Cây sài hồ: phân loại, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả
Sài hồ là một vị thuốc quen thuộc dùng để chữa bệnh trong dân gian. Vậy những tác dụng của cây Sài hồ là gì? Sử dụng ra sao?
Phân biệt sài hồ bắc và sài hồ nam
Sài hồ có 2 loại là cây sài hồ bắc và sài hồ nam.
Cây sài hồ bắc còn gọi là bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ. Tên khoa học là Bupleurum sinense DC. Thuộc họ hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Vị thuốc sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ cây phơi hay sấy khô của cây sài hồ Bupleurum sinense DC. và một số cây khác cùng chi cùng họ.
Tại Việt Nam, không rõ nguyên nhân từ đâu, người ta dùng rễ phơi khô của cây gần giống cây cúc tần, có tên khoa học là Pluchea pteropoda – Hemsl, thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae) làm vị sài hồ. Cây sài hồ Việt Nam còn có tên gọi là sài hồ nam, cây lức.
Sài hồ bắc và sài hồ nam là hai loại cây hoàn toàn khác nhau và không thuộc cùng họ với nhau. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về hai loại cây này và công dụng của chúng.
Cây sài hồ bắc
Mô tả
Sài hồ bắc là một cây sống lâu năm, cao 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh.
Thân cây mọc thẳng, phân cành hình chữ chi.
Lá cây mọc cách, mép nguyên, có hình mác, dài 3-6 cm. rộng 6-13 mm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống.
Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Trục cụm hoa chung, nhỏ và dài, có từ 4-10 cụm hoa không dài bằng nhau, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ. Hoa cây sài hồ bắc có màu vàng, nhỏ.
Quả hình bầu dục, dài khoảng 5mm, nhưng góc quả rất rõ, ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.
Phân bổ, thu hái và chế biến
Cây phân bổ ở vùng Nội Mông, Hà Bắc, Sơn Tây, Tứ Xuyên thuộc Trung Quốc. Hiện chưa thấy sài hồ bắc mọc tại Việt Nam.
Cây được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ về rửa sạch đất cát, sau đó phơi hoặc sấy khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Trong sài hồ bắc có chừng 0,50% chất saponin, là một chất rượu gọi là bupleurumola, có công thức hóa học là C37H64O2; phytosterola C30H48O2 và một ít tinh dầu.
Trong thân lá có chứa rutin C20H30O16.
Tác dụng của cây sài hồ bắc
Theo Đông y, sài hồ có tác dụng:
- Chữa sốt
- Chữa sốt rét
- Chữa đau đầu, chóng mặt
- Sốt thương hàn
- Kinh nguyệt không đều
Theo tài liệu cổ, sài hồ có tác dụng:
- Phát biểu
- Hòa lý
- Thoái nhiệt
- Thăng dương
- Giải uất
- Điều kinh
Dùng để chữa bệnh thiểu dương, hàn nhiệt vãng lai (khi nóng, khi lạnh), miệng đắng, ù tai, hoa mắt, váng đầu, nôn mửa, sốt rét, kinh nguyệt không đều, đau vùng ngực bụng, các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng, viêm gan mạn tính.
Theo y học hiện đại, Cây sài hồ bắc đã được nghiên cứu về mặt dược lý, với 2 tác dụng chủ yếu là:
- Tác dụng chữa sốt
- Tác dụng chữa sốt rét.
– Về tác dụng chữa sốt. Năm 1928, một nhà nghiên cứu Nhật Bản là Cặn Đăng Đông Nhất Bộ báo cáo đã dùng phương pháp kích thích bằng nhiệt để gây sốt cho thỏ rồi cho thỏ uống n ước sài hồ 20%, cứ 1kg trọng lượng cho uống 25ml. Sau khi uống thuốc 1 giờ đến 1 giờ rưỡi thì nhiệt độ hạ xuống bình thường hoặc dưới bình thường, sau đó lại tăng tới bình thường.
