25/02/2020 11:20
Phì đại tuyến tiền liệt là gì? nguyên nhân, giải pháp điều trị
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là chứng bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, với các triệu chứng như đi tiểu khó khăn, dòng nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần… Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sự mở rộng của tuyến tiền liệt có thể chặn dòng nước tiểu trong bàng quang và gây ra biến chứng cho bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận.
Mục lục
I. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Phì đại tuyến tiền liệt là quá trình tăng sinh của các tế bào biểu mô và tế bào trong vùng chuyển tiếp của tuyến tiền liệt. Sự phát triển của các mô này làm cho tuyến tiền liệt lớn lên, chèn ép vào niệu đạo và gây cản trở dòng nước tiểu. Cụ thể, tác dụng của tuyến tiền liệt là sản xuất các chất lỏng trong tinh dịch, các chất dịch màu trắng sữa có tác dụng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng của dương vật trong quá trình xuất tinh. Ống vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra khỏi dương vật cũng đi qua trung tâm của tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt phóng to, nó bắt đầu cản trở dòng nước tiểu.
Khi có những triệu chứng của bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến đường tiết niệu.
Phì đại tiền liệt tuyến là một căn bệnh lành tính phổ biến ở đàn ông lớn tuổi. Người ta ước tính được rằng gần 50% nam giới ở độ tuổi trên 60 có phì đại tuyến tiền liệt, và đến 80 tuổi thì tỷ lệ mắc lên tới 90%.
Phì đại tiền liệt tuyến còn được gọi là u xơ tiền liệt tuyến hay tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
II. Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt
Nguyên nhân phân tử của phì đại tuyền tiền liệt rất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Có một số nguyên nhân chính được cho là góp phần vào sự phì đại tuyến tiền liệt đó là:
- Tuổi tác
- Di truyền
- Các hormone
- Viêm
- Yếu tố lối sống
- Chế độ ăn uống
- Béo phì
- Do một số điều kiện y tế
2.1 Tuổi tác
Trong suốt cuộc đời, đàn ông luôn tăng trưởng tuyến tiền liệt, và trong nhiều trường hợp sự tăng trưởng này khiến tuyến tiền liệt phình to làm chặn dòng nước tiểu và gây ra các triệu chứng tiết niệu. Sự tăng trưởng của tuyến tiền liệt theo tuổi tác là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
2.2 Di truyền
Yếu tố di truyền được cho là chiếm 72% nguy cơ phát triển các triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới. Các triệu chứng này góp phần gây ra phì đại tuyến tiền liệt. Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là, nếu trong gia đình bạn có người bị phì đại tiền liệt tuyến thì bạn cũng có nguy cơ khởi phát căn bệnh này cao hơn những người đàn ông khác.
Một nghiên cứu khác cũng nhận ra rằng, những người bị phì đại tiền liệt tuyến có yếu tố di truyền thường có thể tích tuyến lớn hơn và tuổi khởi phát các triệu chứng lâm sàng sớm hơn.
2.3 Các hormone
Hormone steroid giới tính có liên kết với sự phát triển của u xơ tuyến tiền liệt. Trong đó, các androgens được cho là có mối liên hệ lớn nhất.
Ở tuyến tiền liệt, testosterone được chuyển thành dihydrotestosterone (DHT) bằng enzym 5α-reductase. Quá trình này có ảnh hưởng đến sự tăng sinh và biệt hóa tế bào. Khi nồng độ DHT tăng lên vượt mức cần thiết, các tế bào mô tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển mạnh hơn, khiến nam giới có nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt.
Ngoài testosterone, homrone estrogen và các bộ điều biến thụ thể estrogen cũng được cho là có vai trò trong việc điều chỉnh các tương tác biểu mô liên quan đến sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt.
2.4 Viêm
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng viêm có liên quan mật thiết đến sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến theo nhiều cách khác nhau:
- Từ quan điểm mô học, viêm là tình trạng phổ biến nhất cùng tồn tại với phì đại tuyến tiền liệt và mức độ viêm có mối quan hệ tương quản tới khối lượng và trọng lượng tuyến tiền liệt.
- Từ quan điểm miễn dịch, viêm có thể kích hoạt giải phóng các cytokine và tăng nồng độ của các yếu tố tăng trưởng, dẫn đến sự tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến tiền liệt.
2.5 Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng bệnh xảy ra cùng một lúc với nhau, chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ. Nếu chỉ mắc một trong những căn bệnh này thì không gọi là hội chứng chuyển hóa.
