Bệnh tuyến tiền liệt là những bệnh xảy ra ở tuyến tiền liệt, một tuyến có kích thước như quả hạt dẻ nằm trước trực tràng và chỉ có ở nam giới. Cùng tìm hiểu về tuyến tiền liệt và những căn bệnh xung quanh bộ phận này để có thêm những thông tin bổ ích cho việc chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của bạn. Mục lục 1. Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? 2. Bệnh tiền liệt tuyến là gì? 3. Dấu hiệu bệnh tuyến tiền liệt 4. 4 căn bệnh tuyến tiền liệt nên biết 4.1. Phì đại tuyến tiền liệt 4.2. Viêm tuyến tiền liệt 4.3. Ung thư tuyến tiền liệt 4.4. U nang tuyến tiền liệt 5. Chẩn đoán bệnh tuyến tiền liệt 6. Điều trị bệnh tuyến tiền liệt 6.1. Phì đại tuyến tiền liệt 6.2. Viêm tuyến tiền liệt 6.3. Ung thư tuyến tiền liệt 6.4. U nang tuyến tiền liệt 7. Phòng tránh bệnh tuyến tiền liệt 7.1. Chọn chế độ ăn uống lành mạnh 7.2. Duy trì cân nặng hợp lý 7.3. Tập thể dục thường xuyên 7.4. Giữ tinh thần lạc quan 7.5. Khám sức khỏe định kì 8. Tổng kết Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? Tuyến tiền liệt là một tuyến gồm 2 múi, thuộc hệ thống sinh sản nam giới. Nó nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang, bao quanh ống niệu đạo. Tuyến tiền liệt thường ít được chú ý và khám kiểm tra trừ khi có dấu hiệu bất thường tại hệ thống tiết niệu. Tuyến tiền liệt có chức năng kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh. Đồng thời nó còn có tác dụng sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. ☛ Tìm hiểu thêm: Tuyến tiền liệt ở nam giới Bệnh tiền liệt tuyến là gì? Bệnh tuyến tiền liệt là những bệnh xảy ra ở tuyến tiền liệt. Bao gồm: Phì đại tuyến tiền liệt; Viêm tuyến tiền liệt; Ung thư tuyến tiền liệt; U nang tuyến tiền liệt. Trong đó, phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt là những bệnh tuyến tiền liệt phổ biến nhất. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các bệnh này ở phần sau của bài viết. Theo thống kê, khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi trở lên có các vấn đề về tuyến tiền liệt và tỉ lệ này tăng lên 50% ở tuổi 70. Dấu hiệu bệnh tuyến tiền liệt Trong giai đoạn sớm, bệnh tuyến tiền liệt thường không có hoặc có rất ít các triệu chứng và người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu này. Cho tới khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và từng cá nhân mà sẽ có một số triệu chứng thường thấy sau đây: Khó tiểu (cảm giác khó khăn, căng thẳng khi bắt đầu tiểu tiện); Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm (tần suất đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày); Tiểu không hết (cảm giác như bàng quang không thể được làm trống hoàn toàn); Tiểu đau; Tiểu ra máu hoặc máu đến từ niệu đạo, độc lập với việc tiểu tiện; Tiểu nhỏ giọt, tia nước tiểu yếu; Tiểu ngắt quãng; Tiểu không tự chủ; Thường xuyên bị đau hoặc cứng ở lưng dưới, hông, vùng chậu, trực tràng hoặc đùi trên; Xuất tinh đau hoặc xuất tinh ra máu; .v.v. Khi bệnh tuyến tiền liệt tiến triển, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và từng cá nhân mà sẽ có một số triệu chứng nhất định (Ảnh minh họa) 4 căn bệnh tuyến tiền liệt nên biết Phì đại tuyến tiền liệt Hay còn có tên gọi khác là u xơ tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tuyến tiền liệt. Đây là hiện tượng tuyến tiền liệt tăng trưởng về kích thước khi nam giới già đi. Lúc bé trai ra đời, tuyến tiền liệt nặng khoảng một vài gam. Đến tuổi dậy thì, do tác động của nội tiết tố androgen, nó trở nên to hơn và ngừng phát triển ở tuổi 20, lúc này tuyến có kích thước to như quả hạt dẻ. Đến khi lớn tuổi (50 – 60 tuổi), tuyến tiền liệt lại bắt đầu to dần và ở một số người, tuyến phát triển chèn ép vào niệu đạo, gây ra hiện tượng tiểu khó, đau mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần… Đây chính là những triệu chứng xuất hiện khi tuyến tiền liệt có bệnh. Bệnh có nguy hiểm không? Phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh lành tính phổ biến ở nam giới lớn tuổi, nó không phải là ung thư và không phát triển thành ung thư. Nhưng căn bệnh này có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bởi khi tuyến tiền liệt phì đại, nó sẽ chèn ép vào niệu đạo, gây ra hẹp niệu đạo, tăng áp lực lên nền bàng quang, dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu và có thể gây ra nhiều biến chứng như: Bí tiểu cấp tính (là tình trạng bệnh nhân hoàn toàn không thể tiểu tiện mặc dù bàng quang đã đầy. Hiện tượng này cần cấp cứu khẩn cấp nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng); Tiểu không tự chủ (là tình trạng người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi); Nhiễm trùng đường tiết niệu; Rối loạn cương dương; Tổn thương bàng quang: sỏi bàng quang, bàng quang giảm khả năng lưu trữ nước tiểu, nhiễm trùng bàng quang; Suy thận; .v.v. Ai có nguy cơ mắc bệnh? Có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt, gồm: Tuổi già. Nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liền tăng dần theo tuổi, bắt đầu ở độ tuổi 40. Giới tính. Phì đại tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới. Mắc hội chứng chuyển hóa; Béo phì; Rối loạn lipid; Chế độ ăn nhiều chất béo và thịt đỏ; Lịch sử gia đình. Nếu anh em máu mủ của bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bạn cũng có khả năng phát triển căn bệnh này. .v.v. Bạn càng có nhiều yếu tố rủi ro, khả năng mắc phì đại tuyến tiền liệt càng cao. Viêm tuyến tiền liệt Là một bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt, xảy ra do vi khuẩn. Có 3 loại viêm tuyến tiền liệt, là: viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường khởi phát đột ngột do nhiễm vi khuẩn, với các triệu chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là bệnh nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong thời gian dài; Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn còn gọi là hội chứng đau vùng chậu mãn tính. Đây cũng là một vấn đề phổ biến ở tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường do các chủng vi khuẩn thông thường gây ra (Ảnh minh họa) Bệnh có nguy hiểm không? Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể đe dọa tới tính mạng. Bởi nếu để lâu, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây mất ý thức, huyết áp thấp và dẫn tới tử vong. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính không phải là tình trạng có thể đe dọa tới tính mạng ngay, nhưng nếu không điều trị, bệnh cũng có thể gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bệnh nhân. Chẳng hạn như: Đau bàng quang; Áp xe tuyến tiền liệt; Xuất tinh đau; Viêm mào tinh hoàn; Vô sinh hoặc tinh dịch bất thường; .v.v. Ngoài ra, không có bằng chứng trực tiếp cho thấy viêm tuyến tiền liệt có thể tiến triển thành ung thư tuyến tiền liệt. Ai có nguy cơ mắc bệnh? Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm tuyến tiền liệt. Nhưng bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới dưới 50 tuổi. Ngoài ra, có một số yếu tố rủi ro cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, như: Bị nhiễm trùng bàng quang; Bị phì đại tuyến tiền liệt; Bị bệnh lậu, chlamydia hoặc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác; Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tác; Uống quá nhiều rượu; Ăn nhiều thức ăn cay, nhiều gia vị; Chấn thương xương chậu (do đạp xe, nâng tạ, v.v.) .v.v. Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Thông thường ung thư tuyến tiền liệt tiển triển chậm và ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt chưa được các nhà khoa học xác định một cách chính xác. Nhưng theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh ung thư tuyến tiền liệt là sự kết hợp của một số yếu tố sau: Tiền sử bệnh lý trong gia đình đã từng có người mắc bệnh. Hormone nam không ổn định. Chế độ ăn uống và môi trường sinh hoạt .v.v. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới (Ảnh minh họa) Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, biểu hiện nhất định và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân làm xét nghiệm chỉ số PSA. Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư tiền liệt tuyến có thể gây ra các triệu chứng khi bệnh nhân tiểu tiện. Ví dụ như khó tiểu, tiểu nhắt, đau và có thể xuất hiện tiểu ra máu. Nếu xảy ra trường hợp tiểu khó hoặc niệu đạo bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể ung thư đã lan đến bàng quang và niệu quản. Giai đoạn cuối, ung thư tiền liệt tuyến di căn xương có thể gây đau xương và nứt gãy xương. Nếu đã di căn ra các hạch bạch huyết, nó có thể gây khó chịu và sưng phù ở chân. Bệnh có nguy hiểm không? Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm khi nó chưa di căn thì cơ hội điều trị thành công cao sẽ rất cao, gần như 100%. Sau khi được chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ sống sót trên 10 năm là 91% và 15 năm là 76%. Ai có nguy cơ mắc bệnh? Độ tuổi. Đa số các trường hợp bị bệnh từ 50 trở lên và tuổi càng cao, nguy cơ mắc càng nhiều; Tiền sử gia đình. Trong gia đình nếu có thành viên bị mắc ung thư tuyến tiền liệt thì bạn sẽ có khả năng bị mắc bệnh cao hơn những người khác; Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao và hiện tượng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt; Lượng testosterone cao. Testosterone hay hormone nam giới không gây ra ung thư tiền liệt tuyến nhưng được cho là góp phần vào nguy cơ gây bệnh. U nang tuyến tiền liệt U nang tuyến tiền liệt là một khối chứa chất dịch hoặc chất rắn, dạng như bã đậu. Nó phát triển bất thường ở tuyến tiền liệt do sự tích tụ dịch. U nang tuyến tiền liệt là bệnh không phổ biến và thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân có triệu chứng và nó phụ thuộc vào kích thước của khối u. U nang tuyến tiền liệt gồm có: U nang bẩm sinh, u nang không bẩm sinh, u nang do viêm và u nang do kí sinh trùng. Hình ảnh chụp cắt lớp chụp cắt lớp cho thấy tổn thương nốt nhỏ mật độ thấp ở cổ bàng quang, đại diện cho u nang tuyến tiền liệt có vị trí trước (mũi tên) (Ảnh minh họa) Bệnh có nguy hiểm không? U nang tuyến tiền liệt thường là bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng như: Gây tiểu ra mủ, dịch nhầy, đau nhức niệu đạo, trực tràng; Gây rối loạn chức năng tiểu tiện; Gây căng tức hậu môn làm ảnh hưởng đến việc bài tiết nước tiểu; .v.v. Chẩn đoán bệnh tuyến tiền liệt Bệnh tuyến tiền liệt được chẩn đoán bằng nhiều xét nghiệm khác nhau, như: Khám thực thể; Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (xét nghiệm PSA); Xét nghiệm nước tiểu giữa dòng (MSU) để kiểm tra nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu; Siêu âm; Sinh thiết tuyến tiền liệt; .v.v. Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ mà bạn sẽ được đề nghị làm những xét nghiệm kiểm tra cần thiết. Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (Ảnh minh họa) Điều trị bệnh tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị với nhiều phương pháp khác nhau, như: Chờ đợi thận trọng. Nếu các triệu chứng của bạn nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số thay đổi trong thói quen tiểu tiện, ăn uống, lối sống để khắc phục tình trạng bệnh; đồng thời cho bạn biết những thời điểm cần tái khám. Thuốc. Đây là các loại thuốc giúp giãn cơ của tuyến tiền liệt và cổ bàng quang hoặc có khả năng làm giảm sự tiến triển của tuyến, từ đó làm giảm các triệu chứng và kích thước của tuyến tiền liệt. Sử dụng Vương Bảo để hỗ trợ điều trị bệnh. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính: 1) giúp giảm kích thước u phì đại tiền liệt tuyến và 2) cải thiện các rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu không hết, tiểu khó, tiểu nhiều lần… Song song với đó, sản phẩm cũng đã được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nghiên cứu lâm sàng về 2 tác dụng trên và cho kết quả rất khả quan. Bạn có thể xem thêm nghiên cứu TẠI ĐÂY. Các thủ tục xâm lấn tối thiểu. Như: đặt ống thông, trị liệu bằng hơi nước, nút mạch tuyến tiền liệt, liệu pháp vi sóng,… Phẫu thuật. Được chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị với nhiều phương pháp khác nhau (Ảnh minh họa) Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, nó có thể tái phát trở lại. Để điều trị viêm tuyến tiền liệt, cần dựa vào loại viêm mà bạn mắc phải. Thông thường việc điều trị sẽ gồm: Thuốc kháng sinh để điều trị viêm tuyến tiền liệt do nhiễm vi khuẩn; Tắm nước ấm hoặc ngồi vào chậu nước ấm; Liệu pháp nhiệt từ chai nước ấm hoặc miếng sưởi; Tập Kegel; Châm cứu; Phản hồi sinh học .v.v. Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị được với tỉ lệ sống sót cao. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, độ tuổi bệnh nhân cũng như tình trạng sức khỏe chung của người đó. Các phương pháp điều trị bao gồm: Giám sát tích cực. Nếu ung thư đang ở giai đoạn đầu, việc điều trị có thể không cần thiết mà bác sĩ sẽ đề nghị giám sát tích cực. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc. Là phương pháp điều trị được lựa chọn để tránh sự di căn của ung thư tới các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng phương pháp này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới sau này nên cần cân nhắc và nghe theo lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật. Xạ trị; Liệu pháp hormone; .v.v. Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) U nang tuyến tiền liệt Tại thời điểm hiện tại, để điều trị u nang tuyến tiền liệt thường là: Phẫu thuật cắt bỏ qua niệu đạo; Phẫu thuật nội soi; Chọc hút bằng siêu âm; Phẫu thuật mở; .v.v. Phòng tránh bệnh tuyến tiền liệt Chúng ta không thể tránh hoàn toàn 100% nguy cơ mắc các bệnh tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh này bằng cách lựa chọn một lối sống lành mạnh. Bao gồm: Chọn chế độ ăn uống lành mạnh Ăn ít calo để duy trì cân nặng khỏe mạnh; Hạn chế các loại chất béo có hại và tăng cường các chất béo tốt; Ăn nhiều thực phẩm giàu lycopene như cà chua nấu chín, dầu ô liu, rau họ cải,… Tránh hút thuốc và uống rượu điều độ; Duy trì cân nặng hợp lý Đàn ông béo phì (chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên) có nguy cơ mắc các bệnh tuyến tiền liệt cao. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân thì hãy tìm cách giảm cân an toàn để có cân nặng hợp lý. Nếu bạn đang có một trọng lượng khỏe mạnh, hãy duy trì nó bằng cách tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh. Thể dục thể thao là một trong những cách giảm cân an toàn (Ảnh minh họa) Tập thể dục thường xuyên Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tuyến tiền liệt nói riêng. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một phương pháp an toàn giúp bạn giảm cân nếu bạn đang bị béo phì. Vì thế, hãy lựa chọn một bộ môn yêu thích và luyện tập nó hằng ngày. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày là bạn đã có thể được hưởng các lợi ích từ việc tập thể dục rồi. Giữ tinh thần lạc quan Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất của bạn. Vậy nên hãy tìm cách giảm căng thẳng để có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc hơn. Khám sức khỏe định kì Nếu bạn đã bước vào tuổi trung niên và trong gia đình có người bị các bệnh về tuyến tiền liệt, bạn nên định kì kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời xử lý. Tổng kết Có 3 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp là: Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. U nang tuyến tiền liệt thường ít phổ biến hơn các căn bệnh còn lại. Tuy nhiên, dù là căn bệnh nào bạn cũng cần có mối quan tâm đúng mức đến nó, bởi chúng đều có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu thấy có những bất thường ở tuyến, bạn nên chủ động đi khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Cảnh báo 15 triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt là bệnh gặp ở nam giới, tùy theo tình trạng bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Thông qua triệu chứng người ta có thể xác định chính xác được chứng bệnh. Người bệnh cần chú ý, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mục lục 1. Mối quan hệ giữa kích thước tuyến tiền liệt và độ nặng triệu chứng 2. Triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt 3. Phân loại triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt 4. Nên làm gì nếu gặp triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt? 5. Có thể gây biến chứng gì? 6. Vương Bảo giảm kích thước, cải thiện nhanh triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt 7. Tổng kết Mối quan hệ giữa kích thước tuyến tiền liệt và độ nặng triệu chứng Trên thực tế, không rõ có mối liên quan giữa rối loạn tiểu tiện với kích thước của tuyến tiền liệt. Có người bệnh u nhỏ dưới 30gr nhưng lại có những rối loạn tiểu tiện rất nặng, ngược lại, có người bệnh u trên 100gr mà không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện ở mức độ vừa phải. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt được đo lường bằng các chỉ số triệu chứng định lượng, trong đó phương pháp được chấp nhận rộng rãi hiện nay là bảng chỉ số triệu chứng của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA). Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt đều là các triệu chứng mất chức năng. Phức hợp các triệu chứng này không đặc hiệu và được xác định bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, trong đó thuật ngữ triệu chứng đường tiết niệu dưới (Lower urinary tract symptoms – LUTS) là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất. Các triệu chứng đường tiết niệu dưới bao gồm các triệu chứng vô hiệu / tắc nghẽn và các triệu chứng kích thích / lưu trữ. Phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn các triệu chứng này. Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm giữa bàng quang và dương vật, phía trước trực tràng và bao quanh niệu đạo Triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt Khi tuyến tiền liệt phình to, phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo gây nên những rối loạn tiểu tiện, với 2 triệu chứng đặc trưng sau: Triệu chứng vô hiệu / tắc nghẽn đường tiểu: Đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang Đi tiểu phải gắng sức rặn Tiểu ngắt quãng Tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia Tiểu chỉ nhỏ giọt (người ta thường hay ví người bị u xơ tuyến tiền liệt là “tiểu ướt mũi giày” là do nước tiểu nhỏ giọt xuống mũi giày) hoặc tiểu bị tắc xong lại tiểu tiếp, đi tiểu rất lâu… Bí tiểu Tiểu do dự Căng thẳng khi đi tiểu Triệu chứng kích thích / lưu trữ: Tần suất đi tiểu tăng (trên 8 lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít hơn 2 giờ), các cơn buồn tiểu xảy ra suốt cả ngày, đặc biệt là tiểu về đêm Luôn luôn có cảm giác rất mót tiểu Dễ bị tiểu són Tiểu khẩn cấp (là tình trạng người bệnh cần lập tức đi tiểu và không thể kìm hãm cơn buồn tiểu) Tiểu không tự chủ (mất nước tiểu hông chủ ý, xảy ra khi vận động hoặc hoạt động thể chất, như ho, hắt hơi, chạy, nâng vật nặng,…) Đau bàng quang (cảm thấy đau ở vùng xương chậu) Khó tiểu (cảm thấy đau và khó chịu trong và sau khi đi tiểu) Lưu ý: Đây là các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt dễ nhận thấy trên lâm sàng Không phải tất cả nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt đều gặp triệu chứng này Các triệu chứng trên là những triệu chứng không đặc hiệu, nó cũng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, như: thời tiết lạnh, lo lắng, các vấn đề y tế khác, lối sống, tác dụng phụ của thuốc,… Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt thì đều là các triệu chứng đường tiết niệu dưới (Ảnh minh họa) Trong các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt kể trên, có một số triệu chứng nếu không xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, đó là: Bí tiểu cấp tính. Bí tiểu cấp tính là trường hợp tiết niệu khẩn cấp phổ biến nhất ở nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt; biểu hiện bằng việc bệnh nhân hoàn toàn không thể đi tiểu với các cơn đau ngày càng tăng, nó có thể làm tổn thương thận và nguy hiểm tới tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông để dẫn nước tiểu ra bên ngoài. Bí tiểu mãn tính. Bí tiểu mãn tính là một tình trạng diễn ra lâu dài, bệnh nhân bị tắc nghẽn một phần nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu. Khi nước tiểu còn sót lại, về lâu dài, bệnh nhân có thể nhiễm trùng hoặc hình thành sỏi bàng quang gây ra một loạt các triệu chứng như: Đau bụng Nước tiểu sẫm màu hoặc tiểu ra máu Khó tiểu Đau hoặc khó chịu ở dương vật Đi tiểu đau Sốt, ớn lạnh Tiểu ngắt quãng Thường xuyên phải đi tiểu Bí tiểu cấp tính là một triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt nghiêm trọng, bệnh nhân cần lập tức được cấp cứu (Ảnh minh họa) Phân loại triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt Các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt được phân loại để đánh giá giai đoạn cũng như cấp độ của bệnh. Bao gồm các đánh giá dựa trên: Các triệu chứng tắc nghẽn Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) Chỉ số chất lượng cuộc sống (QOL) Các triệu chứng tắc nghẽn. Về cơ bản, u xơ tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tắc nghẽn và triệu chứng kích thích. Các triệu chứng tắc nghẽn là các triệu chứng nguy hiểm, nếu chúng không thuyên giảm, bệnh sẽ tiến triển và gây ra rối loạn chức năng các cơ quan. Do đó, mức độ nghiêm trọng của u xơ tuyến tiền liệt có thể được phân loại theo các triệu chứng này. Hai chức năng chính của bàng quang là lưu trữ và làm trống. Khi chức năng làm trống bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ xuất hiện mức dư cao nước tiểu kéo dài. Khi chức năng lưu trữ bị ảnh hưởng, lượng nước tiểu bị mất tối đa sẽ thấp và điều này có thể dễ dàng đo được. Do đó, tắc nghẽn có thể được định nghĩa là khi tồn dư nước tiểu lớn hơn 100 ml và/hoặc thể tích rỗng tối đa dưới 100 ml. Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt. Là một bảng câu hỏi được đề xuất bởi bác sĩ Barry và cộng sự vào năm 1991. Bảng này gồm 7 câu hỏi với tổng số điểm là 35. Mức độ của bệnh dựa vào thang điểm này được phân loại như sau: Rối loạn tiểu tiện mức độ nhẹ (0-7điểm) Rối loạn tiểu tiện mức độ trung bình (8-19 điểm) Rối loạn tiểu tiện mức độ nặng (20-35 điểm) Bảng 1: Bảng thang điểm IPSS Chỉ số chất lượng cuộc sống. Chỉ số chất lượng cuộc sống có tính đặc hiệu không cao và dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố khác ngoài bệnh cảnh của bệnh u xơ tuyến tiền liệt. QOL có tổng điểm là 6 và được phân loại như sau: ≤ 2 điểm được coi là nhẹ 3 – 4 điểm được coi là trung bình 5 – 6 điểm được coi là nặng. Bảng 2: Thang điểm QOL Dựa vào những điểm số trên, u xơ tuyến tiền liệt được phân loại như sau: Giai đoạn I. Bệnh nhân không bị tắc nghẽn đáng kể và không có triệu chứng khó chịu; Giai đoạn II. Bệnh nhân có triệu chứng khó chịu nhưng không có tắc nghẽn đáng kể; Giai đoạn III. Bệnh nhân bị tắc nghẽn đáng kể, không phân biệt triệu chứng; Giai đoạn IV. Bệnh nhân bị biến chứng u xơ tuyến tiền liệt như bí tiểu, tiểu máu tái phát, nhiễm trùng tiết niệu và hình thành sỏi bàng quang. Nên làm gì nếu gặp triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt? Nếu gặp các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Việc thăm khám chủ động ở giai đoạn sớm mang lại những lợi ích sau: Giúp chẩn đoán sớm tình trạng bệnh, mở ra khả năng điều trị với các phương pháp ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và lâi dài, các lựa chọn điều trị có thể trở nên hạn chế hơn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Loại trừ được các bệnh nguy hiểm khác ngoài u xơ tuyến tiền liệt, như ung thư tuyến tiền liệt. Ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Để khám u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tới chuyên khoa Thận – Tiết niệu tại các bệnh viện uy tín trên địa phương. Tham khảo địa chỉ khám tại bài viết: Khám phì đại tuyến tiền liệt ở đâu? Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ nếu thấy mình có các triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Để tìm hiểu xem bạn có chính xác bị u xơ tuyến tiền liệt không, bác sĩ có thể thâm khám lâm sàng sau đó làm một số xét nghiệm cần thiết. Chúng có thể bao gồm: Kiểm tra triệu chứng. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, chẳng hạn như: bạn đã mắc chúng trong bao lâu, chúng có trở nên tồi tệ theo thời gian không, chúng ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như thế nào, lối sống của bạn ra sao,… Kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ kiểm tra bụng (vùng dạ dày) và dương vật của bạn. Họ cũng có thể sẽ tiến hành kiểm tra tuyến thông qua trực tràng. Kiểm tra nhật kí bàng quang. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ghi lại nhật kí hoạt động trong vài ngày để kiểm tra xem bạn đã uống bao nhiêu nước một ngày, loại đồ uống là gì, lượng nước tiểu sau mỗi lần đi vệ sinh, tần suất và thời gian bạn đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra máu hoặc bất kỳ nhiễm trùng nào có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Xét nghiệm máu. Bạn cũng có thể được đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra thận của bạn có hoạt động tốt không. Bạn cũng có thể cần làm xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). PSA là một protein được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tiền liệt của bạn. Nếu mức PSA cao, tuyến tiền liệt của bạn có thể có vấn đề, như: u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt,… Siêu âm. Siêu âm giúp kiểm tra xem bàng quang của bạn chứa bao nhiêu nước tiểu và dư lượng nước tiểu còn sót lại sau khi bạn đi tiểu. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng thận. Nội soi bàng quang. Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra xem bạn có bị tắc nghẽn hoặc có mô bất thường trong niệu đạo hay bàng quang không. Các kiểm tra, xét nghiệm khác Bác sĩ kiểm tra tuyến tiền liệt thông qua trực tràng (Ảnh minh họa) Nếu bạn bị u xơ tuyến tiền liệt, phụ thuộc vào giai đoạn, cấp độ bệnh và tình hình sức khỏe chung của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nói chung như sau: Bệnh nhân ở giai đoạn I có thể được điều trị bảo tồn với lời khuyên về lượng chất lỏng thích hợp tiêu thụ mỗi ngày và lối sống lành mạnh. Cùng với đó là theo dõi thường xuyên bằng cách thăm khám định kì mỗi năm một lần, hoặc sớm hơn nếu các triệu chứng thay đổi. Bệnh nhân giai đoạn II có thể được điều trị bằng thuốc Bệnh nhân giai đoạn III sẽ được khuyên điều trị tích cực Bệnh nhân giai đoạn IV thường yêu cầu điều trị bằng phẫu thuật mổ u xơ tuyến tiền liệt. ☛ Tìm hiểu thêm: Điều trị u xơ tuyến tiền liệt Lưu ý khác. Như một quy luật tự nhiên, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì khuyến cáo rằng những người đàn ông ở độ tuổi trên 30, dù không gặp triệu chứng gì cũng thăm khám định kì hàng năm. Việc này giúp chẩn đoán sớm các vấn đề ở tuyến tiền liệt, đặc biệt là tình trạng ung thư tuyến tiền liệt, thường phát triển khi nam giới trên 50 tuổi. Có thể gây biến chứng gì? U xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, một trong số đó là suy thận (Ảnh minh họa) Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Trước hết nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh (đây chính là lý do chủ yếu để bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc). Viêm nhiễm, tổn thương thận. Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Suy giảm ham muốn tình dục. Bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt cũng có thể gặp phải các vấn đề như rối loạn cương, rối loạn phóng tinh, giảm khoái cảm hoặc mất hứng thú tình dục, đặc biệt khi đã có dấu hiệu tắc nghẽn đường tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, u xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, với các triệu chứng điển hình là: Cảm giác nóng khi đi tiểu Có sự thôi thúc khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên, dù mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít Nước tiểu có mùi lạ, sẫm màu, đục Số hoặc ớn lạnh (một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận) Đau hoặc cảm thấy có áp lực ở vùng lưng hoặc bụng dưới Vương Bảo giảm kích thước, cải thiện nhanh triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt Để hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt, cải thiện nhanh các triệu chứng do u xơ gây ra mà vừa an toàn vừa hiệu quả, người bệnh hãy sử dụng sản phẩm Vương Bảo chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân dùng Vương Bảo có kết quả giảm kích thước và giảm rối loạn tiểu tiện tốt hơn hẳn so với nhóm không dùng Vương Bảo. (Bạn có thể xem kết quả nghiên cứu lâm sàng TẠI ĐÂY) Đồng thời, Vương Bảo ghi nhận tác dụng cải thiện các triệu chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần, cụ thể: làm giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít tiểu rắt. Sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối u xơ bắt đầu giảm. Đặc biệt, sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng (theo khảo sát của chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2018 của Thời báo Kinh tế Việt Nam) Để đặt mua Vương Bảo, giao hàng tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo gần bạn nhất hãy XEM TẠI ĐÂY. Tổng kết U xơ tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng tắc nghẽn hay các triệu chứng kích thích. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ nếu cảm thấy mình có các dấu hiệu tiết niệu bất thường. Phương pháp điều trị bệnh được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Có một số phương pháp điều trị hiệu quả cho u xơ tuyến tiền liệt, bao gồm cả thuốc men, phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật. Để được tư vấn về bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 18001258 để được chuyên gia giải đáp thêm.
Nguyên nhân gây u xơ tiền liệt tuyến - Điểm danh Top!
U xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt) là bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi. U xơ tuyến tiền liệt nếu không được điều trị có thể gây ra viêm nhiễm, sỏi, khi u lớn có thể chèn ép lên niệu đạo dẫn tới các triệu chứng như tiểu khó, tiểu cấp, tiểu nhiều lần trong ngày… Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh, bạn đọc cùng tham khảo. Mục lục 1. Nguyên nhân u xơ tiền liệt tuyến 1.1. Tuổi tác 1.2. Dân tộc 1.3. Di truyền học 1.4. Hormone giới tính 1.5. Hội chứng chuyển hóa 1.6. Béo phì 1.7. Bệnh tiểu đường 1.8. Viêm hoặc ký sinh trùng 1.9. U xơ tuyến tiền liệt chính 1.10. U xơ tuyến tiền liệt bẩm sinh 1.11. U xơ tinh hoàn do các nguyên nhân ngoài khác 1.12. Hoạt động thể chất 1.13. Chế độ ăn uống 1.14. Các yếu tố rủi ro khác 2. Thực phẩm cho người u xơ tuyến tiền liệt 2.1. Trái lựu 2.2. Cà chua 2.3. Trái cây và rau cải 2.4. Vitamin E (tocopherol) 3. Tổng kết Nguyên nhân u xơ tiền liệt tuyến Nguyên nhân gây u xơ tiền liệt tuyến được chia thành 2 loại: Không thể điều chỉnh: Tuổi, dân tộc và di truyền Có thể điều chỉnh: Hormone giới tính, hội chứng chuyển hóa, béo phì, tiểu đường, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống,… Dưới đây chúng ta cùng đi phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới chứng u xơ tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới cao tuổi. Tuổi tác Tỷ lệ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến tăng rõ rệt theo tuổi. Nhiều nghiên cứu quan sát từ châu Âu, Mỹ và châu Á đã chứng minh, tuổi già đến là một yếu tố nguy cơ khởi phát u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng đường tiết niệu dưới. Khối lượng của tuyến tiền liệt cũng tăng theo tuổi. Một số nghiên cứu về lão hóa theo chiều dọc của K Nakhen và Baltimore (BLSA) cho thấy, mỗi năm, tốc độ tăng trưởng của tuyến tiền liệt là từ 2,0% đến 2,5% ở nam giới lớn tuổi. Sự tăng trưởng tuyến tiền liệt là yếu tố nguy cơ khiến nam giới phát triển u xơ tiền liệt tuyến nhưng kích thước tuyến không ảnh hưởng tới mức độ trầm trọng của các triệu chứng. Tỷ lệ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến tăng rõ rệt theo tuổi (Ảnh minh họa) Dân tộc Các nghiên cứu quốc tế đã quan sát được rằng, đàn ông Đông Nam Á có khối lượng tuyến tiền liệt nhỏ hơn đáng kể so với đàn ông phương Tây. Tuy nhiên, khối lượng tuyến tiền liệt nhỏ hơn không có nghĩa là các triệu chứng cũng nhẹ hơn, bởi nhiều đàn ông có tuyến tiền liệt nhỏ nhưng các triệu chứng họ gặp phải gây rất nhiều khó chịu, ngược lại, nhiều đàn ông có tuyến tiền liệt lớn nhưng họ lại không có triệu chứng đáng kể nào. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện được rằng, đàn ông da đen và da trắng thường có nguy cơ mắc u xơ tuyến tiền liệt cao hơn đàn ông châu Á. Di truyền học Nhiều bằng chứng cho thấy có các thành phần di truyền học ở bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu ước tính rằng các yếu tố di truyền có thể đóng góp tới 72% vào nguy cơ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến trung bình hoặc nặng ở những người đàn ông lớn tuổi. Những nam giới dưới 64 tuổi đã trải qua phẫu thuật điều trị tuyến tiền liệt thì tất cả những người thân (anh, em nam) của họ đều có mức độ rủi ro phải phẫu thuật điều trị căn bệnh này cao hơn 4-6 lần so với những người khác. Các nhà điều tra ước tính thêm rằng, 50% nam giới dưới 60 tuổi phải trải qua phẫu thuật điều trị u xơ tiền liệt tuyến là do yếu tố di truyền. Những người bị u xơ tuyến tiền liệt do yếu tố di truyền thường có thể tích tuyến lớn hơn và tuổi khởi phát các triệu chứng lâm sàng sớm hơn. Các yếu tố di truyền có thể đóng góp tới 72% vào nguy cơ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến trung bình hoặc nặng (Ảnh minh họa) Hormone giới tính Horme testosterone và hormone DHT. Trong các tế bào tiết tuyến tiền liệt ở đàn ông, hormone 5-alpha reductase có trách nhiệm chuyển đổi testosterone thành Dihydrotestosteron (DHT, hormone có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ quan sinh dục nam, bao gồm cả tuyến tiền liệt). Tuy nhiên, khi nồng độ DHT tăng lên vượt mức cần thiết, nam giới sẽ có nguy cơ mắc u xơ tiền liệt tuyến. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, những người đàn ông có mức độ DHT ở mức trung bình cao nhất có nguy cơ mắc phì đại tiền liệt tuyến cao gấp 3 lần so với những người có mức độ thấp nhất. Hormone Estrogen. Estrogen là một hormone giới tính nữ nhưng nó cũng được tìm thấy ở đàn ông với một lượng nhỏ. Estrogen và các bộ điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs) đã được chứng minh là thúc đẩy hoặc ức chế sự tăng sinh của tuyến tiền liệt. Estrogen sẽ hiệp đồng với androgen để kích thích hoặc ức chế tuyến này, tỉ lệ testoterone/estradiol (estrogen) sẽ giám sát sự phì đại của tuyến. Tuy nhiên, vai trò chính xác của estrogen nội sinh và ngoại sinh trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển và tuyến tiền liệt không được đánh giá cao. Các hormone khác. Ngoài hai hormone trên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một số hormone khác cũng có thể đóng vai trò bệnh sinh của bệnh u xơ tuyến tiền liệt là: hormone prolactin, hormone kích thích tuyến sinh dục (LH), vv. Những người đàn ông có mức độ DHT ở mức trung bình cao nhất có nguy cơ mắc phì đại tiền liệt tuyến cao gấp 3 lần so với những người có mức độ thấp nhất (Ảnh minh họa) Hội chứng chuyển hóa Các dữ liệu tích lũy cho thấy, nhiều rối loạn chuyển hóa có ảnh hưởng tới bệnh u xơ tuyến tiền liệt, cụ thể, hội chứng chuyển hóa(*) làm gia tăng nguy cơ mắc u xơ tuyến tiền liệt và các triệu chứng tiệt niệu dưới. 80% nam giới mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt cao hơn so với những người đàn ông không mắc. Đặc biệt, những người đàn ông mắc bệnh tim có nguy cơ mắc cả phì đại tuyến tiền liệt và các bệnh đường tiết niệu dưới. Những quan sát này rất quan trọng vì chúng gợi ý các mục tiêu mới trong phòng ngừa và điều trị bệnh. (*) Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng bệnh xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ. Các bệnh trong hội chứng này bao gồm: tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, mỡ cơ thể dư thừa quanh eo và nồng độ cholesterol hoặc chất béo trung tính bất thường. Chỉ có một trong những bệnh này không có nghĩa là bạn mắc hội chứng chuyển hóa. Béo phì Các nghiên cứu trước đây đã liên tục quan sát thấy rằng việc tăng adiposity(**) có liên quan tích cực với khối lượng tuyến tiền liệt: Lượng adiposity càng nhiều, khối lượng tuyến tiền liệt càng lớn. Trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể và chu vi vòng eo đều có liên quan tích cực đến thể tích tuyến tiền liệt ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong một nghiên cứu đoàn hệ(***), mỗi lần tăng chỉ số khối cơ thể tăng 1kg/m2 thì tuyến tiền liệt sẽ tăng 0,41cc thể tích. Hơn nữa, những người tham gia nghiên cứu bị béo phì (BMI ≥ 35 kg/m2) có nguy cơ bị u xơ tiền liệt tuyến tăng gấp 3,5 lần so với những người tham gia không bị béo phì (BMI <25 kg/m2). (**) Adiposity là một thuật ngữ chỉ việc thừa cân với BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 30kg/m2. (**) Nghiên cứu đoàn hệ (Cohort studies) là một dạng của nghiên cứu y khoa, được sử dụng để điều tra nguyên nhân bệnh, tìm những yếu tố tác động đến sức khỏe cộng đồng. Tăng adiposity có liên quan tích cực với khối lượng tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường, tăng insulin huyết thanh và tăng glucose huyết lúc đói đều có liên quan với việc tăng kích thước của tuyến tiền liệt và tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Trong nhiều nghiên cứu đoàn hệ khác nhau với hàng chục ngàn nam giới, người ta chứng minh được rằng, những người đàn ông mắc bệnh tiểu đường đang điều trị nội khoa đã giảm tỉ lệ mắc các triệu chứng tiết niệu dưới trung bình hoặc nặng so với những những người đàn ông không điều trị. Viêm hoặc ký sinh trùng Khi bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính sẽ dẫn đến tổ chức kết đế tăng nhiều kiến cho ống tuyến tiền liệt bị hẹp lại, những chất tiết ra tích tụ lại sẽ hình thành nên u xơ. Hoặc do ký sinh trùng gây nên, gây ra chứng viêm. Viêm đã được coi là một kích thích của bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tương ứng với mức độ mở rộng tuyến tiền liệt U xơ tuyến tiền liệt chính Hệ thống tuyến tiền liệt được hình thành trong quá trình thai nhi, nếu như bị cản trở sự phát triển sẽ ảnh hưởng đến ống tuyến tiền liệt bị hẹp gây nên tắc nghẽn, các chất tiết ra sẽ tích lại thành u. U xơ tuyến tiền liệt bẩm sinh Khi thận và bàng quang phát triển không bình thường các ống phát triển lớn, sẽ hình thành nên u. Ống gần thận nằm ở vị trí sau tuyến tiền liệt dẫn đến hình thành u ở hai bên. Hiện tượng u xơ tuyến tiền liệt bẩm sinh thường xuất hiện đau bụng dưới, teo tinh hoàn, hay thận không phát triển. U xơ tinh hoàn do các nguyên nhân ngoài khác Do cấu tạo của tuyến tiền liệt sẽ dẫn tới tắc nghẽn không hoàn toàn, gián đoạn dần tích tụ dày lên thành u. Có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trong tuyến tiền liệt hoặc ở phần bàng quang, đường kính từ 1 – 2 cm. Hoạt động thể chất Hoạt động thể chất và tập thể dục có mối quan hệ chặt chẽ và nhất quán với việc mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Một phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu (với 43.038 nam giới) chỉ ra rằng, hoạt động thể chất vừa phải làm giảm 25% nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt so với những người có lối sống ít vận động. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng giúp giảm nguy cơ phẫu thuật khi nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Chế độ ăn uống Có một số dấu hiệu cho thấy, cả chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều ảnh hưởng tới nguy cơ mắc u xơ tiền liệt tuyến. Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng (có nhiều trong thịt đỏ, chất béo, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì, thịt gia cầm, tinh bột,..), tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và làm tăng nguy cơ phải phẫu thuật. Rau quả (đặc biệt là carotenoids), trái cây, axit béo không bão hòa đa, axit linoleic, Vitamin A và Vitamin D có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt có triệu chứng. Ngoài ra, việc tiêu thụ rượu cũng liên quan đến việc làm giảm hoặc tăng các triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến. Cả chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều ảnh hưởng tới nguy cơ mắc u xơ tiền liệt tuyến (Ảnh minh họa) Các yếu tố rủi ro khác Một số yếu tố rủi ro khác được cho là có liên quan tới nguyên nhân bệnh u xơ tiền liệt tuyến nhưng không rõ ràng là: tăng huyết áp, lipid huyết thanh, lipoprotein máu, và hút thuốc. Thực phẩm cho người u xơ tuyến tiền liệt Khi bị u xơ tuyến tiền liệt cần giữ sức khỏe tốt bằng cách tập luyện thể dục thể thao hàng ngày và có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt, mời các bạn tham khảo: Trái lựu Nước trái lựu có tính chất kháng ôxy. Tháng 7/2006, Viện Đại học Los Angeles chứng minh nước ép trái lựu có hiệu quả đối với một số ung thư. Cho nên, để ngăn ngừa ung thư, các chuyên gia khuyên nên uống mỗi ngày 200 ml nước ép trái lựu. Cà chua Sắc tố đỏ của cà chua có khả năng bảo vệ tiền liệt tuyến. Cà chua được cơ thể hấp thu dễ dàng khi được nấu chín: canh, xốt… và nếu dùng kèm với một ít dầu, lycopen dễ dàng được hấp thu hơn. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày bạn nên thêm cà chua vào thực đơn của mình nhé để có 1 tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Trái cây và rau cải Nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc; các loại rau tươi: rau muống; các loại rau thơm,…là những thực phẩm nên sử dụng. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, vitamin, thì trong các loại thực phẩm này còn có các flavonoid có tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư, tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt Vitamin E (tocopherol) Chế độ ăn giàu vitamin E giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Dầu thực vật là nguồn tocopherol tự nhiên quan trọng, trong đó đáng chú ý là dầu hướng hương, dầu đậu nành. ☛ Bài viết chi tiết: U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì? Tổng kết Việc xác định được chính xác nguyên nhân u xơ tiền liệt tuyến giúp các bác sĩ có được những mục tiêu đúng đắn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Để điều trị u xơ tiền liệt tuyến, có nhiều phương pháp khác nhau, từ thay đổi lối sống tới phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Tìm hiểu bệnh u tuyến tiền liệt ở người già
