránh việc bơm chất lỏng vào bàng quang.
  • Biến chứng khác: Chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu, tuyến tiền liệt bị u xơ trở lại, vv.
TURP cũng có những rủi ro tiềm ẩn (Ảnh minh họa)

2.2 Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP)

Biến chứng của rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo gồm:

  • Khó tiểu tạm thời
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Xuất tinh ngược. Xảy ra ở khoảng 6-55/100 bệnh nhân. Tỉ lệ này thấp hơn so với TURP.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiểu không tự chủ. Xảy ra với tỉ lệ thấp hơn 0,01%
  • Rối loạn cương dương. Được báo cáo gặp ở khoảng 4-25/100 bệnh nhân.
  • Cần thực hiện phương pháp điều trị khác. TUIP có thể mang lại hiệu quả không cao ở một số bệnh nhân, lúc này bạn có thể cần phải điều trị lại bằng TUNA hoặc một liệu pháp khác.
  • Phẫu thuật lại. Cứ 100 bệnh nhân thì có khoảng 10 bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật lại sau 15 năm.

2.3 Phẫu thuật bằng tia laser

Phẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất trong các loại phẫu thuật xâm lấn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro và biến chứng, phổ biến nhất là:

  • Hoại tử mô. Mỗi loại laser diode có bước sóng khác nhau, một số loại có độ xâm lấn cao hơn những loại khác, vì thế nó dễ dẫn tới hoại tử mô
  • Khó tiểu tạm thời
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Hẹp niệu đạo
  • Xuất tinh ngược (cực khoái khô)
  • Rối loạn cương dương. Nguy cơ này thấp hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống
  • Cần phẫu thuật lại
hẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro (Ảnh minh họa)

2.4 Phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật mở)

Phẫu thuật mở là phẫu thuật truyền thống, trong đó vết mổ được thực hiện bằng dao mổ. Các vết mổ này được rạch bằng dao, có kích thước lớn đến rất lớn, 7-10 cm, tùy thuộc vào thủ thuật được thực hiện.

Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước, bởi các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đa ra đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn cần thực hiện loại phẫu thuật này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe. Sự chỉ định sẽ đến từ bác sĩ. Nhìn chung, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt được thực hiện khi tuyến tiền liệt đã phình to, có nhiều biến chứng hoặc khi bàng quang đã bị tổn thương.

Một số khó chịu phổ biến sau phẫu thuật mổ mở đó là:

  • Buồn nôn và nôn do gây mê toàn thân
  • Đau nhức nhiều xung quanh vết mổ
  • Cảm giác bồn chồn và mất ngủ
  • Khát nước
  • Táo bón
  • Bệnh nhân hồi phục lâu hơn sau phẫu thuật

Về các biến chứng, tỉ lệ biến chứng chung trong phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt là 17,3%. Trong đó phổ biến nhất là các biến chứng có liên quan đến:

  • Chảy máu cần truyền máu (gặp ở 7,5% trường hợp)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (gặp ở 5,1% bệnh nhân)
  • Bí tiểu
  • Hẹp niệu đạo (gặp ở 1,7% bệnh nhân)
  • Tiểu không tự chủ (gặp ở 2,7% bệnh nhân)
  • Chảy máu nặng (gặp ở 3,7% bệnh nhân)
  • Sốc. Sốc là hiện tượng bệnh nhân bị giảm huyết áp nghiêm trọng, làm lưu lượng máu trên toàn cơ thể lưu thông chậm lại. Hiện tượng này xảy ra do mất máu quá nhiều, nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về trao đổi chất
  • Tắc mạch phổi. Trong quá trình phẫu thuật, các cục máu đông có thể tách ra khỏi tĩnh mạch và đi tới phổi, làm tắc mạch phổi. Đây là một biến chứng cần cấp cứu y tế và có thể gây tử vong. Các triệu chứng của tắc mạch phổi thường là: đau ngực, khó thở, ho (có thể ho ra máu), đổ mồ hôi, huyết áp rất thấp, nhịp tim nhanh, đau đầu nhẹ và ngất xỉu.

Hầu hết các biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu sớm.

Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước do nó có nhiều rủi ro và nhược điểm (Ảnh minh họa)

III. Nên làm gì sau mổ u xơ tuyến tiền liệt?

Để hạn chế các biến chứng cũng như để phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật mổ u xơ tuyến tiền liệt, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc sau mổ.

Tại bệnh viện, bạn sẽ được các bác sĩ theo dõi trong khoảng 1-2 ngày. Sau khi phục hồi ổn định, bạn sẽ được xuất viện.

Tại nhà, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề trong việc chăm sóc vết mổ và vệ sinh ống thông tiểu.

Một số việc NÊN và KHÔNG NÊN làm sau khi mổ u xơ tuyến tiền liệt đó là:

  • NÊN: Đi bộ chậm và tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy cần thiết; chú ý hơn đến chế độ ăn uống, ăn các loại đồ mềm, chia ra thành các bữa nhỏ, ăn nhiều cà chua, đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại cá da trơn, các loại thực phẩm giàu kẽm.
  • KHÔNG NÊN: Sử dụng thuốc xổ sau 6 tuần kể từ khi phẫu thuật; Hoạt động, mang vác nặng; Tập các động tác yoga hay dưỡng sinh mà cần sử dụng cơ bụng; Lái xe đường dài trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật; Quan hệ tình dục trong 2 tháng.

Nếu bị sưng bìu và dương vật sau phẫu thuật, điều này là hoàn toàn bình thường, bạn có thể giảm khó chịu bằng cách:

  • Mặc đồ lót ngắn, rộng và thoải mái
  • Chườm túi nước đá vào vùng bìu
  • Nâng cao bìu bằng cách kê một chiếc khăn bên dưới.

Bạn cũng cần theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể sau mổ, hãy nhập viện ngay nếu gặp các vấn đề dưới đây:

  • Cảm thấy sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, có các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Đau rát khi đi tiểu kéo dài nhiều ngày
  • Đỏ, sưng, chảy máu hoặc có dịch chảy ra từ vết mổ
  • Tiểu ra máu kéo dài hơn 4 tuần
  • Chóng mặt, khó thở
  • Đau bụng kéo dài
  • Yếu và mệt mỏi không cải thiện sau 4 tuần

Ngoài ra, nếu bạn gặp các biến chứng như xuất tinh ngược, bí tiểu, khó tiểu, tiểu dắt,… sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt và nó không cải thiện sau một khoảng thời gian, hãy tới gặp bác sĩ.

☛ Bài viết chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tuyến tiền liệt đúng cách

IV. Phòng ngừa tái phát u xơ tuyến tiền liệt sau mổ

Sau mổ u xơ tuyến tiền liệt, để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và một chế độ sinh hoạt khoa học. Đồng thời, sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, như Vương Bảo.

Ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng tiểu tiện sau 1-3 tuầnlàm giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vương Bảo còn là một sản phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt, giúp phòng ngừa tái phát bệnh.

Vương Bảo đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm và theo khảo sát của chương trình  Tin & Dùng Việt Nam 2018 (Thời báo Kinh tế Việt Nam), Vương Bảo nhận được sự hài lòng của 93,5% khách hàng sử dụng

Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Uơng (bạn có thể xem kết quả nghiên cứu lâm sàng TẠI ĐÂY) và tham gia báo cáo tại Hội nghị khoa học lần thứ 13 (VUNA 13) vào ngày 22 – 24/8/2019 (đây là hội nghị thường niên, quy tụ các bác sĩ đầu ngành về Tiết niệu và Thận học trên cả nước đến trao đổi, cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị) (bạn có thể xem thông tin về Hội nghị TẠI ĐÂY)

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Phẫu thuật không phải là bắt buộc trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Việc lựa chọn phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào yếu tố bệnh, đồng thời nó có thể gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật.

Để hạn chế những biến chứng này và phục hồi nhanh hơn, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc các vết thương sau mổ, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Đồng thời có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ.

Mọi vấn đề còn thắc mắc, để được chuyên gia giải đáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới hotline 1800.1258.

 
 
Cập nhật lúc: 28/11/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...