Trong một đánh giá có hệ thống, hội chứng chuyển hóa (MetS) và phì đại tiền liệt tuyến có mối quan hệ đáng kể với nhau. Nghiên cứu về nam giới bị hội chứng chuyển hóa thì thấy 80% trong số này có nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt cao hơn những người khác. Tuy nhiên không có sự khác biệt về điểm số triệu chứng giữa những người đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt có MetS và những người đàn ông chỉ bị phì đại tuyến tiền liệt.
2.6 Yếu tố lối sống
Nhiều nghiên cứu với quy mô lớn đã chỉ ra rằng, vận động thể chất thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc phì đại tiền liệt tuyến lên tới 25%. Điều này chứng tỏ tập thể dục có một mối quan hệ chặt chẽ với bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
2.7 Chế độ ăn uống
Có một vài tín hiệu cho thấy có mối liên quan giữa các chất dinh dưỡng và nguy cơ mắc phì đại tiền liệt tuyến. Theo đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu và các chất dinh dưỡng đa vi lượng (như thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, chất béo,…) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Còn nếu ăn nhiều rau xanh (đặc biệt các loại rau củ chứa carotenoids), axit béo không bão hòa, vitamin A, D, axit linoleic thì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.8 Béo phì
Trong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy rằng, mỗi lần tăng chỉ số khối cơ thể lên 1kg/m2 thì tuyến tiền liệt sẽ tăng 0,41cc thể tích. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ số khối cơ thể có liên quan tới kích thước của tuyến tiền liệt. Hơn nữa, những người bị béo phì, với BMI trên 35 kg/m2 cũng có nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt cao hơn những người không bị béo phì.
2.9 Do một số điều kiện y tế
Ngoài các nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt trên, một số điều kiện y tế cũng được cho là yếu tố rủi ro liên quan tới bệnh phì đại tuyến tiền liệt, đó là: bệnh tăng huyết áp, lipid huyết thanh, lipoprotein máu, .v.v.
III. Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
Khi tuyến tiền liệt phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang) và có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu. Điều này dẫn đến những khó khăn khi đi tiểu như:
- Tăng tần suất đi tiểu – phải đi tiểu nhiều hơn trong ngày
- Khó tiểu, tiểu do dự – khó khăn mỗi khi bắt đầu đi tiểu
- Tiểu gấp – phải đi tiểu đột ngột và không thể kìm hãm
- Tiểu đêm – phải thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu
- Lưu lượng nước tiểu kém – dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng
- Tiểu rê bóng – đặc biệt là khi kết thúc tiểu tiện
- Tiểu không hết – không thể làm trống hoàn toàn bàng quang
- Căng thẳng khi đi tiểu
Các triệu chứng đi tiểu liên quan đến bệnh phì đại tiền liệt tuyến phía trên còn được gọi với thuật ngữ y học là các triệu chứng đường tiết niệu dưới (lower urinary tract symptoms – LUTS).
Các triệu chứng này có thể dao động từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Kích thước của tuyến tiền liệt không liên quan trực tiếp tới mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bởi nhiều đàn ông có tuyến tiền liệt rất to nhưng chỉ có vài triệu chứng nhẹ, trong khi nhiều đàn ông có tuyến tiền liệt nhỏ nhưng triệu chứng lại đáng kể.
Hãy luôn lắng nghe khi cơ thể lên tiếng, nếu bạn có những triệu chứng khó chịu bất thường nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
IV. Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến
Hầu hết những người mắc phì đại tuyến tiền liệt đều có thể kiếm soát tốt và cải thiện các triệu chứng của họ trong cuộc sống hằng này. Tuy nhiên, nếu không điều trị và theo dõi, bệnh sẽ có xu hướng tồi tệ hơn theo thời gian.
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới một số biến chứng như:
- Bí tiểu
- Các vấn đề ở bàng quang (sỏi bàng quang, bàng quang giảm khả năng lưu trữ,…)
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nước tiểu chạy ngược vào thận
- Suy thận
- Rối loạn cương dương
- Tăng nguy cơ té ngã
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
- .v.v.
Bạn cũng cần biết rằng, phì đại tiền liệt tuyến không phải là bệnh tiền ung thư, vì thế nó không phát triển thành ung thư tiền liệt tuyến hay làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một người đàn ông có thể vừa bị phì đại, vừa bị ung thư tuyến tiền liệt.
4.1 Bí tiểu
Bí tiểu được chia ra là 2 loại là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính.