Năm 1935, Mã Văn Thiên báo cáo đã dùng dung dịch 0,03% trực trùng côli tiêm vào tĩnh mạch thỏ với liều 2ml cho 1kg trọng lượng đê gây sốt cho thỏ, sau đó tiêm dưới da dung dịch 5% cao rượu sài hồ trong nước (1ml tương đương với 1,1g sài hồ) thì thấy với liều 0,5ml trên 1kg thể trọng thì không thấy tác dụng dụng sốt; với liều 2ml trên 1kg thể trọng thì hơi có tác dụng giảm sốt, nhưng nhiệt độ không hạ tới mức bình thường; với liều 2,2ml trên 1kg thể trọng thì có tac dụng hạ sốt rõ rệt.
Độc tính sài hồ rất thấp, dùng dung dịch nước 10% sài hồ tiêm dưới da chuột nhắt thì thấy liều tối thiểu gây chết đối với chuột nhắc là 1,1ml trên 10g thể trọng.
Năm 1935, Kinh Lợi Bân và Lý Đăng Bản cũng tiến hành thí nghiệm như trên, tiêm dưới da dung dịch 0,03% trực trùng côli với liều 2,3ml trên 1kg thể trọng, đồng thời tiêm 4ml nước của rượu sài hồ (mỗi ml tương đương với 1,1g sài hồ) thì thấy có thể cản trở không cho vi trùng gây sốt đối với thỏ.
– Về tác dụng chữa sốt rét. Theo Chu Mộc Triều và Hoàng Đặng Vân (1940) thì hằng ngày uống 40g thuốc sắc sài hồ có thể chữa sốt rét rất tốt.
Cách dùng
– Chữa sốt, hư lao phát sốt, tinh thần mệt mỏi: Sử dụng bài thuốc Tiểu sài hồ thang. Đây là bài thuốc thông dụng trong Đông Y do Trương Trọng Cảnh dùng đầu tiên. Các vị thuốc gồm: sài hồ 15g, nhân sâm 4g, sinh khương 4g, bán hạ 7g, nước 600 ml. Đem sắc đến khi còn 300 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
– Chữa hư lao phát sốt, cảm mạo phát sốt: sài hồ 160g, cam thảo 40g. Hai vị tán nhỏ, mỗi ngày dùng 8g bột này, sắc với một bát nước, uống.
Cây sài hồ nam
Mô tả
Cây sài hồ nam là một loại cỏ sống lâu năm, thân mẫm chắc, cao khoảng 30-40 cm, có thể cao tới 70 cm, mang nhiều cành ở phía trên.
Lá cây mọc cách, hình thìa, phía cuống hẹp lại, mép có răng cưa, lá dày, vò có mùi thơm, mặt trên xanh hơn mặt dưới. Lá dài khoảng 3-5 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Lá rất ít hoặc gần như không có lông. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, gần như không cuống, hợp thành 2-4 ngù. Khi là nụ hoa có đầu hình trứng, khi hoa nở có hình chuông hơi thắt ở giữa. Cụm hoa gồm có hai loại hoa: hoa cái xếp rất nhiều (3-4 vòng ở ngoài), hoa lưỡng tính ở trong (gồm 4-6 hoa). Hoa cái có màu trắng ngà. Hoa lưỡng tính có màu tím nhạt.
Quả bế có 10 cạnh, màu nâu nhạt, có mào lông. Mặc ngoài vỏ quả có sọc lồi dọc, lông ngắn.
Phân bổ, thu hái và chế biến
Cây sài hồ nam mọc hoang tại miền nước mặn, như: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng chợ Cồn đi Hải Triều). Cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ, thích nghi tốt với các vùng nước lợ, đồng thời vẫn có thể phát triển mạnh ở vùng nước ngọt hoặc vùng bị nhiễm mặn, đôi khi tạo thành quần thể tương đối điển hình.