U tuyến tiền liệt ở người già có mấy loại và nên làm gì khi gặp tình trạng này? Mục lục 1. Có mấy loại u tuyến tiền liệt? 2. U tuyến tiền liệt thường gặp ở người già 2.1. U xơ tuyến tiền liệt lành tính 2.2. U xơ tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) 3. Kết luận Có mấy loại u tuyến tiền liệt? Tuyến tiền liệt là một cơ quan sinh sản nam, có kích thước bằng quả óc chó, bao quanh niệu đạo; nằm giữa bàng quang và dương vật. Tuyến tiền liệt có chức năng chính là tiết ra chất lỏng tinh dịch, đồng thời giúp đẩy chất lỏng tinh dịch này vào niệu đạo trong quá trình sản xuất tinh. Ở nam giới, có 3 loại u tuyến tiền liệt, gồm: U xơ tuyến tiền liệt lành tính U tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) U nang tuyến tiền liệt U là kết quả của việc tăng trưởng bất thường của các tế bào. Theo thời gian, các tế bào tích tụ và được thêm vào sẽ tạo thành khối u, rắn chắc. Khối u có rất nhiều loại và được đặt tên dựa trên hình dạng cũng như đặc điểm tại nơi mà chúng xuất hiện. U nang là một khối kín chứa chất dịch, hoặc chất nửa rắn. U nang có thể xảy ra trong mô và nó không phải là một phần của nơi mà nó xuất hiện, nó nằm riêng biệt và được tách ra khỏi mô gần đó. Để chẩn đoán xem một vết sưng là u nang hay khối u, có thể dựa vào nghiên cứu mẫu mô hay còn được gọi là sinh thiết. Ở nam giới, có 3 loại u tuyến tiền liệt khác nhau (Ảnh minh họa) U tuyến tiền liệt thường gặp ở người già U tuyến tiền liệt ở người già gồm 2 loại, đó là U xơ tuyến tiền liệt lành tình và U tuyến tiền liệt ác tính (ung thư tuyến tiền liệt). Phần dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn hai loại u này. U xơ tuyến tiền liệt lành tính Đây là bệnh gì? U xơ tuyến tiền liệt còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là một tình trạng phổ biến khi nam giới già đi. Theo thống kê, tỉ lệ mắc u xơ tuyến tiền liệt tăng dần theo độ tuổi, với khoảng 10% đối với nam giới ở độ tuổi 30, 20% đối với nam giới ở độ tuổi 40, đạt 50% đến 60% đối với nam giới ở độ tuổi 60 và là 80% đến 90% đối với nam giới ở độ tuổi 70 đến 80. Triệu chứng. U xơ tuyến tiền liệt ở người già có thể gây ra các triệu chứng tiết niệu khó chịu, hoặc gây ra các vấn đề về bàng quang, thận. Một số triệu chứng có thể gặp đó là: Tiểu nhiều lần Tiểu khẩn cấp Tiểu đêm Tiểu do dự, không liên tục Không liên tục Tiểu rắt Bí tiểu Các triệu chứng này được định lượng bằng điểm số, chẳng hạn như Điểm số Triệu chứng của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ gồm 7 câu hỏi. Điểm này cho phép các bác sĩ theo dõi tiến triển của triệu chứng: Triệu chứng nhẹ: Điểm 1 đến 7 Triệu chứng vừa phải: Điểm 8 đến 19 Triệu chứng nặng: Điểm 20 đến 35 Dựa vào mức độ của các triệu chứng, các bác sĩ sẽ lên được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. U xơ tuyến tiền liệt ở người già có thể gây ra các triệu chứng tiết niệu khó chịu, hoặc gây ra các vấn đề về bàng quang, thận (Ảnh minh họa) Điều trị được không? Để điều trị u xơ tuyến tiền liệt, có một số phương pháp đó là: Thay đổi lối sống Tránh dùng thuốc kháng cholinergic, thuốc giao cảm và opioids Sử dụng thuốc alpha-adrenergic blockers (ví dụ, terazosin , doxazosin , tamsulosin , alfuzosin , silodosin), thuốc ức chế 5-alpha-reductase ( finasteride , dutasteride ), hoặc các chất ức chế phosphodiesterase loại 5 tadalafil , đặc biệt là nếu có kèm rối loạn chức năng cương dương Phẫu thuật hoặc làm các thủ tục ít xâm lấn Một số vấn đề cơ bản trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở người già là: Thay đổi lối sống. Với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, việc thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng, như: Uống nước ít hơn 2 lít/ngày (nếu điều kiện bệnh cho phép) Hạn chế sử dụng rượu và cà phê Tránh uống nhiều nước sau bữa ăn tối Hình thành thói quen đi tiểu 3 giờ/lần Tập thể dục thể thao đều đặn Duy trì cân nặng khỏe mạnh Thực hiện một số kỹ thuật, phương pháp huấn luyện cơ sàn chậu theo sự hướng dẫn của bác sĩ Ăn các loại thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt. (Tham khảo tại bài viết: U xơ tuyến tiền liệt nên ăn gì? và Phì đại tuyến tiền liệt uống gì?) Cùng với đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm Vương Bảo – một sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến; giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến. Sản phẩm đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường, được đánh giá hiệu quả tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương và nhận được sự hài lòng từ 93,5% bệnh nhân sử dụng. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW, cho kết quả như sau: Vương Bảo có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm kích thước của khối phì đại tuyến tiền liệt và giúp cải thiện các triệu chứng tiểu tiện, cụ thể: giảm tiểu dắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, vv. Các kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận: Sau 1-3 tuần, các triệu chứng tiết niệu sẽ được cải thiện và sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm. Hơn thế nữa, tại hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 13 diễn ra vào hai ngày 22-24/8/2019 vừa qua, báo cáo “Đánh giá tác dụng của viên nén Vương Bảo hỗ trợ cải thiện rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân tăng sinh tiền liệt tuyến” được các bác sĩ đánh giá cao, đây cũng là một đề tài duy nhất về một sản phẩm thảo dược được báo cáo tại hội nghị. Để mua sản phẩm Vương Bảo bằng cách đặt hàng online trực tiếp từ công ty, BẤM VÀO ĐÂY Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY Điều trị bằng thuốc. Có một số loại thuốc kê đơn dùng để điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở người già, tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng mà sẽ được kê loại thuốc sao cho phù hợp. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng các loại thuốc chẹn alpha (ví dụ: terazosin, doxazosin, tamsulosin, alfuzosin,…) Đối với những bệnh nhân có kích thước tuyến lớn, đặc biệt là những bệnh nhân có tuyến lớn hơn 30ml, các chất ức chế 5 alpha (như finasteride, dutasteride ) có thể làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm các vấn đề về tiết niệu dưới. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải sử dụng kết hợp cả hai loại thuốc trên với nhau. Đối với nam giới vừa bị u xơ tuyến tiền liệt lành tính, vừa bị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể sẽ kê chất ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5), như tadafil. Phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc phát triển các biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, rối loạn chức năng bàng quang nghiêm trọng hoặc giãn đường trên,… Có 4 phương pháp phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt thường dùng đó là: Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP) Phẫu thuật bằng tia laser Phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật mở) Tất cả các phương pháp phẫu thuật trên đều yêu cầu dẫn lưu ống thông sau phẫu thuật trong 1 đến 7 ngày. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) (Ảnh minh họa) Thủ tục khác. Ngày nay, có một số phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, là lựa chọn thay thế cho các phương pháp phẫu thuật xâm lấn. Một số phương pháp hiện nay đó là: Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum) Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT) Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA) Can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt) Ưu điềm của các thủ thuật này là vết mỏ nhỏ, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và có thể xuất viện luôn trong ngày. Với những bệnh nhân bị bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt, sẽ cần tiến hành đặt ống thông để giải quyết vấn đề. Tìm hiểu thêm: Các phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt U xơ tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) Đây là bệnh gì? Ung thư tuyến tiền liệt là sự tăng trưởng không kiểm soát (ác tính) của các tế bào trong tuyến tiền liệt, đây là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 2 (sau ung thư phổi). Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành nhiều loại, gồm: Ung thư biểu mô tuyến (người ta ước tính rằng khoảng 95-99% bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thuộc loại này) Ung thư Sarcoma (chiếm ít hơn 0,1% trong tất cả các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt nguyên phát và phát triển trong các mô mềm) Khối u thần kinh (NET) Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp Ung thư biểu mô tế bào vảy (đây là một loại ung thư tuyến tiền liệt cực kỳ hiếm gặp và phát triển nhanh. Loại ung thư tuyến tiền liệt này không bắt đầu trong các tế bào tuyến, như ung thư tuyến, mà nó bắt đầu trong các tế bào phẳng bao phủ chính tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt là sự tăng trưởng không kiểm soát (ác tính) của các tế bào trong tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển rất chậm, khiến nhiều người chết vì các bệnh khác trước khi ung thư tuyến tiền liệt gây ra những vấn đề đáng kể. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân, ung thư phát triển mạnh và có thể lan ra ngoài giới hạn của tuyến tiền liệt, gây ra nguy cơ tử vong. Ung thư tuyến tiền liệt cũng được coi là bệnh của người già, bởi tần suất mắc căn bệnh này tăng tỷ lệ thuận với lứa tuổi, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh sau 50 tuổi, tuổi trung bình được chẩn đoán là 72 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh của người Mỹ gốc Âu trước 65 tuổi là 21/100.000 người, sau 65 tuổi tỷ lệ này 819/100.000 người. Ở Pháp, năm 1987, có 8/100.000 người mắc ung thư tuyến tiền liệt tuổi từ 50 đến 54 tuổi và với 240/100.000 người tuổi từ 70 đến 74. Triệu chứng. Thật không may, thường không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo sớm nào cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người già. Khối u đang phát triển không chống lại bất cứ điều gì vì thế nó không gây ra đau đớn, và trong nhiều năm, căn bệnh sẽ tiến triển trong im lặng. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn: Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm (tiểu đêm) Tiểu khẩn cấp Khó khăn khi bắt đầu hoặc kìm nén đi tiểu Nước tiểu yếu hoặc gián đoạn Đi tiểu đau hoặc nóng Rối loạn cương dương Giảm lượng chất lỏng khi xuất tinh Xuất tinh đau Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch Áp lực hoặc đau ở trực tràng Đau hoặc cứng ở lưng dưới, hông, xương chậu hoặc đùi Lưu ý. các triệu chứng tiết niệu trên không nhất thiết có nghĩa là bạn bị ung thư. Viêm tuyến tiền liệt hoặc u xơ tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trên. Thường không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo sớm nào cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người già (Ảnh minh họa) Điều trị được không? Ung thư tuyến tiền thể được chữa khỏi. Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất trong tất cả các loại ung thư, nhờ một phần lớn vào các tiêu chuẩn phát hiện sớm và tiến bộ trong điều trị. Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, trước khi lan rộng hoặc khi nó mới chỉ lan đến các khu vực hạn chế ở vùng xương chậu, tỷ lệ sống sót sau 05 năm là gần 100%. Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt chính là yếu tố chính quyết định cả tiên lượng và điều trị. Hầu hết các bác sĩ sử dụng giao thức dàn dựng TMN của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) để xác định giai đoạn của ung thư. Hệ thống này giúp đánh giá mức độ ung thư cục bộ (mức T), cũng như mức độ lan rộng đến các hạch bạch huyết (giai đoạn N) và cách ung thư đã di căn hoặc lan rộng đến phần còn lại của cơ thể (giai đoạn M). Mỗi giai đoạn có cấp độ và tiểu thể loại riêng. Cụ thể: Các giai đoạn T (T là viết tắt của tumor, tức là khối u). Giai đoạn này được xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 4. T1 chỉ ra rằng khối u chỉ có thể được phát hiện thông qua hình ảnh hoặc sinh thiết, còn T4 chỉ ra ung thư đã lan đến mô địa phương. Giai đoạn N (N là viết tắt của Nodes, tức là hạch bạch huyết). Giai đoạn này được xếp hạng theo các con số từ 0 đến 3 hoặc X, 0 và 1. X có nghĩa là các hạch bạch huyết chưa được kiểm tra, 0 có nghĩa là ung thư chưa lan rộng và 1 cho thấy ung thư ở các hạch bạch huyết gần đó. Các giai đoạn M (M là viết tắt của Metastasis, nghĩa là di căn). Giai đoạn này được chia thành M0, M1a, M1b và M1c. M0 chỉ ra rằng ung thư không lan rộng ra khỏi các hạch bạch huyết khu vực. M1a cho thấy sự lây lan đến các hạch bạch huyết, M1b cho thấy sự lây lan đến xương và M1c có nghĩa là ung thư có trong các cơ quan khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sử dụng kết hợp các giai đoạn TMN, mức PSA và điểm Glory để xác định giai đoạn ung thư. Ví dụ, một bệnh nhân có điểm số T1, N0, M0; điểm Glory là 6 và PSA là 10 được coi là bệnh nhân giai đoạn 1 và có khả năng chữa khỏi rất cao. Tương tự, một bệnh nhân có điểm T4 và bất kỳ sự kết hợp nào của điểm M, N, PSA và Glory (hoặc M1 hoặc N1 và bất kỳ biến số nào khác) được coi là bệnh nhân giai đoạn 4, cần điều trị tích cực hơn. Bác sĩ sẽ giải thích tất cả các lựa chọn điều trị dành cho bạn, và giúp bạn chọn phương pháp điều trị phù hợp. Lựa chọn điều trị và phương pháp điều trị có thể phụ thuộc vào một số điều, bao gồm: Giai đoạn của ung thư Ung thư của bạn có thể phát triển nhanh như thế nào Những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp điều trị Tác dụng phụ khi điều trị Những vấn đề liên quan tới điều trị, chẳng hạn như bạn có thường xuyên phải đến bệnh viện không, hoặc bệnh viện gần nhất của bạn là bao xa Phương pháp điều trị hiện tại có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị sau này, nếu ung thư tái phát hoặc lan rộng Sức khỏe chung của bạn Bạn dự kiến sẽ sống được bao lâu. .v.v. Có một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt có sẵn, như: Xạ trị Liệu pháp hormone Phẫu thuật Hóa trị Đối với một số người, khi các phương pháp điều trị đều đã thử và không còn kiểm soát được ung thư nữa, có lẽ đã đến lúc cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc tiếp tục thử các phương pháp điều trị mới. Bạn có thể lựa chọn dừng điều trị và nói chuyện với bác sĩ của bạn và khi đưa ra quyết định đó. Cho dù bạn có tiếp tục điều trị hay không, bạn vẫn có thể được chăm sóc để giúp duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống. Kết luận U tuyến tiền liệt ở người già gồm 2 loại khác nhau, u xơ tuyến tiền liệt lành tính và u tuyến tiền liệt ác tính (ung thư tuyến tiền liệt). U xơ tuyến tiền liệt lành tính không phải là bệnh tiền ung thư tuyến tiền liệt và không phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt. Một người đàn ông có thể vừa mắc u xơ tuyến tiền liệt, vừa mắc ung thư tuyến tiền liệt. U xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt đều có thể điều trị được. Hãy liên hệ với bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
U tiền liệt tuyến là gì? Các loại u tiền liệt tuyến
U tuyến tiền liệt ở nam giới là như thế nào? Chúng có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục U tiền liệt tuyến là gì? U xơ tuyến tiền liệt lành tính U xơ tuyến tiền liệt lành tính là gì? Nguyên nhân Triệu chứng Chẩn đoán Điều trị U xơ tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) U xơ tuyến tiền liệt ác tính là gì? Nguyên nhân Triệu chứng Chẩn đoán Điều trị U nang tuyến tiền liệt U nang tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân Triệu chứng Chẩn đoán Điều trị U tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Kết luận U tiền liệt tuyến là gì? U hay khối u là một thuật ngữ dùng để mô tả khối mô bất thường có dạng rắn hoặc chứa dịch, đây là sự to lên hoặc do sự phát triển và phân chia quá mức của tế bào. Khối u có rất nhiều loại và được đặt tên dựa trên hình dạng cũng như đặc điểm tại nơi mà chúng xuất hiện. Khối u có rất nhiều loại và được đặt tên dựa trên hình dạng cũng như đặc điểm mô tại chỗ mà chúng xuất hiện. Khối u có thể lành tính, tiền ác tính hoặc ác tính, hoặc có thể biểu thị một tổn thương không có tiềm năng ung thư. Ngoài khối u, còn một hiện tượng khác gọi là u nang. U nang và khối u không giống nhau về tính chất. Khối u là một khối mô bất thường còn u nang là một túi chứa khí, chất lỏng hoặc vật liệu khác. Ngoài ra, một khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, còn hầu hết các u nang không phải là ung thư. Để chẩn đoán xem một vết sưng là u nang hay khối u, có thể dựa vào nghiên cứu mẫu mô hay còn được gọi là sinh thiết. U tuyến tiền liệt là tình trạng khối u hoặc u nang xuất hiện và phát triển ở tuyến tiền liệt của nam giới. Có 3 loại u tuyến tiền liệt khác nhau, gồm: U xơ tuyến tiền liệt lành tính U tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) U nang tuyến tiền liệt Phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu từng loại u tuyến tiền liệt. Có nhiều loại u tuyến tiền liệt khác nhau (Ảnh minh họa) U xơ tuyến tiền liệt lành tính U xơ tuyến tiền liệt lành tính là gì? U xơ tuyến tiền liệt lành tính còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt lành tính, là tình trạng thường gặp phải khi nam giới già đi. Đây là hiện tượng mà tuyến tiền liệt tăng trưởng quá mức, chèn ép vào niệu đạo, gây ra các triệu chứng đường tiết niệu dưới. U xơ tuyến tiền liệt phổ biến đến mức, người ta nói rằng tất cả đàn ông sẽ gặp phải tình trạng này nếu họ sống đủ lâu. U xơ tuyến tiền liệt lành tính không phải là ung thư và nó không làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân Nguyên nhân thực sự của u xơ tuyến tiền liệt vẫn chưa được biết. Nhưng có một số yếu tố được cho là đóng vai trò của sự phát triển tuyến tiền liệt, gồm: Tuổi tác và sự lão hóa Nồng độ hormone testosterone Tiền sử bệnh của gia đình Bệnh tật Sử dụng thuốc Dân tộc Ảnh minh họa tuyến tiền liệt: Bên trái – Tuyến tiền liệt bình thường; Bên phải – U xơ tuyến tiền liệt Triệu chứng U xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng của đường tiết niệu dưới, thường gặp là: Tăng tần suất đi tiểu, tiểu nhiều (8 lần trở lên mỗi ngày) Tiểu gấp, không có khả năng trì hoãn đi tiểu Tiểu khó Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn Tiểu rắt Tiểu đêm Bí tiểu Tiểu không tự chủ Đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi .v.v. Kích thước của tuyến tiền liệt không phản ánh mức độ nghiêm trọng của triệu chứng hay của bệnh. Nhiều người có tuyến tiền liệt to những ít triệu chứng, ngược lại nhiều người có tuyến tiền liệt nhỏ nhưng có các triệu chứng lại lớn và nghiêm trọng. Chẩn đoán Bác sĩ có thể chẩn đoán u xơ tuyến tiền liệt dựa trên: Tiền sử bệnh án cá nhân và gia đình. Yêu cầu bệnh nhân cung cấp thông tin về các triệu chứng, thông tin sử dụng thuốc, lịch sử bệnh của gia đình,… Khám sức khỏe. Thực hiện kiểm tra thể chất gồm: kiểm tra cơ thể của bệnh nhân, kiểm tra các khu vực xung quanh, kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Kiểm tra y tế. Thực hiện các xét nghiệm để giúp chẩn đoán các vấn đề về đường tiết niệu dưới liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Các xét nghiệm thường được đề nghị gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), xét nghiệm huyết động, nội soi bàng quang, siêu âm cắt ngang, sinh thiết,… Có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác u xơ tuyến tiền liệt lành tính (Ảnh minh họa) Điều trị Lựa chọn điều trị cho u xơ tuyến tiền liệt lành tính gồm: Thay đổi lối sống Thuốc Thực hiện các thủ tục xâm lấn tối thiểu Phẫu thuật Việc chỉ định điều trị bằng phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyện vọng cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Thay đổi lối sống thường được chỉ định khi các triệu chứng nhẹ, không gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý kiểm tra tuyến tiền liệt định kì theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng trở nên khó chịu hoặc có nguy cơ về sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên điều trị. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc như bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm Vương Bảo. Vương Bảo là một sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt – Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW, cho kết quả như sau: Vương Bảo có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm kích thước của khối phì đại tuyến tiền liệt và giúp cải thiện các triệu chứng tiểu tiện, cụ thể: giảm tiểu dắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, vv. Các kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận: Sau 1-3 tuần, các triệu chứng tiết niệu sẽ được cải thiện và sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nghiên cứu của viện Y học cổ truyền tại bài viết: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương công bố Nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả của Vương Bảo đối với người bị phì đại tiền liệt tuyến. Về hiệu quả kiểm chứng, sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo đã nhận được sự tin tưởng từ rất nhiều khách hàng với các phản hồi tích cực. Có thể xem khảo sát về sản phẩm Vương Bảo tại bài viết: 93,5% khách hàng hài lòng khi dùng Vương Bảo. Hơn thế nữa, tại hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 13 diễn ra vào hai ngày 22-24/8/2019 vừa qua, báo cáo “Đánh giá tác dụng của viên nén Vương Bảo hỗ trợ cải thiện rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân tăng sinh tiền liệt tuyến” được các bác sĩ đánh giá cao, đây cũng là một đề tài duy nhất về một sản phẩm thảo dược được báo cáo tại hội nghị. Để mua sản phẩm Vương Bảo bằng cách đặt hàng online trực tiếp từ công ty, BẤM VÀO ĐÂY Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY U xơ tuyến tiền liệt ác tính (Ung thư tuyến tiền liệt) U xơ tuyến tiền liệt ác tính là gì? U xơ tuyến tiền liệt ác tính hay ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư xảy ra ở tuyến tiền liệt – một tuyến nhỏ hình quả óc chó ở nam giới, tham gia vào sản xuất chất lỏng tinh dịch và vận chuyển tinh trùng. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Thông thường ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt, nơi nó có thể không gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi các tế bào ung thư lây lan, chúng có thể đi qua mạch máu hoặc các hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể. Sau khi lan rộng, các tế bào ung thư có thể bám vào các mô khác và phát triển để tạo thành khối u mới, gây ra thiệt hại tại nơi đó. Khi ung thư tuyến tiền liệt lan từ vị trí ban đầu sang một bộ phận khác của cơ thể, khối u mới sẽ có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên với khu u nguyên phát (nguyên thủy). Ví dụ, nếu ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương, các tế bào ung thư trong xương thực sự là tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh sẽ là ung thư tuyến tiền liệt di căn, không phải ung thư xương, và được gọi là ung thư tuyến tiền liệt trong xương. Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, gồm: Giai đoạn I: Mô ung thư chỉ có ở tuyến tiền liệt, trông giống như một mô tuyến tiền liệt bình thường. Giai đoạn II: Tế bào ung thư chưa có dấu hiệu di căng nhưng đã có dấu hiệu phát triển nhanh hơn giai đoạn I. Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt, ngoài ra có thể lây lan sang túi tinh. Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hay thậm chí tới các bộ phận xa như xương, gan, phổi. Hình minh họa u tuyến tiền liệt ác tính (ung thư tuyến tiền liệt) Nguyên nhân Các bác sĩ cho rằng ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường, chúng có sự đột biến trong DNA khiến quá trình phân chia diễn ra nhanh hơn các tế bào bình thường. Chúng nhanh chóng tăng về số lượng, tích lũy với nhau tạo thành một khối u có thể phát triển và xâm lấn mô gần đó. Một số tế bào bất thường cũng có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt của bạn bao gồm: Tuổi tác Dân tộc (đàn ông da đen có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người đàn ông thuộc các chủng tộc khác. Ở đàn ông da đen, ung thư tuyến tiền liệt cũng có nhiều khả năng tiến triển nhanh hơn) Lịch sử gia đình(nếu trong gia đình bạn có một người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử gia đình về các gen làm tăng nguy cơ ung thư vú (BRCA1 hoặc BRCA2) hoặc tiền sử gia đình rất mạnh về ung thư vú, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của bạn có thể cao hơn) Béo phì Triệu chứng Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư duy nhất tồn tại dưới 2 thể: Thể ẩn Thể có biểu hiện lâm sàng Thể ẩn, bệnh không có biểu hiện triệu chứng, thường được phát hiện khi làm sinh thiết hạch hay sinh thiết xương. 30-40% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở thể ẩn, chỉ có thể phát hiện ra khi làm giải phẫu bệnh tử thi do các nguyên nhân khác nhau. Thể có biểu hiện lâm sàng, các triệu chứng có thể là: Đau âm ỉ ở vùng chậu dưới Đi tiểu thường xuyên Khó tiểu, đau, rát Dòng chảy nước tiểu yếu Tiểu rắt Máu trong nước tiểu (tiểu máu) Xuất tinh đau Đau ở lưng dưới, hông hoặc đùi trên Ăn mất ngon Giảm cân Đau xương .v.v. Khó tiểu, đau, rát là một trong những triệu chứng lâm sàng của ung thư tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) Chẩn đoán Để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, có một số phương pháp như sau: Sàng lọc. Sàng lọc có nghĩa là làm xét nghiệm bệnh ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Để tìm hiểu xem bạn có cần thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt hay không, bạn cần làm bài kiểm tra đánh giá rủi ro và nói chuyện với bác sĩ của bạn về những rủi ro và lợi ích khi sàng lọc. Thăm khám trực tràng bằng ngón tay Xét nghiệm PSA Siêu âm Sinh thiết Chẩn đoán bằng hình ảnh: Xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, PET Scan, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, XQ xương, chụp thận thuốc tĩnh mạch. Điều trị Các yếu tố quyết định trong tới chỉ định điều trị ung thư tuyến tiền liệt là: Tuổi tác, tình hình sức khỏe của người bệnh Nguy cơ phát triển bệnh, gồm: Nồng độ PSA huyết thanh, Giai đoạn lâm sàng (stade – TNM), Điểm Gleason Lựa chọn điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: Giám sát Giám sát tích cực Thận trọng chờ đợi Trị liệu cục bộ: Phẫu thuật Xạ trị Liệu pháp áp lạnh Trị liệu đầu mối Liệu pháp hệ thống: Liệu pháp nội tiết Hóa trị Liệu pháp miễn dịch U nang tuyến tiền liệt U nang tuyến tiền liệt là gì? U nang tuyến tiền liệt là một bệnh hiếm gặp của tuyến tiền liệt, với tỉ lệ người mắc là 0,5 đến 7,9%. Bệnh thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ do siêu âm bụng, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). U nang tuyến tiền liệt là tình trạng các tế bào trong tuyến tiền liệt phát triển quá mức, làm thành tuyến dày lên, tạo thành vách ngăn trong bàng quang. Khi các nang phát triển to dần sẽ gây ra u nang tuyến tiền liệt. Các nang này có thể hình thành do bẩm sinh hoặc do bản chất của tuyến tiền liệt. U nang tuyến tiền liệt có nhiều loại khác nhau, bao gồm: u nang ống dẫn tinh và ống dẫn Müller(*), u nang ống phóng tinh và u nang tuyến tiền liệt. Một số loại u nang tuyến tiền liệt lớn sẽ có nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong huyết thanh cao, nên đôi khi nó bị nhầm với các rối loạn khác, như ung thư tuyến tiền liệt. (*) Ống dẫn Müller còn được gọi là ống dẫn paramesonephric, là những cấu trúc có trong phôi và làm phát sinh cơ quan sinh dục nữ, nếu nó là một cô gái hoặc vẫn còn ở dạng di truyền, nếu đó là một cậu bé. Hình ảnh siêu âm u nang tuyến tiền liệt. Ảnh: Internet Nguyên nhân Các yếu tố căn nguyên của u nang tuyến tiền liệt cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta phát hiện bệnh có liên quan tới một số vấn đề y tế khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính (u xơ tuyến tiền liệt), tắc nghẽn ống phóng tinh hay teo tuyến tiền liệt,… hoặc do bẩm sinh. Triệu chứng U nang tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng rõ ràng. Theo thống kê, chỉ khoảng 5% bệnh nhân là có triệu chứng, và các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào kích thước của u nang. Các triệu chứng liên quan tới u nang tuyến tiền liệt gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát Viêm mào tinh hoàn Tiểu máu Đái mủ Tiểu không tự chủ Bụng dưới khó chịu, nặng nề Bí tiểu Táo bón Tắc nghẽn bàng quang Đau tầng sinh môn Đau vùng xương chậu Tụ máu Hội chứng giống viêm tuyến tiền liệt Xuất tinh đau Tinh trùng loãng (oligospermia) Xuất tinh ra máu (hematospermia) Vô sinh … U nang tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng rõ ràng (Ảnh minh họa) Chẩn đoán Các tiếp cận để chẩn đoán u nang tuyến tiền liệt là: Siêu âm cắt ngang Siêu âm ổ bụng Xét nghiệm dòng nước tiểu Nội soi bàng quang CT hoặc MRI trong rối loạn phát triển giới tính với khối xương chậu Các thủ tục này giúp đánh giá kích thước, lề, vị trí và tính chất của u nang. Điều trị Nếu u nang có kích thước nhỏ (khoảng 2,5 cm), bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và không có kết quả xét nghiệm bất thường thì chỉ cần theo dõi thường xuyên. Nếu u nang có kích thước lớn hơn 2,5 cm hoặc PSA huyết thanh cao, bệnh cần được điều trị. Các lựa chọn điều trị bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ qua niệu đạo Phẫu thuật nội soi Cắt niệu đạo qua nội soi và rạch Phẫu thuật mở U tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? U tuyến tiền liệt có nguy hiểm hay không phải phụ thuộc vào việc bạn mắc loại u gì và bệnh đang ở giai đoạn nào. Với u xơ tuyến tiền liệt lành tính, đây không phải là bệnh tiền ung thư và không phát triển thành ung thư, bệnh có thể điều trị được, vì thế đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, u xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống như: bí tiểu cấp tính (biến chứng thường gặp nhất), tiểu ra máu, sỏi bàng quang, xơ hóa thành bàng quang, tổn thương thận, tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương,… Vì thế, nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn nên tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp. Với u nang tuyến tiền liệt, bệnh có thể gây ra một số nguy hại như: gây viêm nhiễm tạo thành sỏi; gây tiểu mủ; đau nhức niệu đạo, bàng quang, tầng sinh môn; chèn ép vào bàng quang gây căng tức hậu môn, ảnh hưởng đến bài tiết, suy giảm chức năng thận;… Đặc biệt là, đã có một số báo cáo về các trường hợp ung thư biểu mô tế bào có nguyên phát là từ u nang tuyến tiền liệt. Vì thế, u nang tuyến tiền liệt chính là một căn bệnh dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Với u xơ tuyến tiền liệt ác tính, mặc dù tỉ lệ sống sót trên 5 năm với ung thư tuyến tiền liệt là rất cao, >90%, theo ASC nhưng đây vẫn là căn bệnh ung thư thứ 2 gây tử vong ở nam giới (đứng đầu là ung thư phổi). Đây chính là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng đừng quá bi quan nếu mắc bệnh, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh của bạn sẽ được kiểm soát tốt. ☛ Chi tiết: U tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Kết luận U tuyến tiền liệt ở nam giới gồm nhiều loại khác nhau, bao gồm cả lành tính và ác tính. Tùy từng trạng bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Dù gặp phải tình trạng nào, nguy hiểm hay không, bạn cũng nên bình tĩnh và đối mặt với bệnh tật. Nếu muốn được tư vấn, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Thuốc trị tiểu đêm ở nam giới - Những điều cần biết