Bí tiểu cấp tính là một tình trạng y tế khẩn cấp, xảy ra khi niệu đạo bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần khác của hệ thống tiết niệu bị tắc nghẽn, khiến bệnh nhân hoàn toàn không thể đi tiểu, gây nhiều đau đớn. Nếu không cấp cứu kịp thời, nó có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Bí tiểu mạn tính tiến triển dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và kéo dài trong một khoảng thời gian. Bí tiểu mạn tính không phải là một tình trạng cần cấp cứu y tế khẩn cấp, nhưng nó có thể là dấu hiệu một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng.
4.2 Sỏi bàng quang
Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến thường gặp tình trạng tiểu không hết, điều này khiến nước tiểu ứ đọng, các tinh thể hình thành, lâu dần trở thành sỏi. Sỏi bàng quang khiến bệnh nhân khó chịu hoặc đau ở dương vật, đau ở vùng bụng dưới; tiểu ra máu; khó chịu khi đi tiểu;.v.v. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang mãn tính hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
4.3 Bàng quang giảm khả năng lưu trữ
Phì đại tuyến tiền liệt làm niệu đạo bị chèn ép, gây khó khăn cho quá trình tống xuất nước tiểu ra ngoài. Để việc đi tiểu được diễn ra thuận lợi, bàng quang buộc phải co bóp mạnh hơn. Dần dần, thành bàng quang trở nên dày hơn, khoang bàng quang thu hẹp lại, giảm khả năng lưu trữ nước tiểu. Điều này làm bệnh nhân thường xuyên phải đi tiểu, nếu tình trạng tồi tệ hơn, còn có thể gây bí tiểu đột ngột.
4.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng trong hệ thống tiết niệu. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra, vi khuẩn này thường được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa.
Có hai loại nhiễm trùng đường tiết niệu là: viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng bàng quang. Viêm niệu đạo là một bệnh nhiễm trùng niệu đạo. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan và gây nhiễm trùng thận.
4.5 Nước tiểu chạy ngược vào thận và suy thận
Khi nước tiểu bị ứ đọng, nó có thể chảy ngược vào cả hai thân, khiến thận bị tổn thương và viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra suy thận.
4.6 Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một tình trạng khá phổ biến ở những người đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên hệ giữa hai vấn đề này, bệnh phì đại càng nghiêm trọng, rối loạn cương dương càng phổ biến.
4.7 Tăng nguy cơ té ngã, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Phì đại tuyến tiền liệt hiếm khi đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên tác động của nó tới chất lượng cuộc sống có thể là đáng kể và không nên đánh giá thấp, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần và kinh tế xã hội.
Ở những người đàn ông có triệu chứng nặng nặng, nguy cơ hàng năm bị ít nhất một lần ngã tăng 33% so với những người đàn ông có triệu chứng nhẹ. Té ngã ở người cao tuổi có thể dẫn đến đau, gãy xương, tàn tật và đôi khi là tử vong. Mức độ nghiêm trọng phì đại tiền liệt tuyến cũng liên quan chặt chẽ với lo lắng, trầm cảm, mất ngủ và rối loạn chức năng tình dục.
V. Chuẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Để đánh giá và chẩn đoán bệnh phì đại tuyến tiền liệt, đầu tiên bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về lịch sử y tế của gia đình, sau đó tiến hành kiểm tra thể chất, kiểm tra trực tràng kỹ thuật số và phân tính các triệu chứng. Ngoài ra, một số xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm sẽ giúp xác định kích thước của tuyến tiền liệt. loại trừ các bệnh hoặc tình trạng khác cũng gây ra triệu chứng giống như phì đại tuyến tiền liệt.
5.1 Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm:
- Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Xét nghiệm máu đo mức độ PSA, một loại protein được sản xuất bởi các tế bào tuyến tiền liệt, trong máu; nó có thể tăng ở những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt nhưng cũng có thể tăng ở những người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, mặc dù mức độ thường chỉ tăng nhẹ. Khi đánh giá kết quả, bác sĩ phải xem xét cả nồng độ PSA trong máu và kích thước tuyến tiền liệt của người đàn ông.
- Xét nghiệm nước tiểu. Một nhóm các xét nghiệm được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc máu trong nước tiểu (tiểu máu)
- Nuôi cấy nước tiểu. Xét nghiệm được sử dụng để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng tiểu
- Điện giải đồ, xét nghiệm BUN và creatinine. Các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận
5.2 Xét nghiệm phi phòng thí nghiệm
Các xét nghiệm phi phòng thí nghiệm có thể bao gồm:
- Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE). Để xác định kích thước gần đúng của tuyến tiền liệt. Bác sĩ kiểm tra tuyến tiền liệt, chèn một ngón tay vào trực tràng.