Nhân dân Việt Nam ta sử dụng rễ và lá của cây sài hồ nam (Radix et Folium Plucheae pteropodae) để làm vị thuốc Sài hồ. Đào rễ cây về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, sau đó sấy hoặc phơi khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm.
Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất của sài hồ nam phơi khô có chứa các hợp chất triterpenoid và các sesquiterpen mà thành phần chính là longifolen (61,0%) và alloaromadendrene oxit (10,1%).
Rễ chứa tinh dầu.
Công dụng của sài hồ nam
Nhân dân ta sử dụng cây sài hồ nam thay cho sài hồ bắc.
Theo kinh nghiệm, cây sài hồ nam có tác dụng:
- Chữa cảm sốt
- Chữa cảm
- Chữa cúm
Theo tài liệu cổ, sài hồ nam có tác dụng:
- Phong nhiệt
- Lợi tiểu
- Điều kinh
- Chữa đau đầu kèm khô miệng, mất nước
- Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn
- Hạ huyết áp
- Chữa sốt rét
- Khát nước
- Chữa ức ngực, khó thở
- Chữa ho
- Chữa thương hàn
- Chữa đau mỏi lưng
Theo y học hiện đại, cây sài hồ nam có tác dụng:
- Lợi tiểu
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến (khi kết hợp với náng hoa trắng, hải trung kim, rau tàu bay)
Về việc nghiên cứu khoa học tác dụng của cây sài hồ nam:
– Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sài hồ nam
– Ở nước ta, Đoàn Thanh Tường lần đầu tiên phân lập được 8 hợp chất từ dịch chiết của cây sài hồ nam và xác định được 7 hợp chất dựa trên các đặc trưng vật lý và phân tích các loại phổ.
– Trên tạp chí sinh học, 2013, tác giả Trần Mỹ Linh, Vũ Hương Giang, Lê Quỳnh Liên, Nguyễn Tường Vân, Ninh Khắc Bản, Châu Văn Minh thuộc Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu 9 loài thực vật ngập mặn trong vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), trong đó có Sài hồ nam. Theo nghiên cứu này, Sài hồ nam tuy được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian nhưng dịch chiết cành và lá của cây chỉ biểu hiện hoạt tính yếu hoặc không có hoạt tính ức chế với các loài vi sinh vật sử dụng trong nghiên cứu, gồm: Escherichia coli (gây tiêu chảy), Staphylococcus aureus (gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da hoặc gây ra các sự nhiễm sự nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác), Proteus mirabilis (gây bệnh đường ruột, như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột và viêm đại tràng) và Proteus vulgaris (gây bệnh đường ruột). Như vậy sài hồ nam có tác dụng yếu trong việc ức chế các vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hóa.
– Với tác dụng lợi tiểu, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Chúng tôi nhận thấy, có rất ít sản phẩm thành công trong ứng dụng cây Sài hồ nam để xử lý các vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Ứng dụng thành công nhất của Sài hồ nam có trong Vương Bảo, là sản phẩm dành cho:
- Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật.
- Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh và được sản xuất bởi Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh.
Về tác dụng hỗ trợ bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt, khi kết hợp sài hồ nam với các vị náng hoa trắng, hải trung kim, rau tàu bay sẽ mang lại tác dụng kép vừa giảm kích thước khối u vừa giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Các thành phần trong mỗi viên nén đều đã được nghiên cứu lâm sàng và tính toán tỉ lệ hợp lý, chúng kết hợp và hỗ trợ nhau để mang lại hiệu quả tối đa nhất cho người sử dụng. Trên thực tế, hiệu quả của Vương Bảo đã được nhiều khách hàng kiểm chứng và phản hồi, cụ thể như sau:
- Sau 1-2 tuần: Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện
- Sau 2-3 tháng: Hỗ trợ giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến
- Dùng duy trì kéo dài giúp tránh u xơ tuyến tiền liệt phát triển trở lại
Ngoài ra, Vương Bảo cũng đã được đánh giá lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương và được tham gia báo cáo tại Hội Nghị Khoa học thường niên lần thứ 13 Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam. Tham khảo thêm tại 2 bài viết:
Hơn thế nữa, để khẳng định chất lượng, uy tín của mình cùng như bảo vệ quyền lợi cho khách hàng sử dụng, Vương Bảo đang triểu khai chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy giảm kích thước tuyến tiền liệt. Để được tham gia chương trình, Quý khách vui lòng đọc kỹ thể lệ: TẠI ĐÂY
☛ Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY
☛ Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Cách dùng sài hồ nam
– Chữa sốt cao kèm đau đầu, khát nước: rễ sài hồ nam 20g, ngũ gia bì 20g, rau má 16g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, bán hạ nam (sao vàng)12g, gừng tươi 6g. Tất cả các vị này đem phơi khô rồi sắc ngày 1 thang, chia uống 2 lần trước khi ăn.