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tiểu đêm ở nam giới, một trong số đó là sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tiểu đêm ở nam giới. Mục lục Tiểu đêm uống thuốc gì? Các loại thuốc Tây trị tiểu đêm ở nam giới Desmopressin Thuốc chống co thắt Thuốc lợi tiểu Thuốc chẹn alpha-1 Các loại thuốc an thần Thuốc cổ truyền chữa tiểu đêm Bài thuốc y học cổ truyền Thuốc thảo dược Kết luận Tiểu đêm uống thuốc gì? Thuốc trị tiểu đêm gồm nhiều nhóm khác nhau (Ảnh minh họa) Một số nhóm thuốc chính dùng để điều trị tiểu đêm là: Desmopressin Thuốc chống co thắt (thuốc kháng cholinergic) Thuốc lợi tiểu Thuốc chẹn alpha-1 Ngoài ra, về phía y học cổ truyền, cũng có một số bài thuốc trị tiểu đêm như: Ba Wei Di Huang Wan Ji Sheng Shen Qi Wan Suo Quan Wan Câu kì tử Ích trí nhân Kim tiền thảo Lưu ý. Các loại thuốc Tây cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng Các bài thuốc, thảo dược chúng tôi nêu trong bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu. Bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào. Các loại thuốc Tây trị tiểu đêm ở nam giới Desmopressin Desmopressin (DDAVP) đã được sử dụng trong một thời gian để điều trị tiểu đêm ở nam giới. Desmospressin là một chất tương tự hoóc-môn chống bài niệu ADH, nó hoạt động bằng cách bắt chước loại hoóc-môn này, nó làm tăng nồng độ ADH, giúp thận ngừng sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm, từ đó làm giảm lượng nước tiểu về đêm, giúp thận quản lý lượng nước tiểu trong cơ thể tốt hơn. (Việc chúng ta đi tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào hoóc-môn ADH. Nếu có quá ít ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì nước sẽ bị mất nhiều qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường, máu trở nên cô đặc, dẫn tới mất nước và đi tiểu thường xuyên. Nếu quá ít ADH thì nước sẽ được giữ lại, khối lượng máu tăng lên và bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mất phương hướng, vv). DDAVP có ở nhiều dạng khác nhau như: thuốc uống, tiêm và thuốc xịt. Để điều trị tiểu đêm ở nam giới, người ta dùng DDAVP ở dạng xịt mũi. Ở dạng thuốc xịt, năm 2007, FDA đã phê duyệt thuốc xịt mũi desmopressin (Noctiva, desmopressin acetate) để điều trị bệnh tiểu đêm ở người lớn, những người mà phải thức dậy ít nhất hai lần mỗi đêm để đi tiểu. Để điều trị tiểu đêm ở nam giới, người ta dùng DDAVP ở dạng xịt mũi Tuy nhiên, Noctiva không được chấp thuận cho tất cả các nguyên nhân gây ra tiểu đêm, nó chỉ được sử dụng trong điều trị tiểu đêm có nguyên nhân là do tiểu niệu. Một số vấn đề y tế khác cũng gây ra tiểu đêm (như: đái tháo đường, suy tim sung huyết, các bệnh về bàng quang và tuyến tiền liệt) không được sử dụng Noctiva. Vì thế, chỉ sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây tiểu đêm ở nam giới, các bác sĩ mới kê loại thuốc này. Thuốc Noctiva mang một cảnh báo đóng hộp rằng nó có thể gây hạ natri máu và có thể đe dọa tính mạng nếu nghiêm trọng. Vì thế thuốc không nên được sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ hạ natri máu nặng, chẳng hạn như những người uống quá nhiều chất lỏng, những người mắc bệnh có thể gây mất cân bằng chất lỏng hoặc điện giải, một số bệnh nhân bị tổn thương thận và ở những người sử dụng một số loại thuốc, được biết đến như thuốc lợi tiểu quai hoặc glucocorticoid. Các tác dụng phụ của DDAVP bao gồm: khó chịu ở mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, tăng huyết áp, chảy máu mũi, viêm phế quản và chóng mặt,vv. Thuốc chống co thắt Nhóm thuốc này được gọi chung là thuốc antimuscarinic hoặc anticholinergic (thuốc kháng cholinergic). Thuốc thích hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng bàng quang hoạt động quá mức vào ban ngày và ban đêm. Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể acetylcholine gửi thông điệp “bạn cần đi tiểu” tới bàng quang , từ đó giúp bàng quang của bạn được thư giãn và không tăng hoạt nữa, làm giảm tần suất đi tiểu và đi tiểu khẩn cấp cả ngày lẫn đêm. Có nhiều thuốc chống co thắt được phê duyệt để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, tất cả đều giống nhau về cách thức hoạt động nhưng khác nhau về cách sử dụng thuốc, tác dụng phụ cũng như số lần phải dùng thuốc. Tolterodine Dưới đây là một số loại thuốc có thể được kê đơn: Oxybutynin. Oxybutynin có ở cả 2 dạng là thuốc uống và thuốc bôi. Đây là thuốc đời đầu để điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Với viên nén phóng thích ngay lập tức hoặc siro, bệnh nhân cần dùng 2-3 lần mỗi ngày. Với viên nén phóng thích kéo dài, bệnh nhân dùng 1 lần mỗi ngày. Với miếng dán, bệnh nhân chỉ cần dùng 1-2 lần mỗi tuần. Tolterodine. Nhóm thuốc này ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ít hơn oxybutynin, do đó thuốc được dung nạp tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tolterodine viên nén thường được sử dụng với liều khởi đầu là 2mg, 2 lần/ngày, liều duy trì là 1-2mg, 2 lần/ngày; tolterodine dạng viên nang phóng thích được sử dụng với liều khởi đầu là 4mg, 1 lần/ngày, liều duy trì là 2-4mg, 1 lần/ngày. Trospium clorua. Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt này ít có khả năng xâm nhập vào não và tương tác với các loại thuốc khác. Vì thế nó thích hợp với những bệnh nhân đang phải sử dụng thêm các loại thuốc để điều trị các bệnh khác nữa. Với viên nén phóng thích tức thời, bệnh nhân cần sử dụng thuốc 2 lần/ngày. Với viên nén phóng thích kéo dài, bệnh nhân cần sử dụng 1 lần/ngày vào buổi sáng. Solifenacin. Đây là một loại thuốc đặc trị bàng quang hoạt động quá mức tương đối mới trong nhóm này. Nó tương tự nhue Tolterodine nhưng có thời gian bán hủy dài hơn (bạn có thể hiểu đơn giản là tác dụng của nó sẽ kéo dài hơn với cùng liều dùng). Vây nên bạn chỉ cần uống thuốc một lần mỗi ngày. Darifenacin. Đây cũng là một loại thuốc kháng cholinergic mới với ít tác dụng phụ hơn, nhất là với chứng nhầm lẫn. Do đó, thuốc này hữu ích với những bệnh nhân là người cao tuổi có nguy cơ suy giảm khả năng ghi nhớ. Thuốc này cũng thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Hydrobromide Darifenacin. Nhóm thuốc này ở dạng viên phóng thích chậm, dùng qua đường miệng (viên uống). Các tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này gồm: Khô miệng, nhìn mờ, táo bón, suy giảm trí nhớ, vv. Thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu hiện không được cấp phép để điều trị tiểu đêm nhưng bác sĩ có thể kê thuốc này tùy dựa vào tình hình bệnh của bạn Nhóm thuốc lợi tiểu quai, như furosemide, giúp điều trị tiểu đêm bằng cách: Chúng hoạt động để làm tăng lượng nước tiểu vào ban ngày, và giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm. Nhóm thuốc này hiện không được cấp phép để điều trị tiểu đêm nhưng bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn như một thử nghiệm lâm sàng, nếu họ cảm thấy lợi ích của nhóm thuốc này vượt trội hơn. Thuốc chẹn alpha-1 Thuốc chẹn alpha được kê cho những bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ bàng quang, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiết niệu như: tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần, vv. Tất cả các loại thuốc chẹn alpha để điều trị u xơ tuyến tiền liệt đều có hiệu quả tương đương nhau và khả năng dung nạp tốt. Trong 30 năm qua, sự phát triển của liệu pháp này được tập trung chủ yếu vào việc cải thiện sự thuận tiện và khả năng dung nạp. Có một số loại thuốc chặn alpha thường được sử dụng là: Alfuzosin (Uroxatral) Doxazosin (Cardura) Prazosin (Minipress) Silodosin (Rapaflo) Tamsasmin (Flomax) Terazosin (Hytrin) Thuốc chẹn alpha được kê cho những bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tuyến tiền liệt Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan trực tiếp đến sự phong tỏa alpha-adrenoceptor, bao gồm: chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng (do mất phản xạ co mạch khi đứng), nghẹt mũi (do giãn động mạch niêm mạc mũi), đau đầu và nhịp tim nhanh, vv. Trước khi dùng thuốc chẹn alpha, cần nói với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn dùng, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương. Thuốc chẹn alpha có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các loại thuốc khác mà bạn dùng. Các loại thuốc an thần Tiểu đêm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra một số vấn đề như: căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ lại, sức khỏe giảm sút. Vì thế, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần. Thuốc cổ truyền chữa tiểu đêm Bài thuốc y học cổ truyền Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc có thể điều trị tiểu đêm do bàng quang hoạt động quá mức. Các bài thuốc Đông Y này có thể là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược khác nhau hoặc thảo dược đơn lẻ. Tuy nhiên, các công thức kết hợp thường mang lại hiệu quả toàn diện hơn, bởi chúng sẽ hiệp đồng tác dụng với nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc có thể điều trị tiểu đêm do bàng quang hoạt động quá mức (Ảnh minh họa) Một số bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bàng quang hoạt động quá mức là: Ba Wei Di Huang Wan. Đây là một trong những bài thuốc phổ biến nhất để điều trị chứng chảy nước tiểu, đa niệu và tần suất tiết niệu nhiều. Công thức gồm các loại thảo dược Bài thuốc này gồm có: Địa hoàng, sơn thù, tỳ giải, trạch tả, phục linh, mẫu đơn bì, quế đơn, phụ tử. Ji Sheng Shen Qi Wan. Bài thuốc này điều trị tích tụ nước do thiếu hụt thận dương và được mô tả lần đầu tiên trong triều đại Nam Tống (Trung Hoa). Ji Sheng Shen Qi Wan là một biến thể của Ba Wei Di Huang Wan, bài thuốc được bổ sung thêm ngưu tất và cây mã đề để tạo thành một công thức gồm 10 loại thảo dược. Giúp nâng cao hiệu quả điều trị bổ sung trong điều trị tiểu đêm. Suo Quan Wan. Là bài thuốc gồm 3 thành phần: Riềng lá nhọn, ô dược, củ ô dược. Nó cũng được mô tả lần đầu tiên vào thời Nam tống và thường được sử dụng để làm giảm tình trạng đái đêm, tiểu thường xuyên. Lưu ý. Các bác sĩ y học cổ truyền sau khi thăm khám, sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà lựa chọn bài thuốc thích hợp rồi kê toa. Tỉ lệ mỗi vị thuốc phụ thuộc vào cá nhân từng bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp. Thuốc thảo dược Hạt Phá cố chỉ Ngoài các bài thuốc trên, một số loại thảo dược cũng được dùng đơn lẻ để điều trị bàng quang hoạt động quá mức vào ban đêm. Có thể kể đến là: Hạt phá cố chỉ. Phá cố chỉ còn có tên khác như Bồ cốt chi, Đậu miêu. Loại hạt này từ lâu đã nổi tiếng với công dụng cải thiện chứng đi tiểu đêm rất hữu hiệu. Phá cố chỉ tác động và 3 kinh của cơ thể, gồm: tâm, tỳ và thận. Đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân cao tuổi, tiểu tiện nhiều do tỳ thận bị hư thể hàn. Câu kì tử. Câu kì tử thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt, những người trung tuổi có thói quen uống nước vào ban đêm (do họ thường bị khát vào đêm). Câu kì tử giúp bệnh nhân ngủ an giấc hơn, giảm số lần đi tiểu và đi tiểu dễ dàng hơn. Ích trí nhân. Ích trí nhân là một vị thuốc quý, có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng tiểu đêm, tiểu dắt. Bộ phận dùng là quả chín đã phơi khô Kim tiền thảo. Kim tiền thảo là dược liệu quen thuộc của Việt Nam. Để làm thuốc, người ta sử dụng phần thân và cành cây có lá của cây kim tiền thảo, đem phơi khô. Cây kim tiền thảo có tác dụng chữa tiểu đêm nhiều lần ở những người bị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu. ☛ Tham khảo thêm tại: Cách trị bệnh tiểu đêm hiệu quả Kết luận Tiểu đêm ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc, cũng như thay đổi lối sống, thay đổi thói quen đi vệ sinh. Hãy tới gặp bác sĩ nếu tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, sau đó thảo luận để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Danh sách trên không phải là một bản danh sách đầy đủ các loại thuốc trị tiểu đêm ở nam giới, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không được dùng để thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào.
Bài viết liên quan
- #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến
- Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt: triệu chứng & biến chứng
- Bướu tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Bệnh u xơ tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại là bao nhiêu?