- Siêu âm cắt ngang. Giúp đo kích thước tuyến tiền liệt và đánh giá khối lượng nước tiểu được giữ lại trong bàng quang
- Nội soi bàng quang. Để đánh giá niệu đạo và/hoặc bàng quang.
- Lưu lượng nước tiểu và/hoặc nghiên cứu áp lực. Để đánh giá xem nước tiểu đi qua niệu đạo nhanh như thế nào và áp lực được đặt lên bàng quang bằng cách giữ nước tiểu ra sao.
- Nghiên cứu nước tiểu tồn dư sau đái (PVR). Để đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu
- Sinh thiết tuyến tiền liệt. Thu thập một hoặc nhiều mẫu mô tuyến tiền liệt nhỏ để đánh giá cấu trúc tế bào của nó dưới kính hiển vi, nhằm xác định xem có các tế bào bất thường và bất kỳ dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt nào hay không. Lưu ý: Mức PSA có thể tăng lên gấp mười lần trong 8-10 tuần sau sinh thiết.
- Kiểm tra thần kinh. Giúp kiểm tra các nguyên nhân khác về đường tiết niệu hơn là tiền liệt tuyến. Những gì liên quan đến kiểm tra này sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
5.3 Một số xét nghiệm khác
Bác sĩ có thể sử dụng thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra chính xác bệnh. Bao gồm:
- Siêu âm Transrectal: Một thử nghiệm cung cấp các phép đo siêu âm tiền liệt tuyến và cũng cho thấy giải phẫu học đặc biệt của tuyến tiền liệt.
- Soi bàng quang: Còn được gọi là urethrocystoscopy, thủ tục này cho phép bác sĩ xem bên trong niệu đạo và bàng quang.
- Pyelogram tĩnh mạch hoặc CT urogram: Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sỏi đường tiết niệu, các khối u hoặc bị tắc ở trên bàng quang.
VI. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Việc lựa chọn điều trị cho phì đại tiền liệt tuyến chủ yếu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hiện nay, có các lựa chọn sau trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt:
- Theo dõi tích cực
- Thuốc
- Phẫu thuạt
6.1 Theo dõi tích cực
Theo dõi tích cực các triệu chứng là việc bệnh nhân thay đổi một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày và kiểm tra tuyến tiền liệt định kì mỗi năm một lần (có thể sớm hơn nếu các triệu chứng có sự thay đổi). Phương pháp này thường được lựa chọn kh các vấn đề gây ra bởi phì đại tiền liệt tuyến chỉ là vấn đề nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng sống.
Một vài gợi ý cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày để kiểm soát triệu chứng, đó là:
- Uống ít nước hơn vào buổi tối. Bạn không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối để hạn chế tình trạng đi tiểu đêm, đặc biệt là khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cần nhớ là vẫn phải đảm bảo uống đủ nước trong ngày.
- Uống nước lợi tiểu trong chừng mực. Những loại nước này làm tăng lượng nước tiểu trong bàng quang và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Chúng bao gồm: rượu, đồ uống chứa caffeine, các loại nước ngọt có gas.
- Ấp dụng kỹ thuật làm trống khi bạn đi tiểu. Sau khi đi tiểu xong, bạn hãy ra khỏi nhà vệ sinh như bình thường, sau khoảng 1-2 phút thì quay lại và cố gắng đi tiểu thêm một lần nữa. Chú ý cần tránh căng thẳng khi đi tiểu. Phương pháp này giúp tăng cơ hội làm trống bàng quang đúng cách, nó cũng giúp tống xuất phần nước tiểu còn sót lại ra khỏi niệu đạ.
- Rèn luyện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang. Thực hiện bằng cách không đi vệ sinh ngay lập tức khi bạn bắt đầu cảm thấy thôi thúc, mà nên đợi một vài phút. Sau đó tăng dần khoảng thời gian lên, khoảng 2 tiếng đi vệ sinh một lần.
☛ Đọc thêm: Phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? Ngăn biến chứng
6.2 Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc được FDA phê chuẩn để làm giảm các triệu chứng phổ biến của phì đại tiền liệt tuyến. Có thể kể tới là:
Thuốc chẹn alpha. Những loại thuốc này không làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, nhưng chúng rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng. Thuốc hoạt động bằng cách thư giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, từ đó giúp nước tiểu chảy dễ dàng hơn. Nhóm thuốc này hoạt động nhanh chóng, vì vậy các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 1-2 ngày. Thuốc có hiệu quả nhất đối với nam giới có tuyến tiền liệt bình thường đến vừa phải.
Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể tới là: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin), Hytrin (terazosin), Cardura (doxazosin) và Rapaflo (silodosin).
Thuốc ức chế 5-Alpha reductas. Những loại thuốc thuộc nhóm này này có thể thu nhỏ một phần tuyến tiền liệt bằng cách làm giảm mức độ hormone nam dihydrotestosterone (DHT). Thuốc này mất nhiều thời gian để hoạt động hơn thuốc chẹn alpha, nhưng có sự cải thiện lưu lượng nước tiểu sau ba tháng. Thuốc ức chế 5-Alpha có thể làm giảm nguy cơ ứ đọng cấp tính (bí tiểu cấp tính) và cũng làm giảm nguy cơ phải phẫu thuật tuyến tiền liệt. Bạn có thể cần dùng thuốc trong 6 đến 12 tháng để xem chúng có hiệu quả với mình hay không.
Các loại thuốc thuốc nhóm này: Proscar (finasteride) và Avodart ( dutasteride ).
Ngoài ra, còn có liệu pháp phối hợp thuốc, mang lại hiệu quả chống các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt cao hơn. Một số ví dụ về thuốc kết hợp bao gồm thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5-Alpha reductase; hoặc một thuốc chẹn alpha và thuốc kháng cholinergic.
☛ Bài chi tiết: Thuốc đặc trị phì đại tiền liệt tuyến
6.3 Phẫu thuật
Nếu việc sử dụng thuốc không có hiệu quả hoặc các triệu chứng khá nghiêm trọng thì bác sỹ sẽ khuyên nên phẫu thuật. Có một số loại phẫu thuật giúp tuyến tiền liệt giảm kích thước và mở niệu đạo bằng cách loại bỏ hoặc phá hủy mô tuyến tiền liệt.
Một số thủ thật sẵn có hiện nay là:
- TUMT (liệu pháp nhiệt vi sóng transurethral)
- TUNA (cắt bỏ kim xuyên sọ)
- Stent tuyến tiền liệt
- TURP (cắt bỏ tuyến tiền liệt)
- TUIP (rạch xuyên tuyến tiền liệt)
- Phẫu thuật Laser
- Phẫu thuật mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt)
- .v.v.
Lưu ý là bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ xảy ra như tinh dịch chảy ngược vào bàng quang, mất kiểm soát bàng quang, bất lực…
☛ Bài chi tiết: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến
6.4 Vương bảo cải thiện phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt người sử dụng có thể dùng TPBVSK Vương Bảo với thành phần là cao náng hoa trắng, cao hải trung kim, cao rau tàu bay và cao nam sài hồ.
Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần. Ngoài ra, sau phẫu thuật bệnh nhân cũng có thể sử dụng Vương Bảo để ngăn ngừa tái phát bệnh.
Sử dụng Vương Bảo người bệnh hoàn toàn có thể an tâm với chính sách hoàn tiền nếu không hiệu quả.
Mua Vương Bảo nhanh nhất, giao hàng tại nhà BẤM VÀO ĐÂY
Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lành tính, biểu hiện bởi các rắc rối với việc đi tiểu. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị đúng, bệnh có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Để được tư vấn thêm về căn bệnh này, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cưới 1800 1258 để được chuyên gia giải đáp thêm.
||Tham khảo bài viết khác:
- #5 Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cao
- Nam giới Bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không?
- Cách chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng Diện Chẩn tại nhà
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
02/05/2019 09:27
-
06/05/2019 15:12
Chào chú nguen thanh thuy! Kích thước tuyến tiền liệt bình thường 20g, chú khám tuyến 50g là khá to trường hợp này chú nên dùng Vương Bảo chú nhé. Vương bảo ...[Xem thêm]
09/03/2019 23:40
-
10/03/2019 09:31
Chào Anh Thanh ĐI tiểu đêm nhiều lần có nhiều nguyên nhân, Anh vui lòng chia sẻ thêm về các triệu chứng anh đang gặp phải, kèm theo SĐT bằng cách ...[Xem thêm]
30/01/2019 22:01
-
31/01/2019 11:13
Chào chú, Trường hợp của chú tuyến tiền liệt xơ hóa, phì đại chèn ép vào hệ thống đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng như tiểu khó, cảm giác ...[Xem thêm]
03/12/2018 21:13
-
04/12/2018 10:32
Chào anh LE TAT THANG, Tiểu không hết có thể gặp trong nhiều bệnh lý: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang…Trường hợp của anh ...[Xem thêm]