– Chữa sốt nóng mùa hè hoặc cảm sốt, người lúc nóng, lúc lạnh, khát nước, nhức đầu, đắng miệng, ho, nôn ọe: rễ sài hồ nam 10g, củ sắn dây 12g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Chè giải cảm: lá sài hồ nam 4 phần, nhân trần 1 phần, bạc hà 1 phần, cam thảo nam 1 phần. Hãm uống như hãm trà, mỗi lần 5-10g
– Chữa u xơ tuyến tiền liệt, cải thiện các rối loạn tiểu tiện: Để sử dụng Vương Bảo mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm trước khi dùng hoặc dùng theo tư vấn của dược sĩ, bác sĩ điều trị. Thông thường, liều dùng của Vương Bảo như sau:
- Ngày uống 4-6 viên chia làm 2 lần, khi có kết quả tốt có thể giảm xuống 2 viên/ngày
- Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc sài hồ
Về vị thuốc sài hồ, các bài thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, giải cảm… phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không nên tự mua hoặc hái về sử dụng. Bởi dù đã biết đúng cây thuốc, vị thuốc rồi nhưng để thuốc phát huy được hiệu lực thực tế, ta cũng cần phải biết thu hái đùng mùa, đúng lúc cây có chứa nhiều hoạt chất nhất; phải biết dùng đúng bộ phận để làm thuốc; chế biến phải đúng phép. Ngay cả việc sử dụng thuốc khô hay thuốc tươi nhiều khi cũng mang lại kết quả khác nhau, bởi trong quá trình phơi sấy, một số chất có thể bị phá hủy.
Vì thế, để có thể sử dụng các vị thuốc nam, đặc biệt là sài hồ nam hiệu quả và an toàn, bạn nên tới các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền để được thăm khám và bốc thuốc. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, cần tới các cơ sở uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, thầy thuốc có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp đầy đủ.
Dưới đây là một số bệnh viện y học cổ truyền uy tín tại Việt Nam:
- Các bệnh viện Y học cổ truyền tại Hà Nội: Viện Y học Cổ truyền Quân đội; Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội; Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương;…
- Các bệnh viện Y học cổ truyền Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM; Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền; Viện Y Dược học dân tộc TP.Hồ Chí Minh, Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp Hồ Chí Minh,…
Về sản phẩm Vương Bảo, mặc dù đã được nghiên cứu lâm sàng và sử dụng thực tế, tuy nhiên hiệu quả của sản phẩm cũng còn phải tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như mức độ u xơ của tuyến tiền liệt. Vì thế, trong quá trình sử dụng người bệnh không được nôn nóng, thiếu kiên trì mà tự ý tăng liều hoặc ngừng sử dụng. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ.
Một số lưu ý khác đối với người dùng Vương Bảo:
- Trong thời gian dùng Vương Bảo, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng khuyến cáo; kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều nước, kiêng các đồ uống có cồn, các chất kích thích hoặc đồ ăn cay nóng để hiệu quả đạt được là tốt nhất.
- Bảo quản Vương Bảo xa ánh nắng mặt trời và xa tầm với của trẻ nhỏ, nơi